Tuesday, March 26, 2013

Tôi nghĩ rằng... đất nước tôi... đang rất thiếu 1 thứ: Xã hội dân sự!


 

 

Tôi nghĩ rằng... đất nước tôi... đang rất thiếu 1 thứ: Xã hội dân sự!

Nhà báo tự do - Đỗ Cao Cường
Đỗ Cao Cường
Tác giả gửi đến DienDanCTM
 
Chắc các anh chị em đều biết... một nhà nước tiên tiến dứt khoát phải hội tụ đầy đủ 3 yếu tố:  1 - pháp quyền,  2 - kinh tế thị trường, và cái thứ  3 - xã hội dân sự!
Một nhà nước được cho là “của dân, do dân và vì dân” thì phải biết chấp nhận sự giám sát của 1 xã hội mới, xã hội đó có tên gọi là... xã hội dân sự!
Nhưng ở VN, cụm từ này lại được nhắc đến như 1 thứ “ lạ đời”, họ nói ra “dè dặt.” Tại sao vậy???

Có thể,  không ít người đã tỏ ra sợ hãi... họ sợ rằng “
nếu thúc đẩy xã hội dân sự, xã hội đó sẽ chống lại chính quyền”. Vâng, “sợ như thế là không tin tưởng vào người dân” (Viện trưởng  Đặng Ngọc Dinh đã khẳng định) Nếu chính quyền làm tốt các công việc của mình, thì theo tôi... sẽ chẳng có nhiều người chống đối đâu!

N
gay từ xa xưa, tính “cố kết cộng đồng” thể hiện trong tình làng nghĩa xóm, trong làm ăn, chiến tranh, thiên tai, bệnh dịch... đã là những “chuẩn mực” cho 1 xã hội dân sự rồi!

Xã hội dân sự có quyền yêu cầu c
hính phủ phải giải trình những trường hợp quan chức bị nghi ngờ có tham nhũng. Chẳng hạn, trường hợp công dân Lê Anh Hùng gửi đơn tố cáo tới chủ tịch nước, tới lần thứ 70 thì chắc chắn... phải có 1 tòa án hiến pháp/hội đồng hiến pháp độc lập can thiệp. Những lá đơn “quan trọng” như thế phải được đem ra xử lý 1 cách công khai, những người liên quan cũng sẽ phải phản hồi 1 cách “thỏa đáng”, trước dư luận, trước đồng bào! Chứ không phải bị tống vào nhà thương điên 1 cách... nhanh chóng như thế được!

Trong xã hội đó, những vấn đề lớn của đất nước như bô xít Tây Nguyên, như Vinashin, như hàng loạt các chính chính sách... gặp phải hàng loạt ý kiến trái chiều, thì sẽ phải có những cuộc gặp mặt công khai, phản biện công khai - từ các phía, chứ chả phải là lời buộc tội từ 1 phía.
Thông qua đó, người dân cũng có được cái quyền bày tỏ công khai. Ủng hộ hay không thì đó là quyền quyết định của người dân, vì suy cho cùng, sinh mệnh dân tộc... là nằm trong tay họ.

Trong việc chống "quốc nạn", tham nhũng cũng vậy, hàng loạt những vấn đề bức xúc mà người dân né tránh, hay “không dám nói” đã làm mất đi cái quyền cơ bản, quyền tối thiểu của con người, những câu chuyện kinh tế – chính trị – xã hội còn dở dang, bỏ ngỏ... sẽ được giải quyết 1 cách hiệu quả, triệt để hơn - trong 1 xã hội dân sự do nhân dân làm chủ!

Vâng, xã hội dân sự đâu chỉ có vậy – nó rộng lắm! có thể là hội của những người có cùng 1 ý tưởng, chuyên bênh vực quyền lợi cho những người khuyết tật, người nghèo, người già neo đơn, người đồng tính, người bị nhiễm HIV, vân vân!

Ở nông thôn? thì càng phải có, việc xây dựng xã hội dân sự mà điển hình là các doanh nghiệp xã hội sẽ giúp cho người nông dân tự đưa các nông sản của mình ra thị trường, không phải qua khâu trung gian. Doanh nghiệp chỉ thực hiện khâu chế biến cao cấp. Có như thế, họ mới mất thế độc quyền.( Thử hình dung xem, doanh nghiệp mua  bắp cải với cái giá 3.000 đồng/kg từ người nông dân, đến khi vào siêu thị, giá có thể lên đến  30.000 đồng. Theo tôi nghĩ, các công đoạn trung gian này, người dân sẽ tự biết đường bảo nhau mà làm, làm được thì lợi ích của họ sẽ lớn lắm!)

Trong khi đó, diện tích đất nông nghiệp thì đang bị thu hẹp, nhiều nông dân bị mất việc làm... thì cái việc liên kết được với nhau như thế, sẽ thể hiện được quyền làm chủ của mình, bảo vệ nhau và giải quyết được 1 loạt các vấn đề nan giải - trường hợp nông dân Văn Giang là 1 ví dụ, trường hợp ông Đoàn Văn Vươn là 1 ví dụ, ông Vươn sẽ được các tổ chức xã hội dân sự can thiệp, giúp đỡ ngay từ đầu, chứ không đến nỗi bị “oan ức”, lâm vào tình cảnh khốn khổ, khốn nạn như bây giờ!
Thực tế cũng đã chứng minh, những nước có xã hội dân sự mạnh như Đan Mạch, như Thụy Điển, như Phần Lan cũng đã góp phần không nhỏ trong việc chống tham nhũng, lạm quyền, tăng trưởng kinh tế, phát triển nhân quyền...

Đủ cho ta thấy... vai trò của xã hội dân sự là cực kỳ to lớn! Người được bầu  làm “đại diện” cũng sẽ được cân nhắc kỹ! Chẳng hạn như việc ông cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc của chúng ta đang đại diện cho 1 tổ chức xã hội dân sự – trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp. Nếu người đại diện không có đạo đức, bản lĩnh, “gió chiều nào, theo chiều đó” thì sẽ bị loại bỏ! Đấy mới đích thực là 1 xã hội dân sự  “của nhân dân”.

Đ
ừng lo sợ các phong trào xã hội dân sự, nó càng được tổ chức hiệu quả, thì nó càng giúp ích cho đất nước. Tất cả cũng chỉ hướng tới 1 mục đích: quyền lợi của nhân dân, lợi ích của dân tộc! Vậy thôi!

Muốn vậy,  theo tôi, điều đầu tiên ta cần làm là phải lược bỏ các quy phạm “theo quy định của pháp luật” trong các điều dự thảo về quyền con người, quyền công dân như điều 26 của dự thảo hiến pháp.

Nhà cầm quyền cũng cần phải bình tĩnh hơn trong việc nhận định vấn đề, tiếp nhận các ý kiến sửa đổi! Xin đừng vội quy kết những đề xuất kiểu này, kiểu kia là đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, là đáng bị trừng phạt! Vâng, không có gì gọi là tuyệt đối cả, nếu đông người có cùng 1 quan điểm, 1 tiếng nói... thì nhà cầm quyền nên xem xét lại! Đấy mới là cách làm việc hiệu quả!

Lịch sử cũng đã chứng minh... sự bảo thủ - chỉ tổ kìm hãm sự phát triển của đất nước, kìm hãm sự sáng tạo của công dân, tạo nên sự phẫn nộ lớn trong xã hội! Chắc chắn, thể chế đó... không thể tồn tại lâu được!

Cho nên, theo ý kiến chủ quan của tôi... việc xây dựng 1 xã hội dân sự “độc lập, tự chủ” là 1 việc làm cần thiết trong đời sống xã hội hiện nay.

“Xã hội dân sự không phải chống lại nhà nước mà là để tham gia xây dựng nhà nước...”

Trân trọng vì đã lắng nghe!
Vài ý kiến “công dân” trong đợt sửa đổi hiến pháp.

Nhà báo tự do - Đỗ Cao Cường.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link