Sunday, March 24, 2013

Tập Cận Bình sang Nga tìm đối tác chống Mỹ


 
PHÂN TÍCH - 
Bài đăng : Thứ sáu 22 Tháng Ba 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 22 Tháng Ba 2013

Tập Cận Bình sang Nga tìm đối tác chống Mỹ

Lễ đón chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại sân bay Vnukovo Matxcơva, ngày 22/0/ 2013
Lễ đón chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại sân bay Vnukovo Matxcơva, ngày 22/0/ 2013
REUTERS/Maxim Shemetov

Tú Anh  RFI

Tân chủ tịch nước Trung Quốc đến Matxcơva vào sáng nay 22/03/2013, đánh dấu chuyến công du quốc tế đầu tiên. Ông Tập Cận Bình kỳ vọng vào nguồn năng lượng của nước Nga để củng cố guồng máy kinh tế và sự hỗ trợ ngoại giao của Vladimir Putin nhằm ngăn chận chính sách tái định vị của Hoa Kỳ tại châu Á Thái Bình Dương. Nhưng giới trẻ Trung Quốc bài tỏ tâm lý chống Nga.
Được Quốc hội Trung Quốc « đăng quang » hồi tuần trước, tân chủ tịch nước Tập Cận Bình chọn Matxcơva làm chặng dừng chân thứ nhất trong vòng công du đầu tiên. Sau nước Nga, chủ tịch Trung Quốc sẽ sang Tanzania, Congo và Nam Phi, nơi sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh 5 nước đang phát triển gọi tắt là BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Đối với tân lãnh đạo Trung Quốc, đến thăm nước Nga đầu tiên là một động thái biểu tượng. Năm ngoái, không đầy một tháng sau ngày nhậm chức, tổng thống Nga Vladimir Putin sang Bắc Kinh trong chuyến công du đầu tiên.
Trả lời phỏng vấn truyền thông Nga, ông Tập Cận Bình tuyên bố: « Sự kiện tôi chọn nước Nga thân hữu trong chuyến công du cấp Nhà nước đầu tiên chứng tỏ tính chất đặc biệt của mối quan hệ chiến lược ». Trong khi đó , tổng thống Nga cũng tuyên bố, quan hệ đôi bên đang phất lên và đạt đến giai đoạn « tốt đẹp nhất ».
Nước Nga của Putin và Trung Quốc vẫn thường xuyên tay trong tay tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, chống lại các nghị quyết trừng phạt Iran và Syria. Trên hồ sơ Miến Điện trước thời kỳ đổi mới và Bắc Triều Tiên, Mayxcơva và Bắc Kinh luôn có « đồng quan điểm ».
Trong hai thập niên qua, trao đổi thương mại, kinh tế chiếm vị thế hàng đầu trong quan hệ Nga-Trung và đã lên đến 88 tỷ đôla, theo như tuyên bố của ông Tập Cận Bình. Matxcơva bán cho Bắc Kinh công nghệ quân sự, dầu khí và nhập khẩu hàng tiêu dùng giá rẻ của Trung Quốc.
Theo thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Quốc Bình, trong ba ngày công du, phía Trung Quốc sẽ ký với Nga một thỏa thuận xây ống dẫn khí đốt xuyên Siberia. Trong nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, trong năm 2012, Trung Quốc nhập của Nga 42,5 tỷ mét khối khí đốt, tăng hơn 30% so với năm 2011. Đề án xây ống dẫn khí, một khi hoàn thành, sẽ cho phép Trung Quốc nhập khẩu 68 tỷ mét khối mỗi năm để duy trì guồng máy sản xuất. Theo Lý Lập Phàm, phó giám đốc trung tâm Nga học và Trung Á tại Thượng Hải thì hợp tác năng lượng sẽ mở đường cho hai bên « nới rộng sang các lãnh vực khác ». Trong một cuộc thảo luận về chính sách ngoại giao, ông Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Nga cần phải « phối hợp chặt chẻ trên các hồ sơ quốc tế và khu vực để duy trì hòa bình và ổn định ».
Sự kiện hai nhân vật ngoại giao giàu kinh nghiệm được bổ nhiệm vào các chức vụ then chốt vừa qua đã làm cho giới phân tích suy đoán là Trung Quốc sẽ có một chính sách đối ngoại năng động : Cựu ngoại trưởng Dương Khiết Trì lên làm Ủy viên quốc vụ viện đặc trách đối ngoại, trong khi chiếc ghế bộ trưởng Ngoại giao được trao cho Vương Nghị, cựu đại sứ tại Nhật Bản và đặc trách quan hệ với Đài Loan. Ông Dương Khiết Trì là người chủ trương là cần phải buộc Hoa Kỳ không dấn thân vào châu Á, mà đặc biệt là trong hồ sơ tranh giành chủ quyền biển đảo ở Hoa Đông và biển Đông. Trên thế cờ đối đầu với Mỹ, ban lãnh đạo Trung Quốc trông cậy vào Nga.
Nhưng, theo phân tích của Asia News, có một vấn đề mà nhà chiến lược Dương Khiết Trì không ngờ đến, đó là tinh thần dân tộc chủ nghĩa trong giới thanh niên Trung Quốc. Vào lúc Tập Cận Bình ca ngợi tình hữu nghị Trung –Nga thì mạng điện tử của sứ quán Nga tại Bắc Kinh bị tràn ngập 2000 thông điệp chống Nga và đòi lại lãnh thổ . Rất nhiều người Trung Quốc cho rằng chế độ Nga Hoàng hồi thế kỷ thứ 19 đã chiếm của Trung Quốc 1,5 triệu km kéo, dài từ đông bắc đến tây bắc Trung Hoa, qua một hiệp định bất bình đẳng.


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-31/10/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link