Đưa tin giặc Tàu leo thang tội ác cũng phải được
lệnh?
Võ Văn Tạo
Trưa
20-3, tàu tuần tra Trung Quốc số 786 rượt đuổi, bắn cháy tàu cá QNg 96382 TS
của ngư dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang đánh bắt tại ngư trường truyền thống
là vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Vượt hàng trăm hải lý, ngày 22-3, tàu cá
trên, do ngư dân Bùi Văn Phải làm thuyền trưởng, với bằng chứng cabin tàu cháy
tan hoang, mới về đến cầu cảng Lý Sơn.
9h17
phút sáng 24-3, Báo Tiền Phong online đưa tin vụ việc hết sức nghiêm trọng
trên. Vài giờ sau, bỗng bản tin onlines biến mất, không một lời giải thích (!).
Công luận đành suy đoán hai khả năng:
1.
Tiền Phong nhanh nhảu đoảng, đưa tin không chính xác. Bóc tin không giải thích,
thiếu tôn trọng bạn đọc.
2.
Đưa tin đúng, nhưng bị lệnh bóc.
Phần
lớn nghiêng về khả năng thứ nhất, vì chẳng lẽ đưa tin tố cáo giặc Tàu leo thang
tội ác cũng phải được trên cho lệnh?
Rốt
cuộc, tối 25-3, ít phút sau khi VTV1 đưa tin Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt
Nam lên tiếng về sự việc trên (nội dung như Tiền Phong đã loan tin), hàng loạt
tờ báo nhất loạt đưa lại trên onlines và sáng 26-3, lục tục trên các báo in.
Ngay tối 25-3, Tiền Phong online post trở lại bản tin đã đưa. Rõ rồi nhé, không có chuyện
Tiền Phong bộp chộp đưa tin không chính xác. Thật buồn, cái điều “chẳng lẽ” lại
là sự thật!
Sự
việc trên càng làm công luận cho rằng báo chí phương Tây nói hơn 700 trăm tờ báo ViệtNam chỉ có một Tổng Biên tập,
không phải là cường điệu.
Cổ
vũ lòng yêu nước, nâng cao cảnh giác chống ngoại xâm, tố cáo tội ác leo thang
mới của giặc Trung Quốc bành trướng; thông tin nhanh, nhạy, chính xác… là nhiệm
và yêu cầu đối với báo chí mà không cơ quan nào, cá nhân nào có thể phủ nhận,
bác bỏ. Rõ ràng, cung cách chỉ đạo, điều hành báo chí như trên chẳng giúp gì
cho tình hình Biển Đông bớt căng thẳng, chẳng giúp nhân dân thêm cảnh giác. Nó
chỉ làm báo chí nhà nước mất nốt chút uy tín nhỏ nhoi còn sót lại trong lòng
công chúng và bạn đọc, Nhà nước thêm mất uy tín với Nhân dân; và giặc Tàu được
thể càng hung dữ.
Xin
nhớ cho, đây không phải lần đầu tiên báo chí nhà nước lâm tình huống dở khóc dở
cười tương tự. Vụ đưa tin nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua đời, vụ giặc Tàu lại
cắt cáp tàu ta thăm dò dầu khí, vụ bắt Bầu Kiên… chẳng lẽ không cho Ban Tuyên
giáo Trung ương bài học nào sao? Có cần thiết phải “phanh gấp” đối với những
thông tin báo chí dạng như thế? Được gì và mất gì? Thậm chí tai hại đến mức
nào, khi hành xử “vụng về” và “ngớ ngẩn” đến vậy?
Thử
hình dung, giả sử một ngày nào đó, biết tin quân Trung Quốc bất ngờ xâm nhập
một vùng nào đó trên đất nước ta, báo chí có tránh khỏi “lập cập” không?
V. V. T.
Tác
giả gửi
trực tiếp cho BVN.
Biển Đông
: Mỹ nhắc lại quan điểm chống dùng võ lực, sau vụ Trung Quốc bị tố cáo bắn tàu
cá Việt Nam
Phó
phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell
DR
Trọng Nghĩa RFI
Vào lúc tranh cãi nổi lên gay gắt giữa Việt Nam và Trung
Quốc, sau khi Bắc Kinh bị tố cáo là đã bắn vào tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam
tại vùng quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước, Bộ Ngoại giao Mỹ vào
hôm qua 26/03/2013, đã lên tiếng bày tỏ thái độ quan ngại trước các diễn biến
này. Washington đồng thời tuyên bố chống lại mọi hành động dùng võ lực để bức
ép.
Trong
cuộc họp báo thường kỳ tại thủ đô Hoa Kỳ, Phó phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ
Patrick Ventrell cho biết là Hoa Kỳ “quan ngại” trước các thông tin về
sự cố xẩy ra đối với tàu đánh cá của Việt Nam và đang tìm kiếm thêm thông tin
từ cả hai phía Bắc Kinh và Hà Nội.
Quan
chức ngoại giao Mỹ đã nhắc lại rằng trong tư cách một quốc gia Thái Bình Dương,
“Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định, (bảo
đảm) việc tôn trọng luật pháp quốc tế, quyền tự do hàng hải và thương mại hợp
pháp mà không bị cản trở ở Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông)”.
Do
vậy, theo ông Ventrell, Hoa Kỳ “phản đối các hành động đe dọa hoặc sử dụng
vũ lực hay biện pháp thúc ép từ bất kỳ bên tranh chấp nào để thúc đẩy các yêu
sách của mình ở Biển Đông.”
Xin
nhắc lại là, theo các nguồn tin từ phía Việt Nam, ngày 20/03 vừa qua, một chiếc
tàu đánh cá của Việt Nam đang hoạt động tại vùng quần đảo Hoàng Sa thì bị tàu
Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy ca bin. Hành động này đã bị Bộ Ngoại
giao Việt Nam tố cáo là một “hành động sai trái và vô nhân đạo” vì đã “đe
dọa tính mạng ngư dân Việt Nam”.
Ngày
25/3, trả lời câu hỏi của báo chí, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương
Thanh Nghị còn xác định rằng đây là một vụ việc “hết sức nghiêm trọng”,
vừa “vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa”, vừa “vi phạm
nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế”, cũng như một số thỏa
thuận song phương và khu vực mà Bắc Kinh đã ký kết.
Phía
Trung Quốc dĩ nhiên đã bác bỏ quan điểm của Việt Nam. Trong cuộc họp báo vào
hôm qua 26/03/2013, Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã công
nhận sự cố liên quan đến chiếc tàu đánh cá Việt Nam hôm 20/03/2013, nhưng không
chịu xác nhận thông tin theo đó tàu Trung Quốc đã bắn vào tàu Việt Nam.
Về
sự cố đã xẩy ra, ông Hồng Lỗi cho rằng : « Việc có biện pháp chống lại tàu
cá Việt Nam xâm nhập trái phép lãnh hải Trung Quốc là điều cần thiết và chính
đáng », vì theo nhân vật này “quần đảo Tây Sa (tên Trung Quốc đặt cho
vùng Hoàng Sa mà họ chiếm từ tay Việt Nam từ năm 1974) là bộ phận không thể
tách rời khỏi lãnh thố Trung Quốc".
Nhưng
khi bị ký giả của hãng tin Pháp AFP tại Bắc Kinh hỏi dồn về chi tiết chiếc tàu
cá Việt Nam bị bắn cháy ca bin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối
xác nhận việc tàu Trung Quốc đã nổ súng vào tàu cá Việt Nam, mà nói trớ đi là «
chiếc tàu cá Việt Nam không hề bị thiệt hại vào lúc đó ».
Vào
hôm nay, theo Tân Hoa Xã, một sĩ quan Hải quân Trung Quốc cũng phủ nhận việc nổ
súng, nhưng cho rằng tàu Trung Quốc đã bắn hai quả pháo sáng về phía tàu cá
Việt Nam để cảnh cáo, và hai trái hỏa châu này đã tắt ở trên không.
Trong
đoạn Video ghi lại phiên tranh luận tại Hội thảo Biển Đông do Đại học Quốc gia Singapore
cùng Asia Society tổ chức tại New York March 14 2013, Thiếu tướng Chu Thành Hổ
(Major General Zhu Chenghu)- Hiệu trưởng Đại học Quốc phòng Trung Quốc
đã ném bản công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào mặt phía đại diện Việt
Nam tham dự hội nghị như là một "bằng chứng" chứng minh Hà Nội đã
thừa nhận chủ quyền của TQ đối với quần đảo Hoàng Sa. Đại diện cho VN tại hội
thảo này đã không có phản ứng đối đáp lại phía TQ
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment