Sunday, March 24, 2013

Nạn hôi của và nạn lạm quyền


 

 

 

 22/03/13 |

Nạn hôi của và nạn lạm quyền


Ảnh Internet

Một vụ công an đánh dân. Ảnh Internet

Sự kinh khủng của nạn hôi của:

Thanh niên quê tôi rất hiền lành. Tuy nhiên thỉnh thoảng cũng gây ra những vụ đánh nhau tập thể dẫn đến chết người. Nạn nhân bị đám đông đánh hội đồng dẫn đến chết, rất dã man.

Nguyên nhân là do không ai nghĩ mình là hung thủ nên cùng hành động dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Trong vụ việc như vậy cơ quan điều tra cũng khó qui được trách nhiệm gây chết người cho ai để tòa có thể xử tử hình.

Chúng ta thấy nhiều đám đông hôi của rất vô lương tâm khi có tai nạn xe cộ. Bình thường thì những con người này cũng rất hiền lành, tử tế. Chúng ta thường cho rằng chỉ những dân tộc có tính xấu xí, còn nghèo mới có nạn hôi của. Thật ra ở các nước giàu có, văn minh như Anh, Mỹ khi xã hội loạn mất kiểm soát thì nạn hôi của cũng bùng phát mạnh mẽ. Năm 2005 bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ cũng làm cho nạn hôi của bùng phát. Người dân còn dùng cả súng bắn nhau để hôi của.

Nạn hỗn chiến và hôi của có đặc điểm là sự tham gia của đám đông, và ai cũng nghĩ rằng mình không bị nhận diện để qui tội trước pháp luật. Điều đó giải thích vì sao hỗn chiến và hôi của gây kinh hoàng cho cuộc sống thanh bình.

Nạn hôi của và hỗn chiến sẽ không xảy ra nếu những người tham gia biết rằng hành vi của mình được xác nhận chính xác để có thể qui tội.

Kết cấu quyền lực và trách nhiệm của CNCS.

Lý thuyết CS đưa đến sự cai trị đất nước với một đảng độc tôn, tất cả mọi hệ thống quyền lực, hệ thống kinh tế, hệ thống truyền thông đều do nhân sự của đảng nắm.

Người cộng sản có một sáng tạo khá thú vị: “ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Điều ngày nghe qua rất hay, tưởng có thể hạn chế được quyền lực độc đoán của một cá nhân, mang lại dân chủ trong hệ thống chính trị nhưng thực tế lại trái hẳn.

Trong một thể chế toàn trị và tiến trình ra quyết định tập thể dẫn đến tệ là không qui được trách nhiệm cho cá nhân nào. Ai cũng có quyền nhưng không ai chịu trách nhiệm. Do vậy họ hành động mà không sợ. Người ra quyết định đã vậy, còn người thực hiện? Họ cũng không thấy có trách nhiệm vì họ nghĩ trách nhiệm thuộc về cấp trên. Họ tuân thủ vô điều kiện hoặc ỷ thế được cả hệ thống bao che để làm càn. Điều này không khác gì nạn hỗn chiến và hôi của trên. Điều này là rất nguy hiểm, lịch sử để lại nhiều sai lầm thảm khốc nhưng không thấy ai chịu trách nhiệm cá nhân. Tất cả lãnh tụ đều là thiên tài, trí tuệ sáng suốt.

Hiện nay rất nhiều quan chức trong hệ thống: điều tra, bắt giam, xét xử, thi hành án, truyền thông,…chấp hành lệnh cấp trên hơn là chấp pháp dù họ biết như vậy là sai luật và lạm quyền. Trong hệ thống toàn trị một mặt họ không nghĩ trách nhiệm thuộc về mình, một mặt họ bị ràng buộc vấn đề cơm áo, gạo tiền.

Giải pháp cho vấn đề:

Nước ta đang đứng ngã ba đường với phong trào đấu tranh cho dân chủ, cho tự do ngôn luận đang dâng cao. Tất yếu là những người cầm quyền sẽ đàn áp. Một chiến lược để có thể hạn chế đàn áp là đòi luật pháp được thực thi nghiêm túc, tuy nhiên điều này không khả thi lắm trong tình trạng luật pháp nằm trong tay kẻ mạnh.

Một chiến lược tốt hơn là tập trung vào giải pháp hạn chế vấn nạn “hôi của”, tức là phải minh bạch rõ trách nhiệm của tiến trình ra quyết định, thực thị quyết định. Phải làm rõ cho người dân thấy: ai là người ra lệnh bắt giam, ai là người thực thi lệnh bắt, xét xử, kêu án và lệnh đó dựa trên điều luật nào. Khi tiếp xúc với nhân viên công lực, chúng ta cần làm rõ: họ là ai, ở cơ quan nào, cấp bậc, số điện thoại, quyết định này ai ký, theo điều luật nào,…có hình ảnh càng tốt, phải yêu cầu có đầy đủ các thông tin trên rồi mới làm việc. Công dân phải có ý thức đòi hỏi và lưu giữ tất cả để có chứng cớ.

Chúng ta không chấp nhận lối ngụy biện của nhân viên công lực “chúng tôi bị buộc phải làm, chúng tôi làm vì miếng cơm manh áo, chúng tôi chỉ là kẻ thừa hành”. Họ hoàn toàn có quyền từ chối thực thi nếu người ra lệnh là sai luật. Chúng ta phải yêu cầu nhân viên công lực có trách nhiệm trước pháp luật công việc mình làm.

Hiện nay tất cả những công cụ bạo lực của nhà cầm quyền đang ở trong tình thế khó xử là nghiêm chỉnh chấp pháp để bảo vệ dân hay đứng về phía nhà cầm quyền để đàn áp dân. Họ sẽ ngả về phía nào mang lại quyền lợi cho họ hơn và thiệt hại cho họ là ít nhất. Con người có lý trí, không ai ngu dại đi chống đỡ một căn nhà rệu rã, mục nát chực chờ đổ sụp lên đầu mình.

Sau khi xảy ra cú đạp mặt lịch sử làm cho tên đại úy Minh thân bại danh liệt thay vì được thăng quan tiến chức. Vụ Tiên Lãng làm cho người chấp hành cưỡng chế bị phê phán, bị xét xử thay vì được nhận giấy khen cho thành tích “trận đánh đẹp”. Rõ ràng nếu họ không tuân lệnh cấp trên thì có thể bị sa thải, mất việc, còn nếu tuân lệnh thì có thể họ bị công chúng nhận diện lên án, gia đình sống không yên hoặc bị ngọn gió luật pháp đổi chiều thổi vào họ. Trước hai lựa chọn thì con người có xu hướng chọn cái lợi hơn. Trong cuộc vận động dân chủ, để tránh bị đàn áp, chúng ta cần có chiến thuật để làm cho lực lượng trấn áp ngả về phía chính nghĩa. Có như vậy con đường dân chủ đỡ chông gai hơn, ít xương máu hơn.

May mắn là ngày nay công nghệ đã trao cho ta những vũ khí hữu hiệu: internet, máy ảnh, điện thoại Smartphone để thực hiện chiến lược trên. Chúng ta cần triệt để sử dụng nó để tiến lên.

Ánh sáng xua tan màn đêm, sự minh bạch làm tan bạo quyền!

© Nguyễn Văn Thạnh

© Đàn Chim Việt

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link