Friday, February 13, 2015

DÊ Trong thành ngữ và điển tích



--
Kính chuyển
MG/HĐ
Trong thành ngữ và điển tích
Hồ Đinh

            Tờ Le Nouveau Détective xuất bản tháng 4-2002, kể lại một sự kiện kỳ lạ trong công viên quốc gia Samburo của Kenya, về một con sư tử cái trong lúc săn mồi bắt được một Linh Dương con, nhưng không ăn thịt mà lại nuôi nấng nó như tình mẫu tử. Cảnh hai con vật khác giống, một hiền một dữ , ngày ngày sóng đôi trong thảo nguyên , đêm tới linh dương con thản nhiên nằm ngủ trong lòng mẹ nuôi và sư tử cái thường âu yếm liếm lông con vật nhỏ như thể đang chăm sóc con ruột của mình.Sau 17 ngày, thừa lúc sư tử cái ra suối uống nước, sư tử đực xé xác linh dương con ăn thịt. Phát hiện sự bi thảm trên, sư tử cái đã cấu xé và đuổi đánh sư tử đực, sau đó ngày ngày bỏ ăn lang thang một mình trên thảo nguyên rên rỉ gào khóc. Câu chuyện có thật và quá cãm động, khiến cho các chuyên gia trong ngành động vật vô cùng bối rối khi giải thích tình cảm kỳ lạ trên.

          Trong lúc đó thì giữa Dê và Người đã quen biết hằng vạn năm, khởi đầu từ Trung Ðông, Ấn Ðộ,Ai Cập sau mới tới các Châu Âu,Mỹ,Phi và miền Ðông Á.Sự gắn bó của hai loài được ghi lại trên nhiều cổ vật như các dụng cụ săn bắn, nông cụ, rìu đồng, cán dao.. và ngay trên các vách đá hang động. Khắp nơi từ đông sang tây, Dê được chọn làm một đối tác trong 12 linh vật để làm lịch, tính thời gian. Ở Hy Lạp,Trung quốc thuở xưa xa, các vị đế vương chọn Dê làm vật tế thần. Thịt Dê ngon,hiền và có giá trị cao trong phương thuốc trường sinh bất lão của nhân loại. Tóm lại từ đầu tới cuối, từ lông cho tới da thịt, ngũ tạng lục phủ kể luôn cái của quý, Dê đều dâng hết cho người một cách ngoan ngoản và chân thật. Dê không hề có chút lỗi lầm ngoài cái nhân dạng trời cho “ nhúm râu sư cụ ở dưới cằm và khả năng tình dục số 1 của giống đực “ mà bị đời gán ghép cho đủ thói hư, thậm chí tới cái tên DÊ cúng cơm cũng bị tước đoạt một cách bá đạo, để chỉ các gã râu sồm hảo ngọt, thấy đàn bà con gái thì ngó chết với đôi mắt tròn xoe như hai hòn bi, trong lúc tay chân cuốn cuồn như loài bạch tuộc. Kẻ xấu cũng như bạch tuộc chẳng hề hấn gì , trái lại DÊ khi không lại bị các cô mấy bà ghét căm thậm tệ. Nhưng dù thế nào chăng nữa, tóm lại DÊ vẫn là một nhân vật quan trọng trong thế giới loài người , từ vật chất cho tới lãnh vực văn chương chữ nghĩa

“..Hễ có việc lấy dê làm trước,
Dê dâng rồi người mới lạy sau
việc dê thì dê biết
cân mà coi ai trọng ai khinh ?”
(Lục Súc tranh công)

1-DÊ TRONG VĂN CHƯƠNG VÀ GIAI THOẠI :

          Người nước Lỗ thời Ðông Chu Liệt quốc phải mổ thịt dê đực để làm lễ Cốc Sóc vào ngày Nguyên đán, về sau lễ đó bị bải bỏ nhưng dân chúng vẫn theo lệ củ mà nộp dê cho triều đình. Câu chuyện bàn cải giữa Khổng Tử và môn đệ Tử Cống quanh vụ Dê trong luận ngữ hay những chuyện dùng dê làm tế lễ Thần Hecmet trong thần thoại cổ Hy Lạp.. đã nói lên sự linh thiêng và quan trọng của con vật này, cho nên không lạ lắm khi thấy hình bóng của dê xuất hiện rất nhiều trong thành ngữ, điển tích và ngay cả ngôn ngữ của Anh, Mỹ ngày nay .

*DÊ TRONG CỔ TÍCH VÀ GIAI THOẠI :

          Trong dòng lịch sử VN, ta thấy có nhiều danh nhân tuổi MÙI như Ðại tướng Lý thường Kiệt đời nhà hậu Lý (1019-1105), đã chiến thắng quân Tống năm 1077, tác giả bài cổ văn lừng danh “ Nam quốc sơn hà”. Tăng thống Khánh Hỷ (1067-1142) tác giả bộ ‘ Ngộ đạo ca’.Trần bình Trọng (1259-1295)danh tướng nhà Trần, thá làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua đất bắc. Nguyễn phi Khanh (1355-1428), cha Nguyễn Trải, bị giặc Minh bắt, tại ải Nam Quan đã khuyên con ‘nợ nước thù nhà trên hết’. Nguyễn hữu Dật (1603-1681) đại tướng phò tá các chúa Nguyẽn ở đàng trong, cha thống suất Nguyễn hử Cảnh, người có công bình địng Bình Thuận và nam phần trong cuộc nam tiến 300 năm về trước. Ngoài ra còn có Nguyễn văn Siêu, Nguyễn Khuyến, Trần tuấn Khải, Lê văn Duyệt và Ðức Huỳnh phú Sổ (1919-1947), giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo, bị cọng sản sát hại năm 1947.

          Trong kho tàng chuyện cổ tích thế giới có rất nhiều chuyện về dê , ngoài ra cũng lắm giai thoại về dê có liên quan tới sấm Trạng Trình “..mã đề dương cước anh hùng tận, thân dậu niên lai kiến thái bình..”, hay bài thơ “ Dê cỏn buôn sừng’ tương truyền do Hồ xuân Hương làm :
“..khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
lại đây cho chị dạy làm thơ
ong non ngứa nọc châm hoa rữa
dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa”
hay câu đối của Vũ hửu Lợi chửi tên việt gian thời Pháp Vũ văn Báo : “ lý chi đình, thi lễ chi đình-báo chi quách khuyển dương chi quách” mượn chữ từ luận ngữ, để xõ xiên rằng da con báo như da chó dê.

*DÊ TRONG LỤC SÚC TRANH CÔNG :

          Ðây là một tác phẩm cổ tuy khuyết danh nhưng rất có giá trị viết theo dạng tuồng, đề tài thực chất là việc tranh hơn thua giữa 6 con vật nuôi trong nhà như trâu, chó, ngựa,dê, gà và heo. Nói chung qua ngòi bút tài hoa, tác giả đã thành công trong việc mượn lời cải cọ của 6 con vật trên để cười cợt thế nhân qua cái tâm lý phổ quát là ích kỷ, cậy công,coi thường kẻ khác, ngoài ra còn có một dụng ý đặc biệt về chánh trị, qua lối văn chương ngụ ngôn , mượn vật để nhắc tới lục bộ trong triều đình mà ông chủ không ai khác hơn là nhà vua. Trong tác phẩm, dê tượng trưng cho Bộ Lễ, ai cũng thấy rõ khi đọc : “ dê vốn thật thuộc về việc lễ, để hòng khi về hạng tư văn, để dành khi tế thánh tế thần,ại có thuở kỳ yên kỳ phước ốcâu 284-287 “.Xem như vậy dê không phải bình thường như ta tưởng, giống như công việc của bộ lễ trong triều đình, cho nên “ việc dê thì dê biết “ , kết bè kết phái công kích người khác thì có lợi gì ?

*DÊ TRONG NGÔN NGỮ ANH-MỸ “

          Ngày nay danh từ DÊ để chỉ các đấng hảo ngọt mất nết của VN cũng đã vượt biên hồi nào không biết xâm nhập vào nhiều thành ngữ Anh,Mỹ, chẳng hạn WEAR GOATCES chỉ người có cằm đầy râu, giống râu dê hay là “gã dê”, TO GET’ONE’S GOAT hay là REALLY GOT MY GOAT có nghĩa làm cho ai đó phải giận dữ bất bình vì bị xúc phạm. Thành ngữ này xuất phát từ chuyện mượn con dê giúp con ngựa thắng cuộc đua và khi con dê bị d1nh cắp, thì con ngựa sẽ bất bình và thua cuộc. Ngoài ra còn có GETTING ANOTHER MAN’S GOAT cũng để chỉ một hành động không được thân thiện..

2-TRONG THÀNH NGỮ,ÐIỂN TÍCH :

-Dương trường : nghĩa đen là ruột dê, ý nói đường đi cũng là đường đời quanh co khó khăn như ruột dê ‘ lần theo nẽo tắt dương trường’.

-Dương chất hổ bì : ngoài da là cọp là hùm nhưng thực chất chỉ là con dê, ám chỉ bọn thượng đội hạ đạp , bên ngoài thì làm hùm oai hổ, bắt nạt dân chúng thuộc cấp nhưng bên trong thì hèn nhát khiếp nhược như con dê.

-Dương thạch : Dê hóa đá rút ra từ điển tích Vương Mãng soán ngôi nhà Tây Hán, con cháu là Lưu Tú, Lưu Diễn nổi lên chống lại bị quân bao vây tại thành Côn Dương. Ðể thưởng công và khích lệ quân sĩ,, Mãng cho mang rượu và mấy ngàn con dê tới chiến trường, không ngờ tất cả dê đều hóa đá. Nhờ đó quân sĩ bên Mãng bỏ theo Lưu Tú, cuối cùng khôi phục lại được cơ nghiệp gọi là nhà Ðông Hán.

-Dương Xa : Xe do dê kéo rút ra từ điển tích vua Tấn võ đế có nhiều phi và cung tần mỷ nữ, ban đêm nhà vua ngồi trên chiếc xe khảm vàng ngọc, do một đàn dê kéo đi khắp các cung, theo ý đàn dê ngừng ở nơi nào thì vua nghĩ chốn đo. Các cung nữ lấy lá dâu cắm ngoài cửa, đồng thời dùng muối rắc lối đi để đàn dê đánh mùi muối , nhìn thấy lá dâu kéo vào cung ăn. Trong cung oán ngâm khúc có câu :’ Dấu dương xa,lối cũ quanh co’ là vậy.
Ngũ dương bì : Chuyện năm tắm da dê, từ tích Bá lý Hề người nước Ngu thời Ðông Chu liệt quốc, ba mươi tuổi mới cưới vợ sanh được một trai. Có tài nhưng nhà nghèo không có tiền lo lót tiến cử nên không làm gì được nơi bản quốc, vợ là Ðổ Thị biết ý chồng khuyên nên đi xa lập thân. Nhà nghèo, ngày tiển chồng Ðổ thị làm thịt con gà duy nhất và dùng cánh cửa để đun bếp. Bôn ba khắp nơi hơn 10 năm, Hề vẫn tay trắng vì nghèo phải đi chăn trâu độ nhật. Về Ngu tìm lại vợ con thì không còn, nhưng nhờ bạn tốt là Kiển Thúc giới thiệu, Hề được làm quan Trung đại phu. Tần đánh Ngu và bắt vua tôi trong đó có Bá Lý Hề làm tù binh. Tại Tần, Hề bị kẻ gian hãm hại nên phải bỏ trốn sang Sở và bị vua nước này bắt đi chăn ngựa ở Nam Hải. Về sau vua Tần mục Công mới biết Bá lý Hề là người hiền, kiếm cách cứu về nước và phong chức Thượng Khanh đại tướng, hay là ngũ cổ thượng khanh vì vua Tần dùng năm tắm da dê chuộc ông về, cho nắm giữ quyền bính trong nước. Vợ con ông là Ðổ thị và Mạnh Minh cũng trôi giạt đến Tần nhưng sống nghèo khổ bằng nghề giặt đồ mướn. Biết tin chồng làm quan tột đỉnh, ngày nọ Ðổ Thị tìm cách gặp , sau khi đàn hát bản “Bá Lý Hề, năm bộ da dê”, vợ chồng con cái lại gặp nhau, hưởng cảnh phú quý.

-Thuận Thủ Khiên Dương : là kế thứ 31 trong tam thập lục kế của người Trung Hoa xưa, có nghĩa là thuận tay dắt con dê về. Thành ngữ ám chỉ sự việc trên đời thiên biến vạn hoá, phải biết nắm lấy thời cơ để tiên hạ thủ vi cưòng. Câu chuyện dựa vào tích Thội Trữ thí Tề Trang công thới xuân thu, vì ông vua này muốn chiếm vợ của Trữ là Ðường Khương. Ðể trừ tên hôn quân, Trữ giã bệnh và dùng vợ dẫn nhà vua hám sắc vàu nhà mình và phục binh giết chết. Tóm lại Trang công vì quá tự tin nên đặt mình vào hoàn cảnh con dê vơ vắt bên đường để Thôi Trữ dễ dàng đắt dê đi làm thịt.

-Dê kỳ lộ : Chuyện người láng giềng của Dương Chu mất dê, có nghĩa là dê đứng ở ngã đường có nhiều ngã rẽ. Câu chuyện mang tính chất triết lý cao siêu, nói về chuyện học đạo nếu chú trọng tiểu tiết thì chẳng khác gì người mất dê, đứng trước ngã ba đường không biết phải đi ngã nào và cũng như người đi tìm dê trước nhiều ngã rẽ không biết con dê đi về hướng nào. Câu chuyện có liên quan tới Dương Chu là một triết gia trước Lão tử, chủ trương thuyết vị ngã, chỉ biết mình mà thôi, nên nếu chỉ nhổ một sợi lông chân m2 có lợi cho thiên hạ, cũng không làm.. Sau buổi tìm dê cho người láng giềng, Dương Chu bỏ thuyết vị ngã không theo nửa. Trong hoài cổ ngâm có câu :” Tái Ông được ngựa,lộ kỳ mất dê”

-Dữ hồ mưu bì : Vào đời nhà Chu, có người muốn bày một đại tiệc bằng thịt dê nhưng không biết làm sao cho đủ số thịt. Sau khi suy nghĩ , ông ta tìm đến đàn dê thương lượng muốn cắt thịt, đàn dê nghe qua sợ quá bỏ trốn hết. Một lần khác cũng người này , muốn có một chiếc áo lạnh bằng da chồn nhưng không biết làm sao cho có, ông ta bèn tới thương lương với chồn, xin được lột bộ da, chồn nghe qua sợ qúa, trốn vào hang. Câu chuyện ngụ ngôn trên trích từ sách Phù tử, nói về một việc gì đó quá mức với khả năng không thể làm được, cho dù có năn nĩ hay cầu khẩn cũng vô ích.

-Vọng dương bổ lao : Mất dê mới làm chuồng, thành ngữ rút ra trong chiến quốc sử thời Sở Tương Công vì quá tin dùng bọn quyền thần, không chịu nghe lời khuyên can của đại thần là Trang Tân, cuối cùng Sở bọ Tần thôn tính, nhà vua bỏ trốn sang Trịnh và cầu cứu Trang Tân nhưng ông ta nói “ thấy thỏ chết mới nghĩ tới chó săn vẫn chưa muộn, nhưng thấy dê chạy mất mới lo sữa lại chuồng, thì quá muộn rồi “
.
          Tóm lại Dê hiền lành không hề làm hại người nên đáng thương hơn là ghét bỏ. Dê giúp người đủ chuyện, không cần nói xa gần, chỉ riêng món thịt dê và bộ ngọc dương tiềm thuốc bắc bổ thận,tráng dương cũng đủ làm cho người và dê thân thiện, nói chi tới cái món sơn dương trùng trong thập trân , mà Từ Hy thái hậu đã nấu đãi các sứ thần Tây phương và Nhật , tại Bắc Kinh năm 1874. Năm tới là năm Mùi không biết có phải ứng với lời sấm Trạng Trình mà người Việt bao chục năm nay hằng thổn thức mong đợi :
“ Mã đề dương cước anh hùng tận
thân dậu niên lai kiến thái bình “ -/-

TÀI LIỆU THAM KHẢO :
Illustrated encyclopedia animals.
Thế giới động vật của Diệu đại Quan
Tự diển bách khoa minh họa TGDV của V.J.Stanex
Thành ngữ điển tích của Trịnh văn Thanh
Ðiển tích chọn lọc của Mộng Bình Sơn
Tam thập lục kế của Trọng Tâm
Hán Việt tứ tự của Nguyễn xuân Trường
Lục súc tranh công của Nguyễn ngọc Huy
Thông dụng thành ngữ cố sự của Vương An

Xóm Cồn Hạ Uy Di
Chạp 2014
HỒ ÐINH



__._,_.___

Posted by: Ho Dinh 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link