Tuesday, February 10, 2015

Khủng hoảng Ukraina : một cuộc chiến hai cách nhìn


Đăng ngày 09-02-2015 Sửa đổi ngày 09-02-2015 15:33

Khủng hoảng Ukraina : một cuộc chiến hai cách nhìn

media

Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Diễn đàn An ninh Quốc tế lần thứ 51tại Munich, Đức ngày 07/02/2015.Reuters

Xung đột tại miền đông Ukraina, nối tiếp bán đảo Crimée bị Nga sáp nhập, đã làm 5500 người chết. Từ hội trường ấm áp, bình yên cách xa các thành phố làng mạc bị bom đạn tàn phá, Châu Âu và Hoa Kỳ bất ngờ tranh cãi nhau về kinh nghiệm chiến tranh lạnh và từ đó lựa chọn chiến thuật đối phó với Nga.

70 năm đã trôi qua từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc và một phần tư thế kỷ từ khi bức tường Berlin sụp đổ dẫn đến sự tan vỡ của Liên Xô và thống nhất nước Đức. Thế nhưng, theo phân tích của AFP, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Châu Âu dường như không có cùng cách diễn giải lịch sử đau thương chung khi Tây phương trình bày quan điểm của mình về cuộc xung đột tại Ukraina và quan hệ với nước Nga của Putin.

Câu hỏi gây bất đồng là có nên vũ trang cho quân đội Ukraina để tự vệ hay không ? Vấn đề này được đưa ra thảo luận hồi cuối tuần qua tại Diễn đàn An ninh Quốc tế diễn ra hàng năm tại Munich, Đức. Diễn đàn này được thành lập năm 1963 giữa lúc tình hình thế giới căng thẳng tột độ : chiến tranh lạnh giữa hai khối cộng sản độc tài và tư bản tự do.

Đối với những người đã sống và kinh nghiệm về bức màn sắt bao trùm Đông Âu thì hình ảnh những thi thể nạn nhân bị pháo kích, bị trúng đạn nằm trên đường phố Donetsk và những lời tố cáo Matxcơva lén lút đưa xe tăng, súng đạn và binh lính vào Ukraina gợi nhớ quá khứ kinh hoàng khi hồng quân Liên Xô tấn công vào Hungari và Tiệp Khắc. 

Tại Châu Âu, nếu các nước Baltic, Ba Lan cực lực đòi phải giúp Ukraina về quân sự thì ngược lại Pháp và Đức là đại diện của phe từ chối giải pháp cấp vũ khí cho Ukraina với lý do lo ngại chiến tranh toàn diện.

Thủ tướng Đức Angela Merkel lấy kinh nghiệm bản thân thời tuổi trẻ để lý giải cho quan điểm này : Tôi lớn lên ở Đông Đức, tôi thấy xây bức tường Berlin lúc mới 7 tuổi. Vào lúc đó, không ai tin phải can thiệp quân sự để bảo vệ công dân Đông Đức và công dân Đông Âu trong những năm chế độ độc tài và bị tước đoạt tự do. 

Tôi không trách ai cả. Đó là cách thẩm định tình hình thực tế sau khi Đệ nhị Thế chiến vừa kết thúc. Thủ tướng Đức nhận định tiếp : cuối cùng các giá trị dân chủ đã thắng tại Châu Âu và sẽ thắng tại Ukraina.

Trong dịp thảo luận với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong ngày hôm nay 09/02/2015, Thủ tướng Đức nhấn mạnh đến quan điểm chống giải pháp quân sự. Lập trường của Thủ tướng Merkel gây bất bình cho các vị đại diện dân cử của Mỹ. Sự hy sinh của binh sĩ Hoa Kỳ để bảo vệ « tự do và hòa bình » cho Châu Âu bị Đức Quốc xã xâm lược đã bị Thủ tướng Đức Merkel phản bội.

Thượng nghị sĩ John McCain, người xem Tổng thống Nga thực chất là một sĩ quan mật vụ không hơn không kém, tuyên bố : Quan điểm về lịch sử của tôi không phải như thế. Điều làm tôi bất bình là khi Thủ tướng (Đức) so sánh tình hình hiện nay với thời Chiến tranh lạnh. Thượng nghĩ sĩ John McCain nhắc lại « hàng trăm ngàn chiến binh Mỹ đã đóng tại Đức để bảo vệ tự do cho chính quyền và nhân dân ( Tây) Đức ». Khi Hoa Kỳ lập cầu không vận (để viện trợ thực phẩm cho Tây Berlin bị Hồng quân Liên Xô phong tỏa năm 1948-1949) thì đâu có ai cảnh báo đừng khiêu khích Nga.
Còn Phó tổng thống Mỹ Joe Biden lưu ý rằng: nước Đức thống nhất là « cốt lõi của một Châu Âu được xây dựng trên ý tưởng cao đẹp theo đó các nước tại châu lục này phải tránh lập lại những xung đột cũ. Vấn đề là « ông Putin đã chọn con đường khác ».

Phó Tổng thống Joe Biden mạnh mẽ bảo vệ lập trường cho Ukraina quyền « được trang bị để tự vệ » nhưng ông không nói rõ phải cung cấp vũ khí tối tân hay không. Quyết định viện trợ vũ khí cho Ukraina hay không giờ đây tùy thuộc vào Tổng thống Obama.

Đăng ngày 09-02-2015 Sửa đổi ngày 09-02-2015 16:18

Châu Âu hoãn áp dụng các biện pháp mới trừng phạt Nga

mediaXung đột vẫn dữ dội ở các tỉnh miền đông Ukraina trong những ngày cuối tuần qua. Ngày 09/02/2015.REUTERS/Maxim Shemetov

Họp tại Bruxelles, Ngoại trưởng khối Liên Hiệp Châu Âu hôm nay đưa ra thêm tên tuổi nhiều nhân vật thân chính quyền Nga và thân phe nổi dậy ở miền Đông Ukraina vào danh sách trừng phạt.

 Tuy nhiên Châu Âu dời ngày áp dụng lệnh trừng phạt mới đến ngày 16/02/2015. Quyết định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thượng đỉnh bốn bên ở Minsk được dự trù mở ra vào ngày 11/02/2015.

Theo lời Ngoại trưởng Tây Ban Nha chính sách trừng phạt kinh tế nước Nga đã gây thiệt hại cho phía Liên Hiệp Châu Âu khoảng 21 tỷ euro. Tây Ban Nha không mặn mà với giải pháp phong tỏa kinh tế Nga để trừng phạt Matxcơva yểm trợ cho phe nổi dậy ở miền Đông Ukraina.

Chính quyền Kiev thân phương Tây vào hôm nay cho biết trong 24 giờ qua, xung đột ở các tỉnh miền Đông Ukraina đã làm 9 quân nhân và 7 thường dân thiệt mạng. Phe nổi dậy thân Nga không ngừng pháo kích vào hai thành phố Avdiivka và Debaltseve. Phóng viên của AFP ghi nhận tại thành phố Donetsk, thành trì của phe nổi dậy, đạn pháo rền vang từ 4 giờ sáng nay, giờ địa phương. Tối hôm qua, một kho vũ khí, đạn dược tại Donetsk bị phát nổ. 

Quân đội Ukraina xác định tin trên nhưng không nói rõ vụ nổ đó do bên nào gây ra.

Ngoài ra Kiev khẳng định trong hai ngày cuối tuần qua (07-08/02/2015), 1.500 lính Nga, 300 trang thiết bị quân sự, trong đó có cả dàn phóng rocket, xe vận tải, xe tiếp liệu xăng dầu, đã thâm nhập lãnh thổ Ukraina.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày26/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link