'Tam Quốc Chí' thời nay ở Syria
Hà
Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)
10.02.2015,
Tổng thống Syria Bashar al-Assad nói chính quyền ông nhận được thông tin từ
liên minh quốc tế chống 'Nhà Nước Hồi Giáo” do Hoa Kỳ lãnh đạo, nhưng không có
sự hợp tác gì vào chiến dịch không kích.
|
Những gì còn lại ở thành phố Kobani miền Bắc
Syria sau khi quân nổi dậy lấy được của chính quyền Syria, ISIS
chiếm của quân nổi dậy và dân quân peshmerga người Kurd thâu hồi. (Hình: BULENT KILIC/AFP/Getty Images)
|
Tổng Thống Assad cho
biết như vậy trong cuộc phỏng vấn dành cho Jeremy Bowen, chủ biên BBC vùng
Trung Đông. Ông minh định thêm rằng các thông tin mà Syria nhận được
không phải là trực tiếp mà từ những phía khác như là Iraq.
Tình thế tại Syria là cuộc xung đột giữa 3 bên bao gồm: chính quyền Syria của Tổng Thống Assad, lực lượng quá khích tự xưng là Nhà Nước Hồi Giáo (được gọi bằng tên IS, ISIL hay ISIS) và liên minh quốc tế chống IS đồng thời ủng hộ cho quân nổi dậy chống chính quyền Assad. Mỗi bên đều trực tiếp hay gián tiếp chống hai bên kia, và có thêm sự hợp tác hoặc chỉ là thỏa hiệp không công khai với những phe phái khác. Đó là thực tế vô cùng phức tạp ở khu vực Trung Đông mà không thể nào dễ dàng giải quyết, dù là bằng phương cách quân sự, hay ngoại giao và chình trị.
Khởi đầu từ mùa xuân năm 2011 trong khuôn khổ phong trào quần chúng tranh đấu dân chủ ở Bắc Phi và Trung Đông, những cuộc biểu tình ôn hòa chống chính quyền trên toàn quốc Syria đã diễn biến thành võ trang nổi dậy và đưa tới nội chiến.
Có một câu hỏi đáng được đặt ra là vì sao chính quyền al-Assad có thể tồn tại qua 4 năm bất ổn, nội chiến và những biện pháp trừng phạt, cấm vận khắt khe của Tây Phương?
Tổng Thống Bashar al-Assad kế nghiệp cha, Tổng Thống Hafez al-Assad (1971-2000), tiếp tục là một nhà lãnh đạo độc đoán, cầm quyền bằng đảng chính trị Xã Hội Chủ Nghĩa Á Rập Baa'ath . Gia đình ông là Hồi Giáo Alawite, một giáo phái nhỏ trong ngành Shiite. Hồi Giáo Sunni chiếm đa số, 11 triệu, trong 18 triệu dân Syria, còn lại khoảng 3 triệu Hồi Giáo Shiite và 2.5 triệu Thiên Chúa Giáo.
Dù thuộc thành phần thiểu số, Tổng Thống al-Assad vẫn có sự ủng hộ của đa số dân chúng và nắm vững quân đội cùng lực lượng an ninh nên có thể đàn áp mạnh mẽ. Sau 6 tháng, phong trào dân chủ coi như tan rã và tới tháng 7 năm 2011, cuộc tranh đấu hoàn toàn mang tính cách võ trang nổi dậy. Syria dần dần trở thành chiến địa của các phe nhóm nổi dậy được sự hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp từ các thế lực bên ngoài. Qua 4 năm, nội chiến đã làm gần200,000 người thiệt mạng và 4 triệu dân chúng phải di tản, hầu hết qua các trại tị nạn ở Jordan.
Các nhóm nổi dậy hình thành và gia tăng sức mạnh qua cuộc chiến đấu, đồng thời cũng làm biến thể cuộc nội chiến trong đó các yếu tố chính trị, tôn giáo và sắc tộc đều có vai trò quan trọng. Trong khi Iran và phong trào Hezbollah ở Lebanon, thuộc phái Hồi Giáo Shiite, ủng hộ chính quyền Syria thì Hồi Giáo Sunni và dân thiểu số Kurd, đứng ở phía quân nổi dậy. Các nhóm quá khích khủng bố phát triển lớn mạnh và trở thành nguy cơ mới ở Trung Đông không chỉ riêng cho chính quyền al-Assad.
Những năm đầu, các nước Tây Phương chủ trương Tổng Thống al-Assad phải ra đi, nhưng từ giữa năm 2014, hiểm họa bành trướng của khủng bố trở thành mục tiêu hàng đầu cần đối phó. Vì vậy mặc dầu chỉ còn kiểm soát được khoảng 40% lãnh thổ và 60% dân chúng Syria, chính quyền al-Assad vẫn có thể tồn tại.
Nga, Trung Quốc, Iran, những đồng minh cố hữu của Syria từ thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, vẫn mạnh mẽ bênh vực chính quyền al-Assad. Chưa có một nghị quyết nào của Liên Hiệp Quốc về Syria được thông qua, tất cả đều gặp sự phủ quyết của Nga và Trung Quốc. Lập trường này được củng cố khi ISIS, một trong những nhóm có lục lượng quan trọng nhất trong phía nổi dậy lại là địch thủ đáng lo ngại nhất của các chính quyền và dân chúng Trung Đông cũng như toàn thế giới.
Nhà nước Hồi giáo IS là một nhóm chiến binh Jihad cực đoan dòng Sunni, hoạt động xâm lăng và khủng bố trên lãnh thồ Iraq và Syria. Tổ chức này được thành lập vào những năm đầu của cuộc chiến tranh Iraq nhưng không tạo nên kết quả cụ thể đáng kể và chỉ đột nhiên phát triển lớn mạnh bằng việc tham gia cuộc nội chiến Syria. Cũng như vậy, Mặt Trận al Nusra thuộc al-Qaeda cũng bằng cuộc nội chiến tại Syria đã có thể tạo lập được căn cứ và tiếp tục hoạt động khủng bố tại Trung Đông. Còn rất nhiều các phe nhóm nổi dậy trong cuộc nội chiến Syria với lập trường và đường lối khác nhau, nhưng đáng kể nhất lại là những tổ chức quá khích có tính cách khủng bố.
Do đó có rất nhiều sự việc trớ trêu trong cuộc xung đột ở Trung Đông. Syria mặc nhiên để cho Hoa Kỳ và liên minh chống ISIS mở các cuộc oanh kích không quân trong lãnh thổ của họ. Nếu không có sự thỏa thuận như thế, máy bay xâm phạm không phận sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm vì Syria có hệ thống phòng không đáng kể trang bị hỏa tiễn của Nga. Iran cũng trở thành một đồng minh không tuyên bố và không có hợp tác trong cuộc chiến ấy mặc dầu nước này đưa qua Syria và lãnh thổ của người Kurd những cố vấn quân sự và cả các đơn vị lực lượng đặc biệt. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chống người Kurd vì dân tộc này không ngừng tranh đấu đòi quyền tự trị và thành lập một quốc gia trên đất Thổ, nhưng chấp nhận cho lực lượng dân quân peshmerga của người Kurd được quá cảnh để đánh ISIS ở biên giới Syria. Và mặc dầu lệnh cấm vận, hầu như Nga vẫn có thể tiếp tục bí mật cung cấp vũ khí cho Syria.
Trong cuộc phỏng vấn của BBC, Tổng Thống Bashar al-Assad khẳng định là sẽ không tham gia lực lượng liên minh quốc tế chống ISIS. Ông nói: “Chắc chắn là chúng tôi không thể, không có ý định, và không muốn như thế, chỉ vì một lý do đơn giản là chúng tôi không thể ở trong cùng một liên minh với những nước ủng hộ khủng bố,” Chính phủ Syria vẫn thường gọi chung tất cả các nhóm nổi dậy, dù là chiến binh jihadist hay thành viên của phe đối lập chính trị là “những kẻ khủng bố”.
Ông Assad loại bỏ các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm đào tạo và trang bị cho một lực lượng nổi dậy “trung hòa” để chiến đấu chống lại IS trên lãnh thổ Syria. Ông lập lập rằng không có những người trung hòa mà chỉ có những kẻ cực đoan từ IS và từ al-Nusra Front, một nhánh của al-Qaeda ở Syria.
Ngược lại, các quốc gia tham gia liên minh chống ISIS do Hoa Kỳ lãnh đạo cũng từ chối hợp tác với ông Assad, người mà họ vốn thúc giục từ chức kể từ sau cuộc nổi dậy chống lại chế độ của ông và những hành động vi phạm nhân quyền, tội ác chiến tranh của chính quyền đối với chính dân chúng Syria.
Với tình hình như vậy, chưa ai có thể dự đoán thế “tam quốc chí”, cuộc xung đột của những phe phái phức tạp tại Trung Đông sẽ đi đến một kết thúc như thế nào. Bởi lẽ cuối cùng, nếu một hay hai phe nhóm bị tiêu diệt thì cũng còn lại nhiều phe nhóm khác không kém nguy hiểm đáng lo ngại.
Tình thế tại Syria là cuộc xung đột giữa 3 bên bao gồm: chính quyền Syria của Tổng Thống Assad, lực lượng quá khích tự xưng là Nhà Nước Hồi Giáo (được gọi bằng tên IS, ISIL hay ISIS) và liên minh quốc tế chống IS đồng thời ủng hộ cho quân nổi dậy chống chính quyền Assad. Mỗi bên đều trực tiếp hay gián tiếp chống hai bên kia, và có thêm sự hợp tác hoặc chỉ là thỏa hiệp không công khai với những phe phái khác. Đó là thực tế vô cùng phức tạp ở khu vực Trung Đông mà không thể nào dễ dàng giải quyết, dù là bằng phương cách quân sự, hay ngoại giao và chình trị.
Khởi đầu từ mùa xuân năm 2011 trong khuôn khổ phong trào quần chúng tranh đấu dân chủ ở Bắc Phi và Trung Đông, những cuộc biểu tình ôn hòa chống chính quyền trên toàn quốc Syria đã diễn biến thành võ trang nổi dậy và đưa tới nội chiến.
Có một câu hỏi đáng được đặt ra là vì sao chính quyền al-Assad có thể tồn tại qua 4 năm bất ổn, nội chiến và những biện pháp trừng phạt, cấm vận khắt khe của Tây Phương?
Tổng Thống Bashar al-Assad kế nghiệp cha, Tổng Thống Hafez al-Assad (1971-2000), tiếp tục là một nhà lãnh đạo độc đoán, cầm quyền bằng đảng chính trị Xã Hội Chủ Nghĩa Á Rập Baa'ath . Gia đình ông là Hồi Giáo Alawite, một giáo phái nhỏ trong ngành Shiite. Hồi Giáo Sunni chiếm đa số, 11 triệu, trong 18 triệu dân Syria, còn lại khoảng 3 triệu Hồi Giáo Shiite và 2.5 triệu Thiên Chúa Giáo.
Dù thuộc thành phần thiểu số, Tổng Thống al-Assad vẫn có sự ủng hộ của đa số dân chúng và nắm vững quân đội cùng lực lượng an ninh nên có thể đàn áp mạnh mẽ. Sau 6 tháng, phong trào dân chủ coi như tan rã và tới tháng 7 năm 2011, cuộc tranh đấu hoàn toàn mang tính cách võ trang nổi dậy. Syria dần dần trở thành chiến địa của các phe nhóm nổi dậy được sự hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp từ các thế lực bên ngoài. Qua 4 năm, nội chiến đã làm gần200,000 người thiệt mạng và 4 triệu dân chúng phải di tản, hầu hết qua các trại tị nạn ở Jordan.
Các nhóm nổi dậy hình thành và gia tăng sức mạnh qua cuộc chiến đấu, đồng thời cũng làm biến thể cuộc nội chiến trong đó các yếu tố chính trị, tôn giáo và sắc tộc đều có vai trò quan trọng. Trong khi Iran và phong trào Hezbollah ở Lebanon, thuộc phái Hồi Giáo Shiite, ủng hộ chính quyền Syria thì Hồi Giáo Sunni và dân thiểu số Kurd, đứng ở phía quân nổi dậy. Các nhóm quá khích khủng bố phát triển lớn mạnh và trở thành nguy cơ mới ở Trung Đông không chỉ riêng cho chính quyền al-Assad.
Những năm đầu, các nước Tây Phương chủ trương Tổng Thống al-Assad phải ra đi, nhưng từ giữa năm 2014, hiểm họa bành trướng của khủng bố trở thành mục tiêu hàng đầu cần đối phó. Vì vậy mặc dầu chỉ còn kiểm soát được khoảng 40% lãnh thổ và 60% dân chúng Syria, chính quyền al-Assad vẫn có thể tồn tại.
Nga, Trung Quốc, Iran, những đồng minh cố hữu của Syria từ thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, vẫn mạnh mẽ bênh vực chính quyền al-Assad. Chưa có một nghị quyết nào của Liên Hiệp Quốc về Syria được thông qua, tất cả đều gặp sự phủ quyết của Nga và Trung Quốc. Lập trường này được củng cố khi ISIS, một trong những nhóm có lục lượng quan trọng nhất trong phía nổi dậy lại là địch thủ đáng lo ngại nhất của các chính quyền và dân chúng Trung Đông cũng như toàn thế giới.
Nhà nước Hồi giáo IS là một nhóm chiến binh Jihad cực đoan dòng Sunni, hoạt động xâm lăng và khủng bố trên lãnh thồ Iraq và Syria. Tổ chức này được thành lập vào những năm đầu của cuộc chiến tranh Iraq nhưng không tạo nên kết quả cụ thể đáng kể và chỉ đột nhiên phát triển lớn mạnh bằng việc tham gia cuộc nội chiến Syria. Cũng như vậy, Mặt Trận al Nusra thuộc al-Qaeda cũng bằng cuộc nội chiến tại Syria đã có thể tạo lập được căn cứ và tiếp tục hoạt động khủng bố tại Trung Đông. Còn rất nhiều các phe nhóm nổi dậy trong cuộc nội chiến Syria với lập trường và đường lối khác nhau, nhưng đáng kể nhất lại là những tổ chức quá khích có tính cách khủng bố.
Do đó có rất nhiều sự việc trớ trêu trong cuộc xung đột ở Trung Đông. Syria mặc nhiên để cho Hoa Kỳ và liên minh chống ISIS mở các cuộc oanh kích không quân trong lãnh thổ của họ. Nếu không có sự thỏa thuận như thế, máy bay xâm phạm không phận sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm vì Syria có hệ thống phòng không đáng kể trang bị hỏa tiễn của Nga. Iran cũng trở thành một đồng minh không tuyên bố và không có hợp tác trong cuộc chiến ấy mặc dầu nước này đưa qua Syria và lãnh thổ của người Kurd những cố vấn quân sự và cả các đơn vị lực lượng đặc biệt. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chống người Kurd vì dân tộc này không ngừng tranh đấu đòi quyền tự trị và thành lập một quốc gia trên đất Thổ, nhưng chấp nhận cho lực lượng dân quân peshmerga của người Kurd được quá cảnh để đánh ISIS ở biên giới Syria. Và mặc dầu lệnh cấm vận, hầu như Nga vẫn có thể tiếp tục bí mật cung cấp vũ khí cho Syria.
Trong cuộc phỏng vấn của BBC, Tổng Thống Bashar al-Assad khẳng định là sẽ không tham gia lực lượng liên minh quốc tế chống ISIS. Ông nói: “Chắc chắn là chúng tôi không thể, không có ý định, và không muốn như thế, chỉ vì một lý do đơn giản là chúng tôi không thể ở trong cùng một liên minh với những nước ủng hộ khủng bố,” Chính phủ Syria vẫn thường gọi chung tất cả các nhóm nổi dậy, dù là chiến binh jihadist hay thành viên của phe đối lập chính trị là “những kẻ khủng bố”.
Ông Assad loại bỏ các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm đào tạo và trang bị cho một lực lượng nổi dậy “trung hòa” để chiến đấu chống lại IS trên lãnh thổ Syria. Ông lập lập rằng không có những người trung hòa mà chỉ có những kẻ cực đoan từ IS và từ al-Nusra Front, một nhánh của al-Qaeda ở Syria.
Ngược lại, các quốc gia tham gia liên minh chống ISIS do Hoa Kỳ lãnh đạo cũng từ chối hợp tác với ông Assad, người mà họ vốn thúc giục từ chức kể từ sau cuộc nổi dậy chống lại chế độ của ông và những hành động vi phạm nhân quyền, tội ác chiến tranh của chính quyền đối với chính dân chúng Syria.
Với tình hình như vậy, chưa ai có thể dự đoán thế “tam quốc chí”, cuộc xung đột của những phe phái phức tạp tại Trung Đông sẽ đi đến một kết thúc như thế nào. Bởi lẽ cuối cùng, nếu một hay hai phe nhóm bị tiêu diệt thì cũng còn lại nhiều phe nhóm khác không kém nguy hiểm đáng lo ngại.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment