Tổng Thống
Obama, Thủ tướng Đức thảo luận về vấn đề Ukraine
Du hành trái
đất cùng tàu con thoi Atlantis - HD Thuyết minh VTV
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Thủ tướng Đức Angela Merkel hội đàm với Tổng
thống Mỹ Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc, ngày 9/2/2015.
·
·
·
Tin
liên hệ
Đàm phán ngưng bắn ở Ukraine sẽ diễn
ra ở Belarus vào Thứ tư
Thỏa thuận đạt được hôm Chủ nhật trong cuộc điện đàm 4 bên giữa
Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp
Francois Hollande.
09.02.2015
Thủ Tướng Đức Angela Merkel tới Washington hôm nay để thảo luận
với Tổng Thống Obama về cuộc xung đột tại Ukraine, giữa lúc giới ngoại giao
tăng cường các nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tại nước này.
Hôm qua, bà Merkel tham gia một cuộc điện đàm 4 bên với các nhà
lãnh đạo của Ukraine, Nga và Pháp về một kế hoạch của Pháp và Đức để chấm dứt
cuộc nổi dậy thân Nga đang gia tăng cường độ ở miền đông Ukraine.
Bà Merkel cùng Tổng Thống Ukraina Petro Poroshenko, Tổng Thống Nga
Vladimir Putin và Tổng Thống Pháp Francois Hollande đã đồng ý sẽ gặp nhau vào
ngày thứ Tư tại thủ đô Minsk của Belarus, để tiếp tục thảo luận.
Kế hoạch của Pháp và Đức được dựa trên thoả thuận ngưng bắn ký kết
tại Minsk, giờ đã thất bại, nhưng kế hoạch mới bao gồm thêm một số chi tiết về
thời điểm, theo lời một giới chức ngoại giao cấp cao của Mỹ.
Các vụ giao tranh ở Ukraine đã cướp mạng sống của hơn 5.600 người
từ khi phe ly khai phát động cuộc nổi dậy cách đây 10 tháng.
Hôm chủ nhật, Ông Poroshenko bày tỏ lạc quan về triển vọng “đạt được
một cuộc ngưng bắn ngay tức thời và vô điều kiện.”
Tuy nhiên bất chấp sự lạc quan đó, Tổng Thống Nga Vladimir Putin
cảnh báo rằng Ukraine phải chấm dứt các chiến dịch quân sự của họ gần biên giới
nước Nga.
Ông Putin còn nói Kyiv phải chấm dứt điều mà ông gọi là các biện
pháp trừng phạt kinh tế nhằm gây gián đoạn cho cuộc sống thường ngày của người
dân trong khu vực nói tiếng Nga ở miền đông Ukraine.
Điện
Kremli tăng cường kiểm soát internet
Tổng thống Nga
Vladimir Putin chủ trì cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia - REUTERS /Mikhail
Klimentyev
Sau khi nhìn nhận đã kiểm soát gắt gao internet trong năm 2014,
điện Kremli một lần nữa lại tấn công vào thế giới mạng. Một loạt các đạo luật
đã được thông qua nhằm siết chặt không gian mạng Nga, mà dưới mắt Kremli đã trở
thành một công cụ chiến lược, đồng thời là mối đe dọa.
Là không gian tự do cuối cùng trong bối cảnh các phương tiện
truyền thông đều bị chính quyền khống chế, internet tại Nga năm ngoái đã phải
chịu đựng « các hoạt
động mạnh mẽ chưa từng thấy của chính quyền để khóa chặt, với các luật mang
tính trấn áp ». Sarkis Davidian, người đứng đầu Hiệp hội cư
dân mạng Nga, có tham gia soạn thảo bản báo cáo công bố hôm qua 05/02/2015, đã
bày tỏ lo ngại như trên.
Trong năm 2014, chính quyền Nga đã 2.591 lần hạn chế người dân
truy cập internet, tăng 141% so với năm trước. Báo cáo nhấn mạnh : « Xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong
năm 2015. Chúng ta đang sống trong năm bản lề của internet Nga, năm của mọi
nguy hiểm ».
Trung tâm của những quan ngại là việc một đạo luật buộc các công
ty internet Nga và ngoại quốc phải lưu trữ các dữ liệu về những người sử dụng
tại Nga, bắt đầu có hiệu lực thi hành. Theo ông Davidian : « Đó là là trở ngại lớn nhất giữa
các tập đoàn internet và chính quyền Nga. Nếu các tập đoàn này thua trận, Nga
có nguy cơ trở thành một Trung Quốc mới », nơi không gian mạng bị
kiểm duyệt ngặt nghèo.
Hồi tháng 12/2014, tập đoàn Mỹ Google đã quyết định chuyển tất
cả các kỹ sư của mình ra khỏi nước Nga. Một nguồn tin nội bộ nói với AFP : « Chúng tôi phải cảnh giác ».
Đối với chuyên gia Alexei Makarkine, « đạo luật trên đây có thể cho thấy
ý định của chính quyền tách rời internet Nga ra khỏi mạng toàn cầu ».
Ông Davidian phân tích : «
Nếu năm 2014 mang ý nghĩa một sự thụt lùi về tự do đối với cư dân mạng, thì đó
là do một đạo luật có hiệu lực thi hành từ tháng Hai, cho phép chỉ cần có lệnh
của một kiểm sát viên là có thể phong tỏa các trang web. Viện Kiểm sát chủ yếu
nhắm vào các nhà báo, blogger hay báo chí đối lập, nhưng đôi khi cả những người
dân Nga bình thường ».
Vladimir H. nằm trong số những người dân bình thường này. Ông
nói với AFP : « Bỗng
dưng chỉ trong một sớm một chiều, trang web chuyên bán e-book của tôi đã bị
chặn, vì địa chỉ IP trông giống như địa chỉ một trang web bị cấm. Trước đó,
điện Kremli chỉ kiểm soát cuộc sống thực ngoài đời của chúng tôi, nay họ muốn
siết cả cuộc sống ảo nữa ». Vladimir sau đó đã phải ra trước nhiều
tòa án trước khi trang web của mình được giải tỏa.
Theo báo cáo, trong năm 2014 Roskomnadzor, cơ quan giám sát
truyền thông Nga đã thực hiện 1.448 yêu cầu chặn các trang web do Viện Kiểm sát
đưa ra, so với năm 2013 chỉ có 514 yêu cầu.
Alexei Makarkine ghi nhận : « Các lý do được đưa ra để phong tỏa một trang web
không ngừng được mở rộng. Đôi khi thậm chí còn không được nêu ra để không bị
xem xét lại, và trang web bị phong tỏa lâu hơn ». Ông Haritonov bực
tức : « Có thể nói
rằng Nhà nước ngày càng sáng tác ra những cách diễn dịch luật mới ».
Đăng lại trên Vkontakte, mạng tương đương với Facebook của Nga,
thông tin về một cuộc biểu tình từ nay có thể bị phạt vạ, thậm chí bị bắt giam.
Nữ sinh viên 21 tuổi Oxana Borissova, đã phải rút ra kinh nghiệm trên, sau khi
bị tạm giữ vào cuối tháng Giêng. Luật sư của cô là bà Tatiana Myzguima nói với
AFP : « Do Oxana đã
giúp phổ biến tin trên, tòa án đã coi cô là một trong những người tổ chức biểu
tình ».
Đối với dân biểu Vadim Denguine, người đứng đầu Ủy ban thông tin
chính trị, đạo luật mới trên cho phép « tái lập toàn bộ trách nhiệm của công dân trên
internet. Không gian mạng không thể là nơi ai muốn làm gì cũng được ». Ông
giải thích : « Người ta có thể tức giận trước
Tổng thống, nhưng phải là những góp ý mang tính xây dựng. Sắp tới chúng tôi sẽ
có được internet với biên giới cụ thể, nhờ đó có thể kiểm soát được những gì có
thể và không thể làm tại Nga ».
Đã từng bực tức trước những cuộc biểu tình được tổ chức thông
qua internet trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2012, ông Vladimir Putin
đã chọn lựa một trong những ưu tiên hàng đầu là kiểm soát không gian mạng, sau
cuộc cách mạng Maidan tại Kiev đầu năm 2014 dẫn đến việc Tổng thống Ukraina
thân Nga, Viktor Ianoukovitch bị lật đổ.
Chuyên gia Makarkine giải thích : « Theo cái nhìn của Kremli, phương
Tây muốn lật đổ chính quyền Nga. Thế nên Kremli muốn khóa chặt internet, vốn bị
cho là một trong những công cụ », trong lúc Matxcơva và phương Tây
đang trong tình trạng đối đầu tệ hại nhất kể từ sau chiến tranh lạnh.
Tuy nhiên ông nhắc nhở : « Đừng quên rằng đa số người Nga ủng hộ
việc kiểm duyệt internet. Cũng giống như Kremli, họ coi rằng internet vừa là
nguồn lực vừa là mối đe dọa ».
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment