Friday, February 13, 2015

Miến Điện cho phép trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp


Miến Điện cho phép trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp
media

Tổng thống Thein Sein sau cuộc họp với lãnh đạo các đảng phái Miến Điện ngày 31/10/2014 - REUTERS /Aung Myin Yezaw
Theo hãng tin Reuters, vào hôm nay, 12/02/2015, một số nghị sĩ Miến Điện đã cho biết là Tổng thống Miến Điện Thein Sein đã chấp thuận một đạo luật cho phép tổ chức trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp. Đây là một động thái có thể dẫn đến việc bãi bỏ việc cấm không cho lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi làm Tổng thống.

Theo giới quan sát, chính quyền Tổng thống Miến Điện bị sức ép trong nước cũng như quốc tế, muốn nước này sửa đổi hệ thống chính trị hiện hành, trước cuộc tổng tuyển cử năm nay.
Lãnh đạo đối lập bà Aung San Suu Kyi và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà, đã liên tục thúc đẩy cho việc sửa đổi Hiến pháp vốn dành nhiều quyền lợi cho quân đội Miến Điện, đã cai trị nước này bằng bàn tay sắt từ năm 1962 đến 2011.

Trả lời Reuters, một nghị sĩ của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, ông Thein Nyunt, giải thích là với luật đã được ban hành, thì Ủy ban Bầu cử sẽ phải sớm đưa ra một thời điểm thích hợp cho cuộc trưng cầu dân ý vào tháng Năm năm 2015.

Một thượng nghị sĩ của đảng Arakan National Party, Aye Maung cũng xác nhận việc đạo luật cho phép trưng cầu dân ý đã được thông qua. Tuy nhiên, nếu một số dân biểu muốn thúc đẩy việc tổ chức trưng cầu dân ý trong vài tháng tới đây, một số người khác đánh giá là bản thân đạo luật không chưa thể bảo đảm trưng cầu dân ý sẽ được tiến hành vào năm nay.

Một phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki, cho biết trong cuộc họp báo là đã được thông báo về nỗ lực của chính quyền Miến Điện tổ chức trưng cầu dân ý, nhưng vẫn chưa rõ là sẽ được tiến hành hay không và trên những chủ đề gì.
Reuters trích dẫn Richard Horsey, một nhà phân tích chính trị tại Rangoon, nhận định là do vấn đề chi tiêu và tổ chức hậu cần cho một sự kiện như thể, cuộc trưng cầu dân ý tại Miến Điện khó thể diễn ra trong vài tháng tới mà có thể là cùng lúc với cuộc tổng tuyển cử. Ngoài ra, chuyên gia này cũng chưa rõ là nội dung trưng cầu dân ý có trên những điều khoản Hiến pháp gây tranh cãi hay không, và điều khoản nào trong Hiến pháp sẽ được đưa ra hỏi ý kiến dân chúng.

Tuy chưa rõ ràng là trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức ra sao và khi nào, nhưng sự kiện này đã gây tranh cãi trong giới dân tộc chủ nghĩa ở Miến Điện, và trong giới nhà sư, đã rất bực tức truớc quyết định của quốc hội vào đầu tháng Hai, đảm bảo cho những người được cấp thẻ căn cước tạm thời - gọi là thẻ trắng- quyền được bỏ phiếu khi trưng cầu dân ý được tổ chức.

Hôm qua 11/02/2015, hơn 300 người đã xuống đường ở Rangoon phản đối quyền được bỏ phiếu của những người mang loại thẻ trên. Hiện nay hàng triệu người được cấp thẻ này và 2/3 là người hồi giáo Rohingya. Ngay sau cuộc biểu tình, chính quyền cho biết sẽ thu hồi loại thẻ này vào ngày 31/05, nhưng không cho biết sẽ giải quyết ra sao đối với những người đã được cấp thẻ.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế đồng ý ứng cứu Ukraine 17.5 tỷ đôla

Giám đốc IMF Christine Lagarde.
Giám đốc IMF Christine Lagarde.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

13.02.2015
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đồng ý cấp cho Ukraine một khoản cứu nguy mới trị giá 17.5 tỷ đôla để giúp ổn định tài chính của quốc gia bị chiến tranh tàn phá này.
Giám đốc IMF Christine Lagarde cho biết, thỏa thuận kéo dài 4 năm có giá trị lên tới 40 tỷ đôla nếu cộng với các khoản cho vay của các tổ chức khác nhau lại.
Chính phủ Ukraine lâm vào cảnh khó khăn về tài chính kể cả trước khi bùng ra cuộc chiến kéo dài gần năm qua tại biên giới ở miền đông với Nga.
Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk hôm nay nói rằng chính phủ của ông sẽ thực thi các biện pháp cải cách cần thiết.
Ông Yatsenyuk nói rằng nếu các cải cách thành công và cuộc xung đột chấm dứt, thì nền kinh tế Ukraine sẽ tăng trưởng trở lại vào năm sau.

Tokyo : Phải tôn trọng luật quốc tế trong tranh chấp biển đảo
mediaNgoại trưởng Nhật Fumio Kishida : Tokyo khai mạc hai ngày hội thảo về tranh chấp biển đảo tại châu Á , - AFP
« Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc của luật pháp là điều cần thiết để bảo đảm hòa bình và ổn định trên các vùng biển châu Á vào lúc này ». Trên đây là lời kêu gọi được Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đưa ra vào hôm nay, 12/02/2015 tại Tokyo.

Trong bài tham luận khai mạc hai ngày hội thảo về tranh chấp biển đảo trong khu vực, Ngoại trưởng Nhật Bản đã nêu bật yêu cầu trên sau khi xác định rằng : « Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng tranh chấp và căng thẳng trong các vùng biển của châu Á », gợi lên tình hình căng thẳng bắt nguồn từ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên cả hai vùng biển Hoa Đông và Biển Đông.

Cuộc hội thảo tại Tokyo tập hợp quan chức từ một số đại sứ quán nước ngoài ở Tokyo, cùng với nhiều học giả, nhà nghiên cứu đến từ Việt Nam, Trung Quốc, và một số nước phương Tây.
Mở ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang có một loạt tranh chấp biển đảo với tất cả các láng giềng trong khu vực, trong đó có tranh chấp với Nhật Bản, theo hãng tin Pháp AFP, cuộc hội thảo này nằm trong nỗ lực của Tokyo để khẳng định rằng lập trường của mình phù hợp với đánh giá của giới nghiên cứu.
Bắc Kinh và Tokyo có mâu thuẫn về chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông, do Nhật Bản quản lý nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền.

Từ năm 2012 đến nay, quan hệ ngoại giao giữa Tokyo và Bắc Kinh đã trở nên căng thẳng vì tranh chấp này, và Trung Quốc liên tục cho tàu công vụ và máy bay thường xuyên đột nhập vào vùng biển quanh quần đảo để thách thức Nhật Bản. Vụ thâm nhập gần đây nhất xảy ra hôm thứ Sáu tuần trước, do hai chiếc tàu Trung Quốc tiến hành.

Bắc Kinh phải làm rõ đường lưỡi bò
Yêu cầu tôn trọng luật quốc tế còn được một học giả Nhật Bản đề ra với Trung Quốc, đặc biệt liên quan đến Biển Đông. Nhà nghiên cứu Shigeki Sakamoto thuộc Đại học Doshisha ở Kyoto vào hôm nay đã cho rằng Bắc Kinh cần phải làm rõ hơn các yêu sách chủ quyền bao trùm phần lớn Biển Đông, nơi Trung Quốc đã vạch ra một « đường chín đoạn » để khẳng định chủ quyền lịch sử của mình.
Theo ông Sakamoto, « tính chất hợp pháp của các yêu sách theo đường chín đoạn phải được đánh giá trên cơ sở Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển và luật pháp quốc tế nói chung ». Thế nhưng, chuyên gia này ghi nhận rằng cho đến nay, « Trung Quốc chưa bao giờ cung cấp bất kỳ một lời giải thích nào ».

Philippines và Việt Nam là hai quốc gia chỉ trích các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông một cách dữ dội nhất. Ngoài hai nước này, Brunei, Malaysia và Đài Loan cũng có tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này.
 


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link