Người
Tàu với âm mưu Hán hóa phương Nam (Bài 1)
Tiết lộ động
trời về ĐCSVN tại Hội Nghị Thành Đô Trung Quốc .
Preview by Yahoo
|
|||||||
Lữ
gia - Họ ngoại Hán triều
Nước Tàu là một trong những nước có bề dày
lịch sử hơn hẳn nhiều nước trên thế giới, nhất là Châu Á bao la. Tuy nhiên
không thể lấy bề dày lịch sử của một nước để làm thước đo mọi giá trị trong quá
trình lập quốc và hoàn thiện xã hôi. Mặc dù với lịch sử hàng ngàn năm trên
chiều dài của dòng chảy nó có thể sản sinh, phát lộ ra những khối “Ngọc Minh
Châu” nhưng quan trọng là cái “tầm và trí dũng” của dân tộc xứ sở đó có phát
huy và nâng khối “Ngọc Minh...” ấy lên tầm cao mới và ngời sáng dưới ánh dương
hay không.
Thật
thế! Những phương tiện trong xã hội loài người hiện nay có tầm giá trị cao
trong đời sống lẫn văn hóa và phát triển hoàn mỹ dần để có một nền văn minh
ngày nay như chữ viết, nghề in từ ngàn xưa người Tàu đã khởi phát và khắc trên
“Mu rùa” gọi là “Giáp cốt văn” rồi dần dà in trên tre, gỗ là tiền thân của bản
kẽm sau này, đồng thời chữ viết cũng theo dòng thời gian mà hoàn thiện. Phát
minh ra giấy và nghề in để in ấn mặc dù lúc đó mục đích chưa phải là sách vở.
Để đo thời gian thì chiếc “đồng hồ cát” cũng nguyên thủy từ Tàu, chế tạo ra
quân xa sử dụng trong chiến tranh thời Xuân Thu-Chiến Quốc (770 TCN - 220TCN)
đến khi Tần Vương Doanh Chính tiêu diệt nhà Tề gồm thâu lục quốc, thống nhất TQ
và lên ngôi Đế lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng Đế. Sau này là con đường tơ lụa… nổi
tiếng vang bóng một thời rồi cũng tàn phai theo dọc đường gió bụi. Mộ Tần Thủy
Hoàng, mộ Tào Tháo cũng đầy bí ẩn cùng với kỹ thuật cao và mang màu sắc huyền
bí. Rồi Ai-Cập với loạt Kim Tự Tháp huyền cơ có những điều ngày nay chưa thể lý
giải nhưng cũng không nói lên được điều gì. Tuy nhiên ta nhìn chung những phát
minh và những nét son rực rỡ đó chỉ lóe lên ban đầu mà những nơi đó không phát
triển nâng tầm cao ngược lại những việc sau này thuộc về các nước Âu-Mỹ, có
nước với tuổi đời non trẻ như Hoa Kỳ nhưng đã làm nên nhiều điều kỳ diệu có ích
cho xã hội loài người.
Sỡ
dĩ tôi nêu lên những việc trên để nhìn vào cái khởi điểm ban đầu của dân tộc
Tàu và đất nước TQ, đáng lý ra người Tàu phải thăng hoa nhờ có vốn liếng ban
đầu đó nhưng tại sao nhân dân TQ hiện nay vẫn đói nghèo lạc hậu rất nhiều nơi
nhất là miền núi và nông thôn. Chỉ hình thức giàu sang xa hoa ở các thành phố
với tầng lớp quan quyền tham ô, bóc lột chứ nhân dân lao động cho dù là thành
thị vẫn chạy ăn từng bữa và nhiều khi phải nuốt nước mắt và hận vào trong trước
sự bóc lột dã man và vô cảm của tập đoàn CSTQ. Đó là chưa kể những trận chết
đói hàng chục triệu người dưới thời Mao, đến nỗi nhiều gia đình phải âm thầm
giết con để lấy thịt ăn mà kéo dài cuộc sống. Một việc mà loài dã thú cũng
không hề có. Sở dĩ có hậu quả như vậy là đa số giới cầm quyền của chế độ phong
kiến trước kia và sau này là tập đoàn CSTQ tất cả đều thiếu chữ “Nhân”.
Cái
hiểm và thâm
Dân
gian ta có câu “Thâm như Tàu” là quả thật không sai. Ngược dòng lịch sử TQ kể
từ thời nhà Tiền Hán. Lưu Bang chỉ là một tên đình trưởng quanh năm tụ họp đám
hội tề bất lương rượu chè, cờ bạc. Trong làng có Lữ lão gia sinh 2 người con
gái xinh đẹp và Lữ ông có thêm hiểu biết chút ít về hình tướng nên nhìn thấy
Lưu Bang có tướng mạng Đế vương nên đem con gái lớn là Lữ cô nương gả cho mong
sau này hưởng phước lớn. Trong một cuộc rượu sau đó Lữ ông lại thấy Phàn Khoái
có tướng cốt phi phàm chắc sau này cũng có nhiều công trạng và hiển hách nên
đem cô em là Lữ tiểu thơ gả cho Phàn khoái. Việc sau này qua cuộc Hán-Sở tranh
hùng là Lưu Bang lấy được giang san, dấy cơ đồ và lên ngôi Hoàng Đế lập nhà
Hán, hiệu là Hán cao tổ và tất nhiên Lữ đại nương ở ngôi cao với danh Lữ Hậu.
Cơ
đồ nhà Hán thành công chẳng phải từ tài ba gì của đám hội tề cờ bạc rượu chè,
tham ăn tục uống cũng giống như tập đoàn cộng sản VN lẫn TQ ngày nay mà nhờ sự
giúp sức của các trụ cột tài ba lẫy lừng như Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín...
mà nên. Với tâm ác, trí lùn và lòng nghi kỵ với bản chất “cộng khổ bất cộng
lạc” nên khi giang san về một mối thì Lưu Bang lại đem lòng đố kỵ các đại công
thần vì sợ cái tài của họ mà bất an cho ngôi cả (như Hồ tập Chương đã hành xử
trong TK XX). Do đó giả tảng đi vi hành và giao cho Lữ Hậu ở lại triều lập mưu
ám hại Hàn Tín (vì Hàn Tín không nghe lời khuyên của Khoái Triệt ở lại làm Tề
Vương mà về phục mệnh Triều đình) một cách dã man, vô nhân và vô đạo. Còn
Trương Lương thì tài trí hơn người, thấy được hậu họa nên ngao du sơn thủy...
mà thoát cảnh lụy thân. Nói riêng về Lữ Hậu là người đàn bà độc ác vô cùng. Sau
khi ở ngôi cao đem lòng ghen tức mà bắt thứ phi của Lưu Bang và hai đứa con
chặt tay chân và cho vào chuồng lợn làm thú bỏ đói cho đến chết, khiến cho thái
tử sau này nối ngôi là Huệ Đế cũng lạnh người và bất mãn trước sự tàn độc vô
cùng của mẫu hậu.
Dòng
họ Lữ khuynh loát triều Hán cho đến loạn Vương Mãn... và sau đó tản ra khắp nơi
gây nhiều nghiệp chướng. Sau này có một chi phái họ Lữ dạt về phương nam với
vốn liếng phong thủy, địa lý kiếm tìm long mạch, trấn yếm với âm mưu triệt hạ
mầm đế vương của đất An Nam và gieo vương nghiệp cho tộc Hán nhằm cai trị, nô
lệ hóa đất phương Nam mà trước mắt là dòng họ Lữ đầy hiểm độc, gian tà, dâm dật
từ dòng máu Lữ ông đất Bái, Lữ Hậu chốn triều trung.
Còn tiếp... (Bài 2-Họ Lữ âm mưu triệt hạ Tây Sơn Tam Kiệt).
Ngày
12.2.2015
Theo Đảng mất Lương
Tâm
P.J. Honey - Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - ...Cả hai thượng tá đều tin hành vi của họ trong
những năm quân ngũ rõ ràng đáng ghê sợ khi hồi tưởng lại, họ đã sống trong
không khí hư ảo, ác mộng do Đảng tạo ra; nhưng cả hai đều khẳng định cương
quyết họ lúc ấy vẫn không nhận thức được như thế. Cả hai cũng tuyên bố nếu họ
thảm sát dân thường chăng nữa, tuy không cần thiết, họ cũng sẽ không bị cấp
trên trừng phạt. Nếu sau này vụ đổ máu ấy xét thấy không cần thiết, hay cho dù
gây tổn hại đến sự nghiệp Cộng sản, họ sẽ chỉ phải thừa nhận rằng họ đã phán đoán
sai lầm, và hứa ra sức nâng cao sự hiểu biết của mình. Còn ngược lại, nếu họ
tránh thảm sát dân thường vì những lý do nhân đạo, họ sẽ thậm chí chắc chắn bị
tố cáo là “cảm tính”, là “thiếu nền tảng chính trị vững vàng”, là vô kỷ luật,
và họ sẽ bị trừng phạt nặng nề...
*
1. Bi kịch Huế
Ta không thể nào phóng đại tầm quan trọng
chuyện đã xảy ra ở Huế vì từ đấy ta có mô hình tỷ lệ về những gì sẽ diễn ra
theo sau chiến thắng quyết định của Cộng sản ở miền Nam Việt Nam. Hành vi của
những người lính Cộng sản chiếm đóng thành phố bất hạnh ấy, quả thực, khác với
những hành vi thường lệ của Cộng sản trước đây về khía cạnh không quan trọng.
Nhưng ở Huế, ta có thể điều tra ngay lập tức sau đấy những hành động của họ sau
khi những hành động này đã xảy ra và với đầy đủ chi tiết, cũng như hỏi những
nhân chứng đã chứng kiến chúng từ đầu đến cuối. Người viết bài này có mặt ở Huế
trong suốt tháng Chín 1970, và có thể xem xét những địa điểm nơi các sự kiện
diễn ra và hỏi những nhân chứng về những sự kiện này. Đây là những gì đã xảy
ra.
Lực lượng Cộng sản gồm mười hai ngàn binh
lính, đa phần quân chính quy miền Bắc Việt Nam, tấn công và chiếm thành phố Huế
vào tối ngày 30 tháng Giêng, 1968. Cộng sản ở trong thành phố 26 ngày trước khi
cuối cùng bị đánh bật ra. Một số người miền Nam Việt Nam, cả lính và dân
thường, bị giết chết trong lúc giao chiến, nên căn cứ vào vết thương hay hoàn
cảnh lúc chết ta có thể xác định ngay rằng họ chết do chiến trận. Riêng những
người khác bị cố ý sát hại theo lệnh của 150 cán bộ dân sự phụ trách về thường
dân Huế trong khi lính cộng sản chú trọng về công tác quân sự. Vì không một
viên chức Cộng sản nào nếu không được phép mà lại dám thực hiện một chiến dịch
đã được kế hoạch từ trước và bài bản như thế, nên ta có thể hầu như chắc chắn
rằng 150 người này thực hiện chương trình hành động đã được cấp trên Đảng Cộng
sản của họ ra lệnh rất rõ ràng và cương quyết. Không phải tất cả các cán bộ dân
sự này vào Huế cùng lúc với binh lính, vì nhiều người thuộc về hạ tầng cơ sở
Cộng sản ở đấy đã ở sẵn trong thành phố. Đa số 150 người này sinh trưởng ở địa
phương, quê ở tỉnh Thừa Thiên, biết tường tận thành phố và cư dân Huế.
Trong những ngày đầu tiên chiếm đóng, những
cán bộ dân sự này lùng bắt những người dân có tên và địa chỉ trong những danh
sách đã soạn sẵn trước khi Cộng sản tấn công, và giải họ ra trước các tòa án
cuội. Mỗi “phiên tòa” diễn ra chỉ độ mười phút, và tất cả các bị cáo đều bị kết
tội là “kẻ thù cách mạng”. Bản án- luôn luôn hành quyết-được thi hành ngay lập
tức, và xác của họ hoặc là được chôn cất hay trả về cho gia đình.
Nạn nhân là những công chức, sĩ quan và hạ sĩ quan quân đội Quốc gia, giáo chức, bác sĩ, và tu sĩ; những thành phần tinh hoa thực sự trong dân chúng Huế. Một khi giết xong những cá nhân đã bị ghi tên từng người này, cán bộ dân sự bắt đầu lùng bắt đợt hai, lần này bắt theo danh sách nghề nghiệp, việc làm, tổ chức, nhóm và giai cấp xã hội, chứ không theo tên từng người như trước. Đợt thanh trừng thứ hai này hiển nhiên dự định giết những ai thuộc về giai cấp xã hội, nghề nghiệp, hay hội đoàn mà, dưới mắt Cộng sản, sẽ trở thành đối lập tiềm tàng trong tương lai, vì thế rất nhiều người không dính dáng gì đến chính trị- ngay cả trẻ em và học sinh-cũng bị giết chết. Do tính chất cuộc thanh trừng, đợt thanh trừng lần thứ hai này cũng đã giết nhiều người vốn là những người ủng hộ tích cực sự nghiệp cộng sản ở Huế cho dù họ thuộc về những nhóm đáng nghi ngờ. Độ hai ngàn người đã bị giết chết trong chiến dịch này.
Nạn nhân là những công chức, sĩ quan và hạ sĩ quan quân đội Quốc gia, giáo chức, bác sĩ, và tu sĩ; những thành phần tinh hoa thực sự trong dân chúng Huế. Một khi giết xong những cá nhân đã bị ghi tên từng người này, cán bộ dân sự bắt đầu lùng bắt đợt hai, lần này bắt theo danh sách nghề nghiệp, việc làm, tổ chức, nhóm và giai cấp xã hội, chứ không theo tên từng người như trước. Đợt thanh trừng thứ hai này hiển nhiên dự định giết những ai thuộc về giai cấp xã hội, nghề nghiệp, hay hội đoàn mà, dưới mắt Cộng sản, sẽ trở thành đối lập tiềm tàng trong tương lai, vì thế rất nhiều người không dính dáng gì đến chính trị- ngay cả trẻ em và học sinh-cũng bị giết chết. Do tính chất cuộc thanh trừng, đợt thanh trừng lần thứ hai này cũng đã giết nhiều người vốn là những người ủng hộ tích cực sự nghiệp cộng sản ở Huế cho dù họ thuộc về những nhóm đáng nghi ngờ. Độ hai ngàn người đã bị giết chết trong chiến dịch này.
Trong suốt tuần lễ cuối cùng Cộng sản chiếm
đóng Huế- họ đã bị đánh bật ra khỏi Huế vào ngày 24 tháng Hai- những cán bộ này
đã bắt và giải đi hàng trăm công dân sau khi báo cho họ biết họ được đưa đi học
tập chính trị. Đôi khi cán bộ biết những người bị bắt và xưng hô bằng tên với
họ, nhưng nhiều lần khác các cuộc bắt bớ có vẻ không dự tính trước, như khi bốn
trăm người trú ẩn trong nhà thờ công giáo Phủ Cam bị giải đi chung với nhau.
Từ đấy người ta đã phỏng đoán những người bị bắt vào những ngày cuối cùng của cuộc chiếm đóng đã bị bắt vì họ sau này có thể nhận diện những cán bộ thuộc cơ sở hạ tầng Cộng sản địa phương, và vì thế họ phải bị giết. Nhưng đây cũng chỉ là phỏng đoán, và vài lý giải khả dĩ khác cũng sẽ đều hợp lý với hoàn cảnh lúc ấy. Dù thế nào đi nữa, những người này đã bị bắt đi và từ đấy biệt tăm biệt tích. Người thân và bạn hữu vẫn tiếp tục hy vọng họ bị Cộng san giam giữ và vẫn còn sống.
Từ đấy người ta đã phỏng đoán những người bị bắt vào những ngày cuối cùng của cuộc chiếm đóng đã bị bắt vì họ sau này có thể nhận diện những cán bộ thuộc cơ sở hạ tầng Cộng sản địa phương, và vì thế họ phải bị giết. Nhưng đây cũng chỉ là phỏng đoán, và vài lý giải khả dĩ khác cũng sẽ đều hợp lý với hoàn cảnh lúc ấy. Dù thế nào đi nữa, những người này đã bị bắt đi và từ đấy biệt tăm biệt tích. Người thân và bạn hữu vẫn tiếp tục hy vọng họ bị Cộng san giam giữ và vẫn còn sống.
Hai ngày sau khi Cộng sản bị đánh bật ra khỏi
Huế, người ta phát hiện bảy mươi xác trong khuôn viên trường Gia Hội. Trong
những tháng sau đấy, thêm mười tám địa điểm chôn người khác với 1.030 xác. Năm
sau, nhiều mồ chôn tập thể tình cờ được phát hiện ở Phú Thứ, cách thành phố Huế
mấy cây số, và tìm thấy được 809 xác. Mãi cho đến cuối tháng Chín 1969 một mồ
chôn tập thể khác được tìm thấy, lần này ở Khe Đá Mài khó đến, nhờ những người
Cộng sản đào thoát cung cấp thông tin. Đến lúc ấy những xác chết đã bị phân hủy
hoàn toàn đến mức không thể nào nhận ra được, nhưng phát hiện 250 sọ người.
Tổng cộng, thành phố Huế mất 5.800 công dân chết hay mất tích trong các đợt
thanh trừng liên tiếp. Tất cả những người này đều biến mất hoàn toàn, và nhiều
nấm mồ có thể còn được phát hiện. Người ta bây giờ đã từ bỏ hy vọng rằng những
người mất tích mà vẫn chưa tìm thấy có thể vẫn còn sống.
Những biến cố này diễn ra trong khoảng thời
gian 26 ngày trong thành phố mà Cộng sản đã luôn luôn thừa biết họ sẽ bị đánh
bật ra khỏi. Bắt bớ và tàn sát được thực hiện, một cách lạnh lùng và cố ý, từ
lệnh của lãnh đạo Cộng sản, theo những kế hoạch đã được xếp đặt từ trước. Về
sau chính những bình luận của báo đài Cộng sản Việt Nam về những sự kiện này
cuối cùng đã làm tiêu tan bất kỳ khả năng nào cho rằng họ đã phạm sai lầm khủng
khiếp, các cán bộ địa phương làm sai hay làm vượt quá mệnh lệnh cấp trên giao
cho họ. Tiêu biểu cho những lời bình luận này là buổi phát thanh của Đài Giải
phóng Cộng sản vào ngày 26 tháng Tư, 1968, trong lúc các mồ chôn tập thể đang
được phát hiện. Đài tuyên bố những người bị giết là “bè lũ côn đồ tay sai mang
nợ máu với đồng bào đã bị các lực lượng vũ trang và nhân dân Miền nam tiêu diệt
vào đầu xuân.” Không một lời ân hận.
2. Quan điểm của cộng
sản về Huế
Đói kém, dịch bệnh, và lũ lụt xảy ra thường
xuyên tại nhiều nơi ở Châu Á khiến chuyện chết trẻ và đau đớn trở thành hiện
tượng quá bình thường, rồi người dân đâm ra chấp nhận cam phận những điều không
thể tránh được. Thuyết định mệnh của người Châu Á khi đối diện với những tai
họa đáng sợ luôn luôn khiến người Phương Tây kinh ngạc. Nhưng bất chấp sự cam
chịu nghịch cảnh bẩm sinh này, cuộc thảm sát rất nhiều thường dân Huế một cách
tàn bạo và rất bài bản này đã làm cho nhân dân miền Nam Việt Nam rất kinh hoàng
và ghê tởm.
Thêm vào đấy, những công dân Huế mà người viết bài này đã hỏi đến đều bày tỏ sự khó hiểu; họ hoàn toàn không hiểu tại sao người Việt Nam lại có thể hành xử một cách tàn bạo đến như thế đối với đồng bào của mình. Theo họ, cuộc thảm sát đã tạo ra bằng chứng không thể nào tranh cãi là cuộc kháng chiến của Cộng sản đã phơi bày tất cả sự giả dối về chiêu bài giải phóng nhân dân miền Nam Việt Nam, và đang lộ liễu mưu tính thiết lập một chế độ chuyên chính Cộng sản độc tài và áp bức. Những người đào thoát từ phía Cộng sản chẳng cảm thấy khó hiểu như vậy, mặc dù họ rất vất vả khi giải thích những lý do của họ cho những ai đã không trải qua những năm tháng phải tồn tại dưới sự kiểm soát ngặt nghèo của chế độ Cộng sản, không được tiếp xúc với bên ngoài và phải chịu đựng hàng ngày những áp lực tâm lý của báo đài cộng sản.
Hai người cựu Cộng sản sáng suốt nhất mà người viết bài này đã phỏng vấn là hai sĩ quan quân đội cấp cao, Thượng tá Trần Văn Đắc, người đào thoát sang phía Quốc gia vào tháng Tư 1968, và Thượng tá Nguyễn Thành, người đào thoát vào tháng Năm 1970. Cả hai đều không tham dự vào các biến cố ở Huế, nhưng cả hai đã tham gia vào cuộc tấn công vào Sài Gòn trong cuộc Tấn công Tết. Là quân nhân, họ chỉ có thể nói về nhận thức của họ mà đã bị tẩy não bởi kinh nghiệm đời lính Cộng sản của họ khi phục vụ ở miền Nam Việt Nam.
Thêm vào đấy, những công dân Huế mà người viết bài này đã hỏi đến đều bày tỏ sự khó hiểu; họ hoàn toàn không hiểu tại sao người Việt Nam lại có thể hành xử một cách tàn bạo đến như thế đối với đồng bào của mình. Theo họ, cuộc thảm sát đã tạo ra bằng chứng không thể nào tranh cãi là cuộc kháng chiến của Cộng sản đã phơi bày tất cả sự giả dối về chiêu bài giải phóng nhân dân miền Nam Việt Nam, và đang lộ liễu mưu tính thiết lập một chế độ chuyên chính Cộng sản độc tài và áp bức. Những người đào thoát từ phía Cộng sản chẳng cảm thấy khó hiểu như vậy, mặc dù họ rất vất vả khi giải thích những lý do của họ cho những ai đã không trải qua những năm tháng phải tồn tại dưới sự kiểm soát ngặt nghèo của chế độ Cộng sản, không được tiếp xúc với bên ngoài và phải chịu đựng hàng ngày những áp lực tâm lý của báo đài cộng sản.
Hai người cựu Cộng sản sáng suốt nhất mà người viết bài này đã phỏng vấn là hai sĩ quan quân đội cấp cao, Thượng tá Trần Văn Đắc, người đào thoát sang phía Quốc gia vào tháng Tư 1968, và Thượng tá Nguyễn Thành, người đào thoát vào tháng Năm 1970. Cả hai đều không tham dự vào các biến cố ở Huế, nhưng cả hai đã tham gia vào cuộc tấn công vào Sài Gòn trong cuộc Tấn công Tết. Là quân nhân, họ chỉ có thể nói về nhận thức của họ mà đã bị tẩy não bởi kinh nghiệm đời lính Cộng sản của họ khi phục vụ ở miền Nam Việt Nam.
Cuộc sống trong quân ngũ nào cũng phải luôn
luôn phục tùng kỷ luật-tuân theo điều lệnh, theo mệnh lệnh cấp trên, chấp hành
những thủ tục đã quy định, huấn luyện, vân vân. Sau một thời gian phản xạ của
ta trở thành phản xạ có điều kiện, và hành động của ta trở thành hành động bản
năng, hầu như vô ý thức. Nhưng ở các lực lượng vũ trang Cộng sản Việt Nam còn
có một phạm vi khác, một lĩnh vực mà quân đội Phương Tây hầu như không lưu tâm
đến, tức học tập chính trị. Có lẽ ngành quan trọng nhất của Quân đội Cộng sản
Việt Nam là ngành chính trị, những cán bộ ngành này đều tiến hành liên tục
những đợt học tập chính trị, phê và tự phê. Những người lính Cộng sản phải
thường xuyên thú nhận khuyết điểm của họ trước cuộc họp nhóm, và phải lắng nghe
những lời thú nhận từ những người khác trong nhóm. Họ phải phê bình lẫn nhau về
mọi khía cạnh hành vi. Trải nghiệm lâu dài những thủ tục này sẽ tạo ra trong
não người, vì không thể tìm từ nào chính xác hơn, cái mà ta có thể gọi là sự tự
kiểm duyệt.
Vì sự chấp nhận phê bình luôn luôn đau đớn, và đôi khi khiến ta rất đau khổ và lo lắng, nên não sẽ tự hình thành cơ chế cảnh báo riêng của não về những lời nói hay hành động nào có thể tạo ra sự phê bình. Cuối cùng, theo bản năng, người lính tránh tất cả mọi thứ không hợp với những hành vi xã hội chuẩn mực mà luôn luôn do Đảng Cộng sản quyết định. Chính bản năng của họ chứ không phải sự hiện diện của cán bộ Đảng khiến họ làm điều này, vì chính tất cả các đồng đội của họ cũng bị tẩy não để báo cáo và chỉ trích bất kỳ sự vi phạm hành vi chuẩn mực thông thường nào.
Vì những người lính Cộng sản ở miền Nam Việt Nam không sống trong dân chúng, mà đóng quân ở những căn cứ xa xôi nơi họ chỉ gặp gỡ đồng đội, nên chẳng bao lâu sau họ không còn nhận thức về hoạt động tự kiểm duyệt này. Do sống trong cộng đồng nơi mỗi thành viên đều chấp nhận và làm theo những hành vi chuẩn mực như thế, nên họ dễ dàng coi hành vi thường lệ của họ là bình thường, vì về mọi phương diện hành vi ấy phù hợp với hành vi của cộng đồng. Không tuân lệnh là lỗi lầm hầu như chắc chắn bị phê bình, cho nên chính ý nghĩ không tuân lệnh ấy không còn tồn tại. Vì vậy, nếu những người lính bị tẩy não như thế nhận lệnh đi tìm và giết những người có tên trong danh sách do cán bộ chính trị Đảng trao, hay nhận lệnh hành quyết những người mà cán bộ chính trị giao cho họ, họ sẽ chấp hành một cách vô ý thức và sẽ không bị những tình cảm thông thường của con người cản trở.
Vì sự chấp nhận phê bình luôn luôn đau đớn, và đôi khi khiến ta rất đau khổ và lo lắng, nên não sẽ tự hình thành cơ chế cảnh báo riêng của não về những lời nói hay hành động nào có thể tạo ra sự phê bình. Cuối cùng, theo bản năng, người lính tránh tất cả mọi thứ không hợp với những hành vi xã hội chuẩn mực mà luôn luôn do Đảng Cộng sản quyết định. Chính bản năng của họ chứ không phải sự hiện diện của cán bộ Đảng khiến họ làm điều này, vì chính tất cả các đồng đội của họ cũng bị tẩy não để báo cáo và chỉ trích bất kỳ sự vi phạm hành vi chuẩn mực thông thường nào.
Vì những người lính Cộng sản ở miền Nam Việt Nam không sống trong dân chúng, mà đóng quân ở những căn cứ xa xôi nơi họ chỉ gặp gỡ đồng đội, nên chẳng bao lâu sau họ không còn nhận thức về hoạt động tự kiểm duyệt này. Do sống trong cộng đồng nơi mỗi thành viên đều chấp nhận và làm theo những hành vi chuẩn mực như thế, nên họ dễ dàng coi hành vi thường lệ của họ là bình thường, vì về mọi phương diện hành vi ấy phù hợp với hành vi của cộng đồng. Không tuân lệnh là lỗi lầm hầu như chắc chắn bị phê bình, cho nên chính ý nghĩ không tuân lệnh ấy không còn tồn tại. Vì vậy, nếu những người lính bị tẩy não như thế nhận lệnh đi tìm và giết những người có tên trong danh sách do cán bộ chính trị Đảng trao, hay nhận lệnh hành quyết những người mà cán bộ chính trị giao cho họ, họ sẽ chấp hành một cách vô ý thức và sẽ không bị những tình cảm thông thường của con người cản trở.
Cả hai thượng tá đều tin hành vi của họ trong
những năm quân ngũ rõ ràng đáng ghê sợ khi hồi tưởng lại, họ đã sống trong không
khí hư ảo, ác mộng do Đảng tạo ra; nhưng cả hai đều khẳng định cương quyết họ
lúc ấy vẫn không nhận thức được như thế. Cả hai cũng tuyên bố nếu họ thảm sát
dân thường chăng nữa, tuy không cần thiết, họ cũng sẽ không bị cấp trên trừng
phạt. Nếu sau này vụ đổ máu ấy xét thấy không cần thiết, hay cho dù gây tổn hại
đến sự nghiệp Cộng sản, họ sẽ chỉ phải thừa nhận rằng họ đã phán đoán sai lầm,
và hứa ra sức nâng cao sự hiểu biết của mình. Còn ngược lại, nếu họ tránh thảm
sát dân thường vì những lý do nhân đạo, họ sẽ thậm chí chắc chắn bị tố cáo là
“cảm tính”, là “thiếu nền tảng chính trị vững vàng”, là vô kỷ luật, và họ sẽ bị
trừng phạt nặng nề.
Về sau khi những lời giải thích này của hai sĩ
quan được đưa ra trước một nhóm những người đào thoát từ miền Bắc Việt Nam đã
sống qua nhiều năm ở dưới chế độ Cộng sản ở Bắc Việt Nam, nhiều người trong họ
từng giữ những chức vụ cao cấp và nhiều trách nhiệm, họ đều tin ngay rằng tất
cả những lời giải thích này đều đúng. Không một ai trong nhóm thừa nhận có ngạc
nhiên gì về các sự kiện đã xảy ra ở Huế, coi chúng như là điềm báo trước cho
những gì sẽ xảy ra theo sau chiến thắng của Cộng sản ở miền Nam Việt Nam. Câu
hỏi nữa về những gì họ đoán sẽ diễn ra ở miền Nam Việt Nam nếu Cộng sản chiếm
được nước này đã tạo ra một sự thảo luận rất lâu.
Tất cả những người đào thoát này- họ gồm có những người như Tiến sĩ Phạm Thành Tài; cựu giáo sư Khoa Chính trị ở Đại học Hà Nội; Võ Thanh Tòng, chuyên viên ngân hàng; Đại úy Lê Phát Nguyên, trước kia từng công tác ở Bộ Tổng Tham mưu ở Hà Nội; Võ Ngọc Cơ, nhân viên tình báo; vân vân-đều nêu ra những tiền lệ và những lời tuyên bố chính thức của Cộng sản để đi đến kết luận nhất trí rằng thảm sát là tất yếu. Những thành viên của các chính phủ miền Nam Việt Nam nối tiếp, công chức, sĩ quan quân đội, cảnh sát, chức sắc tôn giáo, trí thức, nhà chính trị, những người hành nghề chuyên môn sẽ là trong số những người đầu tiên bị sát hại. Tất cả các đảng phái chính trị sẽ bị tiêu diệt, và những người giữ chức vụ trong các đảng này sẽ bị hành quyết. Cũng không có bất kỳ bất đồng ý kiến nào về sự thanh toán những người tỵ nạn đã chạy trốn khỏi miền Bắc Việt Nam, hay thanh toán những ai đã đào thoát khỏi các lực lượng vũ trang Cộng sản, tất nhiên, bao gồm chính những người phát biểu ý kiến này. Thực sự đã nảy sinh bất đồng ý kiến về số phận của giai cấp tư sản-thương gia, địa chủ, chủ cửa hàng, vân vân.
Dù họ đều đồng ý tất cả những người này sẽ bị bắt, bị xét xử, và bị kết án tử hình, nhưng không phải mọi người đều đồng ý tất cả những người này nhất thiết sẽ bị giết ngay. Một số người phát biểu nghĩ rằng chỉ những người nổi bật trong số những người này, đặc biệt những người rất danh tiếng hay rất khét tiếng sẽ bị tử hình đầu tiên. Nhiều người nhớ lại trong các cuộc họp chính trị ở miền Bắc Việt Nam người ta đã khen ngợi cách Trung Quốc kết án tử hình người tù, nhưng rồi hoãn việc hành quyết chừng nào người tù còn làm việc cật lực trong các nhà máy hay nông trường. Họ tin có thể cách làm như thế sẽ được áp dụng ở miền Nam Việt Nam. Những người đã bị kết án tử hình sẽ được phép hoãn việc hành quyết bằng cách ra sức làm những công việc được phân công. Nếu họ tiếp tục làm việc cật lực, họ sẽ được để cho sống sót tới khi nào cái chết tự nhiên xảy đến với họ; nhưng nếu bất kỳ ai trong họ không còn làm việc siêng năng như trước, họ sẽ bị hành quyết để răn đe kẻ khác. Cách làm như thế có thể đóng góp rất nhiều vào sự sản xuất rất cần thiết.
Tất cả những người đào thoát này- họ gồm có những người như Tiến sĩ Phạm Thành Tài; cựu giáo sư Khoa Chính trị ở Đại học Hà Nội; Võ Thanh Tòng, chuyên viên ngân hàng; Đại úy Lê Phát Nguyên, trước kia từng công tác ở Bộ Tổng Tham mưu ở Hà Nội; Võ Ngọc Cơ, nhân viên tình báo; vân vân-đều nêu ra những tiền lệ và những lời tuyên bố chính thức của Cộng sản để đi đến kết luận nhất trí rằng thảm sát là tất yếu. Những thành viên của các chính phủ miền Nam Việt Nam nối tiếp, công chức, sĩ quan quân đội, cảnh sát, chức sắc tôn giáo, trí thức, nhà chính trị, những người hành nghề chuyên môn sẽ là trong số những người đầu tiên bị sát hại. Tất cả các đảng phái chính trị sẽ bị tiêu diệt, và những người giữ chức vụ trong các đảng này sẽ bị hành quyết. Cũng không có bất kỳ bất đồng ý kiến nào về sự thanh toán những người tỵ nạn đã chạy trốn khỏi miền Bắc Việt Nam, hay thanh toán những ai đã đào thoát khỏi các lực lượng vũ trang Cộng sản, tất nhiên, bao gồm chính những người phát biểu ý kiến này. Thực sự đã nảy sinh bất đồng ý kiến về số phận của giai cấp tư sản-thương gia, địa chủ, chủ cửa hàng, vân vân.
Dù họ đều đồng ý tất cả những người này sẽ bị bắt, bị xét xử, và bị kết án tử hình, nhưng không phải mọi người đều đồng ý tất cả những người này nhất thiết sẽ bị giết ngay. Một số người phát biểu nghĩ rằng chỉ những người nổi bật trong số những người này, đặc biệt những người rất danh tiếng hay rất khét tiếng sẽ bị tử hình đầu tiên. Nhiều người nhớ lại trong các cuộc họp chính trị ở miền Bắc Việt Nam người ta đã khen ngợi cách Trung Quốc kết án tử hình người tù, nhưng rồi hoãn việc hành quyết chừng nào người tù còn làm việc cật lực trong các nhà máy hay nông trường. Họ tin có thể cách làm như thế sẽ được áp dụng ở miền Nam Việt Nam. Những người đã bị kết án tử hình sẽ được phép hoãn việc hành quyết bằng cách ra sức làm những công việc được phân công. Nếu họ tiếp tục làm việc cật lực, họ sẽ được để cho sống sót tới khi nào cái chết tự nhiên xảy đến với họ; nhưng nếu bất kỳ ai trong họ không còn làm việc siêng năng như trước, họ sẽ bị hành quyết để răn đe kẻ khác. Cách làm như thế có thể đóng góp rất nhiều vào sự sản xuất rất cần thiết.
Nhưng không chỉ chính những sĩ quan Quân đội
Cộng sản và các viên chức cao cấp đã đào thoát sang miền Nam Việt Nam nói chiến
thắng quyết định của Cộng sản sẽ gây ra cảnh tắm máu. Các phương tiện truyền
thông bị kiểm soát chặt chẽ của miền Bắc Việt Nam trong vài năm qua đã thường
nói về điều ấy. Xin nêu ra một trường hợp điển hình, Đài Hà Nội trong buổi phát
thanh vào ngày 18 tháng Chín, 1969, đã dẫn lại những lời sau của ủy viên Bộ
Chính trị Trường Chinh: “Nền chuyên chính dân chủ nhân dân phải tuyệt đối cần
thiết sử dụng bạo lực để chống lại bọn phản cách mạng và bọn bóc lột không chịu
cải tạo. Vì thế, chúng ta phải không ngừng tập trung vào công tác củng cố bộ
máy trấn áp của nhà nước dân chủ nhân dân, quân đội nhân dân, công an nhân dân,
viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân, vân vân.” Cũng chính đài này, phát
thanh vào ngày 21 tháng Ba, 1968, nói:” Tất cả các công dân phải có nghĩa vụ
tham gia tích cực vào việc tố giác những phần tử phản cách mạng, cung cấp cho
các cơ quan chuyên chính các bằng chứng và tài liệu, giám sát việc trừng trị...
các phần tử phản cách mạng.” Báo đài miền Bắc Việt Nam đã gọi tất cả những
người ở miền Nam Việt Nam chống lại cuộc kháng chiến Cộng sản là “côn đồ”, “tay
sai”, “ bọn bóc lột”, “ bọn phản cách mạng”, và những từ tương tự như thế, và
thường xuyên nhắc đến những “món nợ máu” mà những người này đã gây ra. Họ còn
thường xuyên cam kết quyết liệt rằng những người này sẽ phải trả lại toàn bộ
những món nợ máu ấy. Những tiền lệ lịch sử và trường hợp gần đây khiến ta không
thể nào nghi ngờ những nhà lãnh đạo Cộng sản có ý định giữ lời hứa.
*
P.J. Honey (1922-2005) là học giả Anh chuyên nghiên cứu về chiến
tranh Việt Nam. Ông từng sống ở cả hai miền Bắc và miền Nam Việt Nam, và rất
thông thạo tiếng Việt. Ông đã dịch tác phẩm của học giả Trương Vĩnh Ký, Chuyến
đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876), sang tiếng Anh.
Nguồn:
Trích dịch từ tạp chí Southeast Asian
Perspectives số 2 tháng Sáu 1971, trang 19-25. Nguyên tác tiếng Anh “Vietnam:
If The Communists Won”. Tựa đề của người dịch.
On Friday, 13 February 2015, 1:30, "Sung Le > wrote:
Kính chuyển và xin phổ biến rộng rãi.
Đồng bào trong Nước đã thề chết, chỉ vào măt công an VC, đòi
lật đổ Việtcộng và hoan hô Viêtnam Cộng Hoà.
Xin Đồng bào hai ngoai hãy tiếp tay.
Thời điểm đã tới : Xin đừng ngãnh mặt. Xin đừng chần chừ !
Quê Hương đang ngóng đơi ta !
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment