Friday, February 13, 2015

NĂM MÙI Tìm Hiểu DÊ Trong Thé Giới Động Vật



--
Kính chuyển
MG/HD
NĂM MÙI
Tìm Hiểu DÊ Trong Thé Giới Động Vật
Hô Đinh



 Trong thế giới động vật, dê là một trong những loài có khả năng sinh lý mạnh nhất, qua việc một dê đực mỗi buổi sáng , trước khi rời chuồng đi kiếm ăn, đã phục vụ cho từ 30-50 nàng dê cái. Nhưng có điều bất công và phi lý đối với dê vì con người cổ kim, từ đông sang tây, trong hàng vua chuá,quan quyền cho tới hạng phú gia, kể cả giới bình dân Hồi giáo, nhiều người cũng có rất nhiều hậu phi, thê thiếp, cung tần mỹ nữ.. nhưng mấy ai bị kết tội ? còn dê thì lại bị xỏ xiên, thậm chí cái tên thường được sử dụng để chỉ những đấng mày râu thích hảo ngọt, cứ thấy đàn bà con gái thì mắt tròn xoe như hai viên bi và tay chân cứ múa may không khác gì loài bạch tuộc. Ấy thế mà gã người và loài bạch tuộc thì vô hại, còn dê vô can lại bị các bà các cô căm ghét. Thật ra xưa nay, dê là một trong những gia súc rất hiền lành và ích lợi , giúp cho người đủ chuyện, nhất là trong lãnh vực mưu tìm sự trường xuân bất hoại.

 Nổi khốn khổ của dê ngoài việc bị đánh đập, xa lánh, còn bị bêu xấu ngày ngày, luôn trong lãnh vực ngôn ngữ, hiện có rất nhiều trong tiếng Anh, Mỹ xuất phát từ tiếng “ Goat”, đã biến thành “ wear goatces-râu dê “, “To get one’s goat hay Really got my goat.. đều có nghĩa làm cho ai bực tức, bất bình”. Trong tác phẩm “ Smoke Bellew” của nhà văn nổi tiếng Hoa Kỳ là Jack London, xuất bản năm 1912, ông đã nhiều lần dùng các thành ngữ như That’s what got my goat , got your goat hay là The joker did not got your goat.. để diễn tả những trạng thái của các nhân vật lúc bực mình, nổi giận hay cợt đùa cũng vì con dê hiền lành, đáng mến. Nhưng không phải dê không có miệng để minh oan cho mình, đồng thời phản kích những kẻ xấu miệng, mà ta đã đọc được trong tác phẩm vô danh của VN, đó là Lục súc tranh công :
“..Dê vốn thật thuộc về việc lễ,
Ðể hòng khi về hạng tư văn.
Ðể dành khi tế thánh, tế thần.
Lại có thuở kỳ yên, kỳ phước..
Tóm lại, công việc của dê bình thường không ai nhận thấy có chút gì quan trong, cho nên dù có đi tìm hiểu cũng đâu có bằng “ việc dê thì dê biết “ như lời chúng đã minh xác trong tác phẩm trên..

1-DÊ TRONG THẾ GIỚI ÐỘNG VẬT :

            Dê thuộc bộ Artiodactila, có móng chẳn trong nhóm nhai lai gồm có họ bò, họ dê.( Caprovinae), là loại gia súc nhỏ đã được người thuần hóa từ thời kỳ đồ đá, do sự hợp chủng của hai loài Dê Rừng (Capra Aegagerus) và loài linh dương (Capra Falconeri). Dê có sừng rổng, cong về phiá sau, cằm có túm lông dài giống chùm râu, bởi vậy dê còn được người ban cho cái mỷ danh là sư phụ hay ông chủ có bộ râu dài. Dê giỏi leo trèo, nhảy trên các đồi dốc, rìa núi dể dàng, tuổi thọ từ 10-12 năm. Riêng dê cái, mỗi năm sinh hai lứa, từ 2 tới 3 con và thời gian mang thai là 150 ngày. Dê ăn đủ mọi thứ cây cỏ nhưng món khoái khẩu nhất vẫn là So đũa. Về điểm này cho tới nay, các nhà khoa học cũng chưa tìm ra mối liên quan nào giữa lá so đũa và khả năng sinh lý siêu phàm của dê đực. Nhưng chắc chắn người đã bái phục dê, cho nên hiện nay khắp năm châu đều nuôi dê để lấy sữa và ăn thịt. Trung bình dê đực nặng 60 ký và dê cái 50 ký khi được 6 tháng tuổi. Hầu hết tất cả các bộ phận của dê đều được ăn và làm thuốc (thịt, tiết,gan,dạ dày,ngọc dương..). Theo các tài liệu cổ thì thịt dê có vị ngọt, tinh rất nóng và không độc, có tác dung tráng dương, bổ thận và tinh huyết. Ðặc biệt là bộ ngọc dương và bốn chân, được dùng làm món tiềm trong bài thuốc bắc “ tứ linh hội”.

            Trong nhiều lần khai quật khảo cổ, đã tìm thấy hình ảnh dê xuất hiện trên các đồ vật và nông cụ. Do trên, việc chọn dê làm 12 con giáp và mặt trời trong việc tính toán thời gian, theo các nhà làm lịch, là điều dứng đắn . Trong thần thoại Hy Lạp, người xưa dùng dê làm tế vật cúng thần Hecmet. Riêng ở Trung Quốc, các vị Ðế vương dùng dê trong lễ Cốc Sóc, vào ngày nguyên đán, trước cửa ngọ môn. Việc này đã có đề cập trong sách Luận Ngữ, nói về cuộc tranh luận giữa Ðức Khổng và đệ tử là Tử Cống, quanh vụ cúng dê trong ngày Cốc Sóc.

            Theo kinh nghiệm, thì dê có tính ngang bướng, chỉ muốn làm theo ý mình và rất tinh khôn chứ không phải ù ù ngớ ngẩn như người ta tường, qua việc chọn thức ăn, biết đề phòng kẻ thù, nhận ra chủ nhà.. Nhiều nơi, dê được dùng để kéo xe cho các người chăn cừu ở vùng núi cao. Dê còn được dùng để chăn chiên,cừu trên các đồi núi hiểm trở. Tại Âu Châu và nhiều nước Phi Châu,Nam Mỹ, dê được nuôi thành đàn, thả tự do trên các thảo nguyên ban ngày và chỉ nhốt vào chuồng ban đêm mà thôi.

-DÊ NHÀ :

            Dê sinh sống tại VN thuộc ba nhóm : Dê VN đến nay vẫn chưa tìm được xuất xứ, hình vóc nhỏ, chỉ cao chừng 50 cm,mình dẹp, lông nhiều màu sắc, tai đứng, sưng hơi cong nhọn. Dê đực to hơn con cái, râu cằm rậm, sừng dài về già xoắn lại. Dê Ấn Ðộ do người Ấn và Pháp mang vào nước ta từ đầu thế kỷ XX, thân dài, cao từ 80-90 cm, mắt lồi, tai to nhưng rũ xuống , sừng ngắn hay không có sừng, vú to, lông màu sậm. Dê Mông Cổ mới được nhập vào VN trong thập niên 90 cuối thế kỷ, hình vóc trung bình giữa Dê VN và Ấn Ðộ, lông màu trắng đen có thể dùng làm len.
-DÊ SỪNG XOẮN ( Capra Folconeri)
Dài chừng 1,35m và cao trên 1m. Sừng dê đực thẳng và xoắn., thường sống thành từng đàn ở rừng núi các nước Trung Á Turkestan,Uzbekistan,Balutchistan,Cachem-ia và A Phú Hãn.Về mùa hẻ, dê này có bộ lông màu nâu sáng nhưng râu, đuôi và một phần chân thì màu sậm hơn. Trái lại muà đông thì màu lông nhệt nhạt.

-DÊ NHÀ LÙN CAMERUN : thuộc nòi dê nhà Châu Phi Capra Domestica,kích thước bé nhất trong họ dê, đo được từ 30-40 cm chiều cao.Ngoài ra còn có giống hậu duệ giữa loài dê núi tuyệt chủng Capra Prisca và dê rừng Capra Aegagrus, hiện sống nhiều tại miền rừng núi Ðông, Nam Á.

DÊ NÚI (Capra Ibex Sibirica) : có chiều dài 1,50 m và cao trên 1 m., riêng sừng dài tới 1,40m., sống trên vùng núi cao Pamia (4500m) tại Trung Á.

-CỪU : thuộc họ dê, gồm có CỪU BỜM (Ammotragus Lervia), là loài thú chuyển giống giữa Dê và Cừu., dài 1,50m, cao trên 1m, đuôi 0,15m, sừng 0,70m, có bộ lông nhạt, lòi đực không có râu cằm và mùi hôi như dê, sống nhiều ở Bắc Phi và Tiểu Á. CỪU RỪNG ( Ovis Musimon ), thuộc họ Cừu nhưng sống hoang , dài 1,1m , cao 0,70m nhưng đôi sừng rất dài và cong tới 0,97m nhưng đặc biệt con cái lại không có sừng. Cừu này có màu lông trắng và nâu. Dây là tổ tiên của giống cừu nhà ,trước kia sống nhiều ở Nam Âu nhưng hiện nay chỉ còn trên đảo Corse và Sardaigue. Từ thế kỷ XVIII loại cừu này đã được các nước Trung Âu thuần hoá và ngày nay kích thước to lớn hơn giống cừu hoang nhiều. CỪU RỪNG CHÂU Á ( Ovis Orienttalis), có kích thước tương đương với Cừu rừng Châu Âu nhưng màu lông đồng nhất, câp sừng bén, sống trên các thảo nguyên có độ cao trung bình tại đảo Cyprus, Vùng Tiểu Á , Ba Tư và Trung Á. Theo các nhà khoa học, thì cừu rừng Châu Á mới chính là tổ tiên của cừu nhà khắp thê giới hiện nay.

-LINH DƯƠNG ( Oryx) : Linh dương thường chạy nhạy trong sa mạc, chúng ăn cây cỏ vào ban đêm để hấp thụ được lượng nước nhiều hơn. Ngoài ra để thích ứng với hoàn cảnh, sự bài tiết của loài này cũng chậm hơn đồng loại trong nhóm móng chẳn gồm có dê, cừu, huơu, linh dương và sơn dương. Cũng thế loài sơn dương sống tại sa mạc Ai Cập có thể nhịn uống trong nhiều ngày, kỷ lục này chỉ thua có lạc đà mà thôi.
* Linh dương Gazella : còn được gọi là Linh dương ngựa dài 2m, cao 1,30m , đuôi 0,40m, màu lông đen, xám trắng, sừng nhọn dài trên 1m có thể chống cự nổi với sư tử, sống thành đàn trên các thảo nguyên ở Tây Phi.
* Linh Dương CANNA : là loại linh dương lớn nhất hiện nay, dài 3,2m, cao 1,80m , sừng cuộn xoắn rất khoẻ dài 0,70m.Có bộ lông màu vàng hay nâu nhạt có chắm đỏ, hiện còn 8 loài sống tại Châu Phi, ăn lá cây và thảo mộc.
* Linh Dương Ấn Ðộ (Antilopa cervicapra) : Dài 1,25m cao 0,80m và đuôi 0,15m, linh dương Ấn Ðộ có sừng tới ba vòng xoắn hoặc nhiều hơn với ba màu lông đen, trắng và nâu, con cái không có sừng, có thể nhảy xa tới 6m và cao trên 2m, sống thành đàn trong các vùng đồng cỏ khắp bán đảo Ấn Ðộ, ngày nay đã được thuần hoá nhiều.
* Linh Dương Rừng (Tragelaphus ) và Linh Dương đầm lầy ( Limnotragus) : sống ở các vùng đồng lầy, trong số này có loài linh dương rất quý hiếm là Linh Dương nước (Tragelaphus) có sừng xoắn , ngâm mình suốt ngày trong nước , kiếm mồi thực vật ban đêm, sống tại Trung và Tây Phi.
Cũng được xêp loại trong hàng Linh Dương quý hiếm còn có Linh Dương cao cổ và Linh Dương Tía Châu Phi là những loại thú khó bắt. Linh dương cao cổ có chiều dài đầu và mình bằng nhau nhưng khi cần vươn lên để ăn lá cây trên cao, thì cái cổ lại dài gấp đôi lúc bình thường. Ngoài ra thân hình của linh dương cao cổ vừa ngắn lại vừa lùn chừng 1m nhưng bốn cái chân thì cao gấp đôi. Sống thành từng đàn nhỏ trong các thảo nguyên ở Tây Phi có nhiều loại lá hợp hoan vàng là món ăn khoái khẩu , linh dương cao cổ và hươu cao cổ là những loài thú đặc biệt và tương đồng. Cũng trong vùng này còn có Linh Dương Ðen ,thuộc loại thú qúy hiếm nhưng có sinh hoạt khác nhau, linh dương đen sống trong các khu rừng cây thấp, lúc ngủ thì ẩn thân trong các khu cỏ rậm rạp, cổ thò ra ngoài để nghe ngóng. Khi đi đứng, đầu linh dương đen lúc nào ngẩn cao lên vì vậy thổ dân Somalia gọi nó là Linh dương ngh ngóng. 

Cùng loại còn có Linh dương Tía rất đẹp và bệ vệ , cao trên 1,20m và nặng chừng 250 kg , có màu lông tía hay màu hạt dẽ rất rực rỡ, đặc biệt là trên lưng có nhiều vạch như ngựa vằn, còn bốn vó lốm đốm màu lông trắng. Tướng mạo của Linh dương Tía cũng rất kỳ lạ, mặt hoa, mõm trắng còn hai sừng cong vào như sừng trâu, đôi vành tai hình quả trám vừa lớn và dài như tai lừa. Trên lưng từ cổ đến mông có một chùm lông rậm nhô cao lên như bờm ngựa. Linh dương Tía sống nhiều tại vùng rừng rậm núi cao trên 2800 m, ở Trung Phi, ăn cỏ xanh và các loại dây leo cũng như muối mõ, thích dầm mình dưới nước. Vì có bốn chân dài và cao, lại lanh lợi nên Linh dương cao cổ và Tía rất khó bị bắt. Hiện tại vườn thú ở San Diego, Hoa Kỳ có nuôi một cặp Linh dương cao cổ, còn Linh dương Tía thì mãi tới năm 1932 mới bắt được một con. Nói chung các loài Linh dương và Hươu cao cổ có dáng ngủ lạ đời, đầu thì quay ra sau, còn chiếc cổ dài thì làm thành một vòng cung trên vai, thời gian ngủ say kéo dài chừng 12 phút, mỗi đêm xãy ra từ 5-10 lần.

*SƠN DƯONG : Còn gọi là Dê núi hay con than , tổ tiên của các loại Dê nhà và ngược lại là những con Dê nhà bị lạc đàn trở thành Dê núi.. Trong loại này hiện có Sơn dương Gnou hay là Sơn dương Sọc, có màu lông xám và những sọc đen trên cổ, riêng các đốm lông ở đầu và đuôi thì hoàn toàn màu đen. Mình sơn dương dài 2,30m và cao trên 1,3m còn đuôi dài chừng 0,65m, sống thành từng đàn lớn trong rừng núi ở phiá nam nước Kenya và ần con sông Orange. 

Ngoài ra còn có giống Sơn Dương Salga, thuộc họ Dê (Capridae), có chiều dài chừng 1,35m và cao 0,75m, nặng tối đa 45 kg. Bộ lông của loài dê núi này màu xám vàng, chỉ có con đực mới có sừng, còn mõm thì rộng và phình ra giống như cái vòi ngắn, có lẽ để lọc cát bụi tại thảo nguyên là địa bàn sinh sống hằng ngày. Trước kia sơn dương Salga sống nhiều tại Âu,Á nhưng ngày nay chỉ còn gặp ở miền núi Turkestan,Uzbekistan,Balutchistan và Afghanistan. Sơn dương thường leo trèo trên các ghềnh đá hay mõm núi cheo leo nhờ hàm răng có mẫu xương nhô ra, để móc vào các hóc hay khe đá mà leo trèo lên xuống và đặc biệt bơi rất giỏi. Ở đồng bằng, sơn dương chạy chậm giống như dê nhà. Thịt sơn dương ngon vì mềm và ngọt nhưng quý nhất là huyết sống có thể chữa được nhiều thứ bệnh khái huyết, suy nhược của đàn ông. Sơn dương khó săn bắt trừ phi lúc chúng chuyển vùng, các con đực thường húc nhau khi dành con cái, thường thì vào lúc sáng sớm hay chiều xuống, sơn dương đực hay kêu to, với âm thanh “ nghè nghè” chứ không phải be be như dê nhà, kiếm ăn vào ban ngày. Săn bắt sơn dương là một chuyện rất khó, kể cả các tay thiện xạ vì sơn dương chỉ sống trên các vùng núi cao cheo leo nguy hiểm, con người khó có thể đặt chân tới.

* SƠN DƯƠNG SỪNG DÀI, loại thú quý hiếm làm VN nổi danh :
Rừng Vũ Quang thuộc Hà Tĩnh hiện nay là một nơi nổi tiếng trên thế giới, trong lãnh vực sinh vật học vì đó là vùng có môi trường sinh thái được ổn định từ hàng triệu năm qua với một thứ khí hậu kỳ lạ không giống bất cứ nơi nào trên trái đất như ẩm ướt, ngột ngạt, trời nhiều mây, mưa dai dẳng và muà khô có sương đêm chảy không dứt trên các vách núi cheo leo đầy rong rêu. Cũng chính ở nơi này, đã phát hiện được ba loại thú cổ xưa nhất là Sơn dương sừng dài, Hoảng khổng lồ và Nai chạy chậm mà người thiểu số địa phương gọi là Quang Khem.. Trong các thú quý hiếm trên, Sơn dương sừng dài, còn gọi là Bò Vũ Quang hay Sao La, đã gây nhiều tranh cải hấp dẩn trong giới khoa học thế giới hiện nay. 

Sự phát hiện các con vật lạ này cũng rất ngẩu nhiên, do một nhà Sinh vật học Hồng Kông là John Mackinson, nhân chuyến thám hiểm rừng Vũ Quang năm 1992, tình cờ từ một xương sọ thú lạ được treo trên vách. Sau khi dùng DNA xác định và biết chắc chắn, ông đã báo cho Cơ quan World Wide Fund for Nature ốWWF cùng phối hợp với VN để săn tìm . Tình trạng trên cũng đã được phát hiện lần nữa tại Rừng Nguyên Sinh Cát Tiên, Lâm Ðồng vào tháng 4-1993. Cùng lúc đi tìm Sao La, vô tình lại phát hiện thêm một loại Mang Lớn, còn gọi là Nai Sủa hay Hoảng Khổng lồ, có trọng lượng từ 40-50 kg, là một trong 7 nhóm thuộc họ Mang (Muntiacus Rafinesque), tương cận với Họ Dê trong Bộ Guốc Chẳn, mà con đầu tiên được tìm thấy vào năm 1915. Vào tháng 5-1994, một con Sơn Dương sừng dài (Sao La), có 6 tháng tuổi đã bị bắt và được chuyển về Hà Nội. Con thú còn non, có lông mượt, có màu lông nâu,xám,đen,mắt to, đuôi ngắn và sừng mới lú, có tên khoa học là Pseudoryx, có khả năng lẩn trốn rất nhanh, nên các thợ săn khó bắt kể cả giăng bẩy. Sao La hiện nay sinh sống trong phạm vi phiá nam sông Cả, từ Kỳ Sơn qua Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn và Vũ Quang, hiện là một trong những loại thú quý hiếm có ở VN như Tê giác một sừng, bò rừng xám Coprey, Vượn mũi hếch Rhinopithocus.. được ghi vào sách đỏ để bảo vệ, vì một con Sao La có thời giá trên 10.000 đô la Mỹ, nên đang bị săn bắt ráo riết.

2-THỊT DÊ :

            Về các món ăn được chế biến từ thịt dê xưa nay có rất nhiều và hầu như ai cũng biết và ít nhất một lần được thử qua như dê nướng, lẫu dê,tái dê, chả dê.. và món quý hiếm NGỌC DƯƠNG tiềm thuốc bắc. Ngoài ra còn truyền tụng món SƠN DƯƠNG TRÙNG của Từ Hy Thái Hậu đời Mãn Thanh và mới đây tại Cần Thơ VN, có món TỨ LINH HỘI.
Người xưa có nói ăn gì thì bổ nấy như Ngựa thì có PÍN và Mã huyết tửu, Cọp thì CAO HỔ CỐT, Rắn có rượu TAM hay NGŨ XÀ, Gấu nổi danh với MẬT, Khỉ thì ÓC và DÊ cũng có món NGỌC DƯƠNG .

*NGỌC DƯƠNG tiềm thuốc Bắc :

            Món này thật ra ai cũng làm được, chỉ khó là sao có được bộ Ngọc Dương để xài. vì Dê đa số là con cái, trong bầy vỏn vẹn chỉ có một vài chàng, cho nên thứ thiệt nhiều khi là thứ giả, nhất là ở VN ngày nay. Món ngọc dương tiềm thuốc bắc trị bệnh suy yếu và bổ thận cho nam giới.

            Cũng theo quan niệm ăn gì bổ nấy, người ta dùng DƯƠNG NHỤC ( Thit dê), có vị ngọt, ăn vào trong người nóng lên, cả nam lẫn nử kể cả đàn bà đang sinh nở đều dùng được. Thịt dê có tác dụng trợ dương, bổ huyết,trị các bệnh ho suyển.. DƯƠNG CAN (Gan dê) tốt cho mắt, DẠ DẦY DÊ trị bệnh ói mữa, gầy ốm, DƯƠNG TIẾT (máu dê), pha với rượu uống hằng ngày , trị được bệnh nhức đầu, choáng váng và đau lưng. Ngoài ra trong các hiệu thuốc bắc có bán CAO DƯƠNG chửa bệnh còi, thiếu máu, DƯƠNG NHỤC THANG giúp phụ nử mới sinh hồi sức..

*SƠN DƯƠNG TRÙNG của Từ Hy Thái Hậu :

              Ðây là một trong những món ăn chính mà Từ Hy Thái Hậu dùng đãi các sứ thấn Tây Phương và Nhật , tại Bắc Kinh năm 1874.

            Muốn làm món trên, các thợ săn tại tỉnh Hồ Bắc (Trung Hoa), sau gần một tháng lặn lội trong rừng sâu, núi cao mới bắt được sáu con Sơn Dương đang có thai trong vùng Thiên Tân. Dê núi đem về chăm sóc cẩn thận, hằng ngày cho ăn thứ cỏ quý có tên là “ Ðông trùng hạ thảo”, chỉ có tại vùng Vân Nam và Quảng Tây mà thôi. Loại cỏ này bổ can thận con người, về mùa hạ rất mịn màng, tới mùa đông trên ngọn cỏ xuất hiện một loại sâu giống như sâu dâu tổ kén, ăn rất bổ. Dê ăn loại cỏ quý trên, trở nên mập mạp và sinh con cũng khác thường. Trong đàn dê con này, đúng hai tháng tuổi, chọn 14 con làm sạch lông, moi ruột, sau đó đem ngâm chúng vào thùng gổ to đựng hổn hợp nước gừng và rượu quý. Qua ngày thứ hai, dê được vớt ra lại ngâm vào bể sứ tráng men có hổn hợp sửa dê tươi và nước sâm nhung. Sau hai ngày ngâm trong bể men, người ta dùng hoa sen trắng đã được tách nhánh, dùng kim vàng xuyên từ hoa đến cuống sen, đem cắm đầy mình dê. Cứ để vậy đúng 10 ngày, trong thịt dê ngâm xuất hiện đầy những con trùng trắng bò trên hoa sen, được nhà bếp thu nhặt và chế biến thành món Thập Trân, ăn ngon và bổ, trị được các bệnh lao phổi, tê bại, bán thân bất toại. Từ Hy đã đặt món trên là “SƠN DƯƠNG TRÙNG”.

*TƯ LINH HỘI

            Vào thời Khang Hy , nhà Mãn Thanh, tại Trung quốc đã thấy xuất hiện các món gà,vịt tiềm thuốc bắc hàng ngày trong thực đơn của các vị vua chúa, quan quyền và giới thượng lưu,phú gia. Nhưng phải đợi tới khi Từ Hy làm chúa, món ăn vương giả này mới hoàn thiện và đạt đỉnh cao . Tại VN, ngay từ thời Pháp thuộc, một số cao lâu ở Sài Gòn-Chợ Lớn như Ðồng Khánh, Ðại La Thiên đã có bán món Long-Lân-Qui-Phụng mà thật ra được chế biến từ thịt Rắn-Mèo-Rùa-Gà và tiềm thuốc bắc.

            Dưới thời Xã nghĩa VN, từ năm 1982, nhà hàng Vĩnh Phát của Mạch Phú Cương tại Cần Thơ cũng có bán món TỨ LINH HỘI gồm có Ngọc Dương-Rắn-Rùa-Gà Ác, một hình thức cải biến từ món Long-Lân-Qui-Phụng của Sài Gòn-Chợ Lớn năm xưa. Cũng có sự khác biệt là món ăn trên lúc trước được nấu nướng theo phương pháp CHƯNG CÁCH THỦY, thời gian kéo dài khoảng 180 phút và giữ được gần như hoàn toàn tinh túy của các con vật. Ngàynay các nhà hàng tuy vẫn theo đúng phương pháp chế biến thời xưa nhưng lại nấu trực tiếp trên lửa chừng 30 phút, nên món ăn đã giảm nhiều chất bổ dưởng. Có thể quan sát nước trong hay đục , để biết món ăn nấu trực tiếp hay chưng cách thủy.

Quả thật chuyện dê thì dê biết, cũng giống như sự biết của người bán thịt dê thời chiến quốc được kr63 lại như sau : Vua Sở Chiêu Công bị mất nước phải lưu vong, trong số dân chúng chạy theo có người bán thịt dê tên Duyệt. Về sau vua lấy lại được nước và khen thưởng phong tặng cho tất cả bọn tùng vong trong số này có anh hàng thịt. Dĩ nhiên mọi người đều hỷ hả đón nhận ơn điển trên, trừ Duyệt từ chối với lý do “ khi vua mất nước, tôi cũng mất nghề bán thịt dê, nay vua trở về, tôi lại giữ được nghiệp củ có ăn, thế là mản nguyện rồi. Vua cố ép, người bán thịt lại thưa :” Nhà vua mất nước, không phải là tội của tôi, nên khọng dám liều chết. Nhà vua lấy lại nước, cũng không phải là công của tôi, nên không dám nhận thưởng. 

Thấy vậy nhà vua lại bảo “ để rồi ta tới nhà ngươi thăm chơi”, nghe vậy người bán thịt dê lại thưa :” theo luật pháp nước Sở, chỉ có những người có công với nước, được phong tặng, thì vua mới nhà thăm. Tôi bất tài vô tướng, giặc tới sợ chết chạy trốn chứ không phải có ý theo hầu vua. Nay bệ hạ bỏ phép nước há chẳng sợ thiên hạ chê trách sao ?” Chiêu Công nghe nói ngoảnh lại bảo với Tướng quốc là Tư Mã Tử Kỳ rằng :” người bán thịt dê tuy hèn hạ nhưng lý luận cao xa, đáng phục, tướng quốc hãy mời hắn ra phục vụ cho triều đình với chức Tam công “.Người bán thịt dê nghe nói lại thưa “ Tôi bết chức tam công sang giàu quyền quý gấp trăm vạn lần anh hàng thịt, nhưng tôi là kẻ bất tài, nên không dám nhận” Nói xong quỳ lạy lui ra. Thật cao quý thay cho người bán thịt dê, biết người biết ta cũng giống như chuyện dê thì chỉ có dê mới biết vậy -/-

*TÀI LIỆU THAM KHẢO :
Thành ngử diển tích danh nhân của Trịnh văn Thành
Thế giới động vật của Diêu Ðại Quan.
Illustrated Encyclopedia of Animals
Bách khoa minh hoạ cuả V.J.Stanek
Cái cười của Thánh nhân của Nguyễn Duy Cần

Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Đông 2014
HỒ ĐINH

.





__._,_.___

Posted by: Ho Dinh 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link