Tổng thống Nga ông Putin tuyên bố 'ngưng bắn ở
Ukraine'
- 12 tháng 2 2015
Tổng thống Nga vừa tuyên bố sẽ có cuộc ngưng
bắn ở Đông Ukraine từ 15/2.
Ông Vladimir Putin nói "chúng tôi đã đạt
thỏa thuận về các ý chính" sau cuộc đàm phán kéo dài với Tổng thống
Ukraine, Petro Poroshenko và các lãnh đạo Đức và Pháp.
Tổng thống Pháp, Francois Hollande nói đây là
"thỏa thuận nghiêm túc" nhưng không phải tất cả đều được đồng ý.
Tin này được đưa ra không lâu sau khi chính Tổng
thống Ukraine nói không thể chấp nhận điều kiện mà Nga đưa ra trong cuộc đàm
phán kéo dài qua đêm ở Minsk, Belarus.
Cuộc đàm phán do Đức và Pháp làm trung gian
nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột tại Ukraine.
Ông Petro Poroshenko vừa nói chuyện với các
phóng viên trong phiên giải lao giữa cuộc họp có sự tham gia của Tổng thống
Nga Vladimir Putin.
Với sự có mặt của Thủ tướng Đức, bà Angela
Merkel và Tổng thống Pháp, Francois Hollande, cuộc họp bắt đầu vào chiều thứ
Tư 11/2 và tiếp diễn cho tới sáng thứ Năm vẫn chưa kết thúc.
Hơn 5000 người đã thiệt mạng trong chiến sự ở
miền Đông Ukraine.
Bước ngoặt?
Ngay khi bắt đầu cuộc họp, hai ông Putin và
Poroshenko bắt tay nhau một cách hờ hững.
Sau 14 tiếng đồng họp hành, ông Poroshenko cho
hay "vẫn chưa có gì tốt đẹp".
Ông nói với các nhà báo rằng Nga "đưa ra
các điều kiện mà tôi cho là không thể chấp nhận được" và từ chối đưa chi
tiết nhưng nói thêm rằng "luôn luôn hy vọng" vì cuộc đàm phán vẫn
còn tiếp tục.
Trước đó, báo chí cho hay Nga đòi để cho vùng
Đông Ukraine 'tự trị tối đa' nhưng vẫn có bộ máy do chính quyền Kiev nuôi
dưỡng.
Các bên có kế hoạch tập trung vào việc tìm
kiếm thỏa thuận ngừng bắn, rút hỏa lực hạng nặng và thiết lập khu vực phi
quân sự.
Nga đã bị cáo buộc trang bị vũ khí và hỗ trợ
phiến quân thân Nga tại miền Đông Ukraine, nhưng luôn bác bỏ cáo buộc này.
'Không chấp nhận được điều kiện của Nga'
- 12 tháng 2 2015
Đàm phán do Đức và Pháp làm trung gian
Tổng thống Ukraine nói không thể chấp nhận điều
kiện mà Nga đưa ra trong cuộc đàm phán kéo dài qua đêm ở Minsk, Belarus.
Cuộc đàm phán do Đức và Pháp làm trung gian
nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột tại Ukraine.
Ông Petro Poroshenko vừa nói chuyện với các
phóng viên trong phiên giải lao giữa cuộc họp có sự tham gia của Tổng thống
Nga Vladimir Putin.
Trong cuộc đàm phán bốn bên còn có mặt lãnh
đạo Pháp và Đức.
Cuộc họp bắt đầu vào chiều thứ Tư 11/2 và tiếp
diễn cho tới sáng thứ Năm vẫn chưa kết thúc.
Hàng nghìn người đã thiệt mạng trong chiến sự ở
miền Đông Ukraine.
Ngay khi bắt đầu cuộc họp, hai ông Putin và
Poroshenko bắt tay nhau một cách hờ hững.
Sau 14 tiếng đồng họp hành, ông Poroshenko cho
hay "vẫn chưa có gì tốt đẹp".
Ông nói với các nhà báo rằng Nga "đưa ra
các điều kiện mà tôi cho là không thể chấp nhận được". Ông tổng thống từ
chối đưa chi tiết nhưng nói thêm rằng "luôn luôn hy vọng" vì cuộc
đàm phán vẫn còn tiếp tục.
Các bên có kế hoạch tập trung vào việc tìm
kiếm thỏa thuận ngừng bắn, rút hỏa lực hạng nặng và thiết lập khu vực phi
quân sự.
Nga đã bị cáo buộc trang bị vũ khí và hỗ trợ
phiến quân thân Nga tại miền Đông Ukraine, nhưng luôn bác bỏ cáo buộc này.
Nghị trình của các bên
Hai ông Putin và Poroshenko bắt tay một cách hờ
hững
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp
Francois Hollande đang chủ trì nỗ lực hòa bình tại Minsk.
Ukraine muốn khôi phục chính quyền tại các khu
vực ly khai, tuy nhiên cho Donetsk và Luhansk quyền tự trị lớn hơn; giải giới
quân nổi dậy, rút lính Nga, phục hồi kiểm soát của Kiev tại vùng biên giới
Ukraine-Nga; trao đổi tù binh toàn diện.
Quân ly khai thân Nga trong khi đó muốn tách ra
khỏi Ukraine và thiết lập "Cộng hòa nhân dân" Donetsk và Luhansk;
không tước trừ vũ khí của lực lượng ly khai và ân xá cho các thủ lĩnh của họ.
Nga tìm kiếm bảo đảm về luật pháp cho quyền lợi
của người nói tiếng Nga tại miền Đông Ukraine; quyền tự trị cho Donetsk và
Luhansk tuy không nhất thiết phải độc lập; giữ nguyên Crimea không trả cho
Ukraine; rút quân đội Ukraine khỏi vùng chiến sự.
EU và Hoa Kỳ thì muốn khôi phục chủ quyền lãnh
thổ của Ukraine; chấm dứt can thiệp của Nga tại miền Đông Ukraine, rút toàn
bộ lính Nga và hỏa lực hạng nặng; điều phối tình hình biên giới giữa hai nước
và khu vực phi quân sự đồng thời trả lại dân chủ ở Donetsk và Luhansk.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment