PHẢI CHĂNG NHÂN QUYỀN TỰ
DO DÂN CHỦ KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ TOÀN CẦU
Chúng ta sắp làm lễ kỷ niệm Ngày
Quốc Tế Nhân Quyền 10/12. Mặc dầu không có tính cách áp đặt, trong hơn nửa thế
kỷ qua, bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã được phần lớn những quốc gia văn
minh, tự do, dân chủ coi như ngọn đuốc soi đường cho chính mình và cho nhân
loại. Chỉ có những chính quyền man rợ, thiếu văn minh, độc tài mới coi thường,
chà đạp bản văn kiện này và tìm đủ mọi cách, mọi luận điệu để phủ nhận nó.
Vậy nhân quyền là gì, tự
do dân chủ là gì ? Nó có tính cách toàn cầu hay không, hay nó chỉ có tính
cách đặc thù, từng vùng như luận điệu của một số chính quyền độc tài thường rêu
rao.
Chúng ta hãy cùng nhau
xét vấn đề trên.
Nhân quyền là gì ?
Nhân quyền là những
quyền tự do căn bản của con người, đi từ quyền tự do đi lại, tự do sinh sống,
tự do mưu cầu hạnh phúc, tự do ngôn luận, tự do chính trị, tự do lập hội v.v…
Tự do chính là nhân
quyền vậy. Dân chủ cũng vậy, người ta cũng có thể định nghĩa nhiều cách ;
nhưng người ta cũng có thể định nghĩa đơn giản, đó là một thể chế chính trị, mà
trong đó, những quyền tự do căn bản của con người tức nhân quyền được thực sự
bảo đảm, tôn trọng.
Những quyền tự do căn
bản này đã được ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và đã được Đại Hội
Đồng Liên Hiệp Quốc chấp nhận vào ngày 10/12/1948.
Những nhà sọan thảo bản
tuyên ngôn này đã lấy 2 câu châm ngôn đông tây làm kim chỉ nam. Đó là :
« Kỷ sở bất dục
vật thi ư nhân « ; và câu : « Ne fais pas à un autre ce que tu
ne veux pas qu’il te soit fait. », đều có nghĩa là : « Đừng làm
cho người khác cái mà anh không muốn họ làm cho anh. »
Lời mở đầu bản Tuyên
Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã ghi rõ :
« Xét rằng sự công
nhận nhân phẩm bẩm sinh của mọi người, thành viên của đại gia đình nhân loại ;
và sự công nhận quyền bình đẳng, bất khả nhượng, là nền tảng của tự do, của
công lý, của hòa bình trên thế giới.
« Xét rằng sự sao
nhãng, khinh miệt và chà đạp những quyền căn bản của con người là những hành
động man rợ, đi ngược lại lương tâm, lương tri của nhân loại ; và một thế
giới mà trong đó mọi người đều được tự do ngôn luận, không bị đe dọa bởi nghèo
đói, thế giới đó phải được coi như là ước vọng cao cả của nhân loại.
« Xét rằng quả là
cần thiết để những quyền tự do căn bản của con người phải được bảo vệ bởi một
nhà nước pháp quyền, để con người không bị áp bức, bóc lột ; trong trường
hợp ngược lại, thì con người có quyền nổi lên chống đối bằng bất cứ mọi phương
tiện nào.
Bản Tuyên Ngôn Nhân
quyền có 30 điều gồm những điều căn bản như sau :
Điều 1 : « Tất
cả mọi người sinh ra đều tự do, bình đẳng về nhân cách và quyền lợi. Họ bẩm
sinh có lý trí và lương tâm và phải hành xử người này đối với người kia trong
tinh thần tương thân, tương trợ. »
Điều 17 : « Tất
cả mọi người dù một mình hay trong tập thể đều có quyền tư hữu. Không ai có thể
bị cấm đoán quyền tư hữu. »
Điều 18 : « Tất
cả mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, ý thức và tôn giáo. »
Điều 19 : « Tất cả mọi người
đều có quyền tự do ngôn luận
Điều 20 : « Tất cả mọi người
đều có quyền tự do hội họp hay lập hội… Không ai bị bắt buộc theo một hội nào
mà họ không thích. »
Một câu hỏi đến với chúng ta là tự do,
dân chủ có giá trị toàn cầu hay không, hay chỉ có giá trị đặc thù, giá trị từng
vùng, từng quốc gia, như một số giới lãnh đạo cộng sản VN và Trung Cộng, cùng
một số trí thức cộng sản thường rêu rao ?
Câu trả lời đơn giản đó
là nó có tính cách toàn cầu, không phân biệt mầu da, chủng tộc, vùng này hay
vùng khác. Một thí dụ cụ thể, đó là một con chim kia, bị nhốt trong lồng, dù là
lồng vàng, người ta cho nó đủ mọi thức ăn ngon, nhưng nó vẫn muốn xổ lồng, bay
ra tìm tự do. Huống chi là con người.
Đồng ý là nhân quyền, tự
do, dân chủ, nhất là chế độ dân chủ có thể có những đặc thù khác nhau tùy từng
vùng, từng quốc gia, nhưng những nguyên tắc căn bản vẫn là một. Có thể có chế
độ dân chủ đại nghị, dân chủ tổng thống ; nhưng dưới những chế độ dân chủ
này, những quyền căn bản của con người như quyền tự do ngôn luận, tự do bầu cử
vẫn được tôn trọng.
Chúng ta có thể lấy một
thí dụ dẽ hiểu, đó là chiếc xe hơi, có thể là xe nhà, xe camion, xe màu vàng,
màu đỏ ; nhưng vẫn là nguyên tắc của máy nổ hay máy hơi nước.
Một nhà tư tưởng đã nói :
« Thế giới có nhiều phát minh sáng kiến, nhưng người ta thường quên phát
minh sáng kiến lớn nhất của nhân loại là nhân quyền. »
Thật vậy, tại sao chúng
ta coi những phát minh khoa học như địa bàn, máy hơi nước, điện, thuốc
pénéciline v.v.. là những cái gì có tính chất toàn cầu, mà lại không coi nhân
quyền có tính chất toàn cầu. Thường những người cho rằng nhân quyền không có
toàn cầu, có tính cách vùng, chỉ thính hợp với những nước tây phương, thường
những người này là những nhà độc tài hay những trí thức hèn mạt, tìm cách bênh vực
cho bạo quyền để được miếng cơm thừa sữa cặn của độc tài.
Và chính những nhà
độc tài này và con cháu chúng lại thích dùng những kết quả của khoa học nhiều
nhất, không nói chi đến việc phát minh này là của nước này, của vùng này ;
trong khi đó thì về nhân quyền, chúng lại đề cao tính đặc thù, quên đi tính
toàn cầu, không có gì hơn là bảo vệ chế độ độc tài, đi ngược lại nhân quyền, vì
quyền lợi cá nhân của họ.
Hôm nay chúng ta kỷ niệm Ngày Quốc Tế
Nhân Quyền, chính là chúng ta cố đấu tranh làm thế nào để những quyền tự do căn
bản được tôn trọng ở Việt Nam. Đấu tranh bằng bất cứ phương tiện nào, trong đó
có việc phải bẻ gãy tất cả những luận điệu cho rằng nhân quyền không có tính
chất toàn cầu, mà chỉ có tính chất đặc thù.(1)
Paris ngày 8/12/2010
Chu
chi Nam
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment