Ba mạnh, ba yếu
của bà Hillary
Đức
Huy - 14/04/2015 07:37
Đảng Cộng hòa tìm cách khai thác tai tiếng của bà Hillary
Clinton.
Biếm
họa của PARESH NATH ở báo The Khaleej Times (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống
nhất)
Tổ chức “Ready for Hillary” đã quyên góp hơn 15
triệu USD với 3,6 triệu người ủng hộ.
Chiều 12-4 (giờ địa phương), trên trang web hillaryclinton.com,
nguyên Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton 67 tuổi đã thông báo chính thức tranh cử
tổng thống Mỹ trong hàng ngũ đảng Dân chủ.
Hillary Clinton Officially
Launches 2016 Presidential Campaign
Tăng lương, giảm chênh lệch thu nhập
Nếu được bầu làm tổng thống trong cuộc bầu cử tháng 11-2016, bà
Hillary Clinton sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Mỹ.
Bà đã đặt bộ chỉ huy chiến dịch tranh cử ở quận Brooklyn (New York)
và đã mời Stephanie Hannon, nguyên cán bộ của trang Google, chỉ huy chiến lược
tranh cử về kỹ thuật số.
Các cuộc vận động tranh cử đầu tiên sẽ mở màn ở hai bang Iowa và
New Hampshire, hai bang quan trọng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
Chiến dịch tranh cử của bà tập trung vào chủ đề trung tâm là cải
thiện cuộc sống kinh tế của tầng lớp trung lưu bằng cách tăng lương và giảm bất
bình đẳng về thu nhập.
Tổ chức “Ready for Hillary” (“Sẵn sàng cho bà Hillary”) đã chuẩn bị
cho chiến dịch tranh cử từ hai năm nay.
Để gây quỹ, tổ chức này đã mở cửa hàng trên mạng rao bán mũ, áo,
tranh khổ lớn, vỏ điện thoại, miếng dán có in ảnh bà Hillary.
Các mặt hàng rất đa dạng, mũ 14 USD, áo nỉ 45 USD, áo thun 10 USD,
vỏ điện thoại 10 USD, dây dắt chó 20,16 USD… Thông qua Facebook, giá thường
giảm 50%-60%. Đến nay đã có hơn 1,2 triệu miếng dán được tiêu thụ.
Cuối tuần trước tại New York, tổ chức “Ready for Hillary” đã tổ
chức sự kiện và bán vé với số tiền biểu tượng 20,16 USD (chỉ năm bầu cử 2016).
Theo hãng tin Bloomberg, tổ chức này chú ý đặc biệt đến các nhà tài
trợ nhỏ. Đến nay tổ chức này đã quyên góp được hơn 15 triệu USD từ hơn 135.000
nhà tài trợ và đã thu hút được 3,6 triệu người ủng hộ.
Theo thống kê, 98% số người đóng góp từ 100 USD trở xuống. Báo
Washington Post dự báo khi chiến dịch tranh cử chính thức khởi động, số tiền
quyên góp sẽ tăng nhanh hơn.
Không có đối thủ trong đảng Dân chủ
Báo Le Figaro (Pháp) ghi nhận bà Hillary Clinton có các điểm mạnh:
- Bà có nhiều kinh nghiệm hoạt động chính quyền, từng trải qua tám
năm với tư cách đệ nhất phu nhân trong Nhà Trắng, tám năm ở Thượng viện và bốn
năm giữ chức ngoại trưởng.
Bà chứng tỏ là con người đầy nghị lực khi phu quân (Bill Clinton)
quan hệ ngoài luồng với nữ thực tập sinh Monica Lewinsky.
- Tổ chức “Ready for Hillary” đã có thời gian chuẩn bị cho chiến
dịch tranh cử của bà và đã thu hút nhiều người ủng hộ.
- Bà đã từng ra tranh cử tổng thống năm 2008 nhưng cuối cùng ông
Obama giành được vị trí ứng cử viên của đảng Dân chủ.
Lần này, bà ra tranh cử trong bối cảnh hết sức thuận lợi. Đến giờ
trong đảng Dân chủ hai nhân vật có thể ra tranh cử lại là những người không mấy
nổi trội.
Song song theo đó, các
điểm yếu của
bà cũng được nêu ra:
- Do bà Hillary không có đối thủ nên báo chí sẽ tập trung săm soi.
Tháng rồi bà phải thừa nhận với chút khôi hài: “Quan hệ giữa tôi với báo chí
luôn phức tạp…
Nhưng tôi sẽ luôn có những khởi đầu mới, một đứa cháu mới, một kiểu
tóc mới, một địa chỉ thư điện tử mới... Và một quan hệ mới với báo chí”.
- Nhiều tuần trước, bà bị chỉ trích lúc làm ngoại trưởng đã sử dụng
địa chỉ email riêng (hdr22@clintonemail.com).
Đảng Cộng hòa nghi ngờ bà đã hủy các thư điện tử gây phiền toái như
vụ Benghazi ở Libya (lãnh sự quán Mỹ bị tấn công hôm 11-9-2012 làm bốn công dân
Mỹ thiệt mạng, trong đó có đại sứ Mỹ).
- Gia đình Clinton bị chỉ trích từ nhiều năm nay đã nuôi dưỡng “văn
hóa giữ bí mật”. Gần đây nhất là vụ Quỹ Clinton nhận nhiều triệu USD tiền tài
trợ từ nước ngoài trong thời gian bà Hillary làm ngoại trưởng mà không báo cáo,
đặc biệt từ các nước Trung Đông.
Tai tiếng từ Quỹ Clinton
Ngày 12-4, sau khi thông báo chính thức ra tranh cử tổng thống, bà
Hillary Clinton đã từ chức khỏi hội đồng quản trị Quỹ Clinton. Mục đích nhằm
tránh xảy ra vấn đề xung đột lợi ích.
Quỹ Clinton do cựu Tổng thống Bill Clinton sáng lập năm 2001.
Năm bà Hillary được bổ nhiệm làm ngoại trưởng (năm 2009), Quỹ
Clinton đã ký kết với chính phủ thỏa thuận quy định nếu một quốc gia là nhà tài
trợ cũ muốn tăng tiền quyên góp hay một quốc gia muốn đóng góp để trở thành nhà
tài trợ mới, Quỹ Clinton sẽ trao phần đóng góp đó cho Bộ Ngoại giao xác minh
xem có xung đột lợi ích hay không.
Sáu năm sau đó, Quỹ Clinton thừa nhận không áp dụng đúng thỏa thuận
đối với khoản quyên góp 0,5 triệu USD của Algeria để cứu trợ Haiti sau động đất
năm 2010.
Trong thời gian bà Hillary giữ chức ngoại trưởng có bảy quốc gia
đóng góp gồm Kuwait, Qatar, Oman, Úc, Na Uy, Cộng hòa Dominica và Algeria.
Sau khi bà rời khỏi chính phủ có thêm Saudi Arabia, Các Tiểu vương
quốc Ả Rập thống nhất, Đức. Ngoài ra còn có nhiều triệu USD đóng góp từ các chủ
doanh nghiệp, trong đó có Công ty xây dựng Rilin Enterprises của tỉ phú Trung
Quốc Vương Văn Lương (đại biểu Quốc hội).
Thật ra các khoản đóng góp đều hợp pháp nhưng khi người đóng góp là
cá nhân hay thực thể có lợi ích ngoại giao hay kinh tế đối với Mỹ sẽ dẫn đến
nghi ngờ có xung đột lợi ích. Đảng Cộng hòa đã tích cực khai thác vấn đề này.
Nghị sĩ Rand Paul khẳng định đó là tham nhũng và kêu gọi Quỹ
Clinton trả lại tiền từ các khoản không khai báo. Ông nhấn mạnh: “Bà Hillary
Clinton phải giải thích vì sao nhận tiền từ các nước vi phạm quyền phụ nữ”.
Trong đảng Cộng hòa đã có hai nghị sĩ Ted Cruz và Rand Paul thông
báo ra tranh cử. Jeb Bush, em trai cựu Tổng thống George W. Bush, tích cực
quyên góp nhưng chưa chính thức tuyên bố.
1.300 sự kiện đã được tổ chức “Ready for Hillary” tổ chức ở 50 bang
và nước ngoài. Theo thăm dò của Reuters-Ipos, 60% số người được hỏi dự tính sẽ
bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton ở vòng bầu cử sơ bộ.
Kế đến là nữ nghị sĩ Elizabeth Warren và Phó Tổng thống Joe Biden
(chưa thông báo ra tranh cử).
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
"Hillary
Clinton không có tầm nhìn phù hợp để dẫn dắt nước Mỹ"
Đức Huy | 13/04/2015 19:45
Đó là phản ứng của cựu Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Rick Santorum
sau khi cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chính thức tuyên bố sẽ tranh cử
Tổng thống Mỹ nhiệm kì tới.
Chiều Chủ nhật vừa qua (12/4 - giờ Mỹ), cựu Ngoại trưởng Mỹ
Hillary Clinton đã đăng tải một đoạn video chính thức xác nhận việc bà sẽ tham
gia tranh cử chiếc ghế Tổng thống Mỹ nhiệm kì 2016-2020.
Tuy việc bà Clinton tuyên bố tranh cử được giới quan sát
đánh giá chỉ là vấn đề thời gian, nhưng sự kiện này vẫn thu hút rất nhiều sự
chú ý tại Mỹ, với các phản ứng khác nhau từ các chính trị gia cũng như người
dân nước này.
Ủng hộ
NS dân chủ, thống đốc new york Andrew Cuomo
Tôi đã làm việc cùng Hillary Clinton suốt hơn 20 năm qua. Bà luôn
tin rằng mỗi người Mỹ chúng ta, bất kể màu da, nguồn gốc, hay giới tính, đều có
quyền được trao cơ hội phát triển. Bà là một nhà lãnh đạo kiên định, dày dặn
kinh nghiệm, và sẽ là một Tổng thống tuyệt vời.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright
Hillary Clinton là một người thông minh, biết quan tâm tới người
khác, và có quyết tâm cao. Bà sẽ là một Tổng thống xuất sắc.
Chiến dịch "Cản Hillary"
Bên cạnh những lời ủng hộ của các nghị sĩ đảng Dân chủ và gia
đình, tuyên bố tranh cử của bà Clinton cũng ngay lập tức được đáp trả bởi chiến
dịch "Cản Hillary" (Stop Hillary) của đảng Cộng hòa.
Nghị sĩ Cộng hòa - Thống đốc Wisconsin Scott Walker
Hillary Clinton có lối suy nghĩ theo kiểu Washington-biết-rõ-nhất,
điều mà người dân Mỹ không muốn thấy ở các nhà lãnh đạo của họ.
Cựu Thượng nghị sĩ cộng hòa Rick santorum
Tôi hiểu Hillary Clinton. Tôi từng làm việc với Hillary
Clinton. Hillary Clinton không có tầm nhìn phù hợp để dẫn dắt nước Mỹ.
ứng viên tổng thống đảng cộng hòa Jeb Bush
Chúng ta phải tìm ra được một người lãnh đạo tốt hơn Hillary. Hãy
tham gia chiến dịch Cản Hillary (Stop Hillary) nếu bạn không muốn bà lãnh đạo
nước Mỹ.
Tương quan lực lượng
Bà Clinton được đại bộ phận giới chuyên gia đánh giá là ứng
viên nặng kí nhất trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Sau tuyên bố của bà hôm
nay, trong nội bộ đảng Dân chủ nhiều khả năng sẽ không còn ai "dám"
tham gia tranh cử.
Trước đó, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Barack Obama, người trước
đây từng đánh bại chính bà Clinton trong chiến dịch tranh cử vị trí ứng viên Tổng
thống của đảng Dân chủ năm 2008, cũng đã lên tiếng ủng hộ bà.
"Tôi đã từng làm việc cùng Hillary khi bà còn giữ
chức Ngoại trưởng, bà cũng là một người bạn của tôi. Tôi tin bà sẽ là một người
Tổng thống xuất sắc" - ông Obama phát biểu với báo chí hôm thứ bảy
(11/4) vừa qua tại Panama, sau cuộc gặp mặt lịch sử với lãnh đạo Cuba Raul
Castro.
Về phía đảng Cộng hòa, những Jeb Bush hay Thống đốc bang Texas
Ted Cruz sẽ là những ứng viên hàng đầu cạnh tranh chiếc ghế Tổng thống.
Ngoài ra, Thượng nghị sĩ bang Kentucky Rand Paul và Thượng
nghị sĩ bang Florida Marco Rubio cũng là những cái tên tiềm năng.
Thượng nghị sĩ
Florida Marco Rubio, người dự kiến hôm nay (13/4) sẽ chính thức tuyên bố tranh
cử Tổng thống. Ảnh: AP
Trong đó, nước Mỹ đang đứng trước khả năng chứng kiến một cuộc
"tái đấu" giữa nhà Bush
và nhà Clinton, hai "triều đại" quyền lực trên chính trường Mỹ trong
nhiều thập kỷ qua.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1993, Bill Clinton đã đánh
bại Tổng thống đương nhiệm bấy giờ là George H.W. Bush (Bush cha - PV).
Nếu đắc cử, phu nhân cựu Tổng thống Bill Clinton sẽ trở thành
bà chủ Nhà Trắng đầu tiên trong gần 250 năm lịch sử với 43 đời Tổng thống của
nước Mỹ.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Nếu Hillary
Clinton làm Tổng thống, quan hệ Nga - Mỹ sẽ đi về đâu?
14/04/2015
Bà
Clinton (áo xanh) gặp gỡ Tổng thống Putin trong một cuộc họp tại diễn đàn APEC được
tổ chức ở Vladivostok hồi năm 2012
Chuyên gia người Nga nhận định nếu bà
Hillary Clinton đắc cử và lên làm Tổng thống Mỹ sau cuộc bỏ phiếu năm 2016, mối
quan hệ giữa Nga và Mỹ sẽ rơi vào tình trạng đóng băng thêm ít nhất là 4 năm
nữa.
Hôm 12/4, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đã chính thức tuyên bố
quyết định tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng và khởi động chiến dịch tranh cử
Tổng thống Mỹ vào năm 2016.
Theo hãng thông tấn Sputnik, nhiều người đặt ra câu hỏi nếu như bà Clinton
giành chiến thắng và trở thành Tổng thống Mỹ, mối quan hệ giữa Washington và
Moscow liệu có được cải thiện?
Trên trang PolitRussia, giới chuyên gia Nga đã có một bài bình luận
về khả năng chiến thắng của bà Clinton.
Trong đó, nhà phân tích Ivan Proshkin nhấn mạnh người Nga đang mong
chờ "ngày Tổng thống Barack Obama rời nhiệm sở" và bàn luận về việc
ai sẽ lên nắm quyền thay thế ông Obama.
Nhưng một vấn đề gây tranh cãi hiện nay là liệu bà Clinton sẽ thực
thi đường lối giống như người tiền nhiệm".
“Mơ mộng không có gì là sai nhưng những phân tích về chiến dịch tranh
cử năm 2016 cho thấy không có triển vọng nào về việc tiến hành các cuộc đàm phán
giữa Nga và Mỹ”, ông Proshkin chia sẻ.
Khi phân tích về cơ hội của bà Clinton, giới quan sát chính trị
nước Mỹ tại Nga và các chính trị gia Mỹ đều chỉ ra được những yếu tố có thể
giúp đệ nhất phu nhân của cựu Tổng thống Bill Clinton giành chiến thắng.
Thứ nhất, bà Clinton sống trong một gia đình có bề dày kinh nghiệm chính
trị khi chồng bà từng giữ chức Tổng thống Mỹ. Bà Clinton còn nhận được sự ủng
hộ từ các lực lượng hậu thuận cả về chính trị và tài chính hùng mạnh.
Thứ hai, hiện nay, đảng Cộng hòa dường như không có ứng cử viên nào
nặng ký để cạnh tranh cơ hội chiến thắng với bà Clinton.
Ngoài ra, nền kinh tế Mỹ đang có những dấu hiệu hồi phục sau gần
nửa thập kỷ suy giảm. Đây cũng là yếu tố giúp nâng cao uy tín của đảng Dân Chủ.
Câu hỏi đặt ra là nếu "Bà đầm thép trên chính trường Mỹ"
trở thành vị Tổng thống thứ 45 trong lịch sử nước này, điều gì lại khiến giới
phân tích Nga tỏ ra thất vọng về cơ hội chiến thắng của bà Clinton?
Yếu tố đầu tiên, bà Clinton là người có những tuyên bố đối lập với
quan điểm của nước Nga đồng thời cựu Ngoại trưởng Mỹ luôn giữ "thái
độ" và có kế hoạch xây dựng mối quan hệ hợp tác với các quốc gia láng
giềng nằm trong khối Liên Xô cũ.
Điển hình, trong sự kiện hồi năm ngoái khi các cuộc biểu tình bùng
nổ ở Quảng trường Maidan và bán đảo Crimea tổ chức trưng cầu dân ý để sáp nhập
vào Nga, bà Clinton đã so sánh Tổng thống Vladimir Putin với trùm phát xít Đức
Adolt Hitler.
Thậm chí, bà Clinton còn nhấn mạnh hành động của nhà lãnh đạo Nga
trong cuộc xung đột ở miền đông Ukraine "giống như những gì Hitler đã làm
trong thập niên 30".
Không chỉ lên tiếng bảo vệ những lời chỉ trích và so sánh ông Putin
với trùm phát xít Hitler, bà Clinton còn gọi Tổng thống Nga là "một người
đàn ông da mỏng, máu lạnh và toan tính như điệp viên KGB".
Những lời bình luận của bà Clinton còn nhận được sự ủng hộ từ Quốc
hội Mỹ và các thành viên đảng Cộng hòa.
Trong một bài phát biểu hồi tháng 10 năm ngoái, cựu Ngoại trưởng Mỹ
còn tuyên bố Tổng thống Nga là "người chuyên đi bắt nạt" và Mỹ
"cần ngăn chặn những hành động thù địch của ông Putin".
Bà Clinton cho rằng chương trình nghị sự của Tổng thống Putin đang
"đe dọa tới lợi ích của nước Mỹ" và "thật sai lầm" nếu các
quốc gia châu Âu tìm cách né tránh mở rộng lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Ngoài ra, bà Clinton còn luôn là người tỏ ra nghi ngờ về khả năng
hai nước Nga – Mỹ có thể cải thiện mối quan hệ song phương.
Theo đó, hồi tháng 7/2014, bà Clinton từng chia sẻ "khi còn
nắm cương vị Ngoại trưởng Mỹ, một trong những người tôi tỏ ra nghi ngờ nhất
chính là Tổng thống Putin bởi nhà lãnh đạo Nga không bao giờ từ bỏ ý định đưa
bức tượng 'Tiếng gọi của đất mẹ' trở về thời kỳ hoàng kim".
Không dừng lại ở lời nói, bà Clinton còn có những hành động trong
thực tế.
Trong bài viết đăng tải hồi tháng 10/2014, tờ Russia Insider
nhận định bà Clinton "đã tăng dần dần tư tưởng chống Nga và đẩy Ukraine
vào việc lựa chọn giữa Nga và châu Âu khi tài trợ 5 tỷ USD cho các nhóm dân sự
mang tư tưởng chống Nga ở Ukraine".
Trợ lý Ngoại
trưởng Mỹ Victoria Nuland (áo xanh) phát bánh cho những người tham gia biểu
tình tại Quảng trường Maidan.
Tờ báo Nga cũng chỉ ra rằng trong giai đoạn 2011 – 2012, các cuộc
biểu tình thể hiện sự ủng hộ đối với cựu đại sứ Michael McFaul do chính
"những người theo bà Clinton tại Moscow" tiến hành và sau này cả Trợ
lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland cùng đại sứ Mỹ tại Ukraine Geoffrey Pyatt
đều phục vụ như những cố vấn về nước Nga thân cận của bà Clinton.
Trong đó, cặp đôi Nuland và Pyatt còn phân phát bánh cho những
người tham gia cuộc biểu tình tại Quảng trường Maidan cũng như ủng hộ chính
quyền Kiev thân phương Tây.
Trên trang PolitRussia, chuyên gia Proshkin nhấn mạnh tư tưởng cô
lập Nga của bà Clinton được hình thành khi bà đảm nhận chức vụ Ngoại trưởng Mỹ
và ít nhất một năm trước thời điểm mối quan hệ Nga – Mỹ trở nên lạnh nhạt vì những
bất đồng liên quan tới Ukraine.
Do đó, nhiều khả năng nếu như giành được chiến thắng trong cuộc bầu
cử Tổng thống Mỹ năm 2016, bà Clinton sẽ không chỉ nỗ lực xóa sổ tầm ảnh hưởng
của Nga ở Ukraine và Crimea mà còn ở Caucasus và Trung Á.
Cuối cùng, nhà phân tích Proskin nhận định nếu bà Clinton thắng cử,
mối quan hệ Nga – Mỹ sẽ "ngày càng xấu hơn và bước sang giai đoạn của một
cuộc Chiến tranh Lạnh mới".
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Hillary Clinton -
ác mộng Trung Hoa?
Đức Huy - 14.4.2015
Nếu như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình luôn nhắc đến lý tưởng
Giấc mơ Trung Hoa, thì việc bà Hillary Clinton đắc cử Tổng thống Mỹ nhiều khả
năng sẽ tạo ra một cơn ác mộng.
Cư dân mạng "dậy sóng"
Hôm 12/4 vừa qua, chỉ vài giờ sau khi cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary
Clinton chính thức tuyên bố sẽ tranh cử vị trí Tổng thống nhiệm kì tới, cư dân
mạng Trung Quốc đã có những phản ứng dữ dội trước sự kiện này, theo tổng hợp
của trang Foreign Policy (Mỹ).
Sau khi kênh truyền hình trung ương CCTV đăng tải thông tin về
tuyên bố của bà Clinton, "comment" nhận được nhiều "like" nhất
ví von cựu Đệ nhất phu nhân với hình ảnh không mấy thân thiện, đồng thời cho
rằng việc bà đắc cử sẽ khiến "quan hệ Mỹ-Trung xấu đi trông thấy".
Bà Hillary Clinton
bắt tay trò chuyện cùng cựu bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Ảnh: AFP
Những comment "lịch sự" hơn tập trung vào phân tích mối
quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Một người dùng trên Weibo bày tỏ quan ngại
rằng bà Clinton sẽ kết thân với Nhật Bản, kình địch của Trung Quốc, và gây bất
lợi cho Bắc Kinh trong tranh chấp tại biển Hoa Đông.
Ngoài ra, người này cũng nhận định bà Clinton trong cương vị Tổng
thống sẽ gây bất ổn cho Biển Đông, nơi Trung Quốc và Mỹ đang tranh giành ảnh
hưởng.
Thậm chí, một người khác còn đi xa hơn, dự đoán rằng "Thế
chiến thứ Ba sẽ không còn xa nữa" nếu cựu Ngoại trưởng Mỹ đắc cử.
Giới nghiên cứu cũng đứng ngồi không yên
Tháng
6 năm ngoái, cũng trong một bài viết trên Foreign Policy, nhà báo Isaac Stone
Fish từng nhận định, Hillary Clinton trên tư cách Ngoại trưởng đã gây nhiều khó
dễ, thì Hillary Clinton-bà chủ Nhà Trắng thậm chí sẽ là một cơn "ác
mộng" với giới chức Trung Quốc.
BTV
Isaac Stone Fish (mục châu Á)
Tạp
chí Foreign Policy
Trước
khi đến với Foreign Policy, nhà báo Fish từng là trưởng văn phòng đại diện của tờ
Newsweek tại Bắc Kinh. Với nhiều năm sống tại Trung Quốc, ông thông thạo tiếng
Hán và có hiểu biết sâu rộng về đất nước này nói riêng cũng như khu vực châu Á
- Thái Bình Dương nói chung.
Theo
ông, người Trung Quốc cho rằng bà Clinton mang theo quan điểm "chống Trung
Quốc" trong các chính sách đối ngoại của mình khi còn giữ chức Ngoại
trưởng, trong đó nổi bật nhất là chiến lược "xoay trục sang châu Á"
do chính bà khởi xướng năm 2011.
Chính
sách này, trong mắt người dân cũng như giới cầm quyền Trung Quốc, là một biện
pháp công khai tranh giành ảnh hưởng với nước này tại khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương của Mỹ.
Nay,
tuy bà Clinton không còn giữ chức vụ Ngoại trưởng, Bắc Kinh vẫn coi sự hiện
diện về mặt quân sự của Mỹ trong khu vực hiện nay là hệ quả của những chính
sách do cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ áp đặt khi còn tại vị.
Thậm
chí, vào năm 2013, sau khi bà Clinton rời bộ Ngoại giao Mỹ, Thời báo Hoàn Cầu
còn đăng tải một bài phân tích tổng kết 5 năm đảm đương nhiệm vụ cánh tay phải
của Tổng thống Obama trên trường quốc tế. Bài này kết luận:
Thời
báo Hoàn cầu
Sau
những gì đã làm trên cương vị Ngoại trưởng, Hillary Clinton đã nhanh chóng trở thành
chính trị gia Mỹ "bị căm ghét" nhất trong mắt người dân Trung Quốc.
Theo
ông Fish, chiếu theo những gì truyền thông cũng như mạng xã hội Trung Quốc đăng
tải, quan điểm tiêu cực của người dân nước này về Hillary Clinton vẫn không hề
thay đổi so với lúc bấy giờ.
Không biết đối phó với... đàn bà?
Bên
cạnh ác cảm xuất phát từ cái "trục", bà Clinton dường như còn gây khó
dễ cho giới chức Trung Quốc trên phương diện... giới tính.
Trong
bài phân tích năm ngoái của mình, ông Fish dẫn lời bà Kelley Currie, cố vấn cao
cấp thuộc Viện Dự án 2049 của Mỹ, người từng có thời gian dài công tác với
chính phủ Trung Quốc. Bà Currie cho rằng nữ chính trị gia là đối tượng mà các
VIP người Hoa "không quen đối phó".
Bà
Currie cũng chỉ ra rằng, kể từ thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc chưa bao giờ bổ
nhiệm bất kì một người phụ nữ nào vào Ủy ban Thường vụ bộ Chính trị, bộ máy
quyền lực của đảng Cộng sản nước này.
Cố
vấn cao cấp Kelley Currie- Viện dự án 2049 (Mỹ)
Người
làm chính trị Trung Quốc thường là những người đàn ông lớn tuổi quen với việc được
phụ nữ rót trà phục vụ. Do đó, bà Clinton không phải đối tượng họ có kinh
nghiệm đối phó. Và thái độ cứng rắn không nương tay của bà cũng khiến họ "chùn
bước".
Chưa
thể tìm ra cách đối phó với một chính trị gia không ngại cứng rắn với mình, do
vậy nếu cái tên Hillary Clinton xuất hiện bên cạnh dòng chữ "Tổng thống
Mỹ" vào tháng 11/2016 tới đây, khả năng "Giấc mơ Trung Hoa" biến
thành "ác mộng" không phải là không có cơ sở.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment