Thursday, April 16, 2015

LỊCH SỬ VÀ TÔN GIÁO

 


LỊCH SỬ VÀ TÔN GIÁO

( Bài viết gởi Vietlife với Nguyễn Ngọc Ngạn và người việt kháp thế giới )

Sử là sách ghi chép lại những công việc quan trọng đã qua có quan hệ đến vận hội dân tộc và đất nước, nhưng người viết sử phải tìm tòi từ gốc ngọn, căn nguyên những công việc của một người hay của một quốc gia với trình độ tiến hóa của nhân loại; để làm tấm gương cho đời đời soi chung.

Từ ngàn xưa, người chép sử là người được vua hay thế lực cầm quyền cắt cử và sai khiến coi việc chép sử, được hưởng bổng lộc của triều đình để sống . Nên việc chép sử không được tự do chép theo trí hiểu biết và sự tiến hóa của dân tộc mà chỉ chép theo lịnh của triều đình những việc quan hệ với nhà vua mà thôi. 

Nhìn vào tất cả Báo Chí Truyền Thông hiện tại Việt Nam do Cộng sản cầm quyền, là biết cách người xưa viết Sử cũng không khác nhau cho mấy… nên khi muốn viết lịch sử cho dân tộc Việt Nam, phải đi sâu vào quần chúng, tìm đọc sách “ Địa Phương Chí “ thì viết lại lịch sử sẽ không trái với sự thật trong lòng dân tộc bản xứ. Cũng như muốn viết lịch sử :

1/- Viết về “CÙ LAO ÔNG CHƯỞNG “ tại sao dân chúng hằng năm tấp nập đến Dinh Ông bái lạy, Ông đó là ai ?.. ( Là Nguyễn Hữu Cảnh ).

2/-Viết về đền thờ “ ÔNG CÂU BÀ LÃNH “ ở Cao Lãnh tỉnh Kiến Phong

3/-Viết về “ DINH ĐỐC VÀNG “ và tại sao có tên của hai làng “ Đốc Vàng Thượng, Đốc Vàng Hạ ?... thuộc quận Thanh Bình, tỉnh Kiến Phong.

Các đền thờ như vậy đều có sách “ Địa Phương Chí “ của những vị Nho thâm ghi chép ngay khi sự việc xảy ra, để lưu trử cho dân làng biết công đức, họ mới thờ kính. Trái lại sách của ngoại bang và sách của Việt gian, đều có cái lập luận theo chiều hướng cướp nước và bán nước, sai với sự thật xảy ra với dân chúng tại bản xứ; không nên căn cứ những sách đó mà viết sử, để trở thành người học thức không trí thứ mà là ngu ngốc; còn gây tai hại “ Thánh Chiến “cho con cháu đời sau như những cuộc Thánh chiến của Hồi Giáo với Thiên Chúa Giáo và các cường quốc Tây phương bao năm mà đến hiện nay Quốc Tế không cách nào hòa giải được ?

Việt Nam bắt đầu chép sử từ đời nhà Trần ở thế kỷ thứ 13, từ đó ai được lên ngôi cầm quyền cai trị đất nước cũng đặt trọng tâm về việc chép sử, nhưng chỉ chép một cách vắn tắt chứ không luận giải được rõ ràng, nên sử của Việt Nam không hay mà người chép sử ít khi chịu khó truy tầm gốc ngọn thực tế của sự việc đã xảy ra tại nơi chốn.
Sử đời nào cũng chỉ nói theo thế lực cầm quyền đời nấy, bởi đó tinh thần yêu nước làm sao mở mang được ?..

Ngày 30 tháng tư năm 1975, sau khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu do Mỹ tổ chức tại Việt Nam hoàn toàn sụp đổ, Cộng sản lệ thuộc Nga Tàu chiếm toàn quyền lãnh thổ Việt Nam, chủ trương của Cộng sản là tiêu diệt các tôn giáo, chỉ tổ chức tôn giáo giả danh, để đánh lừa dư luận Quốc Tế là nước Cộng sản Việt Nam có “ Tự Do Tôn Giáo “ !..

Do đó, Cộng sản cho phổ biến nhiều tài liệu sai trật lịch sử tôn giáo , để dễ bề cai trị dân chúng, nhứt là tôn giáo dân tộc. Vì tôn giáo dân tộc có thuyết cốt lõi hợp với lòng bản xứ , luôn được bám sâu vào dân chúng bản xứ, chẳng khác “ CỎ LAN “, không ai có tài nào luận điệu tuyên truyền bứng hết gốc rể như đối với chủ thuyết ngoại nhập, Cộng sản cốt ý làm cho tín đồ không còn tâm niệm thi hành qui giới, để sống thánh thiện đi đến thành chánh quả, mà phải buông lỏng niềm tin giáo pháp siêu mầu của tôn giáo, để Cộng sản dễ bề cai trị quần chúng; trong những thời kỳ ngoại bang xâm lăng hay thời đại độc tài, bảo thủ cầm quyền cũng không khác chủ trương của bọn Cộng sản cho mấy !..

Đức Khổng Tử nói :“ Đạo bất viễn nhân, nhân chi vi đạo nhi viễn nhân, bất khả dĩ vi đạo “. Nghĩa là : Đạo không xa cái bản tính người ta, hễ vì đạo mà xa cái bản tính ấy thì đạo ấy không phải là đạo.”

Giáo Lý của Đức Huỳnh Phú Sổ, Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo rất đúng như vậy, nên chỉ có một năm đầu khai đạo mà ngài đã thâu nhận được gần HAI TRIỆU tín đồ, so với dân số Nam Kỳ bấy giờ thì số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo chiếm 1/2 dân số ( dân số Nam kỳ : 4.616.000 dân - 2.000.000 tín đồ = 1/2 dân số Nam Kỳ, thật là kinh khủng cái tài của một người thiếu niên Việt Nam mới 19 tuổi, so với chiều dài lịch sử tôn giáo toàn cầu, chưa có sức thu hút tín đồ ở giai đoạn đầu như Đức Huỳnh Phú Sổ Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo. 

Giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo, Ngài đề ra “ TỨ ĐẠI TRỌNG ÂN “ là cốt lõi để giáo truyền đại đạo , Ngài đặt Ân Tổ Tiên Cha Mẹ ở hàng đầu, Ân Đất Nước ở bậc thứ Nhì, rất phù hợp với tinh thần dân tộc từ khi lập quốc, gốc ông cha người Việt cũng tu hành hiếu thảo, phụng sự Tổ Quốc.

Ân Tam Bảo “ Phật Pháp Tăng “, hay Trời, Ngài để ở hạng thứ Ba. Vì Ân Tổ Tiên Cha mẹ công sanh dưỡng, ẩm bồng mới được sinh tồn trong nhân loại và nhờ Ân Đất Nước ta mới sống được, nên nặng hơn ân dẫn dắt chúng sanh tu hành giải thoát của Phật Trời. Vì Phật Trời chỉ truyền ra cái thuyết tu hành, làm lành lánh dử để nhân loại làm theo bớt tội căn mà giải thoát khỏi luân hồi. 

Thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 1975 là cái “ RỦI “ cho dân tộc và vận nuước Việt Nam, cũngg là cái “ MAY “ cho nhiều con cháu Việt Nam, có cơ hội hấp thụ văn học Tự Do các quốc gia trên thế giới, mà bừng sáng mắt ra để biết sự tồi tệ của những thời kỳ nhà cầm quyền độc tài, bảo thủ Việt Nam, sẽ biết nói những cái gì “ SỰ THẬT “ hơn “ GIẢ TÂM “ tuyên truyền che mờ tâm trí dân chúng, nhằm tạo bè phái riêng tư, làm hại cho đất nước và VĂN HÓA dân tộc. 

Tuy nhiên, hiện nay còn có số người vì bảo thủ tôn giáo lâu năm, hoặc vin theo những cây bút ngoại bang xâm lăng nước ta, với mục đích triệt tiêu tinh thần dân tộc, làm xấu đi VĂN HÓA dân tộc bản xứ.

Trong những năm gần đây , Huỳnh Kim có đọc qua tài liệu của Ông Bô Liêu là người Miên gốc Việt tại Bạc Liêu, vịn vào quyển” Kim Cổ Kỳ Quang “ của Ông Ba Thới, có chữ màu “ Đà “ Ông Bô Liêu cho màu Đà là màu cờ của vua Quang Trung mà viết về Đức Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên là con của vua Quang Trung và Ngọc Hân Công Chúa. Lại có số người ra vẻ Ta đây là người biết rành về SỬ mà viết sai về Đức Phật Thầy Tây An, Bửu Sơn Kỳ Hương đến Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo, để rồi bị đối chiếu theo sử học, thì không còn cách luận giải phản biện, phải trở thành nhà văn khờ khạo.

Bởi đó, Huỳnh Kim thấy có bổn phận phải chứng minh theo sử học về Đức Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên cho những ai muốn viết sử để hiểu, đừng hồ đồ viết bậy làm tổn hại văn hóa nước nhà và có thể tạo thánh chiến cho cháu con..

Trên bình diện lịch sử tôn giáo dân tộc Việt Nam, sau khi Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, sự truyền thừa nối tiếp được 33 đời Tổ vào năm 658 đến năm 713, vị Tổ cuối cùng là lục Tổ Huệ Năng bậc truyền y bác. Mãi đến năm Kỷ Dậu 1849, Phật Thầy Tây An, Đoàn Minh Huyên mới xuất hiện trị bịnh cứu đời, trong thời kỳ bịnh dịch lan tràn khắp nơi, Đông Phương và Tây phương cũng không có thuốc trị. 

GIA THẾ CỦA ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN
Căn cứ theo sách Địa Phương Chí thì Đức Phật Thầy Tây An tên Huyên, lót chữ Minh, họ Đoàn, chánh danh là “ Đoàn Minh Huyên “, nhưng theo thói thường dân chúng miền Nam, khi sanh được con trai thì lót chữ “ VĂN “, sanh con gái thì lót chữ “ THỊ “ nên trong làng Tòng Sơn có nhiều vị kỳ lão nói Ngài tên họ là Đoàn Văn Huyên, Ngài bỏ nhà đi lúc tuổi còn nhỏ, Ngài đi đâu và làm gì cả làng không ai biết, coi như mất tích ( Ngài đi tu ở vùng bảy núi ).
Một hôm, đầu năm Kỷ Dậu ( 1849 ) Ngài có giang một chiếc ghe buôn từ Sà Tón, vùng bảy Thất Sơn đi về gần vàm rạch Tòng Sơn, Ngài lên bờ đi bộ theo bờ rạch, khi đến đình làng , gặp lúc cây da trốc gốc ngã lấp lòng sông, thuyền ghe không ai qua lại được, cả một khúc sông dồn chật ghe xuồng, dân làng tụ hợp rất đông, đang hì hục kéo cây da vào bờ mà cây da không lay chuyển; tất cả cuốn dây định bỏ ra về, cùng lúc Ngài vừa đi tới, Ngài bảo cột dây lại cho Ngài kéo tiếp. Đám dân làng rộ lên cười:
Chúng tôi lực lưỡng và đông như thế nầy mà kéo không đi, ông ốm yếu quá làm sao tiếp nổi ?

Đức Phật Thầy cười :
Bà con thử cột dây lại xem, tôi có cách kéo được. Mấy cụ già thấy lời nói ôn tồn và quả quyết của “ ông khách lạ “ , bảo dân làng lội xuống nước cột dây lại, sắp hàng đứng hai bên coi ông khách nầy có cách nào để kéo, Đức Phật Thầy Tây An đứng giữa đưa hai tay lên khỏi đầu và hô to;
-Hè…hãy kéo lên !

Hai hàng dây chỉ vừa thẳng , cây da từ từ xếp vào bờ, khỏi phải hì hục nữa.

Ghe xuồng mấy ngày chờ đợi thấy đường rạch trống được thì mừng rỡ, ráo riết lớp chèo, lớp bơi ra đi về kẻo người nhà trông đợi. Còn mấy ông dân làng vì mệt nhọc gần suốt ngày ai nấy đều uể oải, kéo nhau về quên hỏi ông khách lạ đi về đâu, và Họ cũng quên hỏi ông khách tại sao mà kéo cây da dễ như vậy ?

Còn Đức Phật Thầy đi đến đình Tòng Sơn ghé vào, từ đó người ta thấy Ngài ở luôn tại đấy, ngoài mái hiên sau, ngày thì chặt cây rừng, làm cỏ, quét dep chung quanh đình thần, đêm đến lấy lá da để nấu nước uống.( thời đó đến năm 1954, dân chúng thưa thớt, cỏ rừng mọc đầy ).

Được ít hôm , ông từ thấy mỗi đêm Đức Phật Thầy cứ đốt lửa hoài sợ hỏa hoạn, vì đình lợp bằng tranh, ông từ bèn bày tỏ với Đức Phật Thầy Tây An và xin đừng đốt lửa ban đêm nữa.

Đức Phật Thầy điềm tỉnh niệm Phật mà trả lời:
-Tôi ở đâu thì sẽ giữ cho đó được bình yên, xin ông đừng ngại, Ông Từ không biết lời Ngài nói xa. Năm đó bịnh dịch tả nổi lên hoành hành dân chúng khắp nơi, làng Tòng Sơn bịnh dịch cũng bắt đầu lan tràn. Các Chức việc trong làng và dân chúng thấy vậy lo sợ hội lại tại đình, làm heo gà cúng vái và đóng bè để “ tống gió “.
Nghe biết việc như vậy, Đức Phật Thầy ra trước các chức việc trong làng đang hội nhóm, Ngài tỏ ý không muốn công việc sát sanh hại vật mà tống, vì theo Ngài thì hãy tin tưởng Phật Trời cho thành lòng là hơn, chứ tống như thế nầy, nếu thật có linh nghiệm thì chỉ là một việc làm ích kỷ, . Vì mình được khỏi hoạ mà người khác mang tai thì sao ?

Nhà chức trách trong làng không tin lời Ngài, cho là lời nói nhảm, Ngài buồn bã trỡ vào hiên sau vừa đi vừa than. Chức việc trong làng cho là điềm dở, nên vài hôm sau họ cử ông Thị Sự truyền lịnh không cho Ngài ở nữa, lấy cớ rằng trong làng không có quyền chứa chấp những người lạ mặt, 

Đức Phật Thầy nhận lời, nhưng trước khi đi yêu cầu ông Thị Sự mua hộ cho Ngài một đôi đèn sáp dể Ngài làm lễ khai lý lịch cho làng và dân chúng nghe rồi sẽ đi.
Vì tính háo kỳ của ông Thị Sự và lòng tin của một ít người ở chung quanh đình, thấy Ngài có nhiều cử chỉ nửa hư nửa thực, nên cuộc tổ chức cúng được mau lẹ.

Sau khi lên đèn nhang làm lễ, Đức Phật Thầy kể rõ tên Ngài, Ông Bà Cha mình là ai, bà con dòng họ có những người nào và sau rốt Ngài tự xưng Ngài là Đoàn Minh Huyên.

Họ nghe kể trong số người thân thuộc có Ông Đoàn Văn Điểu và ông Đoàn văn Viên hiện đang còn sống trong làng, nên làng liền cho người mời đến, khi giáp mặt ông Điểu cũng không nhận ra là Đức Phật Thầy là an hem chú bác, vì mất tích quá lâu, bây giờ râu tốc lùm sùm, Ngài mới đem công việc trong lúc ra đi thuở nhỏ như thế nào. Nghe xong ông Điểu mới biết liền ôm Đức Phật Thầy mà khóc òa lên, sau khi chấm dứt câu chuyện, ông Điểu khuyên Ngài nên ở lại quê hương làm ăn với ông, đừng đi đâu nữa để đến nổi thân hình tiều tụy, già nua trước tuổi như vậy. theo mấy cụ già trong làng kể lại, lúc nầy Đức Phật Thầy mới có 43 tuổi mà râu tóc như một ông già sáu bảy mươi tuổi, nên anh em ông Điểu không nhận ra..

Để trả lời ông Điểu, Đức Phật Thầy Tây An đem việc đạo lý ra mà bàn giải chung cho mọi người nghe, rồi xin cáo từ ra đi, Ngài xuống xuồng bơi bằng miếng tre ngược dòng sông lên Cái Tàu Thượng... 

“ Tiến trình của Đức Phật Thầy Tây An còn dài… xin tạm dừng chỗ nầy, sẽ viết tiếp khi sau ), để bước sang qua sự đối chiếu lịch Sử Ngài không phải là con của vua Quang Trung và Công Chúa Ngọc Hân, cũng như từ Ngài đến Đức Huỳnh Giáo Chủ không phải như những ông Thầy Pháp như một số cây bút nhầm lẫ, để giúp cho những người có học sử mà không biết tìm nguồn gốc sự kiện và chưa ý thức về cách viết SỬ của những vị anh hùng bản xứ, trong thời loạn lạc hay những thời kỳ bị ngoại bang xâm lăng... mà làm sai lạc văn hóa dân tộc “ !..

Sanh Đức Phật Thầy Tây An vào giờ Ngọ, ngày rằm tháng mười, năm Đinh Mão ( 1807 ), tại làng Tòng Sơn, tổng An Thạnh Thượng, tỉnh Sa Đéc, năm Gia Long thứ sáu. 

Tổ phụ gốc gác ở đó từ lâu, nhưng không mấy ai còn biết được quý danh, chỉ biết khi Ngài mới trở về làng Tòng Sơn trị bịnh cứu đời còn có hai người anh ( chú bác ), là Đoàn văn Điểu và Đoàn Văn Viên. Về sau hai ông nầy chết đi, với thời kỳ đất nước tao loan con cháu xiêu lạc đi đâu không ai biết và không ai thấy roi truyền miêu duệ. Có điều chắc chắn là mộ thân mẫu ( Phật mẫu ) của Đức Phật Thầy Tây chôn ở rạch Cái Nai, hiện còn tại đấy thuộc thôn An Thạnh Trung, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên, hằng mấy trăm năm nay, năm nào không có ai bồi đắp mà mỗi ngày một cao lên, hiện khoa học có cách nào luận giải chuyện nầy ?

Căn cứ theo sử học được thời còn ngồi ghế nhà trường lớp Đệ Nhị :

1/-Quang Trung tên thật là Nguyễn Huệ, sau đổi tên lại là Nguyễn Quang Bình, năm Mậu than ( 1788 ) quân nhà Thanh lấy lý do giúp nhà Lê, đem quân sang chiếm giữ thành Thăng Long. Sau Đại thắng quân Thanh, Bắc bình vương lên ngôi Hòang đế đặt niên hiệu là “ Quang Trung “
2/-Sanh vua Quang Trung năm 1752, người ấp Kiến Thành, huyện Tuy Hòa, ( Qui Nhơn ), con thứ của ông Hồ Quy Phúc.
3/-Vua Quang Trung chết năm 1792 thọ được 40 tuổi ( 1752 -1792 = 40 năm )
4/-Vua Quang Trung làm vua được 4 năm ( 1788-1792 ).
5/-Công Chúa Ngọc Hân chết năm 1799.
6/-Sanh Đức Phật Thầy tây An Đoàn Minh Huyên lúc 12 giờ trưa, ngày rằm, tháng 10 năm Đinh Mão ( 1807 ).tại làng Tòng Sơn, tổng Phong Thạnh Thượng, tình Sa Đéc ( Nam Phần ) nhằm năm Gia Long thứ sáu. 

SAI BIỆT LỊCH SỬ
1/-Sự cách biệt khi vua Quang Trung chết năm 1792, đến khi sanh Đức Phật Thầy Tây An năm 1807 là mười lăm năm ( 15 ) năm ( 1792-1807 =15 năm ).
-Khoa học nào chứng minh vua Quang Trung còn giao hợp được với Ngọc Hân Công Chúa, để mang thai Đức Phật Thầy Thây An Đoàn Minh Huyên sau 15 năm đã chét, không lẽ Khoa học dẫn chứng giấc chiêm bao của Ngọc Hân Công Chúa được vua Quang Trung hiện hồn về giao hợp; khoa học nào dám nói như vậy ?
2/-Sự cách biệt khi Ngọc Hân Công Chúa chết là năm 1799 đến khi sanh Đức Phật Thầy Tây An 1807 là 8 năm ( 1799-1807 = 8 năm ), khoa học nào chứng minh Ngọc Hân Công Chúa còn mang thay 8 năm dưới đáy mồ, để đến năm 1807 đội mồ sanh Đức Phật Thầy Tây An ?
-Đây có phải là những nhà văn kém ý thức và trí thức, hồ đồ, xấc xược chăng ?
-(XIN LƯU Ý :Còn tiếp, Huỳnh Kim sẽ chứng minh theo khoa học về Đức Huỳnh Phú Sổ, Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo, kính mời quý vị đón xem .
-Nhà văn Huỳnh Kim, đương kiêm Cố Vấn Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại ( Văn Bút Thế Giới, Hội viên Văn Bút Quốc Tế ) liên tiếp hai nhiệm kỳ.
-Đang là Hội Trưởng Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Trung Ương và Điều Hành Phật Giáo Hòa Hảo truyền Thống Việt Nam,
HAI THÀNH QUẢ KỲ LẠ CỦA HUỲNH KIM:
1/-Từng giúp Phật Giáo Hòa Hảo Truyền Thống Việt Nam hiện yên tịnh 90 %, gần 10 triệu tín đố PGHH đến ngày nay không ai làm được như Huỳnh Kim.( Nếu ai làm được ba vụ trong vòng 35 phút Cộng sản rút đi trả lại sự yên tịnh cho Phật Giáo Hòa Hảo như Huỳnh Kim đã làm 7 năm qua, Huỳnh Kim hạ mình quì lạy 3 lạy để CẢM TẠ và VINH DANH người đó ?.
2/-Trình bày quyển Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ đúng 100 % đang in, chưa ai làm được, như hơn 40 năm qua ( 1975-2015 ) biết bao nhiêu người chủ trương in đều sai trật hay sửa đổi hoặc thêm bớt bản gốc của Đức Huỳnh Giáo Chủ…).
Huỳnh Kim
__._,_.___

Posted by: jh hk 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link