Wednesday, April 15, 2015

Một cõi đi về …


Một cõi đi về …

Nguyễn Văn Tuấn

Mượn tựa đề của một bài hát của Trịnh Công Sơn để mô tả cảm giác của tôi về sự “kỳ thị cố hương” của Đại tá Lê Bá Hùng. Thật ra, nói “kỳ thị cố hương” là không đúng; anh ta chỉ viếng thăm chính thức thôi.

 Ngày rời quê mẹ là một cậu bé 5 tuổi, ngày trở về là một đại tá, chỉ huy cả hai chiếm hạm thuộc loại hiện đại nhất của hải quân Mỹ. Sự trở về của anh ta, một lần nữa, minh chứng cho câu nói bất hủ của ông Phạm Văn Đồng … quá bậy bạ. (Ông trả lời báo chí Tây và nói rằng những người vượt biên là “thành phần đĩ điếm, xì ke, trộm cướp chạy theo tàn dư Mỹ Nguỵ”).

Dĩ nhiên, người di tản không phải là thành phần trộm cướp, mà thời đó là thành phần ưu tú của miền Nam Việt Nam. Họ là những người học hành đàng hoàng (không có bằng dỏm tràn lan như ngày nay), họ được đào tạo bài bản từ các nước tiên tiến hay ngay trong nước, họ là những chuyên gia rất tài giỏi của chế độ VNCH. 

Họ có thể không tốt trong việc đánh đấm ngoài chiến trường, nhưng họ là những người có học nghiêm chỉnh và có lòng nhân từ bác ái. Nếu có đi tị nạn thời đó và có dịp sống trong các trại tị nạn Đông Nam Á thời đó, các bạn thấy họ là những chuyên gia thứ thiệt, nói tiếng Anh không hề thua kém, thậm chí hơn hẳn, các quan chức Thái. Khi đến Thái Lan, họ rất dễ làm việc với người Mỹ và phương Tây vì cùng “bộ lạc” và nói cùng ngôn ngữ [tiếng Anh] nên rất dễ biết nhau.

Tôi nhớ hoài một kỷ niệm khi ở chung trại với một người mà lúc đó chúng tôi chỉ gọi là “Chú Ba Trung tá”. Chú là người Bình Định, quê nội tôi, lúc đó chắc cỡ 50 tuổi nhưng đầu bạc trắng. Chú đi tị nạn một mình, nghèo rớt mồng tơi như tôi, suốt ngày chú chỉ có cái quần short và áo thun đã ngả màu vàng. Chú từng là trung tá không quân thời VNCH và từng đi học ở Mỹ nhiều năm, nên chú nói tiếng Anh rất giỏi, y như người Mỹ. 

Nhưng chú có óc hài hước vui lắm, suốt ngày kể chuyện tiếu lâm. Lúc đó, tôi có biết tiếng Anh tiếng U gì đâu, nên nhìn thấy cách nói chú tiếng Anh rất tự tin và tự nhiên, tôi phục sát đất, và trong lòng thì lo ngại chẳng biết bao giờ mình mới nói được như chú ấy. Một hôm, phái đoàn Cao uỷ tị nạn Liên hiệp quốc ghé trại làm thủ tục cho các thuyền nhân đi nhập trại Songkhla (cách đó vài trăm cây số), và chú Ba Trung tá là người thay mặt nhóm làm thủ tục, điền đơn. 

Một quan chức Thái khen chú là “Your English is very good”, chú ba nhìn đám tụi tôi lúc đó đang đứng quanh chú, rồi cười nói bằng chất giọng nẫu: “Thằng mọi này nó khen tao nói tiếng Anh giỏi. Đồ dốt, tao nói giọng nước mắm, sao giỏi được”. Tôi nhớ chú nói như thế. Nhớ hoài. Và nhớ câu tiếng Anh giọng nước mắm từ đó. Sau này, chẳng biết chú Ba Trung tá định cư ở bang nào bên Mỹ, vì khi lên trại Songkhla chú chọn đi Mỹ (dĩ nhiên), còn tôi thì đi Úc.

Lúc đó, người miền Nam vẫn rất tự cao, và xem các dân tộc khác trong vùng là “mọi”. Thú thật, lúc tôi mới lên bờ Thái Lan, ở một vùng xa lánh gọi là Budi (gần biên giới Mã Lai), thấy xe hơi chạy vù vù, nhà cửa đâu ra đó, đường sá ngon lành, người thì nhìn có vẻ sáng láng, tôi thấy mình mới chính là mọi, chứ họ đâu phải là mọi mà văn minh hơn mình nhiều.
Những người như chú ba là thuộc thế hệ 1.

 Đó là thế hệ ưu tú của VNCH, đúng như ông Lý Quang Diệu từng nhận xét. Ông Lý từng lo ngại rằng nếu những người này có một hòn đảo để định cư thì có thể trở thành đối thủ cạnh tranh với Singapore của ông ấy. Nếu chính quyền mới đối xử với họ đàng hoàng, trong tình anh em cùng một nhà, thì tôi nghĩ rất có thể Việt Nam mình không thê thảm như thời thập niên 1980 – 1990. 

Đọc những hồi kí cải tạo của họ mới thấy tiếc cho Việt Nam, có một đội ngũ chuyên gia giỏi mà không biết dùng, lại còn cho họ vào tù và tống khứ khỏi quê hương! Anh bạn vong niên, là bác sĩ quân y thời đó mà tôi quen thường hay kể chuyện rằng lúc mấy bác ngoài Bắc vào tiếp thu tuy mang danh là “bác sĩ” nhưng họ rất kém, tên thuốc và bệnh danh viết còn sai tùm lum, còn kiến thức thì … ôi thôi quá tệ. Tệ đến nỗi người ta phải dùng danh từ “bác sĩ cách mạng” để phân biệt với “bác sĩ nguỵ” cho chắc ăn. 

Còn loại đỡ hơn chút thì suốt ngày ca ngợi … xuyên tâm liên và bo bo. Hài hước đến khó tin. Nhưng những người đó, trớ trêu thay, lại là người điều hành bệnh viện. Đọc lại những câu chuyện mà các “bác sĩ cách mạng” này đối xử với mấy thầy cô ở BV Bình Dân còn ngao ngán hơn, giống như ếch nhái lên làm sếp vậy. Phải đợi đến khi ông Tôn Thất Tùng vào thì họ (các thầy cô miền Nam) mới được dễ thở và kính trọng hơn.

Điều đáng mừng là thế hệ thứ 2 thì khá hơn thế hệ thứ nhất nhiều. Lợi thế của thế hệ thứ 2 là họ hoàn toàn học hành bên này, do đó không tốn thời gian để hội nhập như thế hệ 1. Họ cũng có cơ hội bình đẳng hơn thế hệ 1. Do đó, không ngạc nhiên, thế hệ này có nhiều “ngôi sao”. Phần lớn là ngôi sao trong khoa học và giáo dục, chứ rất ít sao trong … quân đội. Thành ra, những người như Đại tá Lê Bá Hùng, Chuẩn tướng Lương Xuân Việt, Phi công Elizabeth Phạm (chẳng biết mang hàm gì), v.v. là những người khá hiếm hoi trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. 

Thử tưởng tượng một người Á châu, nhỏ con, mà vươn lên hàng tá, tướng, thậm chí phi công chiến đấu cơ trong quân đội toàn người Mỹ, thì chúng ta sẽ thấy họ xuất sắc như thế nào. Tôi thường hay nói với các bạn trẻ tuổi hơn là, người mình muốn ngang hàng với người Úc, thì mình phải “cao” hơn họ 2 cái đầu (nếu tiêu chuẩn là X thì được A, thì người mình phải phấn đấu có 2X) thì họ nới nể phục, chứ bằng họ thì chưa đâu. Mấy người mang hàm tá tướng này chắc chắn cũng phải hơn đồng nghiệp Mỹ “hai cái đầu”. 

Có thể nói không ngoa rằng họ là niềm tự hào của Việt Nam.
Dĩ nhiên, họ chỉ thành công khi ra nước ngoài làm người di tản thôi, chứ ở trong nước thì chắc gì họ được như ngày nay. Nói như TS Võ Tá Đức là, nếu còn ở Việt Nam thì có thể em cũng còn hành nghề đạp xích lô. 

Còn như Lê Bá Hùng nếu còn ở Việt Nam thì chắc chắn anh ta không thể vào đại học được do cái “lý lịch Nguỵ”. Thời đó, chính quyền phân chia học sinh thành 10 (?) thành phần dựa vào lý lịch, và nếu là con “Nguỵ” thì đừng nghĩ đến chuyện vào đại học. 

Nghĩ lại mới thấy đúng là một chính sách ngu xuẩn và kỳ thị kinh khủng. Chính vì chính sách này mà nền giáo dục Việt Nam mới tệ như hiện nay, bởi vì ngay từ đầu cái hệ thống đó chỉ ưu tiên cho thành phần mà nếu thi thố tài năng một cách công minh thì họ không bao giờ được quyền giảng dạy, chứ chưa nói đến học.

 Nhưng mà thôi, chuyện cũ đã qua, bây giờ là lúc Việt Nam phải nhận những quả đắng do chính cái hệ thống đó gieo trồng. Không nên trách ai.

 Hạm trưởng Lê Bá Hùng chỉ huy hai tàu khu trục USS Lassen (DDG 82) và USS Blue Ridge (LCC 19) của Hải quân Hoa Kỳ thăm Đà Nẵng hồi tháng 11/2009 (Ảnh: HC)
Hạm trưởng Lê Bá Hùng chỉ huy hai tàu khu trục USS Lassen (DDG 82) và USS Blue Ridge (LCC 19) của Hải quân Hoa Kỳ thăm Đà Nẵng hồi tháng 11/2009 (Ảnh: HC)

Đời người nghĩ cho cùng như một chuyến xe, ra đi rồi trở về.
 Trở về trong vị thế của Lê Bá Hùng là một biểu tượng quá đẹp. Nhìn hình anh ta được các đồng nghiệp hải quân Việt Nam tiếp đón tôi thấy vui trong lòng (hi vọng là các vị phía Việt Nam thật tình).

 Những thành công của những người như Lê Bá Hùng, Lương Xuân Việt, Elizbeth Phạm, (và còn biết bao nhiêu người khác chúng ta chưa biết) là một minh chứng cho thấy người mình có thể sánh vai ngang hàng với các nước tiên tiến, ngay cả trong quân sự, nếu có điều kiện tốt và cơ hội bình đẳng. 

Cái khó khăn hiện nay ở Việt Nam là làm sao tạo ra một môi trường bình đẳng và tạo cơ hội cho mọi người. Tôi e rằng đó là nhiệm vụ bất khả thi khi mà cái chủ nghĩa “con ông cháu cha” đang ngự trị trong xã hội. Nhưng những thành công của họ cũng là những sự thật sẽ còn làm ám ảnh câu phát ngôn của ông Phạm Văn Đồng rất lâu.

N.V.T. 
Nguồn: 

__

Monday, April 6, 2015

HQ Đại Tá Lê Bá Hùng, Tư Lệnh Phó Hải Đội 7 Khu Trục, Chỉ Huy Hai Chiến Hạm Tối Tân Ghé Thăm Đà Nẵng


Tuần Dương Hạm khổng lồ USS Toledo, CA 133 đã từng ghé thăm Sài Gòn vào tháng 10, 1959 nhân dịp Lễ Quốc Khánh 26/10/1959

Vào thời Đệ Nhất Cộng Hoà do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo, mỗi lần chiến hạm Hoa Kỳ ghé thăm viếng Sài Gòn là đài phát thanh Hà Nội ra rả tố cáo Đế Quốc Mỹ "xâm lược" Việt Nam. Cho đến nay các chiến hạm HQ Mỹ đã đến VN 6 lần, phải chăng Mỹ trở lại xâm lược VN lần thứ hai ????


Ngày hôm nay 06/04/2015, tại hải cảng Đà Nẵng, một lần nưã cộng sản Hà Nội đã trải thảm đỏ nghênh đón Hải Quân Đại Tá Lê Bá Hùng, Tư Lệnh  Phó Hải  Đội Khu Truc 7 Thái Bình Dương.  Lần này ông  chỉ huy Khu Trục Hạm USS Fitzerald  DDG 62, và Duyên Tốc Hạm USS Forth Worth LCS 3 viếng thăm một thành phố duyên hải đã từng xảy ra nhiều biến cố lịch sử này.




Được biết HQ Đại Tá Lê Bá Hùng là con trai cuả cưụ HQ Trung Tá Lê Bá Thông, thủ khoa khoá 10, Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang; vào những năm 60, ông đã từng chỉ huy Ngư Lôi Đĩnh PT phát xuất từ Đà Nẵng, đổ bộ người nhái, hoạt động thám báo và pháo kích các căn cứ quân sự tại miền Bắc trước năm 1975.



HQ Thiếu Uý Lê Bá Thông lãnh kiếm danh dự do chính tay Tổng Thống Ngô Đình Diệm trao tặng khi ông đậu Thủ Khoa Khoá 10 Trường SQHQ Nha Trang.

Ngư Lôi Đĩnh PT cuả Sở Phòng Vệ Duyên Hải  hoạt động tại Vịnh Bắc Việt

Cha nào, con nấy

Mục đích chuyến thăm viếng là để kỷ niêm 20 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao Việt Mỹ và thắt chặt quan hệ quân sư giưã hai nước, thao dượt về phương cách giải quyết tình huống chạm trán trên biển, cứu nạn và tham gia vào các hoạt động cộng đồng.

HQ Trung Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam viếng Tuần Dương Hạm USS Toledo tại Sài Gòn, bên cạnh là Phó Đô Đốc Alfred G. Ward.


Tuần Dương Hạm USS Toledo đã từng ghé thăm Sài Gòn vào tháng 10, 1959 nhân dịp Lễ Quốc Khánh 26/10/1959
Vào thời Đệ Nhất Cộng Hoà do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo, mỗi lần chiến hạm Hoa Kỳ ghé thăm viếng Sài Gòn là Đài Hà Nội ra rả tố cáo Đế Quốc Mỹ xâm lược Việt Nam. Cho đến nay các chiến hạm HQ Mỹ đã đến VN 6 lần, phải chăng Mỹ trở lại xâm lược VN lần thứ hai ????

HQ Trung Tá Lê Bá Hùng, Hạm Trưởng Khu Trục Hạm USS Lassen viếng Đà Nẵng lần đầu vào năm 2009

 Lễ đón tàu được tổ chức trọng thể ngay tại cảng Tiên Sa
Hải Quân Đại Tá Lê Bá Hùng, USN
[★]1
HQ Đại tá Lê Bá Hùng là người gốc Huế, Việt Nam và theo học trường Trung Học Gar-Field ở Woodbridge, tiểu bang Virginia. Ông tốt nghiệp hạng ưu Hàn Lâm Viện Hải quân Hoa Kỳ năm 1992 với bằng cử nhân kinh tế. Về hoạt động trên biển, Đại tá Hùng làm sỹ quan phụ tá và đại úy trên tàu Tuần Dương Hạm USS TICONDEROGA (CG 47), sỹ quan kiểm soát Phòng Ta trên tàu USS Wasp (LHD 1, sỹ quan phụ trách vũ khí và sỹ quan chỉ huy các hệ thống tác chiến trên Tuần Dương Hạm USS Hue City (CG 66), Hạm phó Khu trục Hạm USS CURTIS WILBUR (DDG 54), và Hạm Trưởng USS Lassen (DDG 82). Trong thời gian ông chỉ huy, tàu Lassen đã giành giải thưởng Hoạt động tác chiến hiệu quả năm 2009 và Giải thưởng dành cho đơn vị Hải quân nổi bật năm 2010.
Đại tá Hùng từng phục vụ tại Hạm đội 2 Hoa Kỳ và Bộ Tư lệnh Liên quân Hoa Kỳ và từng làm trợ lý điều hành cho hai Tư lệnh thuộc Hạm đội 7. Gần đây nhất ông từng làm phụ tá quân sự cho Bộ trưởng Quốc phòng.
Đại tá Hùng từng tốt nghiệp Đại học Chiến tranh Hải quân và trường sỹ quan Liên quân, đặc trách nghiên cứu  của Trung tâm Weatherhead về các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Harvard và được lựa chọn điều nghiên cho Hội thảo MIT XXI. Ông có bằng thạc sỹ nghiên cứu tác chiến từ trường Đào tạo sau đại học của Hải quân năm 1999 và bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh với hạng danh dự từ đại học Touro International năm 2005.

Cộng sản Hà Nội đã trải thảm đỏ nghênh đón Hải Quân Đại Tá Lê Bá Hùng và thuỷ thủ đoàn Hải Quân Hoa Kỳ.


hải quân, Mỹ, chiến hạm
Nòng 5"54 (127ly) bắn tầm xa dài quá khổ trên Khu Trục Hạm USS Fitzerald

hải quân, Mỹ, chiến hạm
Dàn Tomahawk trên USS Fitzerald

Hải quân Việt – Mỹ trao đổi quy tắc ứng xử khi chạm trán ngoài ý muốn
Kều Trục Hạm trang bị Hoả tiễn vô tuyến điêu khiển USS Fitzerald



Được biết Khu Trục Hạm USS Fitzerald được đặt theo tên cuả HQ Đại Uý Fitzerald, vị sĩ quan quả cảm này đã cố thủ để bảo vệ thường dân Việt Nam và các chiến sĩ hải quân Việt Mỹ rút lui tại Zuyên Đoàn 16 Cưả Việt bị hai tiểu đoàn VC tràn ngập vào năm 1967.  Ông bị tử trận và được ân thưởng Hải Quân Huân Chương.


USS FITZGERALD is named in honor of Lieutenant William Charles Fitzgerald, USN, who was posthumously awarded the Navy Cross for extraordinary heroism on 7 August 1967 in Vietnam. At about 0300 on 7 August 1967, Costal Group Sixteen's compound came under vicious attack by two Viet Cong battalions. The assault began with an intense mortar barrage followed immediately by the advance of troops. Fitzgerald, the senior American commander, immediately ordered a retreat of the civilians within the compound. Because of the compound's location adjacent to a river and the aggressors position, the only escape route was via water in small boats. Lieutenant Fitzgerald and three others delayed their retreat as long as possible in order to provide covering fire and to direct fire from surrounding friendly forces. Many calls were made to orbiting gunship aircraft, artillery units, and "Swift"-type fasr river patrol boats to provide defensive fire. The Viet Cong attack, however was swift and well coordinated. It soon became apparent that the South Vietnamese forces were decimated and that the American bunker was the sole remaining source of resistance. As the situation deteriorated, Fitzgerald ordered his last three remaining defenders to retreat while he used arms fire to cover their escape. Fitzgerald was mortally wounded in this action. In honor of Lieutenant William C. Fitzgerald's loyal and selfless dedication to his people, he was posthumously awarded the U. S. Navy's highest decoration for valor The Navy Cross. Additionally, he was awarded the Purple Heart, National Defense Service Medal, Vietnam Service Medal, and the Republic of Vietnam Campaign ribbon bar.




Duyên Tốc Hạm USS Fort Worth LCS 3

___

__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?B?TkdVWeG7hE4gVsOCTiBUw5lORw._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link