Tuesday, April 14, 2015

Nắng hạn ảnh hưởng cà phê Tây Nguyên


Nắng hạn ảnh hưởng cà phê Tây Nguyên

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2015-04-08
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nắng hạn ảnh hưởng cà phê Tây Nguyên Phần âm thanhTải xuống âm thanh
ca-phe-622.jpg
Ảnh minh họa
RFA
Your browser does not support the audio element.
Nếu như nông dân miền Trung phải khốn đốn vì ngập lụt, nông sản mất khả năng tiêu thụ thì nông dân Tây Nguyên cũng khó khăn chẳng kém, nắng hạn từ ngay trong thời điểm cây cà phê đơm bông kết trái, mãi cho đến khi cây cà phê cho hạt vẫn phải tưới tiêu bằng nguồn nước bơm máy đã khiến chất lượng cà phê giảm đi rất nhiều. Trong khi đó, giá thành cà phê liên tục rớt, thị trường cà phê Việt Nam tiêu thụ không được mạnh, điều này làm bà con nông dân lo lắng và mệt mỏi.

Nhà nông bị thiệt hại nhiều thứ

Một người trồng cà phê tên Thương, ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, chia sẻ:“Mùa này đang nắng hạn nên tưới nhiều, bắt điện, dùng điện ba pha để tưới, chỗ nào gần thì ba cuộn dây, còn chỗ xa phải kéo tới chín cuộn dây.”
Mùa này đang nắng hạn nên tưới nhiều, bắt điện, dùng điện ba pha để tưới, chỗ nào gần thì ba cuộn dây, còn chỗ xa phải kéo tới chín cuộn dây.
-Bà Thương
Theo bà Thương, vấn đề nông dân gặp khó khăn không phải mới diễn ra lần đầu ở Tây Nguyên. Nhưng những lần trước, dù sao người nông dân cũng có thể bù lỗ bằng nhiều cách, trong đó đợi mùa sau thu hồi vốn và lãi là chuyện quen thuộc. Nhưng ba năm trở lại đây, nguy cơ nếu thua lỗ sẽ dẫn đến mất trắng của người nông dân rất cao.
Bà Thương giải thích nguyên nhân dẫn đến mất trắng của người nông dân Tây Nguyên trong ba năm trở lại đây là do chiến lược lớn từ phía nhà nước. Ví dụ như chiến lược trồng cao su ở các tỉnh Tây Nguyên, cây cao su không những không mang lại lợi nhuận mà suốt nhiều năm liền người nông dân phải bỏ vốn, bỏ công chăm sóc, bỏ chi phí cơ hội trong quĩ đất để chờ đợi mủ cao su. Nhưng đến vụ thu hoạch, cây cao su cho lượng mủ rất hạn chế bởi điều kiện thổ nhưỡng Tây Nguyên không hợp với loại cây này.
Với cây cao su, người nông dân Tây Nguyên mất đi một số vốn khá lớn, người đầu tư ít cũng vài ba trăm triệu đồng, nhà nào đầu tư nhiều lên đến hàng tỉ đồng. Sau vài ba vụ thu hoạch mủ cao su, thấy không thể nào thu hồi được vốn, người nông dân lại phải bỏ ra một lượng tiền lớn để chặt bỏ cây cao su lấy đất trồng loại cây khác. Chỉ riêng cây cao su đã lấy đi hàng núi tiền của bà con nông dân Tây Nguyên.
ca-phe-400.jpg
Bơm nước chống hạn ở Tây Nguyên. RFA PHOTO.
Hơn nữa, giá điện tăng dần và giá tiền nộp phạt sử dụng điện cũng tăng tỉ lệ. Điện tưới tiêu trong các vườn cà phê, hồ tiêu số đông gia đình sử dụng là nguồn điện hai pha, còn gọi là điện dân dụng. Mà nguồn điện này bị công ty điện lực qui định mức giới hạn sử dụng mỗi gia đình một con số kilowatt giới hạn, nếu vượt con số này, giá tiền sẽ bị phạt lũy tiến dương. Giả sử như mức qui định là 100kw nhưng quá trình sử dụng của gia đình vượt mức qui định, lên đến 200kw thì giá tiền phải trả sẽ tương đương với 300kw.
Mà nhu cầu tưới tiêu rất cao nên bất kỳ gia đình nào trồng cà phê đều bị đóng phạt mỗi tháng lên đến vài triệu đồng, có gia đình lên đến vài chục triệu đồng tiền điện là chuyện rất bình thường. Mà một khi giá điện tăng, đồng loạt các loại khác đều tăng giá tỉ lệ, từ phân bón đến tiền công lao động, tiền máy cày, máy sấy cà phê… Tất tần tật đều tăng giá. Trong khi đó, giá cà phê rớt xuống còn 4 ngàn đồng mỗi kí cà phê tươi và 38 ngàn đồng mỗi kí cà phê nhân. Điều này nếu tính một bài toán tổng thể sẽ tương đương với giá cà phê nhân rớt mất 10000 đồng trong những năm 2010 đến 2012. Bởi so với năm 2012, giá cà phê hiện tại cho mức lãi ròng rất thấp. Bà con nông dân chỉ biết chờ đợi.

Nhà nước chưa có biện pháp giúp người nông dân

Một nông dân tên Thắng ở huyện Krong Puk, tỉnh Đắc Lắc, chủ nhân của vườn cà phê hai chục hecta, chia sẻ: “Thì nói chung giờ người trồng cà phê đang khốn khổ bởi nước xuống, nơi nào gần hồ có hồ nước thì kéo ống tưới, nơi nào tưới giếng thì phải đào giếng sâu lên, nơi nào không có thì khoan, nói chung là rút nước dưới lòng đất ra nhưng nước ngầm cũng cạn rồi. Nhưng mà không thuận lợi đâu, dân thì bao giờ cũng vậy thôi. Trước đây cũng có một thời gian ngắn thì người làm cà phê có thôi, chứ giờ thì cũng có người chặt cây cà phê nhiều lắm rồi.”
Theo ông Thắng, cho đến thời điểm hiện tại, nhà nước vẫn chưa có chế độ bảo hộ hợp lý cho người nông dân về vấn đề thị trường, nơi tiêu thụ nông sản, đặc biệt là hạt cà phê. Người nông dân hoàn toàn thụ động trên thị trường bởi thiếu thông tin và thiếu những chính sách điều tiết từ phía nhà nước. Chính vì sự thiếu hụt này mà người nông dân phải phụ thuộc vào nhà buôn mọi mặt.
Giờ người trồng cà phê đang khốn khổ bởi nước xuống, nơi nào gần hồ có hồ nước thì kéo ống tưới, nơi nào tưới giếng thì phải đào giếng sâu lên, nơi nào không có thì khoan, nói chung là rút nước dưới lòng đất ra nhưng nước ngầm cũng cạn rồi.
-Ông Thắng
Đơn cử việc chăm sóc mùa vụ, người nông dân phải tìm đến nhà buôn để vay tiền và chấp nhận mức lãi suất cao gấp đôi, gấp ba lần so với lãi suất ngân hàng để mua phân bón và sau khi thu hoạch phải bán cà phê cho nhà buôn theo giá thị trường hiện hành. Vấn đề vay tiền nhà buôn có phần thiệt thòi cho người nông dân bởi mức lãi suất của nó quá cao nhưng bù vào đó, nó rất linh động, nhà buôn chỉ cần xác minh chủ vườn cà phê đã nói đúng số diện tích cà phê mình đang có thì có thể vay tiền, không cần thế chấp bất cứ thứ gì và cũng không qua thủ tục ngoằng ngoèo, rắc rối giống như ngân hàng.
Trong khi đó, nếu vào ngân hàng, để mức lãi suất thấp hơn một chút, người nông dân phải thông qua nhiều thủ tục, giấy tờ vòng vèo, sau đó phải thế chấp sổ đỏ hoặc giấy chứng nhận tài sản mới có thể vay được tiền. Trừ trường hợp có thế lực hoặc quen biết với giám đốc ngân hàng. Những nông dân chân lấm tay bùn gặp rất nhiều trở ngại khi đến ngân hàng vay vốn.
Ông Thắng nói đùa với chúng tôi là các ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn sắm ra để các đại gia vay và quĩ xóa đói giảm nghèo mở ra để các nhà buôn tập trung vốn chứ chẳng có lợi gì cho dân. Đó là một sự thật phũ phàng trong vấn đề vay tiền từ quĩ nhà nước. Và một khi nhà buôn thao túng thị trường thì lúc đó mọi vấn đề về sản phẩm, người nông dân hoàn toàn phụ thuộc vào nhà buôn.
Ví dụ như vụ cà phê năm nay, nếu ông Thắng không vay tiền của nhà buôn, ông sẽ giữ cà phê lại đợi đến khi lên giá mới bán. Nhưng vì ông đã vay tiền của nhà buôn lúc đầu vụ để chăm hoa và dưỡng trái, đương nhiên là khi thu hoạch xong, rẻ mắc gì ông cũng phải bán cho nhà buôn ít nhất là đủ số tiền ông đã vay của họ. Nhưng ông phải bán nhiều hơn số tiền đã vay bởi nếu chỉ bán đủ số tiền vay, vụ sau sẽ rất khó vay, đó là luật chơi ở đây.
Ông Thắng chua chát cho biết thêm là vụ cà phê này, gia đình ông thua lỗ ít nhất cũng trên hai trăm triệu đồng. Trong khi đó, giá như ông vay được tiền của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thì sẽ không bị mất số tiền trên. Nhưng tiền của ngân hàng lại chạy vào túi nhà buôn, tiền của quĩ xóa đói giảm nghèo lại chạy vào túi nhà cán bộ. Ở hai nơi này, tiền được linh động cho vay nặng lãi. Và người nông dân cắn răng chịu đựng luật chơi mờ ám này. Đó là sự thật!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link