Văn
Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 13.4.2015
Tham nhũng “bẩn” nhất
Nếu đăt câu hỏi “tham nhũng nhỏ và tham nhũng lớn,
cái nào đáng sợ hơn”, có lẽ sẽ có rất nhiều người trả lời không cần suy nghĩ:
“tham nhũng kiểu nào cũng đáng sợ”. Vâng, trả lời như thế chẳng có gì sai.
Nhưng theo đa số
người dân thì tham nhũng nhỏ đáng sợ hơn vì nó ở ngay sát nách người dân, hàng
ngày phải sống chung với nó, hở ra là nó “chụp liền”, có khi còn nguy hiểm tới
tính mạng. Còn mấy ông tham nhũng lớn ở trên cao quá xa, người dân không biết
các ông ấy “ăn” những khoản nào, ở đâu và ảnh hưởng tới mình ra sao.
Bàn đến tham nhũng ở
VN lúc này có lẽ là câu chuyện quá cũ. Nhưng thực tế tham nhũng ở VN chẳng lúc
nào cũ, bao giờ nó cũng “mới” bởi nó liên tục xuất hiện dưới mọi hình thức, mọi
nơi, mọi chỗ. Ngoài những cái to nhất, “hoành tráng” nhất, nhậu nhiều nhất Đông
Nam Á, VN lại có thêm một cái nhất nữa là tham nhũng “bẩn nhất”.
Theo Trace International, một cơ quan nghiên cứu và theo dõi nạn hối lộ thì cuộc
khảo sát năm 2014 chấm điểm 197 quốc gia trên thế giới thì Việt Nam đứng hạng
188 với 82/100 điểm, thuộc nhóm 10 quốc gia tham nhũng nhất. Kém nhất là tình
trạng thiếu minh bạch trong hành chánh.
Vì đâu những sự thiếu minh bạch đó cơ hội phát triển và sống lâu, sống mạnh
tại VN?
Từ học đường đến trưởng thành
Trong một
bài phân tích về những “Nạn đầu gấu trong học đường ở VN”, tôi đã nêu rõ cái
nguy hại trong lớp học và quyền hành của “đầu gấu” học đường biến những em học
sinh thành những công cụ cho một hệ thống “cai trị” lạnh lùng, thậm chí biến những
em học sinh giỏi thành học sinh dốt và dốt thành giỏi. Nếu em học sinh giỏi mà
không cùng vây cánh với trưởng lớp và các “Sao đỏ” thì cuối năm “bình bầu” chắc
chắn sẽ bị bầu là học sinh dốt, còn em dốt nhưng là “Sao đỏ”, là cùng phe với
trưởng lớp sẽ được bầu là xuất sắc, tiên tiến.
Chính từ
những nguyên nhân này mà khi trưởng thành các em “tiên tiến” này trở thành những
cán bộ then chốt của làng xã, và quen với “tác phong” ăn trên ngồi trước thiên
hạ nên trở thành những quan làng quan xã đàn áp nhân dân, vơ vét quyền lợi của
người dân không từ một thứ gì nên mới có câu “ăn cả cái khố rách của dân”. Tôi
đã hứa chứng minh với bạn đọc hiện tượng này.
Trong tuần
vừa qua, báo chí VN và nhiều nước đã loan những tin tức về nạn hối lộ của các
nhà thầu Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như biện pháp của World Bank (ngân hàng thế
giới) cấm cửa công ty Mỹ vì liên quan đến tham nhũng tại VN. Sự việc này khá
dài nên tôi sẽ tường thuật trong một bài khác.
Cũng trong
vài tuần vừa qua báo chí cũng lại phanh phui nhiều chuyện “ăn bẩn” của các quan
làng quan xã. Ở đây tôi chỉ chứng minh một vụ được coi là “bẩn nhất” và quan trọng
hơn là các “xử lý” những vụ này như thế nào.
Có thể
liệt kê vài vụ đã qua như vụ quan xã Trịnh Xá ăn chặn tiền người tàn tật; quan xã ăn chặn tiền trợ cấp người khuyết tật; cán bộ xã ăn chặn tiền chính sách; cho quan tham làm công an ấp; vụ quan xã nửa đêm “chui”
gầm giường vợ người khác…
Gần đây
nhất là những vụ dê, gà, bò heo cấp cho người nghèo "lạc" vào nhà cán
bộ.
24 con dê, 1.250 con gà và số tiền hỗ trợ người dân mua
bò, lợn... thậm chí đến cả con nhím cấp cho dân khố rách áo ôm đã không đến tay
người dân mà lần lượt theo nhau vào nhà cán bộ hoặc anh em, họ hàng của các cán
bộ. Những câu chuyện thật như bịa này đã khiến không ít người dân bất bình.
Gà cấp cho
người nghèo “chạy” vào nhà Bí thư, Chủ tịch xã.
Người
dân xã Quế An (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) đang phẫn nộ vì 1.250 con gà giống
được huyện hỗ trợ cho dân nghèo để phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới bị
các quan xã ăn chặn đưa về nuôi và đã bán gần hết.
Tháng
11-2014, người dân xã Quế An thấy cán bộ xã chia nhau 1.250 con gà giống, mang
về nhà nuôi, trong đó có cả bí thư và chủ tịch xã.
Bà Lê Thị
Phiên (64 tuổi, ngụ cạnh UBND xã Quế An) nói: “Hôm gà vừa về tới UBND xã thì
cán bộ xã chia nhau mang về nuôi. Tôi thấy tận mắt cán bộ xã chở gà về nhà”.
Bà Phiên
và một số người khác cho hay trong số 1.250 con gà hỗ trợ người dân nghèo của
xã Quế An thì ông Hoàng Kim Minh (Chủ tịch xã) lấy 200 con; ông Trần Văn Quyên
(Bí thư xã) cùng các cán bộ khác nhận mỗi người 50 con. Trong danh sách
"nhận nhầm" gà này ngoài chủ tịch UBND xã, cón có chủ tịch hội nông
dân, trưởng công an, chủ tịch hội phụ nữ xã...
Sự việc
sau đó vỡ lở và người dân tố cáo đến các cơ quan chức năng. Nhưng anh Tr., người
tố cáo sự việc, cho biết: “Khi phát hiện việc gà hỗ trợ cho bà con nhưng lãnh đạo
xã nhận về nuôi, chúng tôi đã phản ánh đến các cấp chính quyền. Nhưng sự việc vẫn
không được giải quyết nên chúng tôi thông tin cho báo chí”.
Theo anh
Tr., sau khi anh tố cáo sự việc, có nhiều người “bắn tin” là anh nên cẩn thận
vì sẽ bị trả thù. “Nhiều người dặn tôi ra đường phải cẩn thận, không sẽ bị tai
nạn. Rồi dọa sau này sẽ bị làm khó khi làm giấy tờ cho con cái. Nói chung là họ
đe dọa ghê lắm.
Anh Trí
còn cho biết: “Tôi có đầy đủ danh sách lãnh đạo xã nhận gà về nuôi mà không cấp
phát cho người dân”.
Ông Hoàng Kim Minh, Chủ tịch xã Quế An, thừa nhận chỉ lấy 50 con gà
Hiện nay
số gà trên đã được bán gần hết. Về việc ăn chặn gà của dân, ông Hoàng Kim Minh,
Chủ tịch xã Quế An, thừa nhận với báo chí có sự việc cán bộ xã nhận gà về nuôi
và ông “chỉ lấy 50 con gà như các cán bộ khác chứ không phải là 200 con”. Về hướng
giải quyết, ông cho biết sẽ họp kiểm điểm những cán bộ lấy gà của dân và sẽ yêu
cầu cán bộ đã nhận gà nộp lại tiền để mua gà trả lại cho người dân.
Ông Lê
Văn Dũng (Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn) cho biết trong ngày 12-3, lãnh đạo
huyện đã nhận được thông tin về sự việc người dân tố cáo gà hỗ trợ của huyện
“chạy” vào nhà bí thư, chủ tịch xã Quế An. Ông Dũng nói: “Sự việc người dân phản
ánh là đúng. Hiện huyện đang chỉ đạo Phòng Nông nghiệp kiểm tra thông tin để…
báo cáo lại và có hướng xử lý”. Nhưng “xử lý” kiểu nào mới là điều quan trọng.
Vụ việc
gần nửa năm sau bị người dân phát giác. UBND huyện đã kiểm điểm tập thể cán bộ
xã Quế Sơn và các cá nhân liên quan, kiểm điểm trách nhiệm Phòng Nông nghiệp
huyện và các thành viên phụ trách chương trình xây dựng Nông thôn mới vì để xảy
ra sai phạm. Thế là xong, giờ thì khoanh tay đợi xem.... cấp trên làm trọng
tài. Lại phê bình và hứa… “khắc phục”!
“Đọc mà chỉ muốn chửi”
Cái kiểu
“kiểm điểm” này đã thành một kịch bản cũ rích khiến người dân càng thêm căm phẫn.
Mời bạn đọc vài lời “nhắn gửi” của người dân đến các quan:
- Bạn Hồ
Lê Minh Duy viết: “ Ăn cắp, ăn chặn = chiếm đoạt 1200 con gà, hành vi này
đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành của tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự.
Sao không khởi tố vụ án, khởi tố bị can những người này. Mà chỉ kiểm điểm rút
kinh nghiệm?. Thử hỏi nếu 1 người dân thường trộm cắp vài con gà khi bị bắt quả
tang có được trả lại gà và được miễn tội " trộm cắp" không?
- Bạn
Canchodoi nóng tính hơn: “Đọc mà chỉ muốn chửi! Sai thứ nhất là chậm triển khai
(để có thời gian bàn mưu tính kế nuốt trôi gà). Sai thứ 2 là rõ như ban ngày!
Phải cắt chức, truy tố! Cứ kiểm điểm hoài, kiểm điểm mãi. Ức ói nước mắt!
- Bạn hoaphuongdo viết: “Vụ việc này không phải
là cấp nhầm đối tượng mà rõ rằng là ăn cướp của người nghèo mang tính có tổ chức.
Vụ việc này cần được truy tố hình sự chứ không phải là chỉ kiểm điểm cho qua
chuyện. Đọc bản tìn mà thấy ức quá đi. Chuyện thật như đùa, chỉ có ở VN”.
Chỉ cần
nhìn một vụ tham nhũng nhỏ xíu bạn cũng đã thấy rõ các quan làng quan xã “ăn cả
cái khố rách của dân” là không sai. Tôi nghĩ không cần tường thuật thêm những vụ
khác.
Và một thái độ vô cảm tột cùng của các quan huyện
Theo báo Tinmoitruong.vn ngày 15/10, trong khi cơn bão Nari đổ bộ vào các tỉnh
miền Bí thư và Phó Chủ tịch TP. Tam Kỳ - Quảng Nam (nơi cơn chịu ảnh hưởng trực
tiếp từ cơn bão) vẫn vô tư ngồi ăn nhậu tại nhà hàng khiến cho nhiều người thấy
quá chướng mắt. Bão số 11 đã làm 3 người dân Quảng Nam chết, nhiều người mất
tích và bị thương. Thiệt hại về nhà cửa, đường xá, hoa màu hết sức nặng nề.
Thế nhưng, vào lúc 13h30 ngày 15/10, xe hơi biển số xanh chở ông Bùi Quốc Đinh - Bí thư Thành ủy Tam Kỳ và ông
Trần Nam Hưng - Phó Chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ (kiêm Trưởng Ban phòng chống lụt
bão TP.Tam Kỳ) đến phòng VIP 1 quán Vĩnh Ký tại khu dân cư số 1, phường
Trường Xuân đế nhậu cùng nhiều Giám đốc các doanh nghiệp khác.
Lúc này bên ngoài nhân dân đang nỗ lực chèo chống nhà cửa, cây cối đến đuối sức, nhiều người không mua được thức ăn, nước uống do không có người mua bán. Cuộc nhậu của các “quan lớn” và giám đốc các doanh nghiệp TP. Tam Kỳ kéo dài từ 13h30 đến 19h cùng ngày mới tàn.
Về phía
các quan, sau khi bị dư luận “khui” ra, chẳng thiếu gì những lời lẽ cải chính
hùng hồn. Ông Trần Nam Hưng - Phó Chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ long trọng đính
chính: “Tôi và anh Đinh (ông Bùi Quốc Đinh, Bí thư Thành ủy Tam Kỳ) ngồi ăn cơm
tại quán Vĩnh Ký đến tầm khoảng 6h tối cùng ngày là anh em đứng dậy ra về vì
còn phải báo cáo tình hình thiệt hại bão số 11 trên địa bàn cho tỉnh nữa".
Hình
ảnh các cán bộ đang nhậu ở hội trường UBND xã Quảng Thành
Đến lúc này cải chính sao chẳng được. Ngồi ăn cơm mà mất tới gần 6 tiếng? Ăn gì mà nhiều thế? Chắc là ngồi ở phòng
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
* Trang bài viết của Nhà văn Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment