Friday, May 10, 2013

Cấm nhập cảnh kiể̀u Việt Nam 'là sai luật'


 


Bộ Công An ngang nhiên vi phạm quyền tự do đi lại cuả công dân
được Hiến Pháp qui định thì bản Hiến Pháp này đã đến lúc phải
được công dân canh tân!
Điều 68 Hiến pháp Việt Nam 1992 qui định:
“Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ
nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.”
 

Cấm nhập cảnh kiể̀u Việt Nam 'là sai luật'

Cập nhật: 14:57 GMT - thứ năm, 9 tháng 5, 2013

Một luật sư nói Bộ Công an cấm công dân Việt Nam vào chính nước mình như trong thời gian vừa qua là 'trái luật'.
Hai ông Phạm Văn Điệp, hiện đang sinh sống ở Nga và Trần Trọng Linh, đang sinh sống tại Pháp, đã đều có đơn khiếu nại gửi tới Bộ Công an trong hai tuần gần đây về chuyện họ không được phép vào Việt Nam cho dù dùng hộ chiếu Việt Nam để nhập cảnh.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Ông Linh cũng có hộ chiếu Pháp nhưng ông Điệp chỉ có duy nhất hộ chiếu Việt Nam.
Ông Linh, một nghệ sỹ tạo hình, cho rằng ông bị cấm vào vì một triển lãm trong đó các ẩn phẩm của Đảng Cộng sản nằm trong số rác rưởi lộ ra khi nước đá lấy từ sông Tô Lịch để triển lãm tan chảy.
Còn ông Điệp nói ông từng tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam khi còn ở trong nước và cũng có nhiều bài viết về tình hình Việt Nam khi ở nước ngoài.
Cả hai ông đều đã từng ra vào Việt Nam nhiều lần nhưng chỉ tới lần mới nhất, hồi tháng Hai với ông Linh và tháng Tư đối với ông Điệp, họ mới bị cấm nhập cảnh.
Luật sư Lê Trần Luật nói chỉ có Chủ tịch nước mới có quyền tước quốc tịch của công dân và khi còn quốc tịch thì họ được quyền nhập cảnh và sinh sống ở Việt Nam.

Cấm vào


Luật sư Luật nói việc cấm hai ông Điệp (trái) và Linh vào chính đất nước mình là trái luật
Bình về việc cấm đoán nhập cảnh của Bộ Công an, ông Luật nói:
"Trường hợp này tôi thấy nó hơi vô lý bởi vì họ là công dân Việt Nam thì mặc nhiên họ được vào Việt Nam.
"Họ có thể bị cấm xuất cảnh chứ còn cấm nhập cảnh chỉ dành cho người nước ngoài thôi."
"...Tôi cũng đọc hết các trường hợp và chưa thấy trường hợp nào nói rằng người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam mà không được vào Việt Nam.
"Tôi cho rằng kể cả có lý do an ninh đi nữa thì người đó là người Việt Nam thì họ chắc chắn phải được nhập cảnh vào Việt Nam tại vì không có quy định nào cấm nhập cảnh vào Việt Nam [đối với công dân Việt Nam]."
Luật sư Luật nói nếu người Việt Nam có quốc tịch khác và dùng quốc tịch đó để vào Việt Nam thì họ có thể bị từ chối nhập cảnh như một người nước ngoài.
"Bây giờ giải thích lý do an ninh quốc gia là thế nào thì thực sự tôi cũng không biết giải thích và điều này dẫn tới cái gọi là cảm tính của cơ quan an ninh."
Luật sư Lê Trần Luật
Theo ông, các công dân nước ngoài sẽ bị cấm nhập cảnh khi họ bị trục xuất khỏi Việt Nam, liên quan tới các dịch bệnh hay vì lý do an ninh.
Ông cũng nói thêm về 'lý do an ninh' vốn hay được đưa ra để cấm xuất nhập cảnh đối với cả công dân Việt Nam và người nước ngoài:
"Bây giờ giải thích lý do an ninh quốc gia là thế nào thì thực sự tôi cũng không biết giải thích và điều này dẫn tới cái gọi là cảm tính của cơ quan an ninh."
"Thế nào là an ninh quốc gia, người bị cấm liên quan như thế nào và mức độ nào thì bị cấm [xuất nhập cảnh]."

'Cấm ra'

Ông Luật, người cũng bị chính quyền từ chối cấp hộ chiếu, nói về mặt chính thức có một số lý do để công dân Việt Nam bị cấm xuất cảnh.
"Chỉ có Chủ tịch nước mới có quyền tước quốc tịch của công dân"
LS Lê Trần Luật nói về quyền của Chủ tịch nước
"Theo quy định của pháp luật Việt Nam, họ có bảy lý do để không cho một công dân xuất cảnh.
"Thứ nhất là chịu trách nhiệm về hình sự hoặc là liên quan tới công việc điều tra.
"Thứ hai là đang chấp hành một bản án hình sự.
"Thứ ba là chấp hành mọt bản án dân sự kinh tế.
"Thứ tư là đang chấp hành một xử phạt hành chính về nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính liên quan tới tài sản hoặc các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ tài chính.
"Thứ năm là họ muốn ngăn chặn một dịch bệnh lây lan nguy hiểm nào.
"Thứ sáu là an ninh quốc gia.
"Thứ bảy là đã có một lần nào đó vi phạm [luật] xuất nhập cảnh của Việt Nam."
Nhưng ông Luật nói lý do an ninh thường được dùng để cấm những người "tham gia biểu tình, có những bài viết có tính phản biện cao hay chỉ trích chính quyền trực diện".
Theo ông những người Việt Nam bị cấm xuất cảnh và nhập cảnh vì lý do an ninh có thể thắng nếu kiện Bộ Công an ra Tòa Hành chính.
Bộ Công an Việt Nam thường chỉ nói nhà chức trách chỉ cấm nhập cảnh "những người vi phạm pháp luật", kể cả khi họ mang hộ chiếu Việt Nam.
Người mang hộ chiếu Việt Nam có quyền nhập cảnh vào các nước ASEAN và một số quốc gia trên thế giới, căn cứ vào hiệp định miễn thị thực giữa các nước này.
 




Quyền tự do đi lại, tự do cư trú

(Ảnh minh họa)
Điều 68 Hiến pháp Việt Nam 1992 qui định:
“Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.”
Quyền tự do đi lại, tự do cư trú theo qui định của Hiến pháp được hiểu là: Công dân Việt Nam được tư do đi lại, tự do cư trú trong lãnh thổ Việt Nam. Được quyền rời khỏi lãnh thổ Việt Nam và được quyền trở về nước mà không bị cản trở. Bởi vì:
Thứ nhất, tự do đi lại là điều kiện không thể thiếu đối với sự phát triển tự do của mỗi cá nhân và nó là điều kiện để thực hiện những quyền khác theo qui định của Hiến pháp.
Thứ hai, quyền tự do đi lại, tự do cư trú của công dân Việt Nam không phụ thuộc vào mục đích hay lý do của việc đi lại hay lựa chọn nơi cư trú.
Thứ ba, quyền tự do cư trú của công dân được bảo đảm rằng khi bị buộc phải rời khỏi nơi đang cư trú hoặc không được đến cư trú ở một nơi khác thì điều này phải được qui định bằng luật và chính quyền phải thực hiện theo đúng trình tự pháp luật.
Thứ tư, quyền tự do ra nước ngoài không phụ thuộc vào nước đến, thời gian và mục đích ở lại bên ngoài nước Việt Nam. Quyền này bao gồm cả quyền ra nước ngoài để làm việc, tham quan cũng như để cư trú lâu dài.
Thứ năm, để bảo đảm quyền ra nước ngoài thì công dân Việt Nam được bảo đảm quyền cấp hoặc gia hạn hộ chiếu hay các giấy tờ có liên quan. Một người không được cấp hay gia hạn hộ chiếu thì đồng nghĩa với việc quyền ra nước ngoài của người đó bị tước đoạt.
Thứ sáu, công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam và có quyền trở về Tổ quốc của mình. Quyền này không thể bị tước đoạt trong mọi trường hợp.
Quyền tự do đi lại và cư trú trong nước, quyền ra nước ngoài của công dân Việt Nam có thể bị hạn chế. Việc hạn chế này phải được qui định trong luật và khi thực hiện phải theo đúng trình tự và thẩm quyền mà luật đã qui định.
Điều 10 luật cư trú qui định các trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú:
1. Người bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
2. Người bị Toà án áp dụng hình phạt cấm cư trú; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế.
3. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.
@VNHRC




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link