Friday, May 10, 2013

Công an – chúng nó!


 

Công an – chúng nó!


Tấn Hà


Những nạn nhân mới của công an an ninh Việt Nam

Tác giả gửi đến DienDanCTM

 

Đọc những bản tin trên các trang mạng tự do mấy ngày nay thấy hoa cả mắt với những tin tức công an ngang nhiên bắt bớ, vô cớ đánh người gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản cá nhân của một số bạn trẻ và thân nhân họ đã tham gia sinh hoạt Dã ngoại Nhân quyền tại Sài Gòn, và đi đòi lại tài sản bị cướp.., ai cũng căm thù công an, không hiểu tại sao họ lại tàn nhẫn và vô lương tâm đến vậy? Thực ra, nếu chịu khó tìm hiểu một chút thì sẽ biết nguyên do từ đâu…

 

Để mị dân, từ mấy chục năm qua Đảng Cộng Sản Việt Nam đã dùng mỹ từ “nhân dân” ghép chung với những cơ quan nội chính của họ như công an, quân đội, kiểm sát, tòa án.., nhằm làm người nghe lầm tưởng là các cơ quan này thuộc về nhân dân và phục vụ nhân dân.

 

Đặc biệt, cơ quan công an là nơi va chạm trực tiếp với người dân nhiều nhất: Làm khai sinh cũng công an, mất trộm cũng báo công an, cháy nhà cũng gọi công an, ra đường quên đội mũ bảo hiểm cũng gặp công an, thậm chí đi biểu tình bảo vệ chủ quyền đất nước cũng gặp công an… Nhưng người dân đã đi từ thất vọng này sang thất vọng khác mỗi khi phải gặp công an. Họ thường gọi là “công an – chúng nó” chứ chẳng mấy ai gọi là công an nhân dân…

 

Cũng giống như nhiều ngành nghề khác, ngành công an cũng có người tốt người xấu, có kẻ tham lam lạm nhũng hành dân, cũng có người giàu lòng nhân ái. Nhưng công bằng mà nói, công an xấu nhiều hơn tốt. Lý do chính tạo nên hiện tượng này hoàn toàn xuất phát từ cách đào tạo của chế độ Cộng Sản do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

 

Nhà trường của ngành công an, từ cấp đại học trở xuống, đều chỉ chú tâm đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và nhồi sọ tư tưởng Cộng Sản cho sinh viên. Tuyệt nhiên họ không được học cách tôn trọng nhân dân, hành xử với nhân dân sao cho “kính trọng, lễ phép” và có văn hóa. Vô tình người công an đã mang khuyết tật trong mình về kiến thức xã hội, vì vậy họ đã hành động như những cái máy. Suy ra họ cũng là những nạn nhân của chế độ Cộng Sản do bản thân thiếu hiểu biết.

 

Nếu như những anh cảnh sát giao thông hiểu rằng, những người lái xe, những chủ hàng đang lưu thông trên đường, họ đang phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới kiếm được những đồng tiền nhọc nhằn đem về nuôi vợ nuôi con, họ phải đối mặt với nguy cơ thương tật, tù tội.., thậm chí có thể mất mạng, nếu chẳng may để xảy ra tai nạn giao thông, thì công an giao thông sẽ không ngang nhiên thò tay vào túi cánh lái xe để lấy tiền mãi lộ.

 

Nếu những anh cảnh sát hình sự biết tìm hiểu nguồn gốc và nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc một ai đó phạm pháp, thì cách họ hành xử với tội phạm sẽ khác. Nếu họ biết được rằng, một người (dù là tội phạm quả tang) cũng không thể bị đánh đập tra tấn như những con vật.., thì sẽ không bao giờ có trường hợp nghi phạm bị bắt vào đồn công an khỏe mạnh sau vài giờ thì lại biến thành xác chết…

 

Nếu những anh công an an ninh biết được rằng, mọi người, ai cũng có quyền nói hoặc viết ra những suy nghĩ của mình, ai cũng có quyền tự do đi lại, ai cũng có quyền bình đẳng về mọi quyền tự nhiên mà quốc tế cũng như Việt Nam đã công nhận, được thể hiện trong hiến pháp và các bộ luật hiện hành.., bất kể mục đích của họ là gì, thì họ đã không hành xử côn đồ với những người dân vô tội.

 

Nếu như các anh công an hiểu rằng, họ được sinh ra, được đào tạo để phục vụ nhân dân, bảo vệ nhân dân, để giữ gìn trật tự trị an và an toàn xã hội, họ không phải là công cụ vô tri trong tay kẻ cầm quyền, thì bộ mặt xã hội sẽ tốt đẹp, mối quan hệ giữa công an và người dân sẽ cởi mở, thân thiện hơn nhiều.

 

Thực sự, quan sát nhóm tham gia buổi Dã ngoại nhân quyền tại Sài Gòn, điển hình là các bloggers Hoàng Vi và Sĩ Hoàng cùng các bạn, đã bị đàn áp hết sức vô nhân đạo bởi lực lượng công an an ninh. Chúng ta mới chỉ căm ghét họ, phẫn uất vì cách hành xử trái pháp luật và vô văn hóa của công an, mà chưa thương xót họ, bởi họ chắc chắn là thiếu kiến thức về nhân quyền.

 

Có một ai đó trong buổi Dã ngoại Nhân quyền ngày 05/05/2013 tại Hà Nội đã nói một câu: “Hãy thương xót công an như thương xót những… con chó”. Câu nói này đã bị một số blogger lên án là phản tuyên truyền. Thực ra, ví người với chó là không nên (với văn hóa Việt thôi – bọn Tây “ngu” hơn ta lại thích ví mình là động vật cơ). Quả thực là con người nên biết yêu thương động vật vì chúng không có tư duy, và tất nhiên là không hiểu biết. Trong một góc độ hẹp, chúng ta cũng có thể chấp nhận được sự thương xót ấy dành cho các anh công an đã nhẫn tâm đánh đập người vô tội.

 

Tựu chung lại, dưới góc độ một người cũng từng là nạn nhân, từng trải qua những đòn hèn hạ và vô học của công an an ninh Việt Nam, người viết đưa ra một kết kuận: Nếu công an Việt Nam được học cách đối xử với nhân dân sao cho “kính trọng, lễ phép” (lời Hồ Chí Minh), họ được giáo dục toàn diện trong nhà trường, và họ có kiến thức về nhân quyền đầy đủ, tin rằng họ sẽ không bị nhân dân gọi là “công an – chúng nó” nữa.

 

Tấn Hà

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-3/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link