Friday, May 10, 2013

Chuyện nhậu nhẹt của cán bộ nhà nước( trong khi dân chết đói )


From: Hien <
To:
Sent: Friday, 10 May 2013 3:40 PM
Subject:  Chuyện nhậu nhẹt của cán bộ nhà nước

 

 

Những 'kỳ tích nhậu' khó tin của quan chức ( trong khi dân chết đói )


 - Cách đây vài năm, ở tỉnh Đ., vị cán bộ to nhất ở tỉnh chết vì uống rượu là ông L.P.L, chánh văn phòng UBND tỉnh. Chuyện thật mà như đùa kể lại rằng, lúc cơ cấu lên ghế chánh văn phòng, ngoài khả năng chuyên môn không đến nỗi nào, ông L. có “ưu điểm” được đánh giá cao là “khả năng nhậu tốt, có thể tiếp khách Trung ương xuống, khách các nơi về mà không say! Nhìn quanh, ít có ứng cử viên nào nhậu giỏi như ông L…”.

 

Tử vì rượu…

Ngày nhậm chức chánh văn phòng, ông L. không làm cho các lãnh đạo cấp trên thất vọng với khả năng uống rượu “thần sầu” của mình.

Cánh nhân viên văn phòng UBND tỉnh chơi kiểu “xa luân chiến” song không thể hạ gục tân chánh văn phòng.

Qua mấy vòng cụng ly “zô zô” vang trời, cuộc liên hoan chuyển sang “chơi” ly cối. Nhiều anh em văn phòng ngã lăn quay ngay tại bàn, "lê lết thảm thương'.




chánh văn phòng; công chức nhậu
Những cuộc nhậu triền miên từ sáng tới tối. Ảnh minh họa Petrotimes




Chỉ riêng ông L. vẫn còn tỉnh táo, tiếp tục nâng ly với các quan khách cho đến tận nửa đêm!

Trong hơn một năm ông ngồi chiếc ghế chánh văn phòng, người buồn nhất trên đời là bà vợ của ông L.

Bởi số lần ông ăn cơm nhà chỉ tính bằng đầu ngón tay. Còn lại, ông phải tiếp khách triền miên.

Khổ nhất là vào mùa lũ lụt, khách từ các Bộ, ngành Trung ương, từ các tỉnh bạn đến chia sẻ, UBND tỉnh phải lo tiếp đón và đãi cơm.

Tiếng là “đãi cơm” nhưng kỳ thực cơm chỉ là phụ, rượu mới là chính. Ông chánh văn phòng lãnh đủ vai trò “chủ xị”. Riết rồi bà vợ ở nhà tưởng ông là khách quý mỗi khi ông về nhà ăn cơm!

Trước khi chết tức tưởi tại cuộc liên hoan nhân dịp có “khách ủy ban”, ông L. đã có triệu chứng xơ gan, nhồi máu cơ tim.

Tuy nhiên, vì “nhiệm vụ”, ông không thể tránh những cuộc “đãi cơm” triền miên. Thời gian ngồi ghế chánh văn phòng khiến bụng ông L. to gần gấp đôi lúc nhậm chức, tăng ký, dáng đi nặng nề, mặt lúc nào cũng thâm đen như mặt Bao Công.

Mỗi lần đi khám, bác sĩ đều cảnh báo vòng bụng của ông đã quá khổ. Sau đó, vị chánh văn phòng ra đi ở lứa tuổi trên dưới 40!

Giờ thì ông đã yên giấc ngàn thu trong nghĩa trang của tỉnh, để lại vợ con trong căn nhà to lớn mặt phố. Thế nhưng, cái chết vì rượu của ông L. không làm cho “phong trào” chùng xuống chút nào.

Lúc ông L. mới mất, trong các cuộc nhậu của giới công chức vốn là bạn bè quen biết, các đệ tử lưu linh còn rót một ly để tưởng nhớ “liệt sĩ tử vì rượu”, chẳng khác chi “phong thánh” cho ông này…

Làm cán bộ phải… biết nhậu!

L.B vốn là trợ lý của vị chủ tịch UBND tỉnh mấy nhiệm kỳ trước. Anh có tài viết diễn văn, soạn thảo văn bản cho lãnh đạo nhưng rất kỳ quặc là phải có rượu tê tê thì mới “viết ra chữ”.

Mấy đời chủ tịch dùng anh làm trợ lý có sáng kiến đi đâu cũng đem anh theo để “trợ lực” cho chủ tịch khi có khách. Vì vậy anh gần như suốt ngày chìm đắm trong men rượu.




chánh văn phòng; công
 chức nhậu
Làm cán bộ phải biết nhậu (?) Ảnh minh họa Người lao động




Với vóc dáng nhỏ con, ốm yếu, L.B nổi danh khắp tỉnh và các huyện thị. Đến nỗi trong các cuộc nhậu, gặp ai uống yếu là bị phán câu xanh rời “ đi làm đệ tử L.B rồi hãy ngồi vào bàn!”.

Trong lần có khách tới thăm tỉnh vào một sáng chủ nhật, vợ L.B cản chồng không được, khóc như mưa và nói: “Em đã khóc vì anh uống rượu nhiều rồi. Mai anh có chết chắc em không còn nước mắt mà khóc nữa đâu!”.

Thay vì động lòng trắc ẩn, L.B nổi giận lôi đình khiến chị vợ bỏ chạy ra đường mà không kịp mang dép.

Sau chuyện này tiếng tăm L.B nổi còn dữ hơn nữa. L.B thường tuyên bố:“Làm cán bộ là phải biết nhậu. Phải nhậu mới gần gũi quần chúng, người ta mới chia sẻ, mới hiểu được nhân dân!”.

Cũng chung triết lý “làm cán bộ phải biết nhậu”, N.H là phó chủ tịch của một đoàn thể cấp tỉnh cũng khét tiếng là bợm nhậu. Do tính chất công việc phải thường xuyên xuống cơ sở, N.H đến đâu là nhậu đến đó.

Riết rồi trong lịch công tác ở các huyện, thấy có tên cán bộ N.H xuống là lãnh đạo cử người đi chợ mua đồ về sẵn.

Họp ba điều bốn chuyện chưa xong là mùi đồ ăn thức uống đã bay ra bát ngát khiến cuộc họp mau lẹ kết thúc!

N.H thường mở đầu bằng câu hò của dân lưu linh miền sông nước:

Hò ơ…. Hiu hiu gió thổi đầu non

Mấy thằng uống rượu là con Ngọc hoàng

Ngọc Hoàng ngự ở thiên đàng

Thấy con uống rượu hai hàng lệ rơi

Nào, zô, zô, zô. Trăm phần trăm. Rượu vào lời ra. Không khí cuộc nhậu tưng bừng không gì sánh bằng!




Nghị quyết chống uống rượu chết vì …rượu!

Nhiều vị lãnh đạo ở tỉnh Đ.T đã thấy tác hại của “phong trào” uống rượu, nhậu nhẹt bê tha ở các công sở nên đã tìm cách ngăn chặn, giảm bớt.

Tuy nhiên, dân nhậu lần nào cũng có cách “lách” một cách khôn khéo để không bị “cấm”.

Cấm uống buổi trưa, không sao, để chiều uống. Dân lưu linh uống buổi chiều là chính, buổi trưa “nhịn” chẳng sao.

Vào những năm mới giải phóng, tỉnh Đ.T có vị Bí thư tỉnh ủy tên H. cực kỳ ghét uống rượu dù ông là dân miền Tây chính gốc.

Ông đã thấy tác hại vô cùng của rượu trong những ngày tháng chiến tranh và sau ngày hòa bình. Cán bộ công chức mà cứ lờ đờ, đi xiêu vẹo thấy “không có tư cách”. Vào họp nói năng lung tung.

Có cuộc họp ở huyện mà chủ tịch say, phải ngồi chờ cho chủ tịch hết say để họp thì “coi hổng được”. Thế là Nghị quyết cấm uống rượu ra đời.

Tuy nhiên, những cán bộ công chức nát rượu không vừa, họ đối phó đủ kiểu. Kiểu phổ biến nhất là để rượu trong bình trà trên bàn, ngồi uống trong phòng cơ quan, để lên bàn chiếc cặp và mấy cuốn sổ, cầm bút.

Ai nhìn vào tưởng họ đang làm việc chứ ngờ đâu họ đang nhậu “núp bóng uống trà”!

Thế là nạn uống rượu vẫn âm ỉ tồn tại khắp các cơ quan Nhà nước ở tỉnh, huyện. Nghị quyết chống uống rượu dần dần rơi vào quên lãng.

Kiểu uống rượu chui trong cơ quan chỉ thực sự biến mất khi kinh tế phát triển, tiền bạc khá hơn, phong trào nhậu nhẹt cũng “nâng cấp” lên. Ngoài rượu còn có bia và mồi ngon, nhu cầu tự do khoáng đạt cao hơn, họ không chấp nhận kiểu “du kích” núp bóng bình trà nữa. Thế là kiểu đó chấm dứt.

Nhưng kiểu mới ra đời thì tốn kém và tinh vi, nguy hại hơn nữa. Chỉ cần cuộc gọi điện thoại, lấy lý do đi “giải quyết công việc”, đi công tác, mấy “ông” trốn” vào một nhà hàng, quán xá kín đáo, có màn che chắn.

Xe thì có nhân viên quán che lại. Thế là thoải mái trong cái phòng mát lạnh, tha hồ “zô zô”, “trăm phần trăm”….

 

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-24/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link