'Việt
Nam, ngôi sao sắp vụt tắt'
Cập nhật: 15:40 GMT - thứ sáu, 10 tháng 5, 2013
Dự đoán tăng trưởng của VN cho năm 2014 đã bị giảm bớt xuống
5,2%
William Pesek, người phụ trách cột báo thường xuyên Bloomberg
View của hãng tin tài chính Bloomberg, vừa có bài nhận định riêng về kinh tế
Việt Nam với tựa đề "Việt Nam, Ngôi sao sắp tắt" (Vietnam’s Star Is
Dimming). BBC Tiếng Việt xin giới thiệu cùng quý vị:
Các bài liên quan
- 'Rồng VN trĩu cánh không bay được'
- GDP của Việt Nam giảm tốc?
- Việt Nam-Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau?
Chủ đề liên quan
Giống như các nên kinh tế có thể thành cọp, Việt Nam đang phải
đối diện với những mối đe dọa mới: một cuộc khủng hoảng đang làm tê liệt châu
Âu, một nước Mỹ đang sa sút, và một nước Nhật đang bị vung tay quá trán.
Thế nhưng, mối rủi ro lớn nhất cho tương lai Việt Nam có lẽ
chính là sự hoài cổ.
Đã 27 năm trôi qua kể từ khi Hà Nội bắt đầu công cuộc Đổi Mới,
theo đó các công ty tư nhân được tham gia vào nền kinh tế, các lĩnh vực then
chốt được mở cửa, chẳng hạn như nông nghiệp.
Sự phát triển nhanh chóng sau đó đã đưa Việt Nam vào nhóm các
quốc gia có mức thu nhập trung bình, biến đổi vùng đất từng là vùng chiến sự
trở thành một điển hình cho sự phát triển và giảm đói nghèo.
Tuy nhiên, nay hướng đi hồi 1986 của Việt Nam nhằm có một
"nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" đang trở
nên cũ kỹ.
Các số liệu gần đây cho thấy chiến lược từng đưa Việt Nam tiến
xa - sự phụ thuộc nặng nề giống như mô hình Trung Quốc vào các doanh nghiệp
quốc doanh và kế hoạch hóa tập trung - nay đang khiến đất nước bị trì trệ.
Việt Nam đang hụt hơi trong bảng cạnh tranh toàn cầu, trong lúc
mức tăng trưởng đã chững lại ở mức chừng 5%, thấp nhất kể từ 1999 trở lại nay.
Để phục hồi, đất nước cần phải làm chính xác là những gì họ đã
từ chối làm cho tới nay: xây dựng một lĩnh vực tư nhân thực sự mạnh mẽ và sáng
tạo, có thể tạo đa dạng hóa cho sự tăng trưởng và đem lại sự thịnh vượng.
Không được đảm bảo
"Việc điều chỉnh toàn bộ nền kinh tế sẽ là việc cần thiết
nhằm đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ trở lại," Vaninder Singh, một kinh
tế gia thuộc tập đoàn ngân hàng Royal Bank of Scotland Group Plc, làm việc tại
Singapore nói. "Điều này không được đảm bảo bởi nó sẽ đòi hỏi sự thay đổi
to lớn trong cấu trúc công ty và những cải thiện về hiệu quả sản xuất."
Tác giả William Pesek nói tham nhũng đang xói mòn tính chính
danh của Đảng Cộng sản
Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liệu có mong muốn chính
trị nhằm hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam trị giá 124 tỷ đô la hay không? Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) tỏ ra nghi ngờ điều này.
IMF gần đây đã giảm dự đoán phát triển của Việt Nam năm 2014
nhiều hơn mức giảm đưa ra đối với bất kỳ quốc gia châu Á nào khác, xuống mức
5,2%.
Tỷ lệ đó có thể là ghê gớm trên thế giới, khi mà nhóm các nước
hùng mạnh nhất về kinh tế, G7 đã hầu như không phát triển được thêm.
Nhưng với nền kinh tế 90 triệu dân đang ở giai đoạn phát triển
của Việt Nam, điều đó trở thành đưa đất nước vào một cuộc khủng hoảng.
Khi tiến hành cải tổ, các lãnh đạo Hà Nội tin rằng họ đang đi
theo mô hình Trung Quốc, vốn đã rất thành công. Cách tiếp cận của Việt Nam còn
từ từ, thận trọng hơn cả Đặng Tiểu Bình.
Nhưng những khó khăn nói chung là giống nhau, và cả hai nay bắt
đầu vấp phải những vấn đề giống nhau.
Mô hình Trung Quốc
Giống Trung Quốc, Việt Nam đang phải gánh chịu một hệ thống phân
phối tín dụng bị méo mó, với sự thống trị của các doanh nghiệp nhà nước. Các
quyết định cho vay cẩu thả đã gây ra những bong bóng bất động sản và chôn vùi
các ngân hàng dưới hàng núi nợ không có khả năng xử lý.
Khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng nhanh chóng. Căng thăng
giữa người lao động muốn được trả lương cao hơn và giữa các ngành công nghiệp
muốn có lao động rẻ cũng gia tăng nhanh chóng.
Các vụ thu hồi và tư hữu hóa đất khuất tất vốn làm giàu cho
những ai có quan hệ chính trị đến nay đã khiến cho công chúng giận dữ. Nạn tham
nhũng tràn lan đang làm xói mòn tính chính danh của Đảng Cộng sản cầm quyền.
Đất nước không thể tiến lên nếu không tái cơ cấu các doanh
nghiệp quốc doanh, vốn chiếm tới gần 40% tổng sản phẩm quốc nội GDP.
Các kinh tế gia tại McKinsey & Co ước tính rằng Việt Nam cần
phải nâng hiệu suất làm việc lên hơn 50% mới có thể duy trì được mức tăng
trưởng lành mạnh.
Người ta không cần phải xuất chúng gì cũng có thể thấy rằng chỉ
có mảng tư nhân mới có thể làm được điều này.
Nguyên nhân gây lo
lắng
Hồi tháng Hai, Thứ trưởng Tài chính Trương Chí Trung hứa hẹn
chính phủ sẽ đưa ra một kế hoạch rà soát kỹ càng toàn bộ 52 tập đoàn thuộc sở
hữu nhà nước, chậm nhất là đến tháng Sáu.
Việc cho vay bừa bãi đã tạo những bong bóng bất động sản
Nhưng dựa vào những kinh nghiệm trước đây, có lý do khiến người
ta tin rằng việc cải tổ là thiếu cụ thể.
Chính phủ đã lỡ mất mục tiêu thành lập một công ty quản lý tài
sản nhằm xử lý nợ ngân hàng. Các cam kết kiềm chế các khoản đầu tư công, các
hoạt động cho vay và các doanh nghiệp nhà nước thì không chỉ tương tự vậy mà
chúng còn trở thành tệ hơn thế.
Câu hỏi là liệu chính phủ của ông Dũng có thể triển khai một
cách đáng tin cậy bất kỳ sự cải thiện nào hay không, chứ đừng nói là cả ba cùng
lúc.
Chớ ai coi nhẹ vai trò của tham nhũng ở đây.
Giống như Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, ông Dũng đang phải đối diện
với một vấn đề chỉ có ở đất nước cộng sản: quá nhiều quan to trở nên giàu có
trong mô hình hiện nay của Việt Nam. Điều đó khiến người ta không có động lực
phải thay đổi.
Nạn ăn hối lộ đã tăng tỷ lệ nghịch với tình hình kinh tế.
Trong Chỉ số về tình trạng tham nhũng năm 2012 do tổ chức Minh
bạch Quốc tế đưa ra, Việt Nam tụt xuống vị trí 123 trên tổng số 176 nước, so
với vị trí 112 hồi năm 2011, tệ hơn cả Sierra Leone và Belarus.
Thế còn trong Chỉ số mức cạnh tranh toàn cầu mới nhất do Diễn
đàn Kinh tế Thế giới đưa ra, Việt Nam tụt 10 bậc, xuống vị trị thứ 75, sau cả
Uruguay và Ukraine.
Hướng tới tương lai
Thách thức đối với Việt Nam dẫu sao cũng nằm trong tầm kiểm soát
hơn so với Trung Quốc: các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam nhỏ hơn, đầu tư
bớt dàn trải hơn.
Nhưng nay không còn là lúc có thể làm từng bước được nữa.
Nay là lúc đất nước phải phát triển mô hình riêng của mình, một
mô hình phải xóa bỏ nạn tham nhũng, đầu tư nhiều hơn nữa vào giáo dục và các
lĩnh vực phát triển then chốt như sản xuất công nghệ, và trao quyền lực cho các
doanh nghiệp để bước tới bậc thang tạo giá trị gia tăng.
Trong nhiều năm, các quốc gia nhỏ khác ở Đông Nam Á, như Miến
Điện và Campuchia, đã nhìn vào Việt Nam để tìm ý tưởng cải tổ kinh tế. Việt Nam
có thể sẽ lại trở thành điển hình mẫu. Chỉ cần Việt Nam hướng tới tương lai,
thay vì hoài niệm quá khứ.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment