Thursday, May 9, 2013

CSVN IN TIỀN CHO VÀO LƯU HÀNH ĂN CƯỚP TIẾT KIỆM CỦA DÂN


 

CSVN IN TIỀN CHO VÀO LƯU HÀNH

ĂN CƯỚP TIẾT KIỆM CỦA DÂN

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 09.05.2013


 

Nhân bản tin ngày 13.09.2012 về việc Nguyễn Tấn Dũng cho in thêm  tiền Việt Nam tương đương với 5 tỉ  đo-la tung vào lưu hành tiền tệ trong nước để cứu vãn tình hình phá sản các ngân hàng, chúng tôi đã viết ngày 04.10.2012 về Lạm phát phải tăng vọt với đầu đề: DÂN ĐÃ NGHÈO VÌ PHÁ SẢN KINH TẾ, NAY LẠI KHỐN KHỔ VÌ LẠM PHÁT.

         Kinh tế gia Florin AFTALION, người kinh nghiệm về hiện tượng Lạm phát tại Phi châu và Nam Mỹ vào những thập niên 70, đã viết về việc can thiệp của quyền lực Chính trị, nhất là độc tài, vào lãnh vực Tiền tệ:  

“L’inflation est un moyen de financement très commode. Elle est apprécíee par les hommes politiques, dans la mesure òu elle permet á court terme d’accorder des hausses de salaire et des subventions, de mettre de l’huile dans les rouages. « 

(Lạm phát là một cách tài trợ rất thuận tiện. Nó được ưa chuộng bởi những người làm chính trị ở phương diện nó cho phép trong ngắn hạn chấp nhận cho tăng lương và trợ cấp các xí nghiệp, cho thêm dầu vào guồng máy.)

Mới đây, lại đọc bài viết ngày 16.04.2013 của Tác giả MAI VĨNH THĂNG dưới đầu đề “VIỆT CỘNG AM THẦM PHÁ GÍA ĐỒNG BẠC VN”, chúng tôi xin cập nhật bài viết ngày 04.10.2012 cách đây gần một năm để báo động cho đồng bào Quốc nội về việc Nhà Nước CSVN ăn cướp tiết kiệm của Dân một cách sống sượng qua ngả in tiền mới cho vào lưu hành.

Chúng tôi xin đề cập đến hai điểm:

=>     Việt Cộng âm thầm cho tiền mới vào lưu hành

=>     Chính CSVN làm lạm phát tiền tệ và ăn cướp tiết kiệm của Dân

 

Việt Cộng âm thầm

cho tiền mới vào lưu hành

 

Chúng tôi xin trích đăng lại bài viết của Tác giả MAI VĨNH THĂNG như một thông tin về việc in tiền cho vào lưu hành làm tăng lạm phát tiền tệ trong lúc Dân đang phải chịu hậu quả của phá sản Kinh tế do THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ sinh ra từ Cơ chế CSVN.

VIỆT CỘNG AM THẦM PHÁ GÍA ĐỒNG BẠC VN

         Mai Vĩnh Thăng, 16.04.2013

Thứ Hai 15/4/2013 ngân hàng nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) bắt đầu cho lưu hành 30 nghìn tỷ đồng, tương đương 1 nghìn 400 triệu USD và phân phối cho các ngân hàng quốc doanh trong  59 tỉnh để cứu ngân sách thâm thủng và bất động sản đang trong tình trạng suy sụp.  Theo thống kê Bộ Xây Dựng số tiền cho vay và xuất ra xây cất bất động sản lên đến 1triệu tỷ đồng, tương đương với 47.8 tỷ USD.

Từ nhiều năm ngân hàng nhà nước CSVN đã tung tiền đầu tư bất động sản, là một trong những kế hoạch quan trọng kiếm lời cho đảng. Tuy nhiên vì xây cất thừa thãi, dân nghèo, mất việc không tiền mua nên từ đó bất động sản ứ đọng và rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất. Giải pháp duy nhất của nhà cầm quyền CSVN là in tiền để bù vào khoản thất thoát đó.

Đây là chính sách tiền tệ vô cùng nguy hiểm, chắc chắn sẽ làm tăng giá sinh hoạt và từ đó sinh ra lạm phát. Thí dụ kinh tế Việt Nam sản xuất $10 tỷ đồng giá trị hàng hóa, giả sử 20 chiếc xe du lịch trị giá $500 triệu mỗi chiếc. Nếu ngân hàng nhà nước CSVN quyết định tăng số tiền cung cấp trong nước gấp đôi $20 tỷ đồng trong khi vẫn sản xuất 20 chiếc xe. Khi đó mọi người đều có nhiều tiền và mỗi chiếc xe có thể tăng giá gấp đôi là $1 tỷ đồng thay vì $500 triệu.

Trước tình trang xáo trộn kinh tế công nhân sẽ đòi tăng lương và CSVN sẽ phải điều chỉnh lương bổng, giá sinh hoạt và sau cùng là hối suất. Câu hỏi được đạt ra là vì sao nhà cầm quyền CSVN quyết định in tiền để thanh toán nợ? In thêm tiền sẽ không làm tăng trưởng kinh tế và cũng không thể thay đổi được tổng sản lượng quốc gia. Khi nhà cầm quyền CSVN in tiền một cách liều lĩnh sẽ sinh ra lạm phát và dẫn đến tình trạng lạm phát cao rất nguy hiểm, đồng lương từ năm bảy trăm nghìn vài năm trước nay tăng lên vài triệu rồi chục và sẽ trăm triệu.

 

Chính CSVN làm lạm phát tiền tệ

và ăn cướp tiết kiệm của Dân

 

Chúng tôi xin cắt nghĩa về việc in tiền mới cho vào Khối tiền đang Lưu hành (Masse Monétaire en Circulation) và việc Lạm phát tăng lên thế nào. Lạm phát Tiền tệ là hành động ăn cướp Tiền Tiết kiệm của Dân.

Đồng Tiền khi mới in ra chỉ là một mảnh giấy có in hình, chữ và con số, chứ chưa mang giá trị nào cả. Nếu trong Chế độ BẢN VỊ VÀNG (Etalon-Or), thì cái giá trị của tờ giấy phải có Vàng bảo chứng. Nhưng Chế độ này đã bị thay thế bằng Chế độ BẢN VỊ-TIỀN TRUNG GIAN-VÀNG (Etalon-Devise-Or). Hội Nghị Tiền  Tệ năm 1944 tại Bretton-Woods đã chọn Dollar làm Tiền Trung gian, vì các Tiến khác đã không còn Vàng làm bảo chứng, chỉ có Mỹ còn Vàng trong Thế Chiến thứ II. Dầu sao Vàng vẫn là giá trị bảo chứng cho Tiền. Năm 1966, khi Pháp và Thế giới A-Rập muốn chiến tranh Tiền tệ với Mỹ nên đòi Vàng bảo chứng chuyển sang Pháp lấy Eurodollar và sang Thế giới A-Rập để lấy Petrodollar, thì TT.NIXON không chịu. Bắt đầu từ năm 1966, Tiền chỉ còn giá trị bảo chứng bằng TƯƠNG ĐƯƠNG HÀNG HÓA, nghĩa là nền sản xuất Kinh tế của mỗi nước (Etalon-Pouvoir d’Achat).

         Vì vậy đồng Tiền mới in ra, phải hội nhập vào sản xuất Kinh tế thì mới mang Giá trị thực. Khi công nhân lãnh lương, thì đồng Tiền lương của họ có Giá trị bảo đảm Tiền. Họ tiết kiệm đồng Tiền ấy, đó là tiết kiệm bằng đồng Tiền thực đã hội nhập Kinh tế vì có TƯƠNG ĐƯƠNG HÀNG HÓA. Vì vậy , khi cầm đồng lương hoặc giữ tiết kiệm, mà thấy TƯƠNG ĐƯƠNG HÀNG HÓA bị kém đi, người ta gọi là LẠM PHÁT, Vật giá tăng.

         Để cắt nghĩa một cách đơn giản những yếu tố tạo ra LẠM PHÁT, người ta thường lấy công thức của FISHER như sau:

 

     MV

  ----------     =       P

       T

 

MV là Lượng Tiền lưu hành trong nền Kinh tế trong một thời gian nhất định. T là Lượng Hàng sản xuất và trao đổi trong một thời gian nhất định. P là Giá Tiền tương đương cho đơn vị hàng trao đổi.

         Nếu Khối Tiền lưu hành MV tăng lên bất thần mà Lượng hàng sản xuất T đứng yên, thì sẽ có lạm phát. Cũng vậy nếu Lượng Tiền lưu hành MV đứng yên, mà Lượng hàng sản xuất T kém đi, thì cũng có lạm phát. Tại Việt Nam cả hai nguồn MVT tạo ra LẠM PHÁT (P):

*        Một mặt MV, Lượng Tiền lưu hành được nhà nước bơm vào liên tục mỗi khi các Tập đoàn Kinh tế nhà nước thua lỗ, tham nhũng , biển thủ. Lạm phát phải tăng.

*        Mặt khác T, Lượng hàng hóa sản xuất liên tục giảm vì các Tập đoàn Kinh tế nhà nước tụt dốc năng suất. Lạm phát phải tăng.

         Về cả hai mặt, Lạm phát tăng. Cộng cả Lạm phát của hai mặt, đó là LẠM PHÁT tăng bình phương vậy.

         Quyết định cho in tiền mới đổ vào Lưu hành Tiền tệ mà không qua sản xuất, nhất nữa trong lúc Kinh tế đang tụt dốc phá sản, đó là quyết định cho tăng LẠM PHÁT tự do và nhất là quyết định ăn cướp khối Tiền tiết kiệm của dân bằng Tiền thực đang có tương đương hành hóa. Đây là TỘI ÁC ăn cướp vậy.

         Chúng tôi muốn lấy một tỷ dụ thường ngày để cắt nghĩa Lạm phát của Việt Nam và hành động ăn cướp của nhà nước khi tung Tiền mới vào lưu hành.

         Tỉ dụ năm 2011, khi nhà nước trao cho một xưởng sản xuất bát ăn cơm số vốn 1’000’000 đồng (MV). Xưởng sản xuất trong năm được 1’000 cái bát (T). Số vốn này trả cho công nhân làm việc sản xuất bát. Như vậy Giá của một cái bát P là 1’000 đồng ( = 1’000’000 / 1’000 = MV/T). Năm 2012, nhà nước trao cho số vốn là 1’500’000 đồng, nhưng xưởng chỉ sản xuất được 1’000 cái bát như năm ngoái.  Giá của một cái bát năm nay là 1’500 đồng( = 1’500’000 / 1’000), nghĩa là lạm phát 50% do đổ vốn vào nhiều mà sản xuất không tăng.  Nếu năm 2012, nhà nước cũng giữ nguyên số vốn cung cấp là 1’000’000, nhưng vì thất thoát vốn hay vì kém năng suất sản xuất, xưởng chỉ sản xuất được 800 cái bát, Giá của mỗi cái bát sẽ là 1’250 đồng, nghĩa là lạm phát 25% do kém năng suất mặc dầu số vốn không tăng. Tại Việt Nam, nhà nước đổ vốn liên tục vào cho các Tập đoàn Kinh tế của mình, mà năng suất sản xuất lại kém đi, thì lạm phát sẽ do hai nguồn cộng lại mà tăng gấp bội. Thực vậy, nếu năm 2012, nhà nước tăng vốn lên 1’500’000, mà xưởng chỉ sản xuất có 800 cái bát, thì Giá của một cái bát sẽ là 1’850 đồng (= 1’500’000 / 800) do vừa tăng vốn vừa kém sản xuất, nghĩa là Lạm phát tăng 87.5%.

         Một người công nhân lãnh lương năm 2011 và tiết kiệm, thay vì mua một cái bát phải trả 1’000 đồng như năm ngoái, năm nay họ phải trả 1875 đồng. Họ cầm đồng tiền bị mất giá vì tương đương hàng hóa kém đi. Họ bị ăn cướp Tiền thực đã tiết kiệm.

         Như vậy việc quyết định in Tiền mới cho vào lưu hành, không qua sản xuất chắc chắn sẽ tạo lạm phát một mặt về tăng Tiền tệ lưu hành và mặt khác vì tụt giốc sản xuất của Kinh tế CSVN lúc này. Đây là hành động ăn cướp Tiết kiệm của Dân vậy.

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 09.05.2013

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-3/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link