Sujet : BIỂN ĐÔNG: Thậm
nguy :Trung quốc xã đang tiệm tiến Xâm Lược không tiếng súng, bất chấp luật
pháp quốc tế.
Sơ lược:
Cộng hoà nhân dân
Trung quốc đã biến thể và đang trở thành một đế chế
quốc xã, chủ trương và triển khai dân tộc chủ nghĩa song song với tư bản đỏ ( Đại
phục hưng : Da Fuxing) từa tựa như Đức quốc xả của Hitler từ 1933 đến
1945 !
Nhà nước đại hán
quốc xã dựa trên dân tộc chủ nghĩa Đại Trung hoa để phát triển và trên tư
bản nhà nước rừng rú để bành trướng.
Theo chủ nghĩa này,Bắc
kinh phải ẫ nhẫn kiên trì thực hiện Tứ Hiện đại để sớm trở thành một đế chế
hùng cường và dành lại đắt đai của Đại Trung Hoa từng bị các
nuớc Nga,Nhật,Anh Pháp và Mỹ xâm chiếm và chia cắt từ thế kỷ 18 và nhất là
19 thông qua các hiệp ước mà Bắc kinh gọi là "bất bình đẳng
": " 1,5 triệu KM2 phiá bắc do Nga chiếm giữ, Bán đảo
Triều Tiên; Vương quốc Riukiu (Lưu cầu,thủ phủ Okinawa),Senkaku, Đài
loan, Bắc Phi luật Tân do Nhật & Mỹ chia cắt sắp xếp, Bắc Miến và Đông
bắc Ấn và Mã; Hongkong & Macao và Singapore do Đế quốc Anh
tách rời; An Nam ( do Đại Pháp tách rời khỏi Đại Trung hoa năm
1884)..!?. "
Theo đúng mô hình Đức
quốc xã; Bắc kinh đã đòi lại được Hong kong và Macao và trong tiến trình đòi
lại Đài loan, Senkaku,Riu Kiu và nhiều vùng đất rộng phiá Bắc Ấn độ. Từ 1949
Việt Nam bị đưa trở lại khuông viên của đế chế Trung hoa;đặc biệt
sau Hội nghị Thành đô (Chengdu,Nam hoa 3-4/9/1990)
Đại Trung hoa quốc xã
không chấp nhận toàn bộ pháp luật và tập tục quốc tế do Tây phương thiết
lập và Bắc kinh chủ trương : " chỗ nào có quyền lợi của Đại Trung hoa,chỗ
đó liên hệ đến chủ quyền của TQ". Mục tiêu tối hậu là trở thành Siêu cường
số 1 trên thế giới !
Cụ thể tại Biển
đông,Bắc Kinh đang câu giờ (ít hy vọng có COC ( Code of Conduct, trong
tương lai gần) và tiệm tiến xâm lược không tiếng súng,bất chấp công pháp quốc
tế,áp dụng Tôn tử binh pháp !?
Xin giới thiệu bài báo
dưới đây để thấy rõ.
Việt nam chỉ còn một
sinh lộ : đại canh tân để sớm trở thành một quốc gia dân chủ hiện
đại, trăm họ thông nhất & hùng cường;trong : phát huy nội lực diên hồng
từng đánh bại xâm lược Mông ,Nguyên,Minh Thanh; ngoài: nhanh chóng thay
đổi toàn diện tư duy địa chiến lược củng cố và gìn giữ khối Biển đông -
Đông nam Á (theo Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ) liên minh với các cường quốc
Tây phương, Nhật bản, Nam hàn, Nga;Ấn, Úc...
Hy vọng là những mâu
thuẩn nội tại to lớn trong lòng đế chế trung cộng quốc xã sẽ sớm dẩn
đến sự suy thoái và sụp đổ của giấc mơ Đại phục hưng !!
TS
Xâm lược không tiếng súng
Mặc
Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-05-09
2013-05-09
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Trung Quốc đưa hơn 30 tàu cá lớn
cùng nhiều tàu hải giám xuống quần đảo Trường Sa (tháng 5, 2013)
RFA
Nghe bài này
Trung Quốc lại một lần nữa tìm cách bẻ gãy sự hợp lực của ASEAN qua chuyến công du của Ngoại trưởng Vương Nghị nhưng xem ra không thành công. Con bài tiếp theo nhằm khống chế các nước đang tranh chấp trong khu vực có phải là cuộc chiến lấn biển bằng tàu dân sự, bằng giàn khoan khổng lồ và các khảo sát mang tên khoa học trong vùng biển hoàn toàn không phải của họ?
Vừa đánh trống vừa ăn cướp
Chuyến công du đầu tiên của ông Vương Nghị sau khi nhậm chức Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc đã làm các nước hiếm hoi còn nằm trong khối cộng sản bỡ ngỡ khi ông này không ghé Việt Nam như thường lệ mà lại dừng chân tại Thái Lan nhằm đưa một thông điệp cho nước này rằng mối quan hệ Trung - Thái là kho báu và cần được nuôi dưỡng bởi hai quốc gia.
Điều mà Ngoại trưởng Vương Nghị gọi là kho báu ấy có khác với 16 chữ vàng và bốn tốt như từng đưa ra với Việt Nam hay không thì khối ASEAN đã biết rất rõ và vì vậy mặc dù ông Vương Nghị thăm thêm ba nước nữa là Indonesia, Singapore và Brunei nhưng khi hội nghị ASEAN kết thúc Trung Quốc vẫn không nhận được lợi lộc nào như từng nhận tại Campuchia trong phiên họp ASEAN trước đây.
Trước cách hành xử này TS Luật sư Trần Công Trục nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ nhận xét:
Ván bài Trung Quốc lập đi lập lại mỗi khi ASEAN tổ chức gặp nhau là y như Trung Quốc phải vận động các nước không có phần tranh chấp trên biển Đông nhằm lôi kéo và bẻ từng chiếc đũa trong khối qua sức mạnh kinh tế của mình.
Trong chuyến thăm vừa rồi của ông Ngoại trưởng mới Vương Nghị của Trung Quốc thăm một số nước Đông Nam Á nói rằng ông ta sẵn sàng thúc đẩy xúc tiến đàm phán COC nhưng ông ta cũng nói rằng cho đến hôm nay sở dĩ vấn đề đàm phán COC chưa thể đàm phán được là vì các nước trong khu vực thiếu sự tôn trọng về tuyên bố ứng xử trên biển Đông DOC. Thế nhưng rõ ràng trong thực tế họ vừa nói xong thì họ tiếp tục có những hành động tiếp tục một loạt các hành động trắng trợn và mạnh mẽ. Tôi nghĩ đấy là một sự thật rõ ràng họ nói một đàng nhưng làm một nẻo.
Một đội tàu cá hơn 30 chiếc của
Trung Quốc làm lễ xuất phát tại Hải Nam trước khi di chuyển xuống khu vực đảo
Trường Sa đánh bắt hải sản
Việt Nam hơn ai hết biết chủ tâm của Trung Quốc khi không ghé Hà Nội. Ván bài Trung Quốc lập đi lập lại mỗi khi ASEAN tổ chức gặp nhau là y như Trung Quốc phải vận động các nước không có phần tranh chấp trên biển Đông nhằm lôi kéo và bẻ từng chiếc đũa trong khối qua sức mạnh kinh tế của mình.
Trong khi công du với những lời lẽ mềm mỏng hiền hòa như vậy thì trên Biển Đông, Trung Quốc lại công khai phát động những việc làm hoàn toàn khác. Đem dân ra Hoàng Sa du lịch, cơ cấu lãnh đạo cấp ủy tại Tam Sa, dùng súng bắn nước tấn công tàu cá ngư dân và cuối cùng xua hơn 30 tàu công suất lớn vào vùng biển Trường Sa, nơi Việt Nam đang có chủ quyền hợp pháp từ hàng trăm năm qua. TS Luật sư Trần Công Trục cho biết nhận xét của ông về những mục tiêu này của Bắc Kinh:
Tháng trước các phương tiện thông tin đã thông báo là họ có công bố ban hành việc phát triển hải dương 5 năm lần thứ 12 do Cục Hải dương Quốc gia là cơ quan quản lý cấp bộ của Trung Quốc ban hành. Trong nội dung đó nhằm mục tiêu tiến hành xúc tiến việc khai thác tài nguyên như dầu khí, đánh cá, khai thác năng lượng nước biển…thì bây giờ trên thực tế họ đang làm. Rõ ràng đây là một sự tính toán trong khi muốn kéo dài thời gian bằng vận động ngoại giao.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc
Vương Nghị ( Wang Yi) (trái) và Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia
(phải) trong một cuộc họp báo chung sau cuộc gặp song phương tại Jakarta vào
ngày 02 tháng Năm 2013. AFP
Trong khi công du với những lời lẽ mềm mỏng hiền hòa như vậy thì trên Biển Đông, Trung Quốc lại công khai phát động những việc làm hoàn toàn khác. Đem dân ra Hoàng Sa du lịch, cơ cấu lãnh đạo cấp ủy tại Tam Sa, dùng súng bắn nước tấn công tàu cá ngư dân và cuối cùng xua hơn 30 tàu công suất lớn vào vùng biển Trường Sa
Chiến lược và âm mưu
Trung Quốc bất chấp công pháp quốc tế vì Bắc Kinh biết rõ lổ hỗng trong hệ thống này giúp cho những hành vi của họ không bị chế tài khi một nước bị kiện ra tòa án có quyền không tham gia tố tụng. Đây là yếu tố lợi hại khiến Bắc Kinh luôn dùng kèm theo sức mạnh đang lên của họ.
Ông Dương Danh Dy, một nhà ngoại giao kỳ cựu có thâm niên kinh nghiệm đối với Trung Quốc cho biết nhận xét của ông:
Cái thủ đoạn ở biển Đông của Trung Quốc vừa rồi nhìn chung là vừa đấm vừa xoa. Mặc dù báo chí Việt Nam gần đây nói xấu Trung Quốc rất nhiều nhưng họ lại không nói xấu không công kích Việt Nam như trước đây. Điều này chứng tỏ cái gì? Trung Quốc muốn xoa dịu Việt Nam: “ tôi vẫn tử tế với chú đấy nhé!” Nhưng qua canh bạc này thì thấy rõ cái chuyện vừa đấm vừa xoa vì họ đang lấn biển Đông. Trên thực chất họ vừa công bố danh sách bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tam Sa rồi đến chuyện cho tàu phun nước vào tàu cá Việt Nam tại Trường Sa rồi xua hàng chục tàu cá đến Trường Sa…Đây là một trong âm mưu bá chiếm Biển Đông của Trung Quốc một cách lặng lẽ. Từ chỗ chiếm bằng lời nói, tới chiếm bằng bản đồ rồi tiến tới chiếm bằng hành động thực tế.
Tàu cung cấp mang tên Quỳnh Tam Á
F8138 và lực lượng chức năng của Cục Ngư chính Nam Hải cũng tham gia hỗ trợ cho
đoàn 30 tàu cá Trung Quốc ở Trường Sa. (China News)
Trong lần họp này, ASEAN tỏ ra cương quyết hơn khi yêu cầu Trung Quốc có thiện chí trong vấn đề Biển Đông qua việc đàm phán DOC và điều này cho thấy âm mưu chia rẽ ASEAN bằng kinh tế của Trung Quốc không thành công ít nhất là vào thời điểm này.
Trên thực chất họ vừa công bố danh sách bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tam Sa rồi đến chuyện cho tàu phun nước vào tàu cá VN tại Trường Sa rồi xua hàng chục tàu cá đến Trường Sa…Đây là một trong âm mưu bá chiếm Biển Đông của Trung Quốc một cách lặng lẽ.
Ông Dương Danh Dy
Sự cương quyết trở lại Châu Á thái Bình Dương của Mỹ và phản ứng quyết liệt của Nhật trong hồ sơ Senkaku cho Việt Nam thấy Trung Quốc chưa thể sử dụng vũ lực đối với Việt Nam cũng như các nước đang có tranh chấp. Bắc Kinh đang thử nghiệm thủ thuật lấn biển một cách tiệm tiến, không tiếng súng nổ nhưng các nước như Việt Nam và Philippines không dễ dàng đối phó. Khi các hoạt động lấn biển chín muồi Bắc Kinh sẽ khẳng định chủ quyền một cách trơ tráo để đòi hỏi thế thượng phong khi ngồi vào bàn đàm phán.
Con bài tẩy đã được Bắc Kinh tự ý lật ra nhưng toàn bộ các cây bài của đối phương lại quá yếu do đó Bắc Kinh sẽ bất chấp mọi lý lẽ kể cả sĩ diện của một nước lớn nhằm bá chiếm Biển Đông để rồi sau đó xâm lăng toàn phần nước nào không đủ nội lực để gìn giữ biên giới trên bộ, đặc biệt là Việt Nam. Ông Dương Danh Dy thẳng thắn đưa ra cách mà chính phủ cần phải giải quyết:
Cứ như thế này thế nay mai tôi giả dụ họ cho lính giả làm dân tới làm một giàn khoan, xây dựng một nhà giàn tại một hòn đảo không người ở như họ đã từng làm tại những hòn đảo ở Trường Sa thì Việt Nam sẽ ứng xử như thế nào? Hay thậm chí họ chiếm một hai đảo, bãi ở Trường Sa mà hiện nay Việt Nam đang chiếm giữ thì chúng ta sẽ làm gì?
chúng ta phải có những hành động thực tế và nhất là sau khi họ vượt ra khỏi phạm vi Hoàng Sa để tiến vào Trường Sa hoặc tiến vào khu vực đường lưỡi bò thì chúng ta không thể im lặng được nữa mà phải có những hành động cụ thể để mà đối phó với họ
Ông Dương Danh Dy
Cho nên tôi nghĩ đây là những bước lấn tới, lấn tới và chưa phải là cuối cùng, chưa phải là những hành động xấu nhất của Trung Quốc. Cho nên cách duy nhất để mà ngăn chặn mưu đồ này thì tôi xin nói thật: chúng ta phải có những hành động thực tế và nhất là sau khi họ vượt ra khỏi phạm vi Hoàng Sa để tiến vào Trường Sa hoặc tiến vào khu vực đường lưỡi bò thì chúng ta không thể im lặng được nữa mà phải có những hành động cụ thể để mà đối phó với họ.
Việt Nam có chọn lựa nào trong ván bài thua trước này? Tuy không nhiều phương án vượt ra khỏi sự bao vây kín kẽ của Trung Quốc nhưng lòng dân là lợi thế gần như duy nhất có khả năng chuyển bị động thành thế chủ động qua sự khuấy động dư luận quốc tế. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh nói quan điểm của ông:
Tôi cho rằng mỗi lần nó xâm phạm hoành hành như thế thì chính phủ ta phải có phản ứng mạnh mẽ không vì hữu nghị mà không phản ứng. Phải phản ứng mạnh mẽ hơn chứ không phải thỉnh thoảng mới có như người phát ngôn ta trả lời phỏng vấn thì nó nhẹ lắm. Một là phải có công hàm phản đối, hai nữa là một người nào đó có vị trí tương đối khá để lên tiếng phản đối. Mặt khác thì phải để cho dân chúng người ta tham gia biểu tình phản đối thì sức mạnh quần chúng nó cũng có tác dụng. Phải quan hệ chặt chẽ hơn nữa với các nước lớn. Tuy rằng không phá vỡ hữu nghị với Trung Quốc nhưng đồng thời phải thắt chặt hữu nghị với các nước như Nga, Nhật, Ấn Độ và cả Mỹ nữa. Tôi từng phát biểu như vậy nhưng tiếc rằng lãnh đạo chúng tôi lại làm theo kiểu của họ, tôi không hiểu được.
Xâm lược bằng những hoạt động dân sự trên biển là phương pháp mà Trung Quốc đang áp dụng. Vấn đề lớn nhất đối với Việt Nam phải chăng cần lấy lòng yêu nước của dân mình để đối phó với khối dân đại Hán tuy đông nhưng kinh tế mới là điểm nhắm?
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment