Friday, May 10, 2013

'Việt Nam, ngôi sao sắp vụt tắt'


 


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi2SuydMTt-puDAvaPOwCkWN24xvfVIAe7Av22QJy58KytN5q1LRZLL3XdIPi15gMc8P5ecdpyIB2P4loUSKMONkX-itJ3uF8xl0cvuMY9AnxlMcthGKU71Rx_V4bz1A_w-j1-rs5KO5cFN/s640/6.jpg

'Việt Nam, ngôi sao sắp vụt tắt'

Cập nhật: 15:40 GMT - thứ sáu, 10 tháng 5, 2013
Dự đoán tăng trưởng của VN cho năm 2014 đã bị giảm bớt xuống 5,2%
William Pesek, người phụ trách cột báo thường xuyên Bloomberg View của hãng tin tài chính Bloomberg, vừa có bài nhận định riêng về kinh tế Việt Nam với tựa đề "Việt Nam, Ngôi sao sắp tắt" (Vietnam’s Star Is Dimming). BBC Tiếng Việt xin giới thiệu cùng quý vị:

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Giống như các nên kinh tế có thể thành cọp, Việt Nam đang phải đối diện với những mối đe dọa mới: một cuộc khủng hoảng đang làm tê liệt châu Âu, một nước Mỹ đang sa sút, và một nước Nhật đang bị vung tay quá trán.
Thế nhưng, mối rủi ro lớn nhất cho tương lai Việt Nam có lẽ chính là sự hoài cổ.
Đã 27 năm trôi qua kể từ khi Hà Nội bắt đầu công cuộc Đổi Mới, theo đó các công ty tư nhân được tham gia vào nền kinh tế, các lĩnh vực then chốt được mở cửa, chẳng hạn như nông nghiệp.
Sự phát triển nhanh chóng sau đó đã đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình, biến đổi vùng đất từng là vùng chiến sự trở thành một điển hình cho sự phát triển và giảm đói nghèo.
Tuy nhiên, nay hướng đi hồi 1986 của Việt Nam nhằm có một "nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" đang trở nên cũ kỹ.
Các số liệu gần đây cho thấy chiến lược từng đưa Việt Nam tiến xa - sự phụ thuộc nặng nề giống như mô hình Trung Quốc vào các doanh nghiệp quốc doanh và kế hoạch hóa tập trung - nay đang khiến đất nước bị trì trệ.
Việt Nam đang hụt hơi trong bảng cạnh tranh toàn cầu, trong lúc mức tăng trưởng đã chững lại ở mức chừng 5%, thấp nhất kể từ 1999 trở lại nay.
Để phục hồi, đất nước cần phải làm chính xác là những gì họ đã từ chối làm cho tới nay: xây dựng một lĩnh vực tư nhân thực sự mạnh mẽ và sáng tạo, có thể tạo đa dạng hóa cho sự tăng trưởng và đem lại sự thịnh vượng.

Không được đảm bảo

"Việc điều chỉnh toàn bộ nền kinh tế sẽ là việc cần thiết nhằm đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ trở lại," Vaninder Singh, một kinh tế gia thuộc tập đoàn ngân hàng Royal Bank of Scotland Group Plc, làm việc tại Singapore nói. "Điều này không được đảm bảo bởi nó sẽ đòi hỏi sự thay đổi to lớn trong cấu trúc công ty và những cải thiện về hiệu quả sản xuất."
Tác giả William Pesek nói tham nhũng đang xói mòn tính chính danh của Đảng Cộng sản
Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liệu có mong muốn chính trị nhằm hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam trị giá 124 tỷ đô la hay không? Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tỏ ra nghi ngờ điều này.
IMF gần đây đã giảm dự đoán phát triển của Việt Nam năm 2014 nhiều hơn mức giảm đưa ra đối với bất kỳ quốc gia châu Á nào khác, xuống mức 5,2%.
Tỷ lệ đó có thể là ghê gớm trên thế giới, khi mà nhóm các nước hùng mạnh nhất về kinh tế, G7 đã hầu như không phát triển được thêm.
Nhưng với nền kinh tế 90 triệu dân đang ở giai đoạn phát triển của Việt Nam, điều đó trở thành đưa đất nước vào một cuộc khủng hoảng.
Khi tiến hành cải tổ, các lãnh đạo Hà Nội tin rằng họ đang đi theo mô hình Trung Quốc, vốn đã rất thành công. Cách tiếp cận của Việt Nam còn từ từ, thận trọng hơn cả Đặng Tiểu Bình.
Nhưng những khó khăn nói chung là giống nhau, và cả hai nay bắt đầu vấp phải những vấn đề giống nhau.

Mô hình Trung Quốc

Giống Trung Quốc, Việt Nam đang phải gánh chịu một hệ thống phân phối tín dụng bị méo mó, với sự thống trị của các doanh nghiệp nhà nước. Các quyết định cho vay cẩu thả đã gây ra những bong bóng bất động sản và chôn vùi các ngân hàng dưới hàng núi nợ không có khả năng xử lý.
Khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng nhanh chóng. Căng thăng giữa người lao động muốn được trả lương cao hơn và giữa các ngành công nghiệp muốn có lao động rẻ cũng gia tăng nhanh chóng.
Các vụ thu hồi và tư hữu hóa đất khuất tất vốn làm giàu cho những ai có quan hệ chính trị đến nay đã khiến cho công chúng giận dữ. Nạn tham nhũng tràn lan đang làm xói mòn tính chính danh của Đảng Cộng sản cầm quyền.
Đất nước không thể tiến lên nếu không tái cơ cấu các doanh nghiệp quốc doanh, vốn chiếm tới gần 40% tổng sản phẩm quốc nội GDP.
Các kinh tế gia tại McKinsey & Co ước tính rằng Việt Nam cần phải nâng hiệu suất làm việc lên hơn 50% mới có thể duy trì được mức tăng trưởng lành mạnh.
Người ta không cần phải xuất chúng gì cũng có thể thấy rằng chỉ có mảng tư nhân mới có thể làm được điều này.

Nguyên nhân gây lo lắng

Hồi tháng Hai, Thứ trưởng Tài chính Trương Chí Trung hứa hẹn chính phủ sẽ đưa ra một kế hoạch rà soát kỹ càng toàn bộ 52 tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước, chậm nhất là đến tháng Sáu.
Việc cho vay bừa bãi đã tạo những bong bóng bất động sản
Nhưng dựa vào những kinh nghiệm trước đây, có lý do khiến người ta tin rằng việc cải tổ là thiếu cụ thể.
Chính phủ đã lỡ mất mục tiêu thành lập một công ty quản lý tài sản nhằm xử lý nợ ngân hàng. Các cam kết kiềm chế các khoản đầu tư công, các hoạt động cho vay và các doanh nghiệp nhà nước thì không chỉ tương tự vậy mà chúng còn trở thành tệ hơn thế.
Câu hỏi là liệu chính phủ của ông Dũng có thể triển khai một cách đáng tin cậy bất kỳ sự cải thiện nào hay không, chứ đừng nói là cả ba cùng lúc.
Chớ ai coi nhẹ vai trò của tham nhũng ở đây.
Giống như Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, ông Dũng đang phải đối diện với một vấn đề chỉ có ở đất nước cộng sản: quá nhiều quan to trở nên giàu có trong mô hình hiện nay của Việt Nam. Điều đó khiến người ta không có động lực phải thay đổi.
Nạn ăn hối lộ đã tăng tỷ lệ nghịch với tình hình kinh tế.
Trong Chỉ số về tình trạng tham nhũng năm 2012 do tổ chức Minh bạch Quốc tế đưa ra, Việt Nam tụt xuống vị trí 123 trên tổng số 176 nước, so với vị trí 112 hồi năm 2011, tệ hơn cả Sierra Leone và Belarus.
Thế còn trong Chỉ số mức cạnh tranh toàn cầu mới nhất do Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra, Việt Nam tụt 10 bậc, xuống vị trị thứ 75, sau cả Uruguay và Ukraine.

Hướng tới tương lai

Thách thức đối với Việt Nam dẫu sao cũng nằm trong tầm kiểm soát hơn so với Trung Quốc: các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam nhỏ hơn, đầu tư bớt dàn trải hơn.
Nhưng nay không còn là lúc có thể làm từng bước được nữa.
Nay là lúc đất nước phải phát triển mô hình riêng của mình, một mô hình phải xóa bỏ nạn tham nhũng, đầu tư nhiều hơn nữa vào giáo dục và các lĩnh vực phát triển then chốt như sản xuất công nghệ, và trao quyền lực cho các doanh nghiệp để bước tới bậc thang tạo giá trị gia tăng.
Trong nhiều năm, các quốc gia nhỏ khác ở Đông Nam Á, như Miến Điện và Campuchia, đã nhìn vào Việt Nam để tìm ý tưởng cải tổ kinh tế. Việt Nam có thể sẽ lại trở thành điển hình mẫu. Chỉ cần Việt Nam hướng tới tương lai, thay vì hoài niệm quá khứ.
 

Vietnam’s Star Is Dimming

By William Pesek 2013-05-09T22:00:00Z
Like other would-be tiger economies, Vietnam faces a trifecta of new threats: a crisis-paralyzed Europe, a faltering America, and a newly spendthrift Japan. Yet the biggest risk to the nation’s future may be old-fashioned nostalgia.
It has been 27 years since Hanoi launched the “Doi Moi” reforms that allowed privately owned companies to participate in the economy and opened key sectors, such as agriculture. The rapid growth that followed propelled Vietnam toward the realm of middle-income nations, transforming the onetime war zone into a case study for development and poverty reduction. Now, though, Vietnam’s 1986 blueprint for a “socialist-oriented market economy” is looking dated.
Recent data show the strategy that got Vietnam this far -- a China-like heavy reliance on state-owned enterprises and top-down planning -- is now holding the nation back. Vietnam is losing ground on global competitiveness league tables while growth has slowed to about 5 percent, the lowest rate since 1999. To recover, the country needs to do precisely what it has avoided doing thus far: build a truly vibrant and innovative private sector that can diversify growth and create prosperity.

No Guarantees

“A complete recalibration of the economy would be necessary to achieve stronger growth again,” says Vaninder Singh, a Singapore-based economist at Royal Bank of Scotland Group Plc. “This is not guaranteed as it will require a significant change in the corporate structure and improvements in productivity.”
Does Prime Minister Nguyen Tan Dung’s government have the political will to modernize Vietnam’s $124 billion economy? The International Monetary Fund appears to have its doubts. The IMF recently cut its 2014 Vietnam forecast by more than it did for any other Asian country, to 5.2 percent. That may sound grand in a world in which Group of Seven nations are barely expanding. But for a 90-million-person economy at Vietnam’s stage of development, it’s nothing short of a crisis.
When they launched their reforms, leaders in Hanoi believed they were following a Chinese model that had already worked wonders. The Vietnamese approach was more gradualist and cautious than Deng Xiaoping’s. Still, the broad thrust was similar and has now begun to breed the same problems.

China Lite

Like China, Vietnam is suffering from a distorted credit allocation system dominated by state-owned companies. Their reckless lending decisions have fueled dangerous property bubbles and buried banks under nonperforming loans. The gap between rich and poor is growing rapidly; so are tensions between workers seeking higher wages and industries built on cheap labor. Dodgy land seizures and privatizations that enrich only the politically connected have sparked public outrage. Rampant corruption is undermining the ruling party’s legitimacy.
The country cannot move forward without restructuring state-owned enterprises, which account for almost 40 percent of gross domestic product. Economists at McKinsey & Co., for example, estimate that Vietnam must boost labor productivity by more than 50 percent to maintain healthy growth. You don’t need a Nobel Memorial Prize in Economic Sciences to know that only a thriving private sector can do that.

Reason for Worry

In February, Deputy Finance Minister Truong Chi Trung promised that the government would unveil a plan to overhaul 52 state-owned groups by June. Yet based on past experience, there’s ample reason to believe that the reforms will lack specifics or teeth. This government has already missed a target to create an asset-management company to address bad debt in banks. Pledges to rein in runaway public investments, lending and state-owned enterprises aren’t just familiar -- they are becoming downright monotonous.
The question is whether Dung’s team can credibly implement any of these desperately needed improvements, never mind all three. Here, one shouldn’t downplay the role of corruption. Just like Xi Jinping in Beijing, Dung faces a uniquely un-communistic problem: too many party bigwigs getting rich from Vietnam’s current model. Those spoils deaden the impetus for change.
Graft has risen in inverse proportion to the economy’s standing. In Transparency International’s 2012 Corruption Perceptions Index, Vietnam fell to 123rd place out of 176 nations from 112th place in 2011, a worse standing than Sierra Leone and Belarus. Meanwhile, on the World Economic Forum’s latest Global Competitive Index, Vietnam fell 10 places to 75th, lagging behind Uruguay and Ukraine.

Looking Forward

Vietnam’s challenge is in some ways more manageable than China’s: Its state-owned companies are smaller, its vested interests less pervasive and powerful. But gradualism is no longer an option. It’s time for the country to develop its own model, one that roots out corruption, invests more in education and key growth sectors such as technology manufacturing, and empowers businesses to move up the value-added ladder.
For years, other small Southeast Asian nations, such as Myanmar and Cambodia, have looked to Vietnam for ideas on how to reform their own economies. The country can become that kind of role model again. It just needs to look forward, not back.
(William Pesek is a Bloomberg View columnist. The opinions expressed are his own.)
To contact the writer of this article: William Pesek in Tokyo at wpesek@bloomberg.net
To contact the editor responsible for this article: Nisid Hajari at nhajari@bloomberg.net
William Pesek

About William Pesek»

William Pesek is based in Tokyo and writes on economics, markets and politics throughout the Asia-Pacific region. ... MORE

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-28/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link