Friday, May 31, 2013

Một Số Điểm Nên Biết Khi Xuống Đường Biểu Tình

Một Số Điểm Nên Biết Khi Xuống Đường Biểu Tình

Chính trị - xã hội

Thằng Nông Dân

Theo blog Thằng Nông Dân


Xin được chia sẻ với các bạn một số điểm mà tôi nghĩ rằng các bạn nên biết khi tham gia một cuộc xuống đường biểu tình...

Rất mong nhận được những đóng góp của các bạn và nếu có thể, xin chuyển tải thông tin này đến những bạn khác.

- Cần một nhóm bạn trẻ tiếp tế về thức ăn nhẹ và nước uống cho đoàn biểu tình nếu có thể.

- Đoàn người biểu tình nên di chuyển với tốc độ chậm để cùng chờ nhau.

- Cần thành lập nhóm nhỏ điều hành và sau đó phân tán vào đoàn người để giữ liên lạc với nhau.

- Mang theo loa cầm tay để hướng dẫn bà con, hô to khẩu hiệu và hát những bài ca yêu nước.

- Luôn luôn cảnh giác thành phần phá rối và phải bảo vệ cho nhau.

- Đi dày nhẹ để dễ dàng di chuyển.

- Đón xe buýt hoặc gửi xe cách xa địa điểm cuộc biểu tình.

- Đội nón, mang theo balô đựng bánh trái nhẹ và nước uống.

- Tuyệt đối không khiêu khích và đụng chạm với lực lượng công an duy trì trật tự đường phố.


- Thông báo cho gia đình hoặc bạn bè biết trước giờ giấc đi và về khi tham gia cuộc biểu tình để đề phòng những bất trắc có thể xảy ra.

- Luôn chia sẻ và thông tin về tình hình đang xảy ra với những đoàn biểu tình khác ví dụ như ở Hà Nội v.v..

- Lên lịch trình điạ điểm và thời gian cho cuộc biểu tình, nhưng chỉ phát tán khi cuộc xuống đường bắt đầu.

- Mang theo cờ, những biểu ngữ ngắn, gọn, nhẹ và xúc tích.

- Kêu gọi và giải thích ý nghĩa của cuộc biểu tình đến mọi người.

- Lên kế hoạch cho những trường hợp xấu có thể xảy ra.

- Luôn nhẹ nhàng và dùng những lời lẽ thuyết phục khi phải đối thoại với lực lượng công an mật vụ. Thuyết phục và tranh luận với họ vì xuống đường biểu tình là hợp pháp và thể hiện quyền dân chủ của công dân.

- Cương quyết không chấp nhận những hành động bắt bớ khi xuống đường vì đó là hành động phạm pháp.

- In và phân phát những điều luật mà pháp luật hiện nay của Việt Nam cho phép người dân có quyền tham gia xuống đường biểu tình.

- Mang theo trống, kèn tạo nên tiếng động để gây sự chú ý của mọi người.

- Kết bạn với những nhóm bạn trẻ và sinh viên khác để chia sẻ thông tin và liên lạc với nhau.

- Sau mỗi một cuộc xuống đường, đánh giá những điểm mạnh và yếu, rút tỉa ra kinh nghiệm quí giá cho những cuộc xuống đường sau này.

- Triệt để vận dụng mọi phương tiện truyền thông hiện đại như Facebook, Twitter, SMS (Tin nhắn ngắn) để chuyễn tải những thông điệp cho nhau.

- Trong trường hợp có bạn bè bị bắt trong những cuộc biểu tình, nhanh chóng truyền đạt thông tin này bao gồm: Tên, tuổi, nơi bị bắt v.v.. đến bạn bè hoặc nhóm để bàn thảo những phương cách bảo vệ và hỗ trợ cho nhau.

- Cử ra vài nhóm nhỏ chuyên làm nhiệm vụ quay phim và chụp ảnh để làm tài liệu sau này. Đặc biệt là những hình ảnh lực lượng an ninh dùng võ lực đàn áp và bắt bớ đoàn người biểu tình.


- Liên lạc với những thông tấn xã quốc tế và thông báo cho họ biết ngày, giờ và mục đích của cuộc biểu tình.

- Nắm tay nhau tạo thành một vòng đai liên kết để bảo vệ người già, phụ nữ và trẻ em bên trong đoàn người biểu tình.

- Luôn luôn chia sẻ và giúp đở cho nhau trong những lúc cần thiết.

- Trong trường hợp xấu nhất có tử vong, rút lui trong trật tự, thông báo cho gia đình của nạn nhân, nhóm họp lại và tổ chức lễ truy điệu bằng những cuộc biểu tình liên hoàn để phản đối những hành động đàn áp man rợ.


- Xác định rõ lập trường và mục đích vì sao bạn phải tham gia xuống đường để xoá tan nỗi sợ hãi trong lòng.

- Trong trường hợp phải đối thoại với nhà cầm quyền, nên mời những vị cao niên hoặc phụ nữ ra nói chuyện với họ.


- Xuống đường bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm cao cả của mỗi một công dân, vì vậy, cần phải để lại những ấn tượng tốt đẹp nhất trong lòng của mọi người. tuyệt đối không xã rác bừa bãi, ấu đả hoặc dùng những từ ngữ thô tục. luôn thể hình tính cách văn minh của người biểu tình.

- Phân phát những tờ truyền đơn nhỏ với nội dung ngắn của cuộc biểu tình.

Khách gửi hôm Thứ Sáu, 10/06/2011

Bạn đánh giá bài viết này thế nào?





---------- Forwarded message ----------
From: chutam8 <
Date: 2013/5/30
Subject: [] Fwd: FTIN THƯ vàLỜI KÊU GỌI XUỐNG ĐƯỜN G BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC XÂ M LƯỢC
To:

Thứ tư, ngày 29 tháng năm năm 2013

TOÀN DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH NGÀY CHỦ NHẬT 02.06.2013

LỜI KÊU GỌI XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC

TOÀN DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH







PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN

VÀ XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

NGÀY CHỦ NHẬT 02.06.2013


Một mùa hè nóng bỏng đã đến. Nhà cầm quyền Trung Quốc lại quen thói, ra tuyên bố cấm đánh bắt cá ở Biển Đông – trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Tiếp theo tuyên bố ngang ngược đó, Trung Cộng điều hàng chục tàu cá có sự yểm trợ của tàu chiến để đánh bắt trộm trên Biển Đông.

Trung Cộng đã ra tay đâm thẳng vào tàu cá của ngư dân Việt Nam, bắt giữ và áp giải tàu thuyền của ta đang đánh bắt trên ngư trường quen thuộc Hoàng Sa.


Hành động đó của nhà cầm quyền bành trướng Trung Cộng vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.


Đồng bào hãy xuống đường, đem theo khẩu hiệu biểu ngữ hòa cùng dòng người hô vang khẩu hiệu Đả đảo Bành trướng Trung Quốc xâm lược, xâm phạm chủ quyền Việt Nam.



Thời gian: 08h30 ngày Chủ Nhật 02.06.2013


Địa điểm tập trung:
Tại Hà Nội: Khu vực HỒ GƯƠM

Tại TP Hồ Chí Minh: CÔNG VIÊN 30/4


TỔ QUỐC VIỆT NAM ANH HÙNG MUÔN NĂM!
ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TOÀN VẸN LÃNH THỔ MUÔN NĂM!

Xem link: http://danoan2012.blogspot.com/2013/05/loi-keu-goi-xuong-uong-bieu-tinh-phan.html



TIN THƯ


Tiếng nói của đảng viên bỏ ĐCSVN



Nguyễn Chí Đức
Tiếng nói của một cựu chiến binh Cộng Sản
ra khỏi ĐCSVN năm 1992 và ủng hộ đa đảng

Dẫn nhập: đây là cuộc trao đổi ngắn hết sức tình cờ, dân dã không hề được trau chuốt hay sắp xếp giữa tôi và một người cùng quê hương nhân dịp đi ăn đám giỗ một trăm ngày của ông bác ruột. Tôi hi vọng sau khi xem xong đoạn đối thoại ngắn dưới đây thì các cựu quân nhân, trí thức, công chức đã đang đóng góp trí tuệ/xương máu và thành danh dưới chế độ Cộng Sản cũng nên mạnh dạn thêm chút để góp phần cải tạo xã hội đang ngày càng nát bét.

Quí ông, quí bà hãy tự lựa chọn lựa cho mình thế đứng giữa “Trí Thức Cận Thần” với “Hiền Tài Quốc Gia”, giữa “Công Dân Tự Do” với “Nô Lệ Cộng Sản”, giữa Sự Thật với Giả Dối.

Duy Ninh: Họ tên là Nguyễn Duy Ninh (dạ) vào bộ đội năm 1967, ba tháng là đi B vào đường 9 Khe Sanh. Sau đó là các chiến dịch là Quảng Trị, rồi là bên Bắc Lào, rồi lại quay về đường 9 Nam Lào, rồi là đến 72 Quảng Trị, rồi đến chiến dịch cuối cùng là (chiến dịch thứ 5 là) chiến dịch Hồ Chí Minh vào đến tận cùng là chỗ cầu Bình Triệu của Sài Gòn. Sau đó về ra ngoài này là đến năm 77 là chuyển nghành.

Chí Đức: Anh có thể giới thiệu tên, tuổi, quê quán, năm sinh, ngày vào đảng và ngày ra đảng


Duy Ninh: Quê quán, họ và tên như khi nãy là Nguyễn Duy Ninh. Quê quán thì là làng Khả Phong này, xã Nam Sơn này, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Vào bộ đội là năm 67, vào Đảng năm 72. Tiếp theo là chuyển nghành sang nghành giáo dục, lại chuyển xuống BTC Tỉnh Ủy Nghệ An được 6 năm, về vì hoàn cảnh gia đình lại về cho gần nhà về BTC Huyện Ủy Đô Lương 10 năm, sau đó là làm thế nào để về. Tuổi chưa đủ nhưng mà năm tính ra là được 32 năm, cho nên là do 32 năm đó bù vào chỗ thiếu tuổi thì do chỗ đó cho nên về được. Về năm 92 nghỉ luôn.


Chí Đức: Lúc ấy năm 92 anh bao nhiêu tuổi?

Duy Ninh: 48 hầy (*)

Chí Đức: đồng lúc anh cũng ra khỏi Đảng luôn hay sao?

Duy Ninh: Ra luôn! Nghỉ luôn! Không lấy!

(Tiếng một người chen vào : Năm mấy? Nghỉ! Tức là không lấy giấy giới thiệu về)

Chí Đức: Thế bây giờ anh có tâm tư nguyện vọng gì đối với quê hương-đất nước và dân tộc không?

Duy Ninh: Bây giờ làm thế nào để cho thực chất là dân chủ cái đã.

Chí Đức: Cụ thể dân chủ là cái gì?

Duy Ninh: Dân chủ là người dân làm chủ chiếu theo cái Hiến Pháp và Pháp Luật. Đúng như thế chứ không phải Hiến Pháp làm thế này mà bên kia cái thực hiện lại làm cách khác. Người ta dùng mọi cái biện pháp này, cái gọi là biện pháp thực chất là thủ đoạn. Ép người ta chỗ này, ép người ta chỗ kia thì buộc người ta phải là theo nhưng thế không thể được.

Chí Đức: Nhưng có một số ý kiến là dân chủ đồng nghĩa phải đa đảng thì anh, theo ý kiến anh thì như thế nào?

Duy Ninh: Đa đảng là đúng. Phải đa đảng. Bởi vì nếu như có một đảng thì anh muốn làm sai bao nhiêu cũng được. Nếu đa đảng, có 2 đảng trở lên người dân có thể là: tôi chọn anh này đúng. Mặc dù nó không đúng vĩnh cửu, nó không đúng lâu dài, nhiệm kỳ này anh đúng tôi chọn anh, nhiệm kỳ sau anh sai tôi chọn đảng khác tôi theo. Đúng là tôi theo, mà hợp với ý dân là tôi theo. Đấy ! “Ý đảng lòng dân” nhưng “Ý Đảng lòng dân” đã gặp nhau được bao nhiêu?

Chí Đức: bây giờ vì thời gian có hạn, xin hỏi anh một câu cuối cùng là bây giờ giả sử có một huặc một vài đảng khác mà đảng yêu nước mà đảng vì quyền lợi của dân tộc Việt Nam thì anh có ủng hộ không?

Duy Ninh: Về tinh thần là tôi ủng hộ nhưng về sức lực và thể chất (ám chỉ bản thân) có thể là chỉ được giới hạn một mức nào đó thôi.


Chí Đức: Bây giờ mà có một hội những người Huynh Đệ những người mà ra khỏi Đảng thì anh có ủng hộ, anh có tham gia không?

Duy Ninh: Tôi tham gia. Vâng!

Chí Đức: Vâng, xin cám ơn anh!

(*) : ông Nguyễn Duy Ninh sinh năm 1947, ra khỏi ĐCSVN âm thầm năm 1992 . Xin xem Video Clip nầy:

http://www.youtube.com/watch?v=mU1srQjD3sI


Một trường hợp khác:
dưới đây là đoạn trao đổi khác với ông Nguyễn Hồng Bích từng là một quân nhân Cộng Sản và cũng ra khỏi ĐCSVN một cách âm thầm năm 1992.

http://www.youtube.com/watch?v=spmw9GJTPi8 

nguồn: http:// donghailongvuong.wordpress. com/2013/05/27


END


http://viet-luan.com/240513/PhongvanLyThaiHung.html



Việt Luận phỏng vấn
ông Lý Thái Hùng - Tổng Bí Thư Đảng đảng Việt Tân

________________________________________________________________________________________________


Việt Luận

Lý Thái Hùng

Việt Luận: Ông có thể cho biết mục đích chuyến đi Úc của ông lần này?

Lý Thái Hùng (LTH): Trước hết xin cảm ơn Ban Biên Tập Báo Việt Luận đã cho tôi có cơ hội được chia sẻ đến quý đồng hương tại Úc Châu về tình hình đấu tranh của phong trào dân chủ tại Việt Nam và những nỗ lực của đảng Việt Tân.

Mục đích chuyến đến Úc Châu của tôi lần này nằm trong khuôn khổ chung là hướng dẫn một số hướng hoạt động cho các cơ sở đảng Việt Tân tại Úc trong tình hình mới hiện nay, đồng thời gặp gỡ một số thân hữu và quý vị nhân sĩ để trao đổi thêm về những hợp tác hỗ trợ cho phong trào dân chủ đang có những chuyển biến tích cực tại quê nhà.

Việt Luận: Tình hình chính trị tại Việt Nam có nhiều biến động trong thời gian gần đây, chẳng hạn như sự chia rẽ trong đảng CS, các phong trào đòi hỏi tự do dân chủ, kinh tế xuống dốc, sự bất mãn chế độ của người dân…, ông có thể cho biết đường lối tranh đấu hiện nay của đảng Việt Tân?


LTH: Thưa anh, một cách tổng quát, chúng tôi nhìn những diễn biến của tình hình Việt Nam hiện nay là đảng CSVN sẽ không còn có thể tồn tại lâu nữa.

Mặc dù đang bị đàn áp nặng nề nhưng phong trào dân chủ Việt Nam đang như ngọn triều dâng với số người tham gia ngày càng nhiều, dũng cảm và triệt để; trong khi đảng Cộng sản Việt Nam lại rơi vào thế bị động, cố thủ trong lô cốt ngõ cụt giáo điều, do những phân hóa trầm trọng không chỉ trong thượng tầng lãnh đạo mà còn từ mọi cấp trước sự phá sản về niềm tin xã hội chủ nghĩa.

Hình ảnh tiêu biểu nhất của đảng CSVN hiện nay là tình trạng bè phái trong đảng dựa trên tiền và quyền lợi để khuynh loát lẫn nhau, đang làm suy yếu khả năng kiểm soát của đảng. Do đó để đẩy cho CSVN mất dần khả năng kiểm soát và giúp cho phong trào dân chủ tại Việt Nam lớn mạnh và liên tục tạo áp lực đáng kể, buộc CSVN phải thoái lui, đảng Việt Tân đã và đang tiếp tục tiến hành một số nỗ lực sau đây:

Thứ nhất là tiếp tục quảng bá phương thức đấu tranh bất bạo động để giúp cho người dân vượt qua sự sợ hãi, cùng nhau liên kết thành số đông và công khai lên tiếng đòi hỏi CSVN phải đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của người dân. Đồng thời đẩy mạnh chiến dịch Tự Do Internet để phá vỡ bưng bít thông tin của CSVN.

Thứ hai là liên kết và hỗ trợ các nhà dân chủ, các trí thức yêu nước và các thanh niên sinh viên để cùng đấu tranh trên các mặt trận như giúp dân oan, chống Trung Quốc, chống khai thác Bauxite, giúp công nhân lao động đình công đòi cải thiện cuộc sống.

Thứ ba là vận động các tổ chức phi chính phủ, chính giới và bộ ngoại giao các quốc gia để lên tiếng áp lực CSVN phải tôn trọng nhân quyền và ngưng các chính sách trả thù các nhà dân chủ, Blogger.

Thứ tư là hỗ trợ tài chánh và phương tiện cho các dân oan, nhà dân chủ, các blogger, các thanh niên sinh viên khi bị sa cơ để không bị chế độ cô lập tài chánh hay ngưng đấu tranh vì thiếu phương tiện.

Những nỗ lực của Việt Tân tuy còn rất giới hạn nhưng chúng tôi đã phần nào gây cho CSVN những áp lực rất lớn trên ba mặt: quốc tế, truyền thông và hỗ trợ phương tiện cho các nhà dân chủ trong thời gian qua. Chính vì thế mà CSVN đã tìm mọi cách tấn công và truy bức các hoạt động của Việt Tân như gán ghép Việt Tân là khủng bố để qua đó tìm cách cô lập tiềm lực hoạt động. Nhưng phải nói là CSVN đã hoàn toàn thất bại và họ càng tấn công VT khủng bố họ càng bị quốc tế lên án.

Việt Luận: Theo ông, để thay đổi tình hình bế tắc tại VN hiện nay, những yếu tố nào là quan trọng nhất?

LTH: Yếu tố quan trọng nhất cần phải thực hiện ngay, đó chính là xóa bỏ thể chế chính trị độc tài và tôn trọng ý nguyện của người dân. Thể chế chính trị mà người dân Việt Nam mong muốn thay đổi đó chính là một nhà nước dân chủ đích thực, chính quyền phải tôn trọng và thực thi đúng đắn các quyền căn bản của người dân, dựa trên bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

Để đạt được những thay đổi căn bản nói trên, phía CSVN phải thể hiện đầu tiên:
-Ngưng ngay các hành vi bán nước quá nguy hiểm hiện nay. Ngưng ngay việc tiếp tay với Bắc Kinh bịt mắt dân tộc Việt Nam về mối quan hệ hữu hảo không hề có.
-Thả hết những tù nhân lương tâm, những nhà yêu nước đang bị giam giữ một cách phi lý và phi nhân trong suốt mấy thập niên vừa qua.

-Trực tiếp đối thoại TRƯỚC HẾT với giới trí thức, các nhà dân chủ, các nhà yêu nước ngay tại quốc nội một cách nghiêm túc. Các đảng viên Việt Tân chúng tôi trong nước sẽ cùng đứng với các nhà yêu nước trong giai đoạn thử thách cam go đó.

-Từng bước bỏ các điều luật đang xiềng xích đất nước như điều 4 Hiến pháp, điều 79, điều 84, điều 88 luật hình sự, v...v...

Việt Luận: Quan điểm của đảng Việt Tân như thế nào đối với việc đảng CSVN kêu gọi người dân góp ý thay đổi hiến pháp?

LTH: Việc nhà cầm quyền CSVN tung ra chiến dịch sửa đổi hiến pháp lần này nhắm vào 2 mục tiêu: 1/Tạo hình ảnh tôn trọng nhân quyền khi họ đưa hẳn một chương về quyền con người trong hiến pháp mới mà trước đây chưa hề có; 2/Nâng cấp bộ máy hành chánh nhà nước mà cụ thể là gia tăng quyền của chủ tịch nước để kiềm chế bớt sự lộng quyền của thủ tướng vì dần dần vai trò tổng bí thư đảng sẽ bị lu mờ.

Khi thấy rõ ý đồ của nhà cầm quyền CSVN như vậy, việc họ kêu gọi người dân góp ý kiến chỉ là tạo dáng vẻ “dân chủ hình thức” hay là mị dân mà thôi.

Hôm 20 tháng 5, báo cáo trước quốc hội về tình hình góp ý kiến hiến pháp, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cho biết là trong non 5 tháng có hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý. Và theo ông Nguyễn Phú Trọng nói trong diễn văn bế mạc hội nghị lần thứ 7 của trung ương đảng khóa XI, hôm 11 tháng 5 thì “tuyệt đại đa số” người dân đã tán đồng nội dung sửa đổi hiến pháp 1992.



Đối chiếu với chủ trương và những phát biểu của lãnh đạo CSVN về kết quả góp ý, chúng ta thấy rõ là CSVN không để ý gì đến nguyện vọng thay đổi của người dân. Đây là bản chất sợ thay đổi, nhất là thay đổi chính trị của mọi chế độ độc tài. Kinh nghiệm của các cuộc cách mạng dân chủ từ thập niên 1980 khi biến cố Đông Âu xảy ra cho đến nay, chính những trì hoãn thay đổi và đàn áp mạnh mẽ của các chế độ độc tài đã làm gia tăng sự căm phẫn và đưa đến tình trạng “tức nước vỡ bờ” kết liễu chính họ một cách chóng vánh.



Việt Luận: Theo ông, tình hình chính trị quốc tế hiện nay có những thuận lợi và bất lợi nào trong việc tranh đấu tự do, dân chủ cho Việt Nam?



LTH: Tình hình chính trị quốc tế hiện nay rất thuận lợi cho cuộc tranh đấu của chúng ta. Xu thế chính trị của thế giới hiện nay là dân chủ hóa toàn cầu. Đồng thời nhờ cuộc cách mạng tin học với sự ra đời của mạng xã hội, quyền con người hiện được thế giới đề cao hơn bao giờ hết và những chế độ độc tài không còn có thể bưng bít thông tin đối với người dân. Sự kết hợp đấu tranh và phát huy chính nghĩa dân tộc theo nguyên tắc đấu tranh bất bạo động trong thời đại Internet đã như rơm khô bén lửa, bộc phát mạnh mẽ và lan tràn nhanh chóng.



Cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước của người Việt Nam phải nói là được sự đồng tình và ủng hộ của hầu hết các chính quyền, nhân dân và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Có ba thành phần quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh của chúng ta gồm:



-Những tổ chức nhân quyền quốc tế như Ân Xá Quốc Tế, Quan Sát Nhân Quyền, Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc…



-Những tổ chức phi chính phủ (NGOs) giúp gia tăng quyền con người, tự do internet, bảo vệ người dân tại những xứ độc tài như Tổ chức phóng viên không biên giới, Defend for Defender, Media Defend…



-Những chính giới và bộ ngoại giao các quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ, Úc Châu, Pháp, Cộng đồng EU, Canada….



Đa số những thành phần quốc tế nói trên đều hỗ trợ rất thuận lợi dưới nhiều hình thức như trao giải thưởng, giúp đỡ tài chánh, lên án sự đàn áp hay áp lực chế độ Hà Nội giảm án. Điểm bất lợi nếu có là đối với một số chính quyền vì những quan hệ ngoại giao tế nhị đã chưa có những áp lực đủ mạnh mà thôi. Tuy nhiên, điều mà chúng ta cũng cần quan tâm để ý là người Việt Nam phải tự lực gánh vác lấy công cuộc đấu tranh của mình, không thể ỷ lại hay mong chờ những giúp đỡ hoàn toàn từ bên ngoài.



Việt Luận: Nhiều người có thắc mắc là tại sao những người trẻ trong nước chẳng hạn như mới đây là Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha… chỉ vì thể hiện lòng yêu nước mà bị đảng CSVN kết án từ 6 đến 8 năm tù, trong lúc đó có một số thành viên của đảng Việt Tân từ hải ngoại về VN tranh đấu như TS Nguyễn Quốc Quân (Mỹ), bà Võ Hồng (Úc)… thì chỉ bị bắt giam một thời gian ngắn rồi được thả? Ông có thể giải thích tại sao có sự khác biệt này?



LTH: Thưa anh, đây cũng là điều dễ hiểu, vì những người từ nước ngoài như Úc Châu, Hoa Kỳ, Nhật Bản về nước đấu tranh đều mang giấy thông hành của quốc gia liên hệ. Khi bị bắt vô cớ, CSVN phải có nghĩa vụ báo cho tòa đại sứ của quốc gia liên hệ biết và đương nhiên bộ ngoại giao của quốc gia có công dân bị bắt phải làm cho ra lẽ.



Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân hay chị Võ Hồng vào Việt Nam với giấy tờ hợp lệ và họ bị bắt hoàn toàn không có lý do chính đáng. Vì thế mà chính giới và nhiều tổ chức nhân quyền đã áp lực Bộ ngoại giao Hoa Kỳ hay Úc đòi hỏi CSVN phải thả những công dân này của họ vô điều kiện và cuối cùng CSVN đã phải âm thầm trục xuất.



Trong khi đó những nhà dân chủ và những đảng viên Việt Tân sống tại Việt Nam khi bị CSVN bắt giữ, hoàn toàn không có lý do chính đáng; nhưng phải chịu sự ràng buộc và chi phối bởi luật rừng của CSVN. Thế giới lên tiếng, chính quyền nhiều quốc gia can thiệp nhưng CSVN núp sau cái gọi là “không được can thiệp nội bộ” để trốn tránh những áp lực này.



Trước ngày CSVN mang sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha ra xử tại Long An hôm 16 tháng 5, Tổ Chức Human Right Watch đã lên tiếng yêu cầu CSVN không thể đưa ra tòa và kết án một người chỉ phân phối truyền đơn chống Trung Quốc, và gọi đó là tuyên truyền chống chế độ. CSVN đã làm ngơ. Lý do là sự lên tiếng của Human Right Watch tuy có tác động trong dư luận nhưng CSVN sợ làm phật lòng Bắc Kinh nếu ngưng hay xử nhẹ vụ án.



Điều mà tôi muốn chia sẻ thêm ở đây là từ một nơi an bình, tự do, một số đảng viên Việt Tân về nước tham gia đấu tranh, dù bị bắt và bị cầm tù trong một thời gian ngắn đi chăng nữa, họ muốn bày tỏ tinh thần “đồng cam cộng khổ” với những hy sinh và gian lao của các nhà dân chủ tại quốc nội. Chúng ta hiện rất cần nhiều người từ hải ngoại về nước – dù có bị ở tù một thời gian ngắn – nhưng đó là những cơ hội để chia sẻ những hy sinh của đồng bào quốc nội và nhất là gây sự chú ý của dư luận quốc tế về những hành động vi phạm nhân quyền, đàn áp chính trị của CSVN.



Việt Luận xin cám ơn ông



_____________________________________________________________



Vài hàng giới thiệu về ông Lý Thái Hùng:



Ông Lý Thái Hùng sinh năm 1952; du học tại Nhật Bản vào năm 1971. Ông tốt nghiệp Kỹ Sư và Cao Học Công Chánh tại Đại Học Tokyo Metropolitan, Nhật Bản vào năm 1980. Ông là một trong những thành viên lãnh đạo của Tổ Chức Người Việt Tự Do, một tổ chức đấu tranh đầu tiên của người Việt tại hải ngoại sau năm 1975, và cũng là tổ chức nòng cốt thành lập Mặt Trận vào năm 1980 và sáng lập ra Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (VNCTCMĐ) vào tháng 9 năm 1982. Trước khi sang phục vụ toàn thời gian cho công cuộc đấu tranh tại Hoa Kỳ vào năm 1985, ông đã cùng với nhiều chính giới và trí thức Nhật Bản thành lập Hiệp Hội Liên Đới Giúp Đỡ Người Tỵ Nạn Đông Dương, nay đổi tên là Hiệp Hội Liên Đới Người Đông Dương tại Nhật Bản. Ngoài lãnh vực đấu tranh, ông còn là nhà bình luận sắc bén với những bài phân tích về thời sự Việt Nam và Á Châu và nói chuyện trên các chương trình phát thanh Việt ngữ. Ông cũng là tác giả tập biên khảo chính trị "Đông Âu tại Việt Nam" phát hành đầu năm 2007. Ông được đề cử giữ trách vụ Tổng Bí Thư Đảng VNCTCMĐ từ năm 2001 và được tái tín nhiệm trách vụ này trong Đại hội VI (2006) và Đại hội VII (2012).




END



Nếu trang mạng Việt Tân ở địa chỉ www.viettan.org bị tường lửa chận lại ,







xin đồng bào vào đọc trang blog Việt Tân tại đây:







http://vnctcmd.blogspot.com/



END


Công an hoảng sợ vì bức hình này

Báo động thủ thuật mới của côn an, lén chích thuốc dân ở đám đông. Xin vào trang mạng để đọc thêm chi tiết và nghe phỏng vấn của nạn nhân.
Chuyện xảy ra tại khu vực tòa án Nghệ An vào sáng ngày 23/5/2013 là bằng chứng về thủ thuật mới của các nhóm côn đồ trộn lẫn công an, mà dân chúng nay gọi tắt là CÔN AN -- đó là bao vây, nắm chặt người mà chúng nhắm đến, rồi kéo áo nạn nhân lên để một tên đâm mạnh ống chích thẳng vào thân mình nạn nhân. Những kẻ sắp làm việc ác tự che mặt bịt miệng vì sợ bị chụp hình.




http://diendanctm.blogspot.com/2013/05/bao-ong-thu-thuat-moi-cua-cong-len.html





END

GIỚI TRẺ VN NGÀY NAY NGHĨ GÌ VỀ BIẾN CỐ 30/4??? XIN MỜI VÀO LINK DƯỚI ĐÂY ĐỂ NGHE VÀ THẤY NHỮNG SUY NGHĨ RẤT THẬT LÒNG CUẢ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ LỚN LÊN TRONG CHẾ ĐỘ CS.
http://www.youtube.com/watch?v=A4a4OWraaBc&feature=player_embedded

END



Comment: Đặng Chí Hùng quả thật là “chí hùng tâm chính”!


Đặng-chí-Hùng | Chúng Ta Có Rất Nhiều Nick Vujicic


Vujicic (hình bên trái); Thương phế binh VNCH (hình bên phải)



Đặng Chí Hùng
24-05-2013


Cái đáng làm ta suy nghĩ ở đây là ở Việt Nam có rất nhiều, nhiều người như Nick mà đảng cộng sản đã cố tình quên hoặc cố tình chà đạp họ.Những giọt nước mắt của Fan, niềm vui và tự hào, số tiền hàng tỉ đồng khi đón một Nick ở xa xôi xin hãy một lần biết chia xẻ với những Nick ở ngay quê nhà. Những người mà tôi nhắc đến trong bài này là ai ?

*****
Không thể phủ nhận bản thân tôi rất ngưỡng mộ những gì anh chàng không tay không chân Vujikic đã làm. Tôn vinh anh như là một điều đương nhiên và căn bản cần phải nhớ của chúng ta. Tấm gương của Nick như một thứ dầu bôi trơn cho ý chí vươn lên của một con người. Gia đình anh , tổ quốc anh sẽ phải tự hào về anh. Và xa hơn nữa, cả loài người tự hào vì có anh , một con người biết vươn lên từ những khó khăn tưởng chừng như đứng bên bờ của địa ngục.

Khi anh đến Việt Nam trong mùa phật đản , tấm gương của anh lại càng nổi bật hơn bởi câu răn dạy của nhà phật “đức năng thắng số”. Phật đã dạy, số phận do chính chúng ta nắm lấy và định đoạt nó. Phật cũng dạy chúng ta phải biết lấy chính khó khăn làm bàn đạp vươn lên. Đức năng thắng số là ở chỗ ấy.

Lẽ ra không có nhiều điều để nói về sự kiện đó Nick khá rầm rộ ở Việt Nam do các công ty của tư bản đỏ được đảng cộng sản bảo trợ đứng ra. Nếu các Fan ở Việt Nam đón những ngôi sao ca nhạc Hàn quốc với những giọt nước mắt “không đáng có” thì tôi miễn bàn.

Nhưng trường hợp của Nick lại khác. Cái đáng làm ta suy nghĩ ở đây là ở Việt Nam có rất nhiều, nhiều người như Nick mà đảng cộng sản đã cố tình quên hoặc cố tình chà đạp họ. Những giọt nước mắt của Fan, niềm vui và tự hào, số tiền hàng tỉ đồng khi đón một Nick ở xa xôi xin hãy một lần biết chia xẻ với những Nick ở ngay quê nhà. Những người mà tôi nhắc đến trong bài này là ai ?




Những người mà đảng cố tình bỏ quên họ đó là những chiến binh đảng dùng cho công cuộc “giải phóng ngược” của mình. Giờ đây, ngoài những kẻ có quyền thế, mưu mô thì không ít các cán binh cộng sản đang què cụt chân tay kia đâu có được ai ngó ngàng, ai tôn vinh. Thậm chí khi họ tự lo được miếng ăn thì đảng cũng ra tay cướp của họ. Không biết bao dân oan huy chương đỏ ngực nằm lăn lộn trên hè phố chờ mong công lý. Nhưng công lý chẳng bao giờ tới cả….



Ngay thủ đô Hà Nội, một anh thương binh đã phải lên Youtube để tố cáo lũ cướp công, cướp miếng ăn của anh ấy: thương binh Huỳnh Xuân Long. Phần nhiều những cán binh cộng sản thế hệ cha tôi nghe theo những lời lừa đảo cho quyền lực của đảng, hi sinh thân thể cho một cuộc chiến vô nghĩa, để rồi…để rồi họ nhận lấy những sự thật đắng cay và phũ phàng sau cái ngày họ trở thành “Kẻ thắng trận”.



Họ không hạnh phúc, dư thừa, béo tốt như thủ tướng thất học 3X với các mác “thương binh”. Cái sai của những người cán binh cộng sản trong đó có nhiều người trong gia đình tôi là tin và nghe theo những lời lừa dối của đảng và ông Hồ Chí Minh. Nhưng cuộc chiến đã qua, trách họ thì cũng thế, họ biết mình bị đảng bỏ rơi, bị vắt chanh bỏ vỏ nhưng cũng đành câm lặng. Đã đến lúc những thương phế binh cộng sản phải đứng lên đòi lại quyền sống cho mình và tố cáo những kẻ lừa đảo , đẩy cuộc đời của mình xuống hố sâu vực thẳm.



Những người bị đảng cố tình chà đạp là ai ? Đó là những người thương phế binh VNCH. Xét về chính nghĩa, họ có chính nghĩa. Chính nghĩa của họ là chính nghĩa bảo vệ đất nước trước khủng bố và xâm lăng. Họ chiến đấu cho tự do và cho một nền dân chủ đang hình thành. Họ chiến đấu vì nhân dân Miền Nam, họ chẳng chiến đấu vì thằng “Liên Xô, Thằng Trung Quốc” nào cả. Họ đáng được tôn vinh. Ấy vậy nhưng sau ngày cộng sản cướp miền nam, họ trả thù tàn bạo những người thương phế binh VNCH. Họ đẩy những người lành lặn vào trại tập trung với những cái án không cần xử, cũng chẳng bản cáo trạng. Họ tàn phá nghĩa trang người đã khuất . Và cũng chính họ, những người cộng sản không quên đầy đọa những thương phế binh.



Những thương phế binh VNCH chiến đấu vì chính nghĩa ấy đã hi sinh thân thể mình cho tự do và dân chủ. Nhưng đáp lại, họ bị chà đạp và bắt chẹt ở khắp mọi nơi. Những người phế binh ấy còn không có một đồng xu phụ cấp, lương cho thương phế binh sau 1975 như những cán binh cộng sản. Ấy vậy mà họ vẫn vươn lên để sống. Sống đàng hoàng, không nản chí đấu tranh cho tự do quê hương. Họ có xứng đáng được như Nick không? Rất xứng đáng vì họ là những anh hùng. Đảng cộng sản không những đã không lo cho những thương phế binh VNCH như một tình thương yêu của người Việt, mà đảng còn cho một lũ côn đồ đến bao vây những chùa, những ai còn quan tâm tới thương phế binh VNCH. Đảng cộng sản thật là bỉ ổi.



Ở Việt Nam không thiếu gì những Nick Vujikic cả, chỉ có vấn đề đảng cộng sản không muốn cho những bạn trẻ sẵn sàng khóc lóc thảm thiết khi M.Jackson ra đi, hay một ngôi sao xứ Hàn đến Việt nam cuồng lên một cách thái quá vì Nick. Bởi vì đảng muốn thanh niên phải thần tượng hóa, phải khóc lóc thảm thiết cho những ai không ảnh hưởng đến vị thế độc tôn của đảng. Đảng sợ những người thanh niên nhận ra sự vắt chanh bỏ vỏ của đảng với cán binh đã vì đảng mà thành phế binh. Đảng cũng sợ thanh niên Việt Nam biết họ đã trả thù tàn bạo những người phế binh VNCH thế nào.



Nick không phải muốn mình thành người tàn phế để được chào đòn ở khắp nơi trong đó có Việt Nam. Nick là con người mà chúng ta đáng trân trọng và yêu quý. Nhưng cái cách lợi dụng Nick của đảng cộng sản là một tấn trò đời nghiệt ngã. Đảng cộng sản chỉ muốn các bạn trẻ quên đi rằng ở Việt Nam còn rất, rất nhiều Nick đáng được tôn vinh và noi gương. Đảng cũng muốn các bạn trẻ trong khi gào thét về các thần tượng sao Hàn, ngôi sao ca nhạc Việt Nam rẻ tiền, Hoa hậu bán dâm thì ngoài kia Tầu cộng đang vét sạch cá biển đông, đang khoan dầu vào chính trái tim Việt Nam, và ngay trong lòng núi rừng Tây Nguyên lũ Tầu đang múc cho đầy Boxit.



Hỡi các bạn trẻ ! Thần tượng một ai đó không có gì sai, ai cũng có thần tượng cho riêng mình kể cả tôi. Nhưng đừng để đảng cộng sản lừa đảo, dắt dìu đến thói quen “mù quáng “ về thần tượng . Bất cứ thần tượng nào cũng không bằng lợi ích của Dân Tộc, của Đất nước. Hãy sớm nhận ra âm mưu thâm hiểm của đảng nhằm giao Việt Nam dần dần và dễ dàng cho Trung cộng . Các bạn hãy đứng lên và đừng u mê nữa!.



Đặng Chí Hùng
23/05/2013



END


Người Việt Gốc Hoa Chống Tàu



Thứ Tư, 22 tháng Năm năm 2013 23:54



Tác Giả: Phạm Hồng Ân




Tôi gặp lại A Tỷ ở chợ Thuận Phát, sau 10 năm anh ta biệt tích giang hồ. Chúng tôi quen nhau vì cùng làm chung trong một hãng "bù tèo". Cái hãng toàn người già với đồng lương mắc dịch chưa lần nào nhích khỏi năm đầu ngón tay.

A Tỷ người Tàu, gốc Bạc Liêu. Năm 1978 mua thuyền đánh cá, xuống Cà Mau vượt biên với mấy ông ba tàu khác. Vượt biên đâu phải chuyện dễ. Vượt biên, chẳng những vượt qua muôn trùng sóng gió của biển, thuyền nhân còn vượt qua móng vuốt của công an việt cộng, của cướp biển, thảo khấu, và lòng thờ ơ nơi những nước láng giềng. Cho nên A Tỷ đến đảo chỉ còn cái quần xà lỏn, giấy tờ rớt mẹ đâu mất hết. Đến khi phỏng vấn qua Mỹ, mấy ông ba tàu khác xúi A Tỷ khai sụt tuổi để dễ kiếm việc làm. Chủ Mỹ không ai dại gì bỏ tiền ra thuê một ông già về quờ quạng như con rùa lật ngửa.

A Tỷ vốn chân thật, dễ tin người. Nhưng tội nghiệp, khi gặp phái đoàn Mỹ, anh ta lúng ta lúng túng thế nào mà khai sụt một hơi 13 tuổi. Thế là, trong lúc bạn bè trang lứa với A Tỷ về hưu, hưởng thú đó đây - thì lão lại khòm lưng bên cỗ máy, cà rịch cà tang kéo lê kiếp trâu già. Mãi đến khi hãng "bù tèo" dẹp tiệm, A Tỷ mới thoát khỏi ách cày. Từ đó, lão biệt tích luôn, tới bây giờ chúng tôi mới gặp lại.

Mười năm xa nhau, A Tỷ vẫn còn nhớ tôi. Vừa thấy tôi cầm gói trà Green Tea lên ngắm ngía, bàn tay lão đã chận ngang trước ngực.

- Hày, Nị đừng uống cái lày. Đồ Trung Quốc đó! Kiếm trà Nhật uống, chắc ăn hơn.

- Trời đất! A Tỷ đây ư! Lâu quá không thấy nị. Sao? Còn ở đây không?

- Hày, Mạnh giỏi hông? Ngộ vẫn ở đây. Mấy năm nay bịnh. Tưởng bán muối dồi chớ...

Gói trà màu sắc tuyệt đẹp. Tôi vẫn còn cầm trong tay ngắm nghía nó, chưa muốn bỏ lại.

- Hày, Nị đừng mua đồ Trung Quốc. Nó mần ăn không tốt, bỏ tầm bậy tầm bạ trong đó. Nị vừa mất tiền, vừa hại thân.

- Sao nị biết đồ Trung Quốc không tốt?

- Chời ơi! Nị không coi báo, coi đài. Không đi chợ nghe người ta nói với nhau sao? Họ tẩy chay đồ Trung Quốc khắp nơi.

Tôi ngó lom lom A Tỷ.

- Nị cũng là người Trung Quốc, sao nói xấu Trung Quốc?

- Hày, Có sao nói vậy. Ngộ không nói xấu. Như ngộ có cái kềm Mỹ, xài tới rỉ sét vẫn chưa hư. Thằng con ngộ mới mua cái kềm Trung Quốc về xài, siết tới siết lui mấy cái, nó sút mẹ cái càng ra. Ối cha! Vừa tốn tiền, vừa báo hại.

Tới đây, A Tỷ vẫn chưa chịu ngừng.

- Ngộ đâu phải người Trung Quốc. Ngộ là người Việt gốc Hoa. Ông cố ngộ mới là người Tàu. Hồi xưa, bên Tàu, nhà Thanh đánh bại nhà Minh, đuổi nhà Minh đi khỏi nước. Ông cố ngộ mới theo tướng Mạc Cửu chạy qua Việt Nam xin tá túc. Mạc Cửu sau này là công thần của vua An Nam, có lăng miếu đàng hoàng ở Hà Tiên. Còn ngộ, đẻ ra ở Việt Nam thì Việt Nam là quê hương của ngộ chớ. Cũng như cháu nội nị đẻ ở bên Mỹ thì Mỹ là quê hương của cháu nội nị. Nó có biết chi về Việt Nam đâu?

A Tỷ nói thao thao cho đến khi tôi trả gói trà lên kệ, lão mới thôi. Loay quay một lúc, A Tỷ kéo tôi ra khỏi quán, sau khi hào phóng tặng tôi nguyên phong trà green tea Nhật Bổn. Buổi sáng, nắng rực rỡ. Khu Linda Vista xôn xao với hàng quán tấp nập. Chính nơi này,10 năm trước, A Tỷ dẫn tôi tới đây ăn tô phở đầu tiên ở góc phố đằng kia, rồi lôi tôi về nhà nhờ hướng dẫn trồng các loại cây mà bên Mỹ này chưa có người việt nào muốn trồng bao giờ.

- Hày, ngộ với nị qua bên kia làm tô mì chơi. Đừng ngại, ngộ bao cho.

Ngó mái tóc bạc như bông gòn của A Tỷ, tôi bỗng thấy nao nao.

- Nị mới trúng super lotto đêm qua, phải không?

- Hày, Bộ trúng mới bao sao? Ngộ muốn trả ơn nị, chút đỉnh mà...

Tôi chưng hửng.

- Trả ơn? Nhưng ơn gì?

A Tỷ ôm chầm vai tôi, tha thiết.

- Nị mau quên quá! 10 năm trước, con vợ ngộ muốn trồng dừa. Ngộ chạy ra chợ mua trái dừa gáo, về đào đất, dồi đặt xuống. Ngày nào hai vợ chồng cũng bỏ phân, tưới nước, trông nó lên cây. Nhưng trông riết, nó cứ trơ trơ. Giận quá, ngộ đào lên, cái gáo dừa thúi quắc.

- Rồi tôi hướng dẫn nị tìm trái dừa còn nguyên vỏ. Về nhà, ủ nó lên mọng, mới đem ra vườn, đào lỗ, đặt xuống chứ gì?

A Tỷ vỗ tay, cười khục khặc.

- Đúng dồi! Bây giờ cây dừa đã có trái. Con vợ ngộ khoái quá. Nó nói nó mang ơn nị.

- Cái đó tôi học lóm người ta, chỉ lại nị. Ơn nghĩa chi?

A Tỷ chưa chịu buông tha.

- Còn một cái nữa, nị quên dồi. Nị nhớ nị có ra mắt cái CD chưa? CD ngâm thơ đó...

Kỷ niệm chợt trở về. Cách đây khá lâu, lúc còn làm chung hãng "bù tèo" với A Tỷ, có ông bạn thân khuyên tôi nên ra mắt CD ngâm thơ để có cớ tụ họp bạn bè văn nghệ lại, xem ai còn ai mất? Tôi đem giấy mời vào hãng, trao đến tay các anh em người Việt. Riêng A Tỷ, tôi không mời, vì nghĩ anh ta chẳng rành nhiều về tiếng Việt. Nhưng thật ngạc nhiên, khi thấy A Tỷ tiến đến gần tôi, tỉ tê trách móc.

- Hày, ngộ với nị quen biết nhau lâu quá. Nay ra mắt CD, sao lại bỏ ngộ ra. Nói thiệt, nị không cho ngộ đi, ngộ cũng tìm cách đi cho được. Bạn bè mà.

Thế là tôi đành trao giấy mời cho A Tỷ.

Hôm nay, A Tỷ nhắc lại chuyện xưa, chắc có mục đích chi đây?

- Vụ CD đã lâu rồi. Bây giờ, cái dĩa không nghe được nữa hả?

- Đâu có. Cái CD ngâm thơ hay quá! Nhiều người khen nị. Ngộ cũng muốn khen nị đó mà.

- Trời đất! Nị cũng khoái thơ nữa ư?

- Hày, Sao không? Để ngộ ngâm cho nị nghe nha!

Quảng Đông ăn cá bỏ đầu

Triều Châu len lén xỏ xâu đem dìa.

Thấy có người khen thơ mình, lại là người Hoa, tôi khoái chí.

- Thế... bài thơ nào nị thích nhất? Nó nói về cái gì? Tình cha, tình mẹ hay tình yêu?

- Chời ơi! Nị hỏi nhiều quá, ngộ đâu có biết!

Tôi ngó lom lom A Tỷ, mồm há hốc.

- Vậy sao nị khen hay. Hay ở chỗ nào?

- Không giấu gì nị. Con vợ ngộ mất ngủ mấy năm trời. Uống đủ thứ thuốc, đêm nào cũng vẫn nằm thao thức, thở ra thở vô. Có cái CD của nị, mới mở ra, chưa đầy nửa tiếng, con vợ nó lăn ra ngủ khò khò hồi nào không hay. Lâu dồi, nó muốn gặp nị, để...trả ơn.

Tôi tiu nghỉu.

- Nị nói giỡn hay nói thiệt, cha nội?

A Tỷ ôm gọn tôi vào lòng.

- Hày, có bao giờ ngộ nói láo nị đâu. Bi giờ mình qua bên kia làm một tô mì đi!

Tôi kéo tay A Tỷ ra, lắc đầu.

- Nị mới làm một bụng rồi. Để khi khác.

Cà kê dê ngỗng một lát, A Tỷ đành chấp nhận lời từ chối của tôi. Trước khi từ giã, lão hứa sẽ mời tôi dự lễ vu quy của con gái lão trong vòng vài tháng nữa. Con nhỏ và thằng nhỏ thương nhau từ những năm đầu đại học. Bây giờ, vừa tốt nghiệp, hai đứa nhỏ quyết định lấy nhau. Tôi gục gặc đầu, ậm ừ trong họng, rồi quay lưng đi. Nhưng bên tai còn nghe văng vẳng giọng A Tỷ vang vang trong gió. Hày, ông sui của ngộ cũng giống như nị, qua diện HO, dân Sài Gòn.

Vài tháng nữa, trông đợi mãi, chẳng thấy bóng dáng tấm thiệp vu quy nào của A Tỷ gửi đến. Thời gian sau, tôi lại gặp lão ở góc chợ Thuận Phát. Thấy A Tỷ, tôi cất giọng phàn nàn ngay.

- Cả tháng nay tôi trông dài cả cổ ra mà có thấy thiệp cưới của ngộ gửi đâu? Bộ nị quên thằng bạn nghèo này sao?

A Tỷ cúi đầu, mếu máo.

- Cha thằng nhỏ nhất định không chịu làm sui với người Tàu. Thằng chả nói người Tàu chiếm đất, chiếm đảo của người Việt. Bi giờ muốn chiếm luôn con trai của y nữa sao?

Tôi bùi ngùi vỗ vai A Tỷ.

- Chuyện qua rồi. Đừng buồn nữa. Nị về ráng an ủi và khuyên lơn con nhỏ. Mất thằng nhỏ này, còn khối thằng nhỏ khác, lo gì!

Mặc tôi chia xẻ, cảm thông, A Tỷ vẫn mếu máo.

- Ngộ là người Việt gốc Hoa. Sinh đẻ ở Việt Nam thì quê hương ngộ chính là Việt Nam. Ngộ cũng đi lính Cộng Hòa, cũng chống Tàu. Vậy mà người ta vẫn không ưa ngộ...







END







Blogger Trương Duy Nhất bị bắt

Cập nhật: 12:51 GMT - chủ nhật, 26 tháng 5, 2013





Ông Nhất bị bắt sáng 26/5/2013

Blogger có tiếng Trương Duy Nhất đã bị bắt hôm 26/5 tại Đà Nẵng và bị chuyển ra Hà Nội trong cùng ngày.

Báo Thanh Niên đưa tin Bộ Công an bắt ông Nhất vì có "hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự."
Các bài liên quan

· ‘Nhiều nhà báo nghĩ như anh Kiên’

· Tại sao kỳ vọng vào Nguyễn Bá Thanh?

· Không nêu tên 'đồng chí X' là hèn hạ?

Ông Nhất, năm nay 49 tuổi, nghỉ viết báo và chuyển sang viết blog Một góc nhìn khác từ đầu năm 2011 để có thể nói thẳng những suy nghĩ của mình.

Blog thẳng thắn chỉ trích đích danh các lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần bị tin tặc tấn công và hiện cũng đang không thể truy cập được.

Tâm sự với độc giả khi chuyển sang viết blog, ông Nhất nói ông đã làm cho báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng 8 năm và sau đó có vài năm làm tại báo Đại Đoàn Kết.

Ông Nhất đã nhiều lần bị Bộ Công an Việt Nam gây sức ép về những gì ông viết trên blog.

Blogger này từng chê Chủ tịch nước Trương Tấn Sang "Bấm hèn hạ" khi không dám nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người bị Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật tại Hội nghị Trung ương 6 hồi cuối năm 2012.

Ông Sang gọi người bị đề nghị kỷ luật là "đồng chí X".

Mới đây ông Nhất kêu gọi ông Nguyễn Bá Thanh từ chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương sau khi Ban chấp hành Trung ương bác đề nghị đưa ông vào Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 7 hồi đầu tháng này.
'Khát khao thay đổi'

Một loạt các cuộc bắt bớ ở Việt Nam từ đầu năm 2012 được cho là có phần liên quan tới cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra trong đội ngũ cầm quyền cao cấp của Việt Nam.



Ông Nhất từng kỳ vọng nhiều vào ông Nguyễn Bá Thanh

Tại hai hội nghị trung ương gần đây nhất, Ban chấp hành Trung ương gồm 175 vị đã bác các đề nghị liên quan tới nhân sự của Bộ Chính trị, từ việc kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng cho tới việc đưa người được xem là đối thủ của ông, Trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh, vào Bộ Chính trị.

Trước khi bày tỏ sự thất vọng về ông Nguyễn Bá Thanh sau thất bại của ông này tại Hội nghị Trung ương 7, ông Nhất từng có nhiều kỳ vọng vào vị cựu Bí thư Đà Nẵng:

Ông Nhất nói trong một Bấm phỏng vấn với BBC hồi đầu năm nay:

"Trong con mắt của tôi, thì ông Nguyễn Bá Thanh là một nhân vật cần có trong lúc này, kể cả về tính cách, lẫn tài năng và tư duy. Không chỉ riêng tôi, mà nhiều người tỏ ra rất hồ hởi trước 'hiện tượng Nguyễn Bá Thanh'.

"Người dân đang khát khao một sự thay đổi, đúng sai gì không biết, nhưng tình hình đã quá u ám, trì trệ kéo dài. Phải thay đổi, phải khác những gì đang có.

"Tôi cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh là người làm được việc, nếu giao việc cho ông Thanh thì ông sẽ là nhân vật ít nhiều mang lại sự đổi thay chứ không u ám như bây giờ."
'Viết điều cần viết'

Blogger Trương Duy Nhất thu hút được nhiều sự chú ý khi bỏ viết báo để chuyên tâm viết blog.

Giải thích về quyết định này, ông Nhất viết hồi năm 2011:

"Trong nhiều năm liền, với chức phận là một nhà báo ăn lương, tôi luôn phải viết cả những điều không muốn viết. "

Ông Nhất viết trên blog hồi năm 2011

"Trong nhiều năm liền, với chức phận là một nhà báo ăn lương, tôi luôn phải viết cả những điều không muốn viết.

"Ừ thì cũng như muôn vàn nhà báo khác thế thôi. Đó là những bài báo viết không cần suy nghĩ, không động não, không tư duy, viết khoán cho đủ chỉ tiêu bài vở nhận lương hàng tháng. Những bài báo vô thưởng vô phạt mà tự thân mình phải xấu hổ khi núp dưới bút danh khác.

"Nhưng: làm báo chả lẽ mãi như vậy? Trên trang blog của mình, tôi đã nhiều lần treo câu này “Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói". Đó là câu của cụ Huỳnh Thúc Kháng, người sáng lập đồng thời là chủ nhiệm tờ báo Tiếng Dân, sau này cụ được Hồ Chí Minh cử làm quyền Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

"Tôi đã chọn cách của cụ Huỳnh trong nhiều năm khi giữ cho mình cái quyền “không nói (viết) những điều người ta ép buộc nói”.

"Nhưng đã đến lúc tôi chọn phương cách khác, lắc đầu nói không với cụ Huỳnh: Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì... nghỉ làm báo để viết được những điều mình cần viết!”

Ông Nhất chỉ là trường hợp mới nhất trong số hàng chục cây viết mà Việt Nam đã bắt giam trong vài năm qua.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới coi Việt Nam nằm trong số ít các nước bị coi là "Kẻ thù của Internet" do chính sách hà khắc của Hà Nội với các cây viết bày tỏ quan điểm ôn hòa trên không gian ảo.


http://www.bbc.co.uk/ vietnamese/vietnam/2013/05/ 130526_truong_duy_nhat_bi_bat. shtml






END



Việt Nam: Truyền hình nước ngoài phải trả tiền để « bị » kiểm duyệt











Đài truyền hình vệ tinh K+ (DR)


Đức Tâm



Sau khi áp đặt các kênh truyền hình nước ngoài phát chậm 30 phút để có thể cắt bỏ những thông tin được coi là nhậy cảm, chính quyền Việt Nam giờ đây đi xa hơn trong việc kiểm duyệt : Các kênh truyền hình nước ngoài phải làm phụ đề tiếng Việt. Với phương cách độc đáo « rất Việt Nam » này, các đài truyền hình nước ngoài muốn làm ăn tại Việt Nam thì phải chi thêm tiền để bị kiểm duyệt.



Kể từ ngày 15/05/2013, quyết định số 20/2011 của Thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền bắt đầu có hiệu lực. Theo quy chế này, các kênh truyền hình nước ngoài phải xin phép biên tập, phải « chuẩn bị » trước các chương trình để phục vụ người xem tại Việt Nam : Đó là phải dịch và làm phụ đề tiếng Việt.



Theo điều 13 của bản Quy chế, thì ngoại trừ các trận thi đấu thể thao, lễ khai mạc và bế mạc của các giải thi đấu thể thao khu vực và thế giới, được phép phát trực tiếp và không cần biên dịch; tất cả nội dung của các kênh phim truyện, tin tức, khoa học giáo dục, các kênh tổng hợp, kênh giải trí tổng hợp, kênh thể thao, ca nhạc, đều phải được biên dịch hoặc lược dịch 100%, tức là có phụ đề tiếng Việt.



Tuần trước, khi Quyết định 20 bắt đầu có hiệu lực, kênh truyền hình vệ tinh tại Việt Nam là K+ đă tạm ngưng phát hàng chục kênh nước ngoài.



Giới chuyên gia tự hỏi là tại một đất nước cấm truyền thông tư nhân, thì mục đích của Quyết định 20 là gì : Phải chăng đây lại là một chiến dịch tăng cường kiểm duyệt thông tin hay chỉ là một chiêu kế thương mại ?



Nếu văn bản trên đây nhắm vào các kênh truyền hình nước ngoài, thì Việt Nam đứng ngang hàng với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên trong lĩnh vực kiểm duyệt các chương trình ngoại quốc.



Theo ông John Medeiros, thuộc CASBAA (Hiệp hội truyền hình cáp và vệ tinh châu Á), được AFP trích dẫn, thì « các kênh truyền hình lo ngại bởi vì quy chế này dường như buộc họ phải ký hợp đồng và trả tiền cho một ai đó để kiểm duyệt nội dung các chương trình của họ ». Cho đến nay, nhiều nước như Trung Quốc hay Singapore kiểm duyệt các chương trình truyền hình vì lý do chính trị hoặc đạo đức, trái với « thuần phong mỹ tục », nhưng chưa có một nước nào lại yêu cầu các kênh truyền hình phải hợp tác và đồng thời lại buộc họ phải chịu phí tổn cho việc kiểm duyệt.



Hiện ở Việt Nam, 16 kênh truyền hình nước ngoài, trong đó có TV5 Monde, có giấy phép hoạt động, nhưng chưa có kênh thông tin nào được cấp phép.



BBC và CNN không cho biết liệu đã được cấp lại giấy phép chưa, nhưng sau 6 ngày ngừng phát, hai kênh này đã quay trở lại hoạt động và vẫn tuân thủ quy định phát chậm 30 phút.



Một quan chức Việt Nam phụ trách các kênh truyền hình trả tiền nói rằng Quy chế mới ban hành không nhằm mục đích kiểm duyệt, mà để ngăn chặn những nội dung « bất hợp pháp ».



Thế nhưng, đại diện các kênh truyền hình nước ngoài cũng như giới ngoại giao làm việc tại Việt Nam tố cáo tình trạng « hỗn loạn » trong lĩnh vực này. Theo phát ngôn viên sứ quán Mỹ ở Việt Nam, Quyết định 20 có thể làm giảm mạnh mẽ sự năng động thương mại và việc phát chương trình của các kênh truyền hình nước ngoài tại Việt Nam.



Quyết định 20 được áp dụng trong bối cảnh chính quyền Việt Nam tìm mọi cách ngăn chặn, kiểm duyệt các blog có ý kiến trái ngược, đối mặt với làn sóng bất bình của người dân bị tước đoạt đất đai, nạn tham nhũng và kinh tế suy thoái. Hiện có ít nhất 38 người đang phải ngồi tù vì đã dám phê phán hoặc tỏ thái độ đối lập với chế độ.



END



Thế lực thù địch là Ai, Ở đâu, Bọn nào, Mấy đứa ???


DĐCN – “Các thế lực thù địch” chúng là ai?



Posted on 28/05/2013by minhhieu90







Không biết cụm từ “các thế lực thù địch” ra đời từ khi nào nữa? Nhưng trên các báo chính thống của đảng và Nhà nước cũng hay nhắc đến, các báo mạng cũng xuất hiện cụm từ này nhiều (Google search: Khoảng 7.930.000 kết quả (0,20 giây). Khái niệm hay định nghĩa về “các thế lực thù địch” là gì còn khá mơ hồ? Nhưng có lẽ mỗi chúng ta đều hiểu một cách nôm na rằng cụm từ này ám chỉ những người và/hoặc nhóm người trực tiếp hoặc gián tiếp chống lại đảng và Nhà nước ta. Chúng luôn làm cho đảng lo sợ, mất uy tín, làm cho đảng và dân không còn “như cá với nước” nữa, làm người dân suy giảm hoặc không còn tin vào chế độ “dân chủ gấp vạn lần” bọn tư bản đang “giãy mãi chưa chết!!”, không tin vào chính quyền “của dân, do dân, vì dân!!!” nữa.




Rất nhiều bài báo, tài liệu đề cập đến “các thế lực thù địch”, nhưng lại chẳng chỉ ra cụ thế chúng là ai, chúng đang ở đâu, chúng đang làm những gì, tại sao chúng thù đảng, thù nhân dân ta đến thế!!!? v.v… Bởi vậy, có lẽ chúng ta nên điểm mặt chỉ tên các nhóm “thế lực thù địch” để giúp đảng và chính phủ “lo”!!



“Các thế lực thù địch” chúng là ai?



1. Đó là đám quan lại cấu kết với nhau, từ “cấp cao” đến cấp xã để cướp đất người người dân. Loại thế lực thù địch này thời gian gần đây nổi lên như ong, từ thành thị tới nông thôn, từ miền xuôi tới miền ngược, từ đồng bằng, miền biển tới miền núi, từ Nam ra Bắc, từ địa đầu Móng Cái tới Mũi Cà Mau. Bọn này làm mất hết niềm tin của người dân vào đảng, vào chính quyền nhanh nhất, gây bức xúc và bất ổn xã hội kéo dài nhất, gây cho người dân nỗi uất hận căm phẫn nhất bởi chúng không từ một thủ đoạn nào để cướp bằng được những tấc đất chúng muốn và chúng vô cảm trước những phản ứng, khiếu nại chính đáng của người dân.



2. Đó là đám công chức làm ở các cơ quan công quyền, quen thói “hành dân” hơn là phục vụ dân. Nhóm thế lực thù địch này lấy tiêu chí “hành dân” là niềm hạnh phúc. Chúng nhan nhản ở các cơ quan công quyền: cấp phường, xã, quận huyện, sở, bộ ngành, v.v… Chúng gây cho người dân bức xúc, khổ sở, muốn được việc phải mất tiền (mà đáng ra không phải mất) nên làm suy giảm niềm tin của người dân vào đảng, vào chính quyền…!!



3. Đó là “một bộ phận không nhỏ” đám quan lại “chui” sâu vào hệ thống đảng, chính quyền, các cơ quan đoàn thể các cấp. Nhóm này đa phần xuất thân từ “bần cố nông”, nhưng sau khi lên làm quan, chúng giàu lên một cách nhanh chóng và khủng khiếp. Tài sản ít thì hàng vài chục tỷ đồng, nhiều thì trăm triệu thậm chí tới tỷ đô la. Làm “quan phụ mẫu” là phải chăm lo cuộc sống cho dân, giúp người dân có cuộc sống ổn định, sung túc, nhưng chúng không bao giờ dám chia sẻ kinh nghiệm hay dạy dân làm giàu theo cái cách mà chúng giàu lên như thế!!! Nhóm này cũng thuộc loại có học, nhưng đa phần là học rởm, có bằng thật, một số có bằng “đểu”! Chúng dùng những đồng tiền kiếm được một cách bất chính để làm băng hoại các giá trị và đạo đức xã hội. Phá hoại một cách nhanh nhất, làm xói mòn niềm tin của người dân với đảng và chính quyền “sâu” và “bền vững nhất”!!.



4. Đó là nhóm những kẻ cầm đầu các tập đoàn kinh tế. Bọn này chỉ chú trọng vào việc làm suy yếu kinh tế đất nước. Chúng làm cho đất nước nhanh chóng đi vào suy kiệt, cuộc sống của người dân ngày càng bị bần cùng hóa. Lý thuyết của bọn này là không quan tâm nhiều tới chính trị, nhưng khi chúng làm cho kinh tế suy kiệt thì lệ thuộc chính trị là lẽ tất yếu!!. Lúc đó còn đâu là thể diện và sức mạnh của đảng và chính quyền nữa!!



5. Đó là nhóm những kẻ biên soạn ra các bộ Luật của đất nước. Bọn này học hành cao, thông hiểu luật pháp quốc tế và trong nước. Chúng làm hại đảng ta, chính phủ ta bằng cách soạn ra các bộ luật, các thông tư, nghị định, quyết định có những điều khoản rất mơ hồ, có hại cho dân. Những bộ luật, thông tư, nghị định, quyết định này là nguyên nhân sâu xa gây ra những đau khổ cho nhiều gia đình, nhiều người dân lương thiện, và gây ra những bất ổn trong xã hội mà khó có thể khắc phục được trong một thời gian ngắn.



6. Đó là “một bộ phận không nhỏ” đám quan lại trong hệ thống từ cấp tỉnh đến cấp phường, bao gồm cả chính quyền, quân đội, bộ đội biên phòng, hải quân, công an phường/xã, an ninh – không biết vô tình hay cố ý – đã gây ra những nguy cơ tiềm ẩn về an ninh cho đất nước. Nhóm “thế lực thù địch này” đã để cho kẻ thù tiềm ẩn len lỏi, sống hàng chục năm vô tư không cần phép tắc ở những nơi hiểm yếu như Cam Ranh, Vũng Rô, Tây Nguyên, v.v… coi biển của ta như ao nhà, coi đất của ta như ruộng vườn của chúng. Chúng (vô tình hay cố ý?) tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ thù truyền kiếp có cơ hội thuận lợi tìm hiểu, nghiên cứu tâm tư, suy nghĩ, văn hóa, thói quen, địa hình địa lý của người Việt Nam ta, đến mức tại những nơi hiểm yếu đó kẻ thù thông thạo như làng, như thôn, như tổ dân phố nhà nó. Đó là chưa kể thế hệ F1 ra đời ngày càng nhiều ở nhiều tỉnh/thành phố trong cả nước. Thử hỏi khi có chiến tranh như năm 1979, quân đội của kẻ thù truyền kiếp tràn sang, những “chuyên gia” nông nghiệp, ngư nghiệp, khai khoáng này có thành người chỉ điểm, dẫn đường cho quân đội của chúng để đi giết dân ta không???.



7. Đó là những kẻ bồi bút nhan nhản khắp nơi. Những thế lực thù địch này tuy có học cao, hiểu rộng, có kẻ là TS, GS, PGS, đi khắp mọi nơi, sự kiện nào cũng có mặt nhưng lương tâm của chúng thì vắng mặt định kỳ. Chúng chuyên đưa tin bịa đặt hoặc sai sự thật, không phản ánh đúng thực trạng cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân. Chúng ru ngủ, làm cho đảng ta, chính phủ, nhà nước ta luôn nghĩ rằng cuộc sống của người dân dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, sự “tận tâm vì dân” của nhà nước mà cuộc sống của người dân được sung sướng, thuộc nhóm người “hạnh phúc” cao trên thế giới. Hệ quả là cuộc sống của người dân khổ cực, lam lũ nhưng nào ai biết đến!!



8. Đó là nhóm những kẻ đại diện cho nhà nước, cho chính phủ ở nước ngoài. Đáng lý chúng phải tận tâm lo việc nước việc dân nhưng thay vào đó chúng đi buôn lậu sừng tê giác, kim cương, vàng, đô la, v.v… Nhóm thế lực thù địch này có thành tích bôi tro trát trấu vào mặt đảng, nhà nước, chính phủ nhanh nhất và rộng rãi nhất, khắp năm châu bốn biển.



9. Đó là “một bộ phận không nhỏ” các “CAC” (công an chìm) và nổi, những kẻ sẵn sàng vùi dập lòng yêu nước chính đáng của người dân. Chúng thản nhiên đạp vào mặt người dân giữa ban ngày, giữa hàng chục, hàng trăm ống kính camera của các phóng viên trong và ngoài nước khi họ biểu tỏ lòng yêu nước. Chúng không cần biết đến Hiến pháp là gì. Một công dân nào đó chỉ cần “ho he” đòi quyền Hiến định là chúng xuất hiện, không từ một thủ đoạn bỉ ổi, bẩn thỉu nào (kể cả ném phân vào nhà họ) để đe dọa buộc mọi người phải từ bỏ quyền chính đáng mình. Bằng việc đưa ra lý thuyết: “mọi việc lớn bé đã có đảng và Nhà nước lo, không việc gì đến chúng bây”, nhóm thế lực thù địch này trực tiếp triệt tiêu ý chí của người dân, làm gia tăng nỗi sợ hãi thường trực trong mỗi con người (bị tù đày hoặc bị đánh đập, hoặc mất hết phương kế kiếm ăn nuôi vợ/chồng con…), từ đó chúng làm cho người người, nhà nhà trở nên “vô cảm”. Bởi vậy, khi ra đường, nhìn thấy đánh nhau thì “đã có đảng, nhà nước lo không phải việc của mình”; nhìn thấy tai nạn giao thông cũng đã “có đảng, nhà nước lo”… Rồi mai kia khi bọn bành trướng TQ sang như năm 1979, lúc đó ai cũng “đã có đảng và nhà nước lo” thì còn gì là ruộng vườn, xã tắc nữa!



10. Đó là đám quan lại ngồi trên các pháp đình xử án. Bọn thế lực thù địch này có “chiêu” đổi trắng thay đen, ăn tiền hối lộ trắng trợn của nạn nhân hoặc những người thưa kiện. Chúng hại đảng và chính quyền ta bằng cách làm suy giảm niềm tin của người dân vào công lý, vào pháp luật. Từng ngày, từng giờ chúng tạo cho người dân thấy rằng ở đất nước “Chính quyền của dân, do dân, vì dân” dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng không có sự hiện diện của pháp luật, của công lý, mọi người dân không được bình đẳng như nhau trước pháp luật. Bọn này cũng gián tiếp làm gia tăng nhiễu loạn và bạo lực xã hội, gây ra tình trạng ngày càng nhiều kẻ giết người, côn đồ đánh người vô cớ, trộm cướp, hãm hiếp… bởi từng ngày từng giờ chúng tạo cho một bộ phận người dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên có suy nghĩ đơn giản rằng: cứ đánh người, cứ giết người, cứ trộm cướp, nếu bị bắt thì chạy tiền là án phạt sẽ được giảm nhẹ, sẽ được “ân xá” ra tù sớm.



11. Đó là những “chú công an nhân dân” xử lý công việc bằng cơ bắp nhiều hơn là bằng trí tuệ! Nhóm thế lực thù địch này có những “tuyệt chiêu” mà người dân ai cũng sợ, đến nỗi khi làm việc với chúng bây giờ ai cũng phải cảnh giác, không đi một mình!. Bọn này có thể “biến một người sống thành một xác chết” chỉ sau vài phút “lập biên bản”, hoặc tự va đầu vào gậy, tự đập đầu vào tường chấn thương sọ não mà chết!!” hoặc nhẹ hơn thì đi bệnh viện cấp cứu. Chúng là những kẻ côn đồ núp dưới bóng “công an nhân dân”, “dân phòng”. Đám này học hành thấp kém, nhưng được cái vai u, cơ bắp nở nang! Chúng hạ uy tín của đảng bằng cách núp dưới bóng đảng (để làm nhiều việc ác với nhân dân) bởi khi nhìn kỹ trên trán chúng thì hầu hết (khoảng 90-95%???) đều thấy hiện lên hai chữ “đảng viên”! Chúng coi dân như kẻ thù không đội trời chung. Chúng đánh người dân (kể cả nhân viên/nhà báo của chính phủ đi thi hành công vụ) giữa thanh thiên bạch nhật, không sợ các ống kính ghi hình. Chúng làm những việc mà ngay cả đến mấy con chó nghiệp vụ do chúng huấn luyện cẩn thận còn không dám làm, quay lưng bỏ đi. Chúng thể hiện một thứ văn hóa của “bầy sói”. Khi thấy người dân chúng nhảy vào xâu xé thể hiện cơn cuồng khát máu, cơn thèm khát được đánh người như những chiếc lò xo bị nén, nay gặp dân nó bật lên. Chúng đánh cả phụ nữ, đá thẳng vào bụng người phụ nữ ngay cả khi chị đã bị đồng bọn của chúng khóa tay. Loại thế lực thù địch này gây căm phẫn cao độ trong dư luận quần chúng nhân dân. Chúng hại đảng, hại chính quyền bằng cách chứng minh cho nhân dân, cho thế giới thấy rõ bản chất của chế độ do đảng ta lãnh đạo đã thay đổi hoàn toàn, nhà nước ta không còn là của dân, do dân, vì dân nữa!!.



12. Đó là bọn “mãi lộ” trên khắp các nẻo đường của Tổ Quốc. Chúng ngang nhiên chặn xe ô tô đang lưu thông trên đường để vòi tiền mãi lộ, đến mức mà báo chí của chính phủ phải gọi chúng là bọn “cướp cạn”. Loại thế lực thù địch cũng thuộc nhóm ít học. Bọn này ngoài việc gây bức xúc cho xã hội, góp phần làm suy giảm niềm tin ở người dân nhanh nhất thì chúng còn góp phần làm gia tăng nghèo đói cho người dân do chúng gián tiếp gây tăng giá vận chuyển hàng hóa, giá cước vận chuyển hành khách…. Bên cạnh đó, Chúng cũng “đánh” vào “hầu bao” của Nhà nước thông qua việc gián tiếp làm cho HTCS giao thông nhanh bị xuống cấp bởi tình trạng xe ô tô quá tải lưu thông dày đặc trên đường hàng ngày mà chúng bỏ qua do đã ăn mãi lộ. Đôi khi chúng cũng là nhân tố gây bức xúc cho người dân, là ngòi nổ cho những cuộc “tụ tập đông người!” để phản đối về thứ văn hóa cư xử của chúng dành cho người dân.



13. Đó là những kẻ lưu manh, côn đồ. Nhóm này có một bộ phận là nạn nhân của nhiều nhóm thế lực thù địch khác. Chúng học vấn thấp, không công ăn việc làm, sống chuyên nghề trộm, cướp, đòi nợ thuê. Đặc điểm dễ nhận biết nhất là chúng thường cắt trọc đầu, xăm trổ đầy tay, đầy mình nhìn rất gớm ghiếc. Chúng lấy việc đánh người làm thích thú, giết người không ghê tay. Nhóm thế lực thù địch này gây nhiễu loạn xã hội, gây hoang mang cho người dân, đem lại cho mỗi người dân đang sống trong “Thiên đường xã hội chủ nghĩa” mà cứ nơm nớp lo sợ, không biết hôm nay ra đường có bị chúng đánh không nếu nhỡ có bị va quệt xe??? ….



14. Đó là một bộ phận nhỏ ở “thượng tầng kiến trúc” vẫn kiên định theo một thứ chủ nghĩa đã chết và “thối rữa” hơn 20 năm nay ngay tại nơi nó được sinh ra làm nền tảng phát triển đất nước, đặt sự phát triển của đất nước như xây một căn nhà cao tầng trên một đầm lầy. Đất nước càng ngày càng lún sâu vào các loại nhiễu loạn xã hội và các loại khủng hoảng: khủng hoảng về đường lối phát triển đất nước, khủng hoảng lãnh đạo, lãnh tụ, khủng hoảng niềm tin, khủng hoảng việc làm, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng thừa các loại phí, thuế đánh vào túi tiền của người dân đa số là nghèo…. Hệ quả là sức mạnh tổng hợp của cả một dân tộc bị suy giảm nghiêm trọng, đến mức mà có thể dẫn đến (hoặc đã hiện hữu) nguy cơ một đất nước có gần 90 triệu dân nhưng không thể “hiên ngang” trước kẻ thù truyền kiếp (Trung Quốc) như một đảo quốc hơn 3 triệu dân sống sát cạnh nó, vốn dĩ được coi là đất của nó (Đài Loan).



Hỏi bạn: Cộng hết tất cả 14 “thế lực thù địch” này sẽ là CÁI GÌ?




END



Học giả Mỹ: Trung Quốc chỉ là ‘kẻ bắt nạt xấu xí’







Học giả hàng đầu của Mỹ về luật pháp nhận định việc Trung Quốc bác bỏ đề xuất đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa án quốc tế của Philippines chứng tỏ rằng nước này chẳng khác gì “một kẻ bắt nạt xấu xí”.




Học giả Jerome Cohen.



Nhận định này được học giả nổi tiếng Jerome Cohen đưa ra trong một bài phát biểu ở Hong Kong hôm thứ năm (23/5) tuần trước và được tờ Bưu diện Hoa nam Buổi sáng (SCMP) dẫn lại vào hôm qua, 27/5.



Trung Quốc và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông, nơi dồi dào tài nguyên và khí đốt. Manila đã đưa tranh chấp Biển Đông ra trước tòa án quốc tế nhưng Bắc Kinh bác bỏ, kiên quyết đòi giải quyết song phương tranh chấp.



"Giới lãnh đạo Trung Quốc rõ ràng có quan điểm rằng tổn thất (gây ra từ việc bác bỏ đề xuất đưa tranh chấp trước tòa án quốc tế) có thể ít hơn, đặc biệt là nếu họ có thể dọa dẫm, ép buộc Philippines nhượng bộ hơn nữa trong khi vụ kiện diễn ra", giáo sư Jerome Cohen đến từ khoa Luật của Đại học New York cho biết trong một bài giảng tại trường Đại học Hồng Kông hôm thứ Năm (23/5).




Hải quân Trung Quốc tập trận trên biển. Ảnh: Báo quân đội TQ.



“Điều này cho thấy Trung Quốc là kẻ xấu xí trong mắt cộng đồng quốc tế… Bây giờ, nước này trông giống một kẻ bắt nạt khi từ chối nghĩa vụ pháp lý của mình để giải quyết tranh chấp theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển… Làm sao một nước nào đó lại có thể nói rằng, chúng tôi đúng đến mức không cần phải đến tham dự một phiên tòa công bằng mà chúng tôi đã từng cam kết trước đây để xem liệu quan điểm của chúng tôi có được công nhận hay không?”, ông nói tiếp.



Trong tháng tư, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố bằng tiếng Trung nói rằng Philippines “đang cố gắng sử dụng trọng tài quốc tế để phủ nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc và che đậy cho việc chiếm đóng trái phép các hòn đảo và rạn san hô của Trung Quốc”. Tuyên bố cho biết thêm Trung Quốc sẽ không bao giờ nhất trí với tòa án quốc tế.



Ông Cohen nói thêm: “"Khi các bạn bị xem là người vi phạm luật quốc tế, các bạn sẽ không giành được nhiều ủng hộ trong cộng đồng thế giới”. Học giả Cohen cũng nhấn mạnh tất cả các “cường quốc lớn” như Mỹ và Trung Quốc “cần phải luôn luôn ghi nhớ rằng, họ phải chịu những giới hạn quốc tế dù có thích hay không”.




END


Tên nước và cái máng lợn ăn sứt mẻ của ông lão đánh cá



Như vậy, cuối cùng thì cái gọi là Quốc hội Việt Nam vẫn quyết định không thay đổi tên nước, vẫn là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Vấn đề này, cuối cùng thì nói theo cách nói dân gian “mèo vẫn hoàn mèo” hoặc nói cách khác là lại “trở về cái máng lợn ăn sứt mẻ” trong câu chuyện Người đánh cá và con cá vàng.







Cái tên
















Thông thường, theo Từ điển Tiếng Việt, “tên” ngoài các nghĩa khác thì có một nghĩa là “Từ hoặc nhóm từ dùng để chỉ một cá nhân, cá thể, phân biệt với những cá nhân, cá thể khác cùng loại”. Tên nước thuộc loại này, nghĩa là từ hoặc nhóm từ chỉ một đất nước để phân biệt với các nước còn lại.








Nếu như cái tên người, thường người đó không được chủ động đặt tên và cái tên được đặt khi còn nhỏ, với mong muốn của bố mẹ, của người lớn cho đứa bé những điều tốt đẹp. Thế nên, khi lớn lên nhỡ có không đẹp, không tốt như cái tên, thì cũng đành chấp nhận. Chẳng hạn, có thể đặt tên Bạch Tuyết cho một cô gái mà khi lớn lên thì da đen nhẻm. Hoặc đặt tên Dũng cho một cậu bé mà khi lớn lên lại nói lời trước, nuốt lời sau, chẳng thấy dũng chút nào. Có người mang tên là Minh Triết mà chẳng thấy “minh” cũng không thấy “triết” ở đâu, thậm chí cứ mở mồm là làm trò cười cho thiên hạ. Có sao đâu, thay đổi cái tên người không phải đơn giản và dễ dàng.







Thế nhưng, để phân biệt rõ hơn từng con người cụ thể, người ta thường kèm theo cái tên đó chức danh, nghề nghiệp hoặc đặc điểm cá nhân. Chẳng hạn, Giáo sư Ngô Bảo Châu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, rồi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Dũng Râu lẩu dê, Hoàn Béo bia hơi, Chó Chị Dậu, Minh Râu Lẩu Dê…







Và tên nước cũng tương tự. Thông thường tên nước được đặt bằng một cụm từ nào đó để chỉ chế độ chính trị, xã hội của đất nước đó kèm với cái tên gốc ít thay đổi. Do chế độ chính trị xã hội có thể thay đổi, nên tên nước rất có thể đổi thay theo từng thời kỳ phát triển khác nhau. Chẳng hạn, Vương quốc Campuchia đã thay đổi tên nước ba lần trong vòng có 14 năm. Từ Cộng hòa Nhân Dân Campuchia, rồi Nhà nước Campuchia và bây giờ là Vương quốc Campuchia.







Thế nên, việc thay đổi tên nước, thường người ta phải căn cứ vào chế độ chính trị và bản chất xã hội cụ thể của đất nước đó tại thời kỳ đó. Việt Nam, cũng từ cái tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, rồi thành Cộng Hòa XHCN Việt Nam. Nghĩa là nước Việt Nam với chế độ Cộng hòa XHCN.







Cụm từ Dân chủ, Cộng hòa là thông thường, phổ thông, có thể ở những mức, những trình độ khác nhau nhưng còn có thể hình dung ra để mà đặt tên. Riêng cái Xã hội Chủ nghĩa là một trạng thái hết sức mơ hồ và ảo tưởng. Ảo tưởng đến mức, gần cả hai phần ba thế kỷ, người dân Việt Nam được phát động đủ mọi cuộc cách mạng XHCN, phong trào XHCN, xây dựng con người XHCN, tự hào với chế độ XHCN… Thậm chí ngay cả người dân còn buộc phải “Yêu nước là yêu CNXH”, chùa chiền còn xác định là “Đạo pháp – Dân tộc – CNXH” hẳn hoi. Thế mà đến khi hỏi cái CNXH nó là gì, mặt mũi nó ra sao? Ngay cả ông trùm cộng sản là Tổng bí thư cũng đều tá hỏa tam tinh thú nhận là không biết nó thế nào, mà chỉ là “sẽ dần dần sáng tỏ”. Sáng tỏ đâu chẳng thấy, chỉ thấy càng ngày người ta càng sáng ra rằng đó là cái tranh vẽ thật đẹp, càng ngày mưa gió càng bóc đi những mảng sơn phết lên đó lòi ra sự ảo tưởng và vô vọng, không có thật.







Thế thì, khi gắn tên nước với một trạng thái không có thật, ảo tưởng vô vọng, người ta nghĩ gì và giải thích ra sao? Các nhà “ný nuận” và lập pháp ra sức bảo vệ cái không ai không thấy là vô lý đó một cách rất hài hước nhưng rất quyết liệt. Hài nhất là những lý luận, nghe rất cùn và rất… ngây thơ. Họ không hề sợ tiết lộ bí mật quốc gia là trình độ cùn của các ông nghị nhà ta hết sức cao vời.







Tôi lại nhớ câu chuyện cách đây 4 năm. Một sĩ quan An ninh khá cao cấp mời tôi đến một quán café khi để tranh luận một số vấn đề nhằm khai hóa cho tôi. Câu chuyện khá dài và nhiều chi tiết, trong đó có một chi tiết như sau:







Tôi nói: – Ngay cả cái tên nước là Cộng hòa XHCN là sự mạo danh, không chính đáng, ở ta đã là CNXH hay chưa?







- Bây giờ VN chưa phải là CNXH, nhưng sẽ tiến đến CNXH, đó là mục tiêu sẽ hướng đến nên đặt tên nước ghi như vậy là đúng chứ sao lại sai.







- Nếu bây giờ một cậu bé phấn đấu để sau này làm Thủ tướng, mục đích của nó rất rõ ràng nhưng nó đang là học sinh, vậy nó có thể in danh thiếp là “Thủ tướng nước Việt Nam Trần Văn Quai” để giao dịch với mọi người được không?







- Như thế thì không được, anh đang là học sinh, là công nhân hay nông dân thì chỉ ghi đúng như vậy thôi chứ, chắc gì anh ta đã làm được thủ tướng.







- Nhưng mục đích, mục tiêu của nó là sẽ làm thủ tướng, cũng như Việt Nam có mục tiêu là CNXH, sao nước ta chưa đến CNXH lại ghi là CNXH được mà nó lại không được ghi danh thiếp là Thủ tướng? Thôi, cứ cho là có thể nó không được làm thủ tướng đi, vì nó khó, nhưng chắc chắn nó sẽ làm được điều này, là nó sẽ chết. Vậy danh thiếp nó có thể ghi là “Hồn ma Trần Văn Quai” để đi giao dịch được không?







Anh ta bối rồi rồi im lặng.







Ngụy biện… cùn của các ông nghị







Hôm nay, nghe các đại biểu của dân lại tiếp tục giọng điệu như anh sĩ quan an ninh kia cho nhân dân cả nước, nghe mà oải.







Ông Phan Trung Lý trình bày trước Quốc hội rằng thì là “việc giữ nguyên tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản, giấy tờ. Hơn nữa, trải qua 37 năm, tên gọi này đã trở nên quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế”. Còn Thượng tướng Lê Hữu Đức, ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền, Đặng Đình Luyến, Lê Đắc Lâm, Nguyễn Xuân Tỷ, Huỳnh Văn Tí… cũng dứt khoát quan điểm: “Không đổi tên nước”. Bởi một mặt người dân, tổ chức quốc tế, bạn bè thế giới đã quá quen thuộc với quốc hiệu nước ta; hàng triệu, hàng triệu người dân với biết bao thế hệ đã và đang tự hào với tên nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Mặt khác, nếu đổi tên nước như một số đề xuất thì vô cùng lãng phí, tốn kém mà không mang lại ích lợi gì cho nhân dân”.







Nghe những cách giải thích này, người ta có cảm giác họ đang coi nhân dân Việt Nam như đàn bò, bảo sao nghe vậy, chỉ đằng nào thì đi đằng đó?







Nếu các ông nghị cho rằng cái tên nước hiện nay “người dân, tổ chức quốc tế, bạn bè thế giới đã quá quen thuộc với quốc hiệu nước ta; hàng triệu, hàng triệu người dân với biết bao thế hệ đã và đang tự hào với tên nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” thì tự các ông ấy đã vả vào mồm “đảng ta” đã chủ trương thay đổi tên nước từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành CHXHCNVN vào năm 1976. Chỉ vì cái tên đó còn nổi tiếng hơn bây giờ là cái chắc. Khi đó Việt Nam vừa mới “đánh thắng hai đế quốc to” vừa mới “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu”, đến mức “người nước ngoài mơ rằng “sau một đêm ngủ dậy được trở thành người Việt Nam”… chứ đâu phải như bây giờ nghe nói đến Việt Nam chỉ nghe nói đến nghèo đói, tham nhũng và suy thoái, tệ nạn.







Nếu các ông nghị cho rằng “nếu đổi tên nước như một số đề xuất thì vô cùng lãng phí, tốn kém mà không mang lại ích lợi gì cho nhân dân”. Vậy thì sao các ông không nói thật to, thật rõ cho dân nhờ khi Quốc hội giơ tay để biểu quyết mở rộng Thủ đô.







Sao các ông không gào lên thật lớn khi nhà nước chi hàng ngàn tỷ đồng vào Đại lễ Ngàn năm Thăng Long mà đến giờ chưa ai biết con số tổng kết là bao nhiêu, chỉ biết là rất lớn?







Sao các ông không kêu to lên, khi đảng ta chủ trương đập phá cả Hội trường Ba Đình mặc dù đã có nhiều tiếng nói can ngăn mà mấy ông nghị vẫn câm như hến?







Việc đổi tên nước có tốn kém bằng “Chủ trương lớn của Đảng” ở Bauxite Tây Nguyên hoặc Dung Quất hay không? Sao các ông nghị sợ tốn kém tiền dân khi đó trốn đâu mất dạng mà không lên tiếng ngăn cản?







Thực ra, tất cả chỉ là ngụy biện, một sự ngụy biện trơ trẽn và rất… cùn. Thưa các ông nghị.







Tôi không khâm phục lý luận của các vị “đại biểu nhân dân”. Nhưng tôi khâm phục sự cùn và trơ trẽn, nói không hề biết ngượng đó của quý vị.







Thực chất







Thực ra, điều cốt yếu để cuối cùng, ván bài sửa hiến pháp lại trở về “cái máng lợn ăn sứt mẻ” chính là chỗ này: “tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đúng. Song việc chọn tên nước là vấn đề nhạy cảm, trong đó quan trọng nhất là phải tránh sự xuyên tạc. Vì thế cần giữ nguyên tên nước là CHXHCN Việt Nam”. – Cao Sỹ Kiêm, Đại biểu Thái Bình.







Có một điều mà gần dây đảng và nhà nước hay lo sợ bị xuyên tạc, song ai xuyên tạc nổi nếu có chính nghĩa trong tay? Câu của cổ nhân dạy rằng “cây ngay không sợ chết đứng” là vậy, chưa chi đã sợ chết đứng, chỉ vì tự biết mình không ngay mà thôi.







Thực ra, vở kịch sửa đổi Hiến pháp vừa qua, có mục đích mà nhà báo Huy Đức đã nhìn ra và đặt câu hỏi từ rất sớm là “Sửa Hiến pháp hay xây lô cốt”? Có xây xong cái lô cốt Chủ nghiã Xã hội, thì đó mới là thành trì cho thể chế “Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện”. Nếu không có mô hình quái gở đó, lấy đâu mô hình cho việc một đảng tự nhiên nhảy lên đứng trên đầu, trên cổ dân tộc để tự khẳng định mình là quang vinh, là trong sạch vững mạnh và chỉ có mình mới được lãnh đạo đất nước, dân tộc này, chỉ có mình mới đủ khả năng và tài đức lãnh đạo, dù trong đó có cả bầy sâu.







Nhưng, lòng dân thay đổi, người dân biết mở miệng, khi đó vở kịch có nguy cơ bị cháy.







Khi vở kịch đã có nguy cơ bị cháy, người ta cố bằng mọi cách đẩy nó về “cái máng lợn ăn sứt mẻ”.







Điều đó cũng không có gì lạ. Nhưng ai mà đoán biết, cái lô cốt đó tồn tại được bao lâu nữa?







Ngày 28/5/2013

J.B Nguyễn Hữu Vinh





END




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link