Tuesday, May 28, 2013

PHÁ SẢN KINH TẾ DẪN ĐẾN SỤP ĐỔ ĐẢNG


From: NGUYEN PHUC LIEN
Sent: Tuesday, May 21, 2013 5:40 AM
Subject: [Nuoc_VIET]  PHÁ SẢN KINH TẾ DẪN ĐẾN SỤP ĐỔ ĐẢNG

 

 

 

 
BÁO CHÍ TRONG & NGOÀI NƯỚC:
KINH TẾ MAFIA CSVN PHÁ SẢN
DẪN ĐẾN SỤP ĐỔ ĐẢNG
 
Nguyễn Phúc Liên CHÚ THÍCH:
 
Chúng tôi đã viết nhiều về Mô hình Kinh tế Chỉ huy Tập quyền và Mô hình Kinh tế định hướng XHCN hay nói đúng hơn mô hình Kinh tế lấy Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế. Những mô hình Kinh tế Mafia này tự dẫn đến TỬ HUYỆT KINH TẾ.
Cách đây 3 năm, tại Bắc Kinh Ông ZOELLICK,Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới đã họp báo yêu cầu Bắc Kinh phải cải tổ mô hình Kinh tế tự CĂN NGUYÊN. Bà LAGARDE, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cũng đòi hỏi Bắc Kinh phải làm như vậy.
Tại Hà Nội, trước cảnh tụt dốc Kinh tế của Việt Nam, cuộc Họp các Nhà Đầu tư quốc tế cũng yêu cầu Hà Nội phải cải tổ mô hình Kinh tế tận CĂN NGUYÊN. Các Chuyên gia Kinh tế như Bà PHẠM CHI LAN, Tiến sĩ LÊ ĐĂNG DOANH, Tiến sĩ NGUYỄN QUANG A… cũng đồng lên tiếng về đà phá sản Kinh tế mà nguyên do là HỆ THỐNG.
Cải tổ tự CĂN NGUYÊN ở đây có nghĩa là phải dẹp bỏ cái CƠ CHẾ chủ trương “ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ NẮM ĐỘC QUYỀN KINH TẾ“.
CSVN không dám làm điều này mà chỉ cải tổ theo kiểu thoa bóp dầu cù là cho an dân, vì đảng còn muốn giữ quyền hành và nắm chặt túi vàng để ăn cướp tiền chung cho túi riêng từng người.
Sự bất lực cải tổ từ CĂN NGUYÊN Cơ chế sẽ đưa CSVN vào TỬ HUYỆT như một Định Mệnh lù lù tới vậy.
Bài báo dưới đây của báo TUỔI TRẺ cho thấy, tại cuộc họp của ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI ngày 14.05.2013, các nhân vật lãnh đạo Kinh tế CSVN thấy đảng đang đứng chênh vênh cạnh Định mệnh TỬ HUYỆT KINH TẾ !
Nguyễn Phúc Liên
Geneva, 16.05.2013
 
--- Tháng NĂM 2013---
Tình hình kinh tế
gay go lắm rồi!
 
Tuổi Trẻ – Thứ tư, ngày 15 tháng năm năm 2013
 
TT - Đó là nhận xét của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tại phiên họp ngày 14-5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi nghe các báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính - ngân sách về tình hình kinh tế - xã hội và thu ngân sách những tháng đầu năm 2013.
Tiền huy động tăng nhưng dư nợ tín dụng thấp, doanh nghiệp cũng không mặn mà vay khi hàng hóa tồn kho lớn là những khó khăn lớn của nền kinh tế lúc này
Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới 100.000 doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”.
Bà Doan đề nghị: “Phải nhìn thẳng vào tình hình khó khăn của đất nước để giải quyết vấn đề. Nếu kỳ họp Quốc hội này mà không đưa ra được giải pháp đủ mạnh thì những khó khăn sẽ thêm trầm trọng”.
 
Khó khăn ngày càng lớn
 
"Tình hình đúng là hết sức đáng lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở cả lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, bức tranh vô cùng ảm đạm. Chỉ cần nhìn số lượng hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, phần còn lại thì đến 65% báo lỗ thì biết khả năng phục hồi kinh tế khó khăn đến mức nào"
Ông Nguyễn Xuân Cường (phó trưởng Ban Kinh tế trung ương)
“Dấu hiệu suy giảm kinh tế ngày càng rõ nét hơn, tổng cầu nền kinh tế sụt giảm mạnh, thu ngân sách gặp nhiều khó khăn; nợ xấu, tồn kho, khó khăn thị trường bất động sản và khả năng hấp thụ đầu vào của khu vực sản xuất chưa được cải thiện” - Ủy ban Kinh tế đánh giá.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, việc thực hiện tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng chưa đem lại kết quả rõ rệt, chính sách kích thích tăng trưởng bị giới hạn bởi thâm hụt ngân sách, trong khi thị trường vốn và tăng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế vẫn ở mức quá thấp.
Ba tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 15.700 doanh nghiệp (giảm 6,8% về số lượng, giảm 16% về vốn so với cùng kỳ năm trước); trong khi đó số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể là 15.300 (tăng 14,6% so với quý 1-2012).
Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh nhận định: sức mua của nền kinh tế khó có thể tăng mạnh trở lại trong thời gian ngắn khi việc làm và thu nhập của người lao động giảm sút, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp khó khăn, số lượng doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giải thể và phá sản nhiều, tồn kho vẫn ở mức cao.
Tăng trưởng tín dụng có thể sẽ khó tăng cao trong ngắn hạn và thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng nếu nợ xấu không sớm được giải quyết, các ngân hàng thương mại không có các giải pháp hữu hiệu phân loại đối tượng cho vay mà vẫn siết chặt điều kiện cho vay sẽ ảnh hưởng đến phục hồi nền kinh tế. “Nếu các khó khăn nêu trên không được xử lý thì khả năng GDP đạt 5,5% như mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2013 là rất khó khăn” - ông Vinh nói.
Ông Nguyễn Xuân Cường - phó trưởng Ban Kinh tế trung ương - nói: “Tình hình đúng là hết sức đáng lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở cả lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, bức tranh vô cùng ảm đạm. Chỉ cần nhìn số lượng hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, phần còn lại thì đến 65% báo lỗ thì biết khả năng phục hồi kinh tế khó khăn đến mức nào”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phán đoán: “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới một trăm nghìn doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”.
 
Các con số chưa đáng tin cậy
 
Tăng cường công tác nắm bắt, phân tích, dự báo tình hình để có chủ trương, đối sách phù hợp, đặc biệt là các vấn đề biên giới, biển đảo, thực hiện các đề án, giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại các vùng chiến lược. Cần có chính sách hỗ trợ thỏa đáng đối với ngư dân đánh bắt cá ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của nước ta.
Lấy con số dư nợ tín dụng ngân hàng từ đầu năm chỉ tăng hơn 1%, trong khi huy động tiền gửi tăng 5,5%, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định “tiền tệ đã đóng băng, tình hình như thế này là nguy lắm rồi”.
Bà nói: “Doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn thì không giải quyết được vấn đề gì đâu. Bây giờ doanh nghiệp nợ như thế thì có khoanh nợ, giãn nợ, cho vay tiếp không? Phải tập trung bàn về chính sách tiền tệ, giải quyết dòng vốn ra vào, đây là nút thắt”.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề cập đến thực trạng “ngân hàng lúc nào cũng tuyên bố là sẵn sàng cho vay, nhưng doanh nghiệp nói là muốn vay đâu có dễ, đang nợ thì không thể vay được mà lãi suất cho vay vẫn cao nên chỉ có nước phá sản”.
Ngoài việc khai thông nút thắt tiền tệ, Phó chủ tịch nước đề nghị tập trung vào giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: “Phải mạnh dạn cắt giảm, thậm chí xóa bỏ những chương trình không cần thiết. Tôi thấy tình trạng chồng chéo, lãng phí, cái gì cũng dang dở, bộ nào cũng muốn nắm một tí tiền. Chúng ta cần nhìn thẳng vào những khó khăn của đất nước, tiết kiệm chi tiêu công, dừng mua sắm xe công, phương tiện đắt tiền, giảm đi nước ngoài...”.
Một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ “nghiêm túc và thật thà” trong các con số báo cáo. “Báo cáo của Chính phủ cho thấy tỉ lệ nghèo vẫn giảm nhanh. Tại sao kinh tế khó khăn như vậy, doanh nghiệp đình đốn, công nhân mất việc, sản xuất ra không bán được hàng hóa mà lại giảm nghèo tốt như vậy? Tôi xuống thực tế thấy nghèo tăng lên chứ không có giảm” - Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nói.
Ông Nguyễn Văn Giàu kể thêm: “Hoàn thuế VAT hôm trước nói 20.000 tỉ, mới có vài ngày mà hôm nay nói là 33.000 tỉ. Không thể tưởng tượng được!”. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị các bộ, ngành hãy nhìn vào khó khăn của đất nước mà báo cáo đúng tình hình, đừng đưa ra các con số báo cáo “vì cái ghế của mình”.
 
Dầu khí cứu ngân sách
 
Báo cáo của Chính phủ cho thấy thu ngân sách nhà nước năm 2012 tăng hơn 2.600 tỉ đồng (tỉ lệ tăng thu thấp nhất trong nhiều năm gần đây), chủ yếu nhờ vào thu từ dầu thô và thu viện trợ không hoàn lại.
Đặc biệt, thu từ dầu thô vượt dự toán cao nhờ vào cả hai yếu tố giá và sản lượng đều tăng, đồng thời phát sinh 9.800 tỉ đồng từ khoản thu lãi nước chủ nhà năm 2012 và 10.000 tỉ đồng lãi dầu khí được chia cho nước chủ nhà từ năm 2006-2011.
Vì vậy, thu từ dầu thô tăng hơn 53.000 tỉ đồng so với dự toán. Ủy ban Tài chính - ngân sách cho rằng nếu không có số thu thêm từ lãi dầu khí nước chủ nhà từ các năm trước thì ngân sách nhà nước năm 2012 sẽ hụt thu, mất cân đối, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chi.
Tình hình thu ngân sách nhà nước năm 2013 được dự báo còn căng thẳng hơn. Bốn tháng đầu năm mới ước đạt hơn 244.000 tỉ, bằng 29,9% dự toán.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp thừa nhận tình trạng căng thẳng trong việc đảm bảo nhiệm vụ thu năm 2013, “nhiều ý kiến cảnh báo về khả năng hụt thu”. Do đó, Ủy ban Tài chính - ngân sách đề nghị phải triệt để tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi không hợp lý, tiếp tục rà soát các dự án đầu tư công, tinh giản biên chế... để đảm bảo cân đối thu chi, an toàn ngân sách.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết năm nay sẽ không còn trông chờ được vào dầu khí nữa vì sản lượng ổn định và giá dự toán đã ở mức 90 USD/thùng.
Kết thúc cuộc thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện báo cáo để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tới. “Chưa đặt vấn đề điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng, thu ngân sách..., nhưng nên lường trước tình huống cho kịch bản xấu nhất để xử lý tình hình” - bà Ngân gợi ý.
 
* TS Lê Thẩm Dương (trưởng khoa quản trị kinh doanh ĐH Ngân hàng TP.HCM):
Chỉ rối phải gỡ từ từ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng tín dụng chậm hiện nay, về phía doanh nghiệp đó là do hàng tồn kho. Chính vì hàng tồn nên dù lãi suất thấp họ cũng không vay vì sản xuất ra bán cho ai? Bốn tháng đầu năm tình trạng hàng tồn vẫn chưa gỡ được bao nhiêu. Còn về phía ngân hàng (NH) do áp lực nợ xấu. Thời gian qua NH đã nỗ lực xử lý nợ xấu bằng cách bán tài sản đảm bảo, trích dự phòng... nhưng nợ xấu vẫn cao khiến NH nhát tay trong xét cho vay.
Với những vấn đề hiện nay, nếu để NH và doanh nghiệp tự giải quyết với nhau thì sẽ không bao giờ giải quyết được vì có tình trạng như hiện nay còn có nguyên nhân từ nền kinh tế. Cơ quan quản lý phải xắn tay cùng với NH và doanh nghiệp trong việc ban hành và thực thi các chính sách tháo gỡ khó khăn, củng cố niềm tin, củng cố thị trường trong nước, làm ấm thị trường bất động sản... Về phía NH, phải hạ dần lãi suất đầu ra, đa dạng hóa tài sản đảm bảo, nâng dần tỉ lệ cho vay tín chấp. Phần doanh nghiệp cũng phải khắc phục những vướng mắc thì mới giải quyết được các vấn đề khó khăn hiện nay.
* PGS.TS Trần Hoàng Ngân (phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM):
Cần ủy ban khẩn cấp ngăn chặn “dịch” phá sản
Dư nợ tín dụng từ đầu năm đến nay có tăng nhưng ở mức độ thấp: 1,44%. Đây chính là điều đáng lo ngại. Mặt khác, số lượng doanh nghiệp phá sản ba năm qua liên tục theo chiều hướng gia tăng kéo theo số nợ xấu tăng thêm...
Thời gian qua, nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được ban hành nhưng chưa thể đi vào cuộc sống vì nhiều lý do. Theo tôi, đã đến lúc cần lập một ủy ban khẩn cấp để ngăn chặn “dịch” phá sản của doanh nghiệp. Ủy ban này sẽ đứng ra để trực tiếp giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp hiện nay. Còn thời gian qua, giải quyết khó khăn nhưng cơ quan quản lý chỉ kêu gọi một chiều NH giảm lãi suất cho doanh nghiệp, nhưng khi NH giảm lãi suất thì doanh nghiệp cũng không thể tiếp cận được vốn. Chưa kể NH, doanh nghiệp mỗi nơi nói một kiểu, rốt cuộc chính sách được ban ra nhưng vướng mắc vẫn còn nguyên không giải quyết được.
 
ÁNH HỒNG ghi
 
--- ThángTƯ  2013---
 
NHÂN BÀI BÁO TRÊN NEW YORK TIMES:
HÃY NÓI VỀ CÔNG LÝ,
ĐỪNG ĐẠO ĐỨC GIẢ
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 02.05.2013
 
Gần kề NGÀY QUỐC HẬN 30/4 NĂM NAY, hai thông tin làm chúng tôi quan tâm đặc biệt và coi là thời sự quan trọng liên hệ đến Việt Nam đang trong sôi sục CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP nhằm loại trừ đảng CSVN khỏi độc tài toàn trị. Thông tin thứ nhất ngày 24.04.2013 trước NGÀY QUỐC HẬN, đó là bài báo của Ký giả Thomas FULLER đăng trên trang nhất của New York Times nói về việc dân chúng Việt Nam chán ghét đảng CSVN và sự ân hận của dân đối với Phong trào phản chiến đã đem toàn lãnh thổ Việt Nam trao cho Hồ Chí Minh. Thông tin thứ hai là chính trong ngày QUỐC HẬN, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đã kêu gọi Hòa Giải Hòa Hợp với những lời Đạo đức (giả) như sau: “Theo truyền thống văn hóa dân tộc và cũng là giáo lý nhà Phật, tôn giáo từng là quốc đạo trong các thời Lý-Trần-Lê, nếu “lấy oán báo oán” thì “oán oán suốt đời”, thay vào đó phải “lấy ân giải oán”. Chúng ta là chủ nhân đất nước hiện nay thì chúng ta cần chủ động trong chuyện “giải oán” với những người mà chúng ta từng coi là kẻ thù. Chỉ có như vậy mới có thể có được một dân tộc Đại đoàn kết như Bác Hồ đã nói.” Những lời nói này đã được sửa soạn cho đám tay chân như Nguyễn Ngọc Bích, Hoàng Duy Hùng… đồng ca tại Hải ngoại, thậm chí còn âm mưu xóa bỏ ngày Quốc Hận cần thiết tạo sức nổi dậy chính đáng cho cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP hiện nay.
Thông tin thứ hai của Thú trưởng Ngoại giao CSVN về bài ca Hòa Giải Hòa Hợp  lặp lại những gì cũ rích như cơm mốc dành cho mẻ ăn để đám lãnh đạo CSVN tại Bắc Bộ Phủ ngồi nhâm nhi món thịt chó riềng xả. Thông tin thứ nhất của Ký giả Thomas FULLER mới quan trọng cho Dân Tộc VN đứng lên đòi hỏi CÔNG LÝ cho mình đối với CSVN chứ đừng ngồi nghe lải nhải những bài ca đạo đức giả của chính đám áp đặt BẤT CÔNG trên đầu trên cổ mình.
Trong bài này, chúng tôi nói đến những khía cạnh sau đây:
=>       Ký giả Thomas FULLER đến tận Sài Gòn nghe dân nói và đã viết gì ?
=>       CSVN giả hình với bài ca đạo đức nhưng Dân đòi CÔNG LÝ thực tế cho mình.
 
Ký giả Thomas FULLER đến
tận Sài Gòn nghe dân nói và đã viết gì ?
 
            Ký giả Thomas FULLER, với bài báo đăng trên trang nhất của New York Times, đã nhận định như sau:
            “Tin New York - Trong một sự kiện khá đặc biệt, hôm nay nhật báo New York Times đã đăng ngay trang nhất một bài báo về lòng tin của người dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong tình hình khó khăn hiện nay. Ký giả Thomas Fuller của New York Times đã đến tận Saigon để nghiên cứu và viết bài này, đã tiếp xúc với nhiều người và cho biết người dân Việt Nam nay không còn tin vào đảng Cộng sản nữa. Theo tác giả bài báo thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế, và nội bộ Đảng đang bị chia rẽ giữa một bên là những người bảo thủ muốn vẫn duy trì những nguyên tắc soi đường của chủ nghĩa xã hội và sự độc quyền lãnh đạo, và một bên là những người kêu gọi một xã hội đa nguyên và chấp nhận hoàn toàn chủ nghĩa tư bản.
Bài báo cho rằng giờ đây sự chỉ trích Đảng đã bùng nổ trên toàn xã hội. Bài báo nhận xét Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức. Sự mục nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ, nhưng tương lai e rằng sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với hiện tại. Đặc biệt một bài nhận định trên trang mạng cho rằng với sự thật về đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, những người đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên treo cổ trong tủi hổ và nên xin lỗi người dân Việt Nam.
Bài viết này cho rằng nếu đảng Cộng sản không chiếm được miền nam năm 1975, thì giờ này Việt Nam đã như Nhật Bản, Nam Hàn, Thái Lan hay Singapore, chắc chắn là không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có chết chóc hay tàn phá xảy ra như hiện nay.”
Thực ra, những nhận định của Ký giả Thomas FULLER không có tính cách khám phá mới mẻ bởi vì dân chúng Việt Nam đã phải mang những tâm tình uất hận ấy bao nhiêu chục năm trường rồi. Có lẽ tính cách mới mẻ là Ký giả Thomas FULLER đã mang những tâm tình ấy lên được tờ New York Times, với tầm ảnh hưởng rộng lớn quốc tế, để người nước ngoài thấu được nỗi ấm ức của Dân tộc VN trước việc tuyên truyền lừa đảo của CSVN và trước việc tính toán quyền lợc vật chất của quốc tế bắt tay với đám lãnh đạo xảo trá Hà Nội.
Chúng tôi xin nói đến những ấm ức ấy mà Ký giả Thomas FULLER đã nhận định:
* “Người dân Việt Nam nay không còn tin vào đảng Cộng sản nữa”
            Người dân Việt Nam không phải là ngày nay, mà đã từ lâu rồi, có bao giờ tin vào đảng Cộng sản đâu. Cựu Tổng Thống NGUYỄN VĂN THIỆU đã nói cách đây hơn 40 năm: “Đừng tin những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn những gì chúng làm !”. Năm 1954, nếu tin vào đảng Cộng sản, thì tại sao hơn một triệu dân Miền Bắc đã bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để vào Miền Nam Việt Nam tìm tự do! Sau năm 1975, nếu tin vào đảng CSVN, tại sao hơn 3 triệu dân đã không quản nguy hiểm, chết chóc nơi biển cả hay rừng núi để bỏ lại tài sản ra đi tìm tự do ! Đó là những chứng cứ Lịch sử về lòng tin tưởng của người dân Việt Nam đối với đảng Cộng sản như thế nào.
*“Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế”
            Việc trượt dốc Kinh tế này không phải do người dân Việt Nam không biết làm ăn và không cố gắng làm ăn, nhưng là do chính đảng CSVN nắm chặt lấy quyền “CHỦ ĐẠO“ Kinh tế để cướp của cho riêng mình và chận họng những ai dám than vãn về THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ, nghĩa là CSVN vừa nắm độc tài Chính trị vừa giữ độc quyền Kinh tế. Có Thánh sống với quyền sinh sát mà ngồi bên đống vàng, thì cũng biển thủ. Dân chúng giận dữ không phải chỉ nguyên về hành động ăn cướp của đảng CSVN, mà còn về việc ăn cướp ấy đi đến chỗ tàn nhẫn để dạ dầy dân chúng thiếu miếng cơm. Xin Ký giả Thomas FULLER hãy hỏi Oâng ĐOÀN VĂN VƯƠN để biết sự giận dữ của dân Việt Nam như thế nào.
*“Những người bảo thủ muốn vẫn duy trì những nguyên tắc soi đường của chủ nghĩa xã hội và sự độc quyền lãnh đạo.”
            Ký giả Thomas FULLER nhận xét đúng về thái độ này của một số lãnh đạo đảng CSVN hiện nay. Nhưng Ký giả đã quên đi vào một số chi tiết để nói lên sự bỉ ổi của thái độ “bảo thủ“ ấy. Trước hết hãy nói về sự ngu đần, dốt đặc cán mai của một số lãnh đạo chóp bu. Chính Nguyễn Phú Trọng ngu đần không biết “thoái hóa đạo đức “ là gì khi hắn dám phê bình việc đòi hỏi sửa đổi Hiến Pháp là thoái hóa đạo đức. Đâu là điểm đối chiếu để hắn có thể nói hai chữ thoái hóa? Chủ nghĩa duy vật Cộng sản đã bị bỏ sọt rác từ lâu. Có phải đó là điểm đối chiếu (point de référence) để hắn dám nói việc đòi bỏ Chủ nghĩa duy vật Cộng sản là thoái hóa hay không ? Chính việc đòi bỏ Chủ nghĩa này mới là Tiến bộ, chứ không phải là thoái hóa. Còn nếu Nguyễn Phú Trọng không ngu đần, thì chắc chắn hắn phải biết rằng tất cả những tha hóa con người và xã hội, cũng như tình trạng trượt dốc Kinh tế hiện nay là do chính cái Cơ chế Cộng sản tạo ra. Phải cắt nghĩa thái độ này bằng chính hai chữ DUY VẬT đê hèn. Chúng bảo thủ giữ lại quyền độc tài của đảng để tiếp tục ăn cướp nữa. Còn tệ hơn nữa, thái độ “bảo thủ“ này là thái độ của con chó ngậm được cục xương rồi, thì nó khó lòng nhả ra.  Đây là DUY VẬT trần truồng phải được Nhà văn VŨ TRỌNG PHỤNG mô tả.
*“Giờ đây sự chỉ trích Đảng đã bùng nổ trên toàn xã hội”
            Đó là sự bùng nổ đang tạo thành cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP ngày nay. Cuộc CÁCH MẠNG này không phải chỉ đứng ở phạm vi chỉ trích, mà tiến sang phạm vi quần chúng đấu tranh ĐÒI HỎI cho bằng được việc phải BỎ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP, thủ phạm chính của mọi tha hóa con người và xã hội cũng như trượt dốc Kinh tế. Bỏ Điều 4 Hiến Pháp để Dân dành lại quyền quyết định về cơ cấu tổ chức quyền hành điều hành xã hội, để Dân dành lại quyền làm Kinh tế cho mình.
*“Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức”
            Nếu Ký giả Thomas FULLER nói câu này trước mặt Nguyễn Phú Trọng, thì hắn ngu đần phê bình là Ký giả T.FULLER “thoái hóa đạo đức “ và sẽ bắt ép báo New Yor Times sa thải Ký giả liền như trường hợp của Oâng NGUYỄN ĐỨC KIÊN. Sự suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức mà Ký giả Thomas FULLER nói ra, chính là cái Cơ chế CSVN tạo ra một bầy giòi THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ mà chúng tôi thường ví cái Cơ chế này giống như đống phân đầy giòi nhung nhúc, không thể bắt ra từng con, mà phải hốt cả đống phân đó đi, nghĩa là hốt cái đảng CSVN hiện hành.
*“Sự mục nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ”
            Chúng tôi thường ví sự sụp đổ này của CSVN giống như chiếc xe cũ kỹ đang đi xuống dốc mà những lãnh đạo ngu đần như Nguyễn Phúc Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thanh Sơn… đang moi móc tìm tòi những cục đá, khúc gỗ… để cán bánh xe. Việc NỔI DẬY của dân chúng hay cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP ngày nay là đẩy chiếc xe cũ kỹ ấy xuống hố để dân chúng dành lấy quyền điều hành xã hội và Kinh tế.
*“Những người đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên treo cổ trong tủi hổ và nên xin lỗi người dân Việt Nam.”
            Phong trào Phản chiến của những năm này không phải chỉ nguyên một số người Việt Nam mà còn những người ngoại quốc bị giật dây bởi khuynh hướng thiên tả (gauchistes). Họ nói Hòa Binh, lấy những giá trị đạo đức ra làm bình phong cho những đấu tranh ác độc để rồi trao nước Việt Nam cho những tên tội đồ Hồ Chính Minh và đảng CSVN. Ký giả Thomas FULLER nói họ phải treo cổ trong tủi hổ. Chúng tôi không bắt họ treo cổ mà phải đứng lên hàng đầu của những cuộc NỔI DẬY của quần chúng hiện nay để dứt bỏ Cơ chế CSVN mà trước đây họ đã tiếp tay áp đặt lên Dân Tộc.
*“Nếu đảng Cộng sản không chiếm được miền nam năm 1975, thì giờ này Việt Nam đã như Nhật Bản, Nam Hàn, Thái Lan hay Singapore”
            Đây là tội ác lớn nhất của Hồ Chí Minh và đảng CSVN. Có những tội ác như phản bội lại những đảng phái quốc gia cùng chiến đấu, như xảo trá giết lát trong vụ Cải Cách Điền địa, như tàn ác chôn sống người trong vụ Tết Mâu Thân, như ném lựu đạn, gài mìn giết trẻ em vô tội nơi trường học, rạp chiếu bóng hay chợ búa… Nhưng cái tội lớn nhất là dùng bạo lực áp đặt chủ nghĩa ngoại lai Cộng sản trên toàn Dân tộc và Đất nước trong bao chục năm trường để các thế hệ phải chịu tha hóa và chậm tiến Kinh tế. Đã đến lúc phải chấm dứt cái tội ác lớn nhất này để thăng tiến con người và xã hội, để phát triển đất nước về Kinh tế.
 
CSVN giả hình với bài ca đạo đức
nhưng Dân đòi CÔNG LÝ thực tế cho mình.
 
Ở phần mở đầu, chúng tôi nhắc ra lời kêu gọi Hòa Giải Hòa Hợp của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn mà chúng tôi coi như nó cũ rích như cơm thiu mốc dành để nuôi mẻ cho đám lãnh đạo Bắc Bộ phủ ngồi nhâm nhi thịt chó. Thế mà đám lâu la tại nước ngoài như Nguyễn Ngọc Bích, Hoàng Duy  Hùng… còn hùa theo ca bài ca cũ rích.
Chính Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn tiết lộ ra danh tánh những kẻ mà hắn gặp tại Mỹ: “Trong chuyến đi đó tôi đã gặp một loạt các thủ lĩnh, nhân vật chống cộng khét tiếng tại Washington, Houston, California, quận Cam như Nguyễn Ngọc Lập, Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Thành Quang, Võ Đức Quang, Đức Nguyễn (Đức đầu bạc), Tôn Thất Chiểu, Hoàng Duy Hùng, Đông Duy, Nguyễn Á Độc Lập…”
Những tên này muốn làm chính trị cơ hội, nhằm nhẩy bàn độc. Thật đáng tội nghiệp cho việc làm bồi bếp cho CSVN giữa lúc đảng Cộng sản bại hoại, suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức và đang đi đến sụp đổ như nhận định của Ký giả Thomas FULLER. Đám này muốn tìm những cục gỗ, đá để giúp cho Lãnh đạo CSVN cán bánh xe của chiếc xe cũ kỹ đang trượt xuống dốc. Làm tay sai bồi bếp với hy vọng nhẩy bàn độc cũng phải xem lúc chủ có còn khả năng thẩy xuống cho mình những mẩu bánh rơi rụng mà hớp hay không. Nay theo nhận định của Ký giả Thomas FULLER, chủ CSVN đang đi xuống dốc sụp đổ, thế mà vẫn hí hửng làm tay sai bồi bếp, thật là ngu đần.  Đối với cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP của quần chúng hiện nay, hành động làm tay sai bồi bếp của đám nịnh bợ không đúng lúc này còn được coi là hành động TÒNG PHẠM với CSVN để cố kéo dài những tội ác trên Quê Hương. Đám người TÒNG PHẠM này,  giống như đám trong phong trào phản chiến trước đây, đáng phải tự treo cổ tự tử trong tủi hổ và phải xin lỗi Dân.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đã đặt sai vấn đề Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc vì những lý do sau đây:
*          Vấn đề Việt Nam trượt dốc Kinh tế, tha hóa cá nhân và xã hội là do chính hệ thống Cơ chế CSVN, chứ không phải do Dân, càng không phải do người Việt Hải ngoại mà phải kêu Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc với Hải ngoại. Hơn thế nữa, đã bao chục năm rồi, chính những người Việt tỵ nạn ở nước ngoài đã gửi tiền về cứu giúp Kinh tế VN qua tình thương Gia đình khốn cùng. Cái lỗi trượt dốc Kinh tế chính là do Cơ chế CSVN. Phải giải quyết chính cái Cơ chế ấy. Đảng CSVN bất lực giải quyết mà tỉ dụ là sự bất lực trong Hội Nghị trung ương 6 đảng vừa qua. Khi đảng bất lực trong việc tự giải quyết, thì Dân NỔI DẬY giải quyết.
*          Việc Hòa Giải Hòa Hợp chỉ đặt ra với một số thành phần hoạt đầu Chính trị tại Hải ngoại, hay đúng hơn là tại Hoa kỳ. Đây là những người muốn hoạt đầu chính trị, muốn nhẩy bàn độc mà thôi. Chúng là những tên phản bội và chẳng là đại diện cho Khối người Việt tỵ nạn như lời Nguyễn Thanh Sơn phát biểu để khen đám người này nhằm lấy công đối với bề trên đang lãnh đạo đảng.
*          Nếu CSVN kêu gọi Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc là phải kêu gọi chính tại trong nước đối với khối dân 80 triệu người chứ không phải đối với người Việt tỵ nạn tại nước ngoài, nhất nữa chỉ vỏn vẹn đối với một số nhỏ thành phần hoạt đầu chính trị tại Hoa kỳ.
*          Việc Hoà Giải Hòa Hợp Dân Tộc không nằm ở những lời kêu gọi mang tính cách giả hình đạo đức, mà phải thực hiện cụ thể CÔNG LÝ thì tự nhiên HÒA BÌNH sẽ đến, nghĩa là dân sống trong hài hòa. Miệng nói đạo đức hòa giải hòa hợp, mà tay thì ức hiếp vơ vét của cải người khác, thì lời kêu gọi chỉ là xảo trá không thể mang đến hòa giải cho xã hội.
            Chúng tôi dậy bảo cho tên Nguyễn Thanh Sơn ngu ngốc rằng hãy đặt vấn đề Hòa Giải Hòa Hợp cho đúng. Đó là nếu CSVN muốn Hòa Giải Hòa Hợp thực sự, thì phải:
1)         Đặt vấn đề đó ra trực tiếp đối với khối dân 80 triệu người trong nước
2)         Dân trong nước không tin vào những lời xảo trá, nhất là những bài ca cũ rích về đạo đức của đảng CSVN, mà Dân cần việc thực hiện cụ thể CÔNG LÝ, CÔNG BẰNG XÃ HỘI, nhất là về vật chất như đất đai, nhà cửa… thì lúc ấy niềm tin, hoà bình mới có được.
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 02.05.2013
 
 
--- Tháng MƯỜI 2012---
Bi kịch
nền kinh tế Việt Nam
 
Chủ Nhật, 14/10/2012, 10:41
Theo Trần Việt – ANTĐ
 
Có thể nói nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước bi kịch lớn.
            Một thực trạng đáng lo lắng
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, trong nghiên cứu của mình đã dẫn thống kê của Bộ Kế hoạch Đầu tư: có tới 53.000 doanh nghiệp đóng cửa và phá sản trong năm 2011, và 35.500 doanh nghiệp lâm vào cảnh tương tự trong 8 tháng đầu năm 2012.
Con số này gần bằng một nửa con số các doanh nghiệp đóng cửa và phá sản kể từ năm 1986 tới nay.
Đáng lo hơn hoạt động của các doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường cũng không khá hơn. Thống kê cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đã giảm công suất hoạt động, thậm chí nhiều doanh nghiệp chỉ còn tồn tại hình thức bởi không tiêu thụ được sản phẩm, lượng tồn kho cao. Nếu tính trung bình các doanh nghiệp này giảm công suất 20% tương đương với khoảng 150.000 doanh nghiệp nữa đóng cửa và phá sản. Số người thất nghiệp do sự thu hẹp sản xuất lên đến hàng triệu người.
Còn một vấn đề đáng lo nữa là số lượng sản phẩm tồn kho cao và sự giảm giá trị tài sản do giảm phát, hạ giá do sức mua kém. Hàng triệu tỷ đồng vốn đang bị chôn trong hàng hóa tồn kho, trong đó hàng tồn bất động sản lớn nhất. Trên thị trường bất động sản có tới 70.000 căn hộ đang bị ế chỉ ở hai thành phố lớn nhất nước. Ít nhất là có tới 140 nghìn tỷ đồng đang bị chôn, mà phải mất tới 7 năm sau may ra mới xử lý được. Một báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia ước tính, khu vực bất động sản đã được các ngân hàng bơm gần 350 nghìn tỷ đồng, một số vốn khổng lồ.
Thêm một dẫn chứng bi kịch về bất động sản. Ông Thiên tính toán có 69 công ty bất động sản niêm yết đang đối mặt với vấn đề thanh khoản nghiêm trọng. Đến cuối năm 2011, các công ty này gánh khoản nợ vay 67.000 tỉ đồng và chi phí lãi vay mỗi năm 13.400 tỉ đồng. Đáng báo động là trong cơ cấu nợ vay, khoản vay ngắn hạn trong quý IV của năm ngoái đã tăng lên 26.400 tỉ đồng. Nghĩa là các công ty này phải có 39.800 tỉ đồng để trả nợ vay đến hạn và lãi vay trong năm 2012. Nhà kinh tế đặt câu hỏi hoài nghi: “Với tình trạng hiện nay, họ có khả năng trả nợ không?”
Nhìn ra khu vực công, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, năm 2011, tổng số nợ vốn đầu tư của 63 tỉnh và thành phố là 91.273 tỷ đồng của 47.209 dự án; trong đó, nợ vốn các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành là 25.423 tỷ đồng, nợ vốn của 20.921 dự án đang triển khai là 65.850 tỷ đồng, dãn tiến độ 41 dự án với tổng số vốn là 38.320 tỷ đồng. Hệ quả của tình trạng trên, không gì khác là số phận hẩm hiu của các doanh nghiệp và người làm công. Ông nói: “Đang có nhiều doanh nghiệp “chết” hoặc “chờ chết” vì không thu được món nợ này”.
 
Doanh nghiệp Nhà nước nợ khổng lồ
 
Sự suy giảm này trước hết là do hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước mà đứng đầu là các tập đoàn và tổng công ty nhà nước làm ăn không những kém hiệu quả mà còn để rơi vào tình trạng phá sản.
Tiến sĩ Đinh Tuấn Minh tại tài liệu phục vụ cho Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã chỉ rõ: “Doanh nghiệp Nhà nước sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu”. Ngoài ra, theo ông Minh, nợ xấu của khu vực tập đoàn, tổng công ty chiếm tới 30 – 35% tổng dư nợ của khối này trong vay nợ từ hệ thống ngân hàng thương mại.
Tổng dư nợ đó của 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng, theo Đề án tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2012. Trong đó dư nợ lớn nhất thuộc về Tập đoàn Dầu khí (PVN – 72.300 tỷ đồng), Điện lực (EVN-62.800 tỷ đồng), Than và Khoáng sản (Vinacomin – 19.600 tỷ đồng).
Ngoài khu vực ngân hàng, tiến sĩ Minh lưu ý nợ xấu của khu vực doanh nghiệp đang “rất lớn” ở Ngân hàng Phát triển (VDB). Chẳng hạn, Vinashin vay ưu đãi VDB gần 300 tỷ đồng lãi suất bằng 0% để hỗ trợ trả lương và phụ cấp; EVN được vay hơn 5.000 tỷ đồng. Còn trong các năm trước đó, Vinalines cũng vay VDB để phát triển tàu mới; Xi măng Đồng bành vay 290 tỷ đồng…
Ông Nguyễn Quang Dũng, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển (VDB) cho biết: “Nợ của các tập đoàn, tổng công ty… chiếm độ 75 – 80% tổng dư nợ của Ngân hàng Phát triển…” Các doanh nghiệp Nhà nước mặc dù số lượng thấp hơn doanh nghiệp tư nhân nhưng nợ thuế cũng khổng lồ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Trần Văn Phu nhận xét: Nợ thuế chưa trả của các DN Nhà nước chiếm khoảng 13% trên tổng số nợ thuế.
Khối các ngân hàng thương mại cũng không khá hơn. Bởi lẽ, giữa năm 2012 NHNN công bố tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam là 8,6% tổng dư nợ nghĩa là vào khoảng 202 nghìn tỷ đồng, nhưng trên diễn đàn Quốc hội, Thống đốc NHNN lại thông báo con số 10%, và dư luận lại đánh giá có thể ở mức cao hơn 10%. Gánh nặng này thật sự đã đè gần bẹp khả năng phát triển của nền kinh tế vì vốn là một trong những điều kiện tiên quyết của hoạt động doanh nghiệp.
 
Những lối thoát cần được tính đến
 
Ngày 6-10-2012 một cuộc hội thảo quốc gia mang tên: “Kinh tế Việt Nam năm 2012: Tạo bước ngoặt để xoay chuyển tình thế”, tập hợp đông đảo các nhà quản lý và nghiên cứu kinh tế đã được tổ chức. Tại hôi thảo này đa số các đại biểu cho rằng những khó khăn của nền kinh tế không thể giải quyết một sớm một chiều bằng một vài ba giải pháp nào đó. Những chỉ tiêu lên xuống của nền kinh tế hiện nay hầu hết không phản ánh được thực tế của nền kinh tế cũng như hiệu quả của những chính sách cụ thể. Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch đồng tình: “Chính phủ cần xây dựng kế hoạch tổng thể cho cả ba năm tới, thay vì làm kế hoạch cho từng năm như hiện nay. Kế hoạch đó là nhằm phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng. Cả ba năm tới phải tập trung toàn bộ nguồn lực và chủ trương cho kế hoạch này.”.
Những giải pháp đó là cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp Nhà nước và xử lý nợ xấu. Ông Lịch đề xuất, ngân hàng nào hệ số vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản dưới 8%, nhưng nợ xấu lên trên 10%, tức là đã mất hết vốn, thì Nhà nước cần quốc hữu hóa. Bên cạnh đó, ông đề nghị khoanh nợ và cho vay mới với các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, các dự án BOT, BT mà có khả năng sản xuất tiếp. Về tài khóa, ông Lịch đề nghị từ nay đến 2015 tất cả các cơ quan của hệ thống chính trị không được xây mới trụ sở, nếu nơi đó còn trường học bệnh xá là nhà tranh, vách lá. Trên diễn đàn Quốc hội, ông cho biết sẽ đề nghị Quốc hội cắt chi thường xuyên năm 2013 đi 10% so 2012, ngoại trừ tiền lương và chi xã hội; và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% từ 25% hiện nay.
Song dư luận cho rằng bên cạnh việc xử lý nợ xấu, hay tồn kho bất động sản, hay các giải pháp cơ cấu nền kinh tế… cần tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước, tìm cơ chế để tìm ra người chịu trách nhiệm khi có những sai phạm gây tác động xấu tới nền kinh tế… Đó cũng sẽ là một việc quan trọng cho phục hồi và xây dựng nền kinh tế bền vững sau này.
 
Theo Trần Việt – ANTĐ
 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-6/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link