Saturday, June 1, 2013

TT Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì tại Đối thoại Shangri-La?


 

 

TT Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì tại Đối thoại Shangri-La?

Việt Hà, phóng viên RFA
2013-05-29
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_DV1462982-305.jpg
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại thượng đỉnh ASEAN ở Bandar Seri Begawan, Brunei hôm 25 tháng 4 năm 2013.
AFP PHOTO / ROSLAN Rahman
Nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống - download

Từ ngày 31 tháng 5 đến 2 tháng 6, tại Singapore sẽ diễn ra Đối thoại Shangri-La thường niên, quy tụ các quan chức cấp cao của nhiều nước.
Trong diễn đàn lần này, lần đầu tiên Thủ tướng Việt Nam sẽ có bài diễn văn quan trọng tại. Các chủ đề chính được bàn thảo trong diễn đàn lần này là gì?  Thủ tướng Việt Nam muốn đề cập đến những vấn đề gì trong diễn văn của mình?
Việt Hà phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện Quốc phòng Úc, người sẽ tham dự diễn đàn lần này, để biết thêm chi tiết.

Chủ đề của Đối thoại Shangri-La

Trước hết nói về các chủ đề quan trọng được bàn thảo tại diễn đàn lần này, Giáo sư Carl Thayer cho biết:
“Trước hết phải hiểu về cơ cấu của đối thoại, nó được chia thành các phiên toàn thể, đồng thời lại được chia thành các phần nhỏ. Có 6 phiên toàn thể nơi các bộ trưởng quốc phòng sẽ phát biểu.
Tất nhiên họ cũng phải xem xét tính nhạy cảm của các nước.
Đối thoại sẽ bắt đầu với phát biểu của Mỹ về an ninh khu vực. Đây sẽ là chủ đề chính liên quan đến việc Mỹ cân bằng lại chiến lược, liệu điều này có thể thực hiện được, ảnh hưởng của Mỹ đang lên hay xuống, việc Mỹ quân sự hóa khu vực có phải là để kiềm chế Trung Quốc.
Và phần 4 được mang tựa rất ngoại giao là vai trò của Trung Quốc trong an ninh toàn cầu, nhưng thực tế sự căng thẳng sẽ vượt qua cả khu vực và Trung  Quốc sẽ tìm cách tránh phần này.
Trung Quốc đang phải đối mặt với những cường quốc trên thế giới và họ phải tìm cách làm nhẹ những chỉ trích. Phần cuối của hội nghị sẽ là hợp tác quân sự trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện Quốc phòng Úc
Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện Quốc phòng Úc. RFA
Có rất nhiều vấn đề được bàn thảo ở hội nghị lần này nhưng theo tôi quan hệ Mỹ - Trung sẽ là chủ đề chính và nó có liên quan đến một loạt các chủ đề chính khác như làm thế nào để bảo vệ quyền lợi quốc gia và tránh các xung đột, chiến lược hiện đại hóa quân sự.
Tiếp theo là vấn đề an ninh hàng hải, tranh chấp biển Đông. Những vấn đề này sẽ được bàn thảo nhưng sẽ không phải trực tiếp”.

Thủ tướng VN sẽ nói gì?

Việt Hà: Thưa ông, đây là lần đầu tiên Thủ tướng Việt Nam sẽ có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị. Báo chí Việt Nam đưa tin ông sẽ đề cập đến các vấn đề an ninh hàng hải, trong đó có biển Đông. Việt Nam từ nhiều năm nay đã có những tranh chấp với Trung Quốc tại biển Đông, tại sao Thủ tướng Việt Nam lại chọn có bài phát biểu vào năm nay?
GS Carl Thayer: Chúng ta cũng nên nhớ là Bộ trưởng Quốc phòng VN Phùng Quang Thanh đã từng phát biểu ở phiên toàn thể của đối thoại Shangri La, nhưng đúng là Thủ tướng Việt Nam chưa từng tham gia.
Lần này ông tham gia vì ông được mời và ông sẽ có bài phát biểu quan trọng sau bài nói của nước chủ nhà Singapore vào đêm trước khi hội nghị bắt đầu.
Tại sao ông có bài phát biểu lần này? Đó là Việt Nam đang ở trung tâm của vấn đề và cũng giống nhiều nước khác đang có tranh chấp với Trung Quốc, họ không có đủ khả năng về quân sự để đối đầu với Trung Quốc dù họ đang hiện đại hóa và vì vậy Việt Nam phải sử dụng các biện pháp ngoại giao và những cách tiếp cận khác.
Việc Thủ tướng có bài phát biểu là một cơ hội cho Việt Nam.
Tôi nghĩ điều quan trọng phải nói tới đó là đây là lần đầu tiên một lãnh đạo cao cấp, một thủ tướng sẽ đề cập đến chính sách ngoại giao, an ninh quốc gia và vấn đề chính sách quốc phòng.
Các Bộ trưởng quốc phòng trước kia chỉ nói về vấn đề quốc phòng, còn ngoại trưởng các nước thì nói về chính sách ngoại giao.
Hy vọng là nếu mọi việc trôi chảy thì ông Thủ tướng sẽ nói được toàn bộ ba vấn đề.
Ông sẽ thuyết trình bằng tiếng Việt nhưng ông sẽ giới thiệu đến những người dự nước ngoài một cái nhìn tổng thể về Việt Nam, nó sẽ không chỉ bao gồm vấn đề với Trung Quốc và biển Đông mà còn mang tính toàn cầu và vai trò của Việt Nam.

Vấn đề Biển Đông

Việt Hà: Theo ông thì liệu các nước, nhất là Philippines, sẽ lên tiếng với Trung Quốc về vấn đề biển Đông như các năm trước không và điều này có tạo khó khăn gì cho Trung Quốc?
GS Carl Thayer: Tất cả những thảo luận dạng này Trung Quốc đều coi là đa phương và không muốn vì họ luôn muốn giải quyết các vấn đề song phương với từng nước.
Và đó là lý do vì sao người tổ chức hội nghị phải chọn từ ngữ rất cẩn thận để Trung Quốc không vào tình huống khó và phải tự bảo vệ mình.
Philippines đã luôn mạnh tiếng tại diễn đàn này hơn so với Việt Nam.
Theo tôi đó là vì họ thông thạo tiếng Anh và mặt khác thì văn hóa người Việt cũng không thích đối đầu, mặc dù ông Phùng Quang Thanh trước kia cũng đã nói rất thẳng thắn tại diễn đàn Shangri La.
Việt Hà: Thường trước và sau khi diễn đàn Shangri La được tổ chức, chúng ta vẫn thấy có những sự kiện xảy ra tại các vùng đang xảy ra tranh chấp trong khu vực, điển hình là tại biển Đông, ảnh hưởng đến an ninh khu vực, người ta có thể đặt câu hỏi là liệu diễn đàn này có thể giúp gì trong việc giải quyết những xung đột và tranh chấp đang diễn ra trong khu vực?
GS Carl Thayer: Diễn đàn đạt hai mức bao gồm cả chính thức tức là nói về các chương trình nghị sự  đã được đưa ra mà không đưa ra kết luận.
Diễn đàn đã qua 12 kỳ tức là đã phát triển, và nó đã lớn đến mức đẩy giới học giả ra phía lề như những thính giả dự hội nghị và các quan chức chính phủ, cố vấn an ninh…
Nhân dịp diễn đàn Shangri La, các bộ trưởng các nước cũng có những cuộc gặp xung quanh hội nghị, trước, và sau hội nghị.
Diễn đàn sẽ là nơi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đăng đàn, nhưng quan chức quân sự cấp cao của Trung Quốc sẽ ngồi ở phía dưới để đưa ra các câu hỏi khó, nhưng không phải là Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc. Họ không gửi Bộ trưởng quốc phòng tới diễn đàn lần này.
Cho nên diễn đàn đã lên hai mức chứ không chỉ là một diễn đàn  đơn thuần. Điều mới là cuộc gặp các Bộ trưởng quốc phòng  của các nước ASEAN + sẽ diễn ra lần thứ hai tại Brunei vào năm nay.
Có những câu hỏi đưa ra là diễn đàn Shangri La đã làm gì để đưa các bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN lại với nhau một cách không chính thức và cuộc gặp ở mức 1 của các Bộ trưởng quốc phòng sẽ diễn ra thế nào.
Cuộc gặp các Bộ trưởng quốc phòng ASEAN + sẽ diễn ra lần hai, và được tổ chức cứ 3 năm một lần. Trong khi Shangri La gặp nhau mỗi năm và là một thảo luận không chính thức.
Tất nhiên các báo cáo sẽ được viết ra rất cẩn thận và được lọc lựa để đề cập đến các vấn đề nhưng không để giải quyết một vấn đề nào.
Nhưng diễn đàn này quan trọng vì có các thông tin mới, cách nhìn mới, và các nước có cơ hội để biết được những chỉ trích với chính sách của mình là gì và tìm cách bảo vệ lập trường của mình.
Nói ví dụ như trường hợp của Bộ trưởng Quốc phòng Hao Kỳ Leon Panetta trước đây đã lên tiếng về quyền lợi của Mỹ tại biển Đông.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.
 
 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-6/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link