Wednesday, May 29, 2013

Trương Duy Nhất: không phải tội phạm, không phản động!


 

[Attachment(s) from Paul Van included below]

Xin chuyễn tiếp tin tổng hợp với nhiều bài giá trị nên đọc.

Paul Vân

 

---------- Forwarded message ----------
From: <
Date: 2013/5/28
Subject: [VN-Online] Tin TH
To: Ly <

 

Trương Duy Nhất: không phải tội phạm, không phản động!


Blogger vừa bị bắt từng khẳng định ông 


Ảnh: VOV tiếng Việt

“không phải tội phạm, cũng không phản động


 

Bản dịch của Hoàng Kim Phượng (Defend the Defenders)


RSF – Ngày 27-5-2013 

 

Ngày hôm qua, các quan chức Bộ Công an đã bắt Trương Duy Nhất, một trong các blogger có ảnh hưởng nhất Việt Nam, tại nhà riêng ở thành phố Đà Nẵng, miền trung VN và di lý ông ra Hà Nội bằng máy bay.

“Vụ bắt giữ ông Nhất đặc biệt gây lo ngại bởi nó cho thấy rằng chính quyền có xu hướng hành hạ và tống giam tất cả những người bất đồng chính kiến, bất chấp những lời kêu gọi trả tự do cho 5 blogger vừa bị xét xử phúc thẩm tuần trước” – tổ chức Phóng viên Không Biên giới tuyên bố. “Chúng tôi kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Nhất, đồng thời chấm dứt hành động ngược đãi vô lý này”.

 

Ông Nhất bị bắt với tội danh “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm hại lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 Bộ luật Hình sự.

Đường link vào blog của ông đã bị đóng vào ngày hôm qua và kể từ đó, bất kỳ ai cố vào đều tải phải mã độc.

Ông Nhất từng làm việc 11 năm cho hai tờ báo quốc doanh – Công an Quảng Nam Đà Nẵng, và Đại Đoàn Kết . Năm 2010, ông nghỉ viết báo để tập trung cho viết blog.


Blog của ông mang tên “Một góc nhìn khác”, nói về một loạt chủ đề nhạy cảm và khuyến khích tranh luận. Một bài viết gần đây có nhan đề “Tổng Bí thư và Thủ tướng nên ra đi”, bài này kêu gọi tiến hành cải cách kinh tế, chính trị và xã hội ngay lập tức.


Ngày 13-10-2012, ông Nhất đăng một bài tựa đề “Viết sau 3 cuộc làm việc với công an”, trong đó ông bình luận về những phiên thẩm vấn khác nhau mà ông đã phải trải qua.


Ông viết: “Tôi không phải tội phạm, cũng không phản động. Những bài viết trên trang blog Trương Duy Nhất- Một góc nhìn khác cũng không đả phá, không phản động. Những loại giấy mời, triệu tập và hình thức khảo tra đó hãy dành cho những thằng phản động đang “cõng rắn cắn gà nhà”, những “nhóm lợi ích” đang thâu tóm hệ thống ngân hàng và tài sản quốc gia, những “bầy sâu ăn hết phần của dân”…


Bài báo viết thêm: “Cái còng và khẩu súng… không phải chĩa về những cây bút dám vứt bỏ hi sinh tất tật mọi quyền lợi để dốc lòng cạn tâm đêm ngày phản biện góp bàn cho sự chuyển thay tích cực của đảng và dân tộc như Trương Duy Nhất”.


Tổng cộng đã có 33 blogger và công dân mạng đang bị giam giữ ở Việt Nam. Ngày 23/5 vừa qua, phiên xử phúc thẩm đã tuyên y các mức án từ 4 tới 13 năm tù cho 5 blogger – Hồ Đức Hoà, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Thái Văn Dung và Trần Minh Nhật.


Việt Nam hiện xếp hạng 172 trên tổng số 179 quốc gia trong danh sách chỉ số tự do báo chí năm 2013 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới.


 


 

 

Một số đối tượng chống đ/c X sẽ bị thanh trừng: sau Trương Duy Nhất sẽ bắt Anh Ba Sàm


Blog Bà Đầm Xoè 

Nóng: Rộ tin đồn An ninh Điều tra sẽ tiến hành bắt ABS

Blogger Trương Duy Nhất bị dẫn độ từ phi trường
Blogger Trương Duy Nhất bị dẫn độ từ phi trường
Đà Nẵng ra Hà Nội  để điều tra ngay sau khi bị bắt.

 

Sáng nay thứ 2 đầu tuần, ở các quán nước, quán cafe khu vực Hàng Hành, Triệu Việt Vương…, đặc biệt là khu vực công an TP. Hà nội 87 Trần Hưng Đạo người ta thầm thì bảo nhau sau blogger Trương Duy Nhất đệ tử của ông Nguyễn Bá Thanh sẽ là ABS. Một số đối tượng chống đ/c X sẽ bị thanh trừng nhằm mục đích cắt tiết gà dọa khỉ.

 

Được biết ABS tức ông Nguyễn Hữu Vinh, một trung tá an ninh xin ra khỏi ngành để lập công ty thám tử tư và là người chịu trách nhiệm về trang blog ABS. Một blog chống đảng và nhà nước một cách tích cực, đây là một mắt xích trong vụ án quan trọng. Điều này đã gây tranh cãi trong lãnh đạo đảng, nhất là khi người ta biết người bảo kê cho ABS là Chủ tịch Trương Tấn Sang.

 

Dư luận cho rằng đây là khởi đầu của phe đ/c X sau khi giành được thế thượng phong trong HNTW 7 vừa kết thúc ở Hà nội.

 

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và đưa tin về việc này.

Minh Hùng (TTHN) – Theo Phamvietdaoblog

*

AI ĐÃ CHỈ ĐẠO BẮT TRƯƠNG DUY NHẤT ?

AI ĐÃ CHỈ ĐẠO BẮT TRƯƠNG DUY NHẤT ?

Như trên mạng đã phân tích, việc bắt Trương Duy Nhất vào thời điểm này gây bất ngờ với giới phân tích. Thứ nhất là vụ bắt xảy ra ngay trước thời điểm lấy phiếu tín nhiệm Quốc hội. Thứ hai là đối tượng bị bắt là Trương Duy Nhất chứ không phải là các blogger quá khích khác như Phạm Viết Đào, Nguyễn Hữu Vinh, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Xuân Diện… Chính vì vậy đây là một vụ bắt “rất lạ”, việc bắt khám xét và di lý ra Hà Nội chỉ diễn ra trong vài giờ đồng hồ và ngay lập tức sau đó truyền thông đồng loạt lên tiếng cho thấy đây là một vụ bắt được chuẩn bị rất kỹ và rất quyết tâm.

Trương Duy Nhất bị bắt vì dám trở cờ, làm phản ban thường trực NQTW4?

 

Vậy ai đã chỉ đạo bắt Trương Duy Nhất?


Chắc chắn không phải là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nếu ông Dũng muốn bắt thì đã làm từ lâu do Trương Duy Nhất từ nhiều năm nay đã liên tục viết bài tấn công, bôi nhọ cá nhân ông. Mặt khác, nếu ông Dũng chỉ đạo bắt thì lần này sẽ bắt đồng loạt nhiều người chứ không chỉ riêng gì Nhất.

 

Theo nguồn tin chưa kiểm chứng của Tư Sang nham hiểm, lần này chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo bắt Trương Duy Nhất, dĩ nhiên với sự đồng tình của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Như đã phân tích trong bài “Hệ thống chuyên chính của nhà nước Việt Nam đã chết lâm sàng“, trước đây Trương Duy Nhất nằm trong nhóm các blogger được Trương Tấn Sang bảo kê và sử dụng để tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Từ sau HNTW6 và gần đây là HNTW7, Trương Duy Nhất bất mãn, trở nên nguy hiểm và mất kiểm soát viết các bài tấn công ngược: kêu gọi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ chức, chê bà Phó Doan là người “không biết xấu hổ”, chê Trương Tấn Sang “hèn hạ” khi không dám nêu tên đồng chí X thậm chí gần đây còn chửi thẳng ông Sang là kẻ “nói nhiều làm ít”.

.
Những hành động này của Nhất trở nên không thể chấp nhận được đối với Tổng bí Thư và Chủ tịch nước nên một lệnh chỉ đạo miệng trực tiếp từ Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã giao cho A87 (nơi đã 3 lần gọi Nhất lên nhắc nhở) phải khẩn cấp bắt và vô hiệu hoá Trương Duy Nhất trước thời điểm bỏ phiếu tín nhiệm Quốc hội đã được thực hiện

 

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã không thể chấp nhận sự tồn tại của blogger “Một góc nhìn khác”

Tư Sang nham hiểm dự báo, Điều 258 chỉ là sự khởi đầu, là cái cớ để bắt

 

Trương Duy Nhất, nếu Nhất không ngoan ngoãn hợp tác và chấm dứt chỉ trích Tổng bí thư, Chủ tịch nước, nhiều Điều khác trong Bộ Luật Hình sự đang chờ đợi Trương Duy Nhất.


 

 

Ba Sàm

BTV mới nhận được tin từ một nguồn thạo tin, cho biết: "Bộ CA đang bị sức ép từ Tổng Bí thư phải tìm lý do thả Trương Duy Nhất". Hy vọng blogger Trương Duy Nhất sớm được trả tự do

 

 

 

 

 

 

 

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị ngược đãi trong tù

RadioCTM



         Cùng tác giả:



          xem tiếp




Ngày hôm nay 27/5/2013, Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đã gửi đơn đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, tố cáo giám thị Lương Văn Tuyến ở trại giam số 5 Bộ Công An Thanh Hóa cố ý hãm hại chồng bà là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đang bị giam giữ ở đây.

Trong lá đơn đề ngày 27/05/2013, Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà tố cáo cán bộ trại giam số 5 của Bộ Công an tại Thanh Hóa cố ý giết chồng của bà.

Bị giam cầm trong điều kiện khắc nghiệt, thiếu tiện nghi tối thiểu, sức khỏe của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ suy sụp.

Luật sư Dương Hà cho biết:

“Cuộc sống của anh Vũ thì cũng như các tù nhân khác thôi, rất là khó khăn. Tuy nhiên trại giam Thanh Hóa ở giữa những núi đá nóng như thế, mà có một cái quạt suốt từ mùa hè năm ngoái đến giờ vẫn hỏng … Cũng do điều kiện ăn ở khó khăn và cực kỳ nóng bức như thế , huyết áp của anh Vũ lên cao và tối ngày 12/05/2013 thì anh bị đau tim dữ dội, và chiều ngày 13 thì anh ấy mệt quá ngã vật ra . Người cùng phòng phải gào lên gọi bác sĩ tiêm thuốc trợ tim…

Bà đại sứ Đức tại Việt Nam có gửi cho chồng tôi hai quyển sách từ tháng Hai mà cho đến hôm qua vẫn chưa nhận được… Từ Tết đến giờ những tấm “các”, nhiều chục cái mà chồng tôi gửi về đều không được (trại giam) gửi ra….Cũng vì những sự bất công ấy là anh Vũ đã quyết định là ngày hôm nay anh ấy sẽ tuyệt thực phản đối…”

Vụ án Cù Huy Hà Vũ bị quốc tế lên án là ngụy tạo: từ hai bao cao su được gọi là “ tang vật” lúc đầu,chính quyền Việt Nam kết buộc tiến sĩ luật đào tạo tại Pháp tội danh “âm mưu tuyên truyền chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa” với bản án 10 năm tù giam và quản chế.

Nguồn: RadioCTM

 

 


Chủ nghĩa tư bản lương thiện, hay chủ nghĩa tư bản rừng rú ?





Nhận diện cho thật rõ bộ mặt của chế độ kinh tế và chế độ chính trị ở Việt Nam là cả một quá trình khó khăn, phức tạp.
Các nhà lý luận kinh tế trứ danh trên thế giới, các nhà nghiên cứu chính trị kinh tế Việt Nam trong, ngoài nước đã có nhiều luận văn, trao đổi tranh luận về vấn đề này.

Hiện nay các tạp chí kinh tế quốc tế gọi nền kinh tế VN là nền kinh tế theo «chủ nghĩa tư bản theo phe nhóm được nhà nước đỡ đầu» (state-sponsored crony capitalism), một sản phẩm mới mẻ kỳ lạ đang trong thời kỳ phôi thai thử nghiệm, sinh ra từ thời kỳ «hậu Liên Xô», «hậu phe xã hội chủ nghĩa».

Nhiều nhà lý luận cho rằng đây là một quái thai sinh ra từ những yếu tố mâu thuẫn nhau trong
một cuộc hôn nhân cưỡng ép, một chế độ chính trị độc quyền đảng trị kết hợp với một nền kinh tế thị trường tư bản mang bản chất tự do.


Nền «kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa» là gì? Kinh tế thị trưởng là chỉ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vốn mang bản chất tự do (dưới chế độ tư bản – pháp quyền), còn định hướng xã hội chủ nghĩa là chỉ chế độ cai trị độc đoán của đảng CS, một chế độ chuyên chế độc quyền trong đó Bộ Chính trị là ông vua tập thể có mọi quyền hành chính trị - kinh tế - tài chính không hạn chế, không ai kiểm soát.

Hiên nay phần lớn các nước trên thế giới theo chủ nghĩa tư bản lương thiện (tạm dịch chữ Pháp capitalisme honnête), xã hội vận hành theo luật pháp nghiêm minh không ngừng được hoàn thiện, kết hợp hài hòa nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa tự do, bình đẳng, cạnh tranh nhau trong trật tự luật pháp, với một chế độ chính trị dân chủ ngày càng được nâng cao.

Tại các nước này, nền tảng kinh tế vững chắc, cũng là động lực xã hội là chế độ tự do kinh doanh và chế độ tư hữu được luật pháp bảo đảm. Nền tảng chính trị là các quyền tự do của công dân: tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do bầu cử… Các đảng phái bình đẳng, vừa hợp tác vừa ganh đua phục vụ xã hội, lấy cử tri làm trọng tài trong các cuộc bầu cử định kỳ. Do có ganh đua và bầu cử định kỳ, đảng nào cũng phải cố lập thành tích, tạo tín nhiệm với cử tri, giữ mình trong sạch.

Ở nước ta do độc quyền đảng trị nên dân không có sự lựa chọn. Bộ Chính trị lộng hành không ai kiểm soát, kiềm chế. Thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nghiêm cấm các bộ trưởng, thứ trưởng không được tham gia quản lý trực tiếp các công ty quốc doanh, cấm ngặt chuyện vừa đá bóng vừa thổi còi. Chức trách các bộ trưởng, thứ trưởng chỉ là quản lý về chính sách cho thật nghiêm trong ngành mình.

Vừa nắm luật pháp,chính sách vừa chỉ đạo kinh doanh, sẽ thiên vị bất công, khuyến khích tham nhũng không giới hạn, chia chác hoa hồng, bổng lộc không ai kiềm chế, làm cho các tổng công ty quốc doanh làm ăn thua lỗ liên miên và phá sản hàng loạt. Vinashin, Vinalines, các tổng công ty điện lực, khoáng sản, giao thông vận tải, hàng không, dầu mỏ, bô xít… đều là những công ty «phá gia chi tử», những đứa con hư hỏng do được nuông chiều quá đáng.

Sau khi ông Võ Văn Kiệt mất vào tháng 6/2008, Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh với vốn của Nhà nước, mang tên SCIC (State Capital+Investment Corporation) được thiết lập. Đây là con bạch tuộc khổng lồ tiếp nhận vốn quy mô ngày càng lớn từ 2 nguồn ngoại tệ tuôn vào là vốn ODA (Official Development Assistance), và vốn FDI (Foreign Direct Investment), mỗi năm hàng chục tỷ đôla. Ban quản trị là ai? Các phó thủ tướng, bộ trưởng và thứ trưởng các bộ kinh tế, kế hoạch đầu tư, tài chính… đều có chân trong ban quản trị, ban giám đốc, ban thanh tra, kiểm sát… của Tổng công ty khổng lồ này cũng như của các công ty quốc doanh khác. Ngoài lương phó thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng, họ nhận lương, phụ cấp, tiền thưởng, tiền hoa hồng từ mỗi khoản xây dựng xong công trình, từ chuẩn bị và hoàn thành mỗi đề án… Số tiền phụ thu của «trọng tài» có khi gấp 5, gấp 7 lần tiền phụ cấp cho «cầu thủ đá bóng». Cũng có người cho rằng có khi gấp trăm lần hay hơn nữa. Máu mê kinh doanh không sao kiềm chế nổi. Thảm họa dân tộc là từ đây. Có ông nghị nào dám lên tiếng?

Con bạch tuộc SCIC lộng hành, vươn vòi ra hút vô vàn tài nguyên, xương tủy người lao động, để một khối tài sản lớn, cuối cùng là chui vào túi các quan chức CS chóp bu. Chính đó là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính và khủng hoảng ngân hàng, là nguyên nhân của «núi nợ» quốc gia có thể lên đến 1 triệu tỷ đồng, bằng 50 tỷ đô la. Chủ nghĩa tư bản độc đảng rừng rú là đây.

Cho nên không có gì lạ là khi Bộ Chính trị giở mưu mẹo mỵ dân, bất đắc dĩ chơi trò sửa Hiến pháp, vẫn một mực trơ tráo giữ nguyên cái cốt lõi XHCN vu vơ và cái độc quyền đảng trị - Điều 4 -, không ai còn ngửi được, kể cả những đảng viên lão thành và nhiều trí thức đảng viên có nhân cách và công tâm. Biết bao đảng viên đang thất vọng, hổ thẹn còn là đảng viên CS.

Không có gì lạ khi Quốc hội đang họp vẫn dửng dưng không ai quan tâm đến tiền lương quá thấp (tối thiểu là 1 triệu 6/tháng, bằng 80 US$), tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh, nhất là trong lao động trẻ, mới ra trường, và mỗi tháng đang có trên 60 ngàn cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ đóng cửa, phá sản. Tầng lớp trung lưu trong toàn quốc đang bị dồn vào thế suy kiệt chỉ vì cái phương châm lấy kinh tế quốc doanh làm chỉ đạo, dồn vốn, nguyên liệu, phương tiện cho các cơ sở quốc doanh được ưu đãi, nuông chiều đặc biệt, do các quan chức CS đầy quyền lực điều hành, che chắn, vì đây là bầu vú sữa của các quan vừa nắm quyền lực vừa trực tiếp kinh doanh, dù không mảy may có tri thức, kinh nghiệm.

Tầng lớp trung lưu Việt Nam đang thức tỉnh. Cả một tầng lớp có số đông, có tiềm năng kinh tế tài chính, trí thức, kinh doanh to lớn bị kiềm chế, đối xử lạnh nhạt, thậm chí đàn áp thô bạo khi ngẩng cao đầu đòi chút tự do quá hiếm hoi. Cả một tầng lớp đang lần lượt đứng dậy, nhận ra mình, nhận ra thời cơ nghìn năm có một, khinh bỉ những kẻ tự nhận là cách mạng lại hèn với giặc, ghê tởm lũ chính trị gia bịp luôn mồm, thề thốt xoá bỏ bóc lột và liên minh với vô sản nhưng lại tự biến thành lớp tư bản đỏ chưa kịp sống đến cuối đời đã sớm chuẩn bị giãy chết.

Hãy thực hiện chủ nghĩa tư bản lương thiện trên cơ sở nền dân chủ đa nguyên, từ bỏ dứt khoát cái đuôi súc vật xã hôi chủ nghĩa với nền chuyên chính một đảng rừng rú.

Bộ Chính trị 16 người hãy suy nghĩ cho kỹ về vấn đề quyền con người, khi chỉ đạo phiên họp Quốc hội hiện tại, dắt dẫn việc sửa đổi Hiến pháp, khi bàn về những vấn đề gay gắt của nền kinh tế tài chính, về việc cơ cấu lại nền kinh tế, ngành ngân hàng, khi lãnh đạo việc bỏ phiếu tín nhiệm 49 nhân vật then chốt, và nhất là khi thưc hiện cuộc dân vận mới với phương châm «trọng dân, gần dân, hiểu dân và tin dân».









Phật Đản, đâu rồi Pháp ca?







Mùa Phật Đản năm nay khác đặc biệt so với mọi năm, trong đó, vấn đề thời tiết bất thường và cách thức tổ chức khánh lễ ở các chùa trực thuộc giáo hội nhà nước cũng khá mới lạ.

Hát Quốc ca thay cho Pháp ca


Bắt đầu từ ngày Mồng Mười tháng Tư, tức ngày 19 tháng 5 dương lịch, các chùa ở Huế đã bắt đầu dựng sân khấu, treo cờ, kết lồng đèn. Riêng lồng đèn Huế và lồng đèn Hội An được treo kết hợp trên cầu Tràng Tiền với số lượng tương đương số năm Phật lịch. Trên sông Hương, bảy đóa hoa sen tượng trưng cho bảy bước chân của Đức Phật được kết vào ngày mồng Tám âm lịch, đến ngày mồng Mười bị mưa đá nhấn chìm hết hai đóa.

Điểm đặc biệt về thời tiết, suốt gần một tháng trời nắng nóng khô hạn, đến khi chuẩn bị lễ thì ập xuống những trận mưa đá và mưa xối xả trong vòng vài chục phút rồi trở lại hanh khô, nóng nực rất khó chịu. Ngay trong đêm Mười Bốn, đêm chính của khánh lễ, khắp miền Trung đổ ập trận mưa từ 19h đến 19h45, ngay lúc đang khai mạc lễ ở khắp nơi, làm ảnh hưởng đến không khí khánh lễ, cho cảm giác hụt hẫng và khó chịu.

Nhưng điều đó chưa có gì đáng kể so với cách tổ chức khác lạ ở các chùa thuộc giáo hội nhà nước. Thay vì mọi năm, vị trụ trì của các chùa đứng lên đọc diễn văn khai mạc sau lời giới thiệu của người dẫn chương trình, và âm nhạc cho chương trình sẽ là âm nhạc ca ngợi công đức của Đức Thích Ca, năm nay, chương trình dạo đầu từ 4h chiều bằng những bản nhạc “đỏ” như: Chiếc gậy tầm vông, O du kích, Tiến về Sài gòn, Hồ Chí Minh, Việt Nam đẹp nhất tên người…

Và đến phần khai mạc khánh lễ, bài Quốc ca Việt Nam được xướng lên đầu tiên kết hợp với lễ kéo cờ đỏ sao vàng, sau đó là lời phát biểu của trụ trì, vị này đọc bài kêu gọi đại đoàn kết dân tộc, thuyết giảng về giá trị con người thời đại mới với lòng vị tha, không nên đi ra ngoài mục tiêu của Đảng, nhà nước. Và, đây là điểm nhấn: Trừ một số chùa, còn lại, gần như 100% các chùa, không riêng gì ở Huế mà theo chúng tôi khảo sát được sáng nay là trên cả nước đều có yêu cầu Phật Tử dành riêng một phút mặc niệm để tưởng nhớ công ơn của các liệt sĩ, đương nhiên là những liệt sĩ theo định nghĩa của nhà nước Việt Nam hiện tại.

Sau buổi lễ, chúng tôi liên lạc với một vị Phật Tử, yêu cầu giấu tên, vị này chia sẻ rằng tinh thần tốt đời đẹp đạo thì rất hay, nhưng ông thấy chuyện kéo cở đỏ sao vàng lên nằm ngang với cờ Phật Giáo là đủ lắm rồi, cần gì phải hát quốc ca, nghe ra nặng chính trị quá, vì những chuyện đó nên dành cho các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học hoặc các công ty chẳng hạn, nhưng chùa thì không nên thế vì chùa có cảnh giới và tâm thức riêng của chùa, tinh thần vô cầu, vô úy và hỷ xả là Pháp ca của chùa, ở chùa nên hát Pháp ca chứ không nên hát quốc ca. Hơn nữa, nhiều em Phật tử còn rất nhỏ, nếu để những ca từ như “đường vinh quang xây xác quân thù” hát to trước chùa, cách hiểu về tôn giáo và lòng bi mẫn của các em sẽ ít nhiều lệch lạc.

Một vị nữ Phật Tử khác chia sẻ thêm rằng bà thấy lạ và hơi khó hiểu vì trong đạo pháp, tâm thức vô phân biệt, vô sai biệt rất lớn, không phân biệt đâu là thù, đâu là bạn cả, chỉ có từ tâm đứng trên hết, chính vì thế, nếu đã cầu siêu thì sẽ cầu siêu cho liệt sĩ Việt Nam, không cần phân biệt bên nào. Như vậy sẽ tốt hơn. Hơn nữa, đây không phải là cầu siêu mà là mặc niệm, nghe ra có vẻ chấp thủ quá, vì mặc niệm tức là còn giữ niệm, mà còn giữ niệm thì chưa đạt đến tinh thần nguyên ủy của Phật Giáo. Vị nữ Phật tử này nói thêm rằng nếu như được góp ý, bà sẽ góp ý với Giáo hội không nên để những lễ nghi nhà nước lấn quá sâu vào lễ nghi tôn giáo, làm như vậy, không chừng lại phản tác dụng và dẫn đến hiểu nhầm. Bà cười chua chát nói thêm rằng riêng chữ hiểu nhầm có khi cũng cần xét lại, mà xét như thế nào thì khó nói lắm!

Diễn văn khai mạc quá lạ




Một Phật Tử khác ở Thừa Lưu, cũng phàn nàn với chúng tôi rằng cách thức tổ chức và diễn văn khai mạc khánh lễ năm nay lạ quá, thay vì nói về công đức của Đức Thích Ca, vị trụ trì lại nói về Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp Việt Nam và kêu gọi đại đoàn kết dân tộc. Mà một khi các sư còn kêu gọi, điều đó cũng cho thấy các Phật Tử chưa bao giờ đi đúng tinh thần Phật Pháp, vì tinh thần Vô Ưu, Vô Phân Biệt và Hỷ Xả của Phật Giáo dạy người Phật Tử phải tu tập, không để lòng thù hận chiếm cứ tâm hồn, phải để lòng yêu thương trải ra trước vạn vật, một khi thực hiện đúng lời dạy của Đức Tổ, không cần lời kêu gọi đại đoàn kết nữa, vì lời kêu gọi này hàm chứa yếu tố phân ly và viễn kiến thù – bạn.

Một em bé Phật Tử chùa Từ Đàm, Huế, tâm sự rằng em không có ý kiến gì về chuyện tổ chức, em chỉ thấy Đức Phật luôn là thần tượng lớn nhất của em, nơi em cần noi gương nhiều thật là nhiều, và hát quốc ca cũng thú vị vì em thấy chùa cũng làm giống như ở trường của em mỗi sáng thứ Hai, chào cờ gợi nhắc công ơn của Đàng, của Bác Hồ đã đấu tranh xây dựng nước Việt Nam giàu đẹp, em thích đi chùa mỗi Chủ Nhật.

Mẹ của em bé Phật Tử này thì nói khác, bà thấy rất lo âu bởi các hoạt động tôn giáo hoặc hoạt động hướng đạo gần đây đã để các ca khúc ca ngợi Đảng và Bác Hồ lấn sân quá nhiều, theo bà, như vậy sẽ không có gì khác biệt giữa sinh hoạt tôn giáo và sinh hoạt Đoàn, sinh hoạt Đội. Bà mong mỏi tâm linh của con mình được phát triển một cách hoàn hảo và lành mạnh.

Một vị sư trụ trì ở Hương Trà, Huế, chia sẻ rằng năm nay, chùa ông trụ trì vẫn không có gì khác biệt, nhưng nói thì nói, vẫn phải treo cờ Đảng, vẫn phải chào cờ và hát quốc ca, vì đó là chỉ thị, đặc biệt là sẽ mời một vị đại diện nhà nước lên đánh trống khai mạc khánh lễ, có như vậy mới được.

Nhìn chung, phương cách sinh hoạt và tổ chức khánh lễ Phật Đản năm nay có nhiều mới lạ, khó tìm ra ranh giới giữa tôn giáo và chính trị.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tuongtrinhtuvn-un-05262013095938.html






Tiếng nói của đảng viên bỏ ĐCSVN


Nguyễn Chí Đức




























































Sức mạnh của bóng đá Đức đã được biểu dương ở Wembley và Bayern đã giành chiếc vòng nguyệt quế vinh quang sau cùng. Nhưng đó không đơn giản chỉ là một chiến thắng bình thường, mà còn đánh dấu một chu kỳ mới, định hình lại lối chơi của ĐT Đức, với phần hồn là đội bóng xứ Bayern.




















Vì thân Trung Quốc, Thái Lan mất vị trí trung tâm vào tay Miến Điện




Mai Vân RFI


Phải chăng vì thân Trung Quốc, Thái Lan sẽ để mất vai trò trung tâm khu vực vào tay Miến Điện ? Đây là khả năng đã được nhật báo Thái Lan The Nation nêu lên vào hôm nay, 27/05/2013, trong bối cảnh Miến Điện vừa nhận được hậu thuẫn to lớn của hai cường quốc thế giới là Hoa Kỳ và Nhật Bản.


Trong bài nhận định “Thái Lan đi về đâu vào lúc Miến Điện vươn lên”, nhà bình luận Kavi Chongkittavorn của The Nation đã không ngần ngại kêu gọi chính quyền Bangkok thức tỉnh trước nguy cơ vai trò của Thái Lan đang bị mờ đi.

Bài báo nêu bật hai dấu hiệu cho thấy là Thái Lan không còn được Nhật Bản và Hoa Kỳ trọng vọng như xưa. Trong trường hợp Nhật Bản, theo The Nation, trong buổi gặp đồng nhiệm Shinzo Abe tại Tokyo hôm Thứ năm 23/05 tuần trước, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã kêu gọi Nhật Bản đầu tư vào dự án khổng lồ Dawei tại Miến Điện mà Thái Lan có tham gia. Thế nhưng, cùng ngày, báo chí lại nhấn mạnh rằng nhân chuyến công du Miến Điện một hôm sau đó, Thủ tướng Nhật Bản sẽ loan báo kế hoạch tài trợ dài hạn trị giá gần 1 tỉ đô la cho Miến Điện, nhưng với một đề án khác trong tầm nhắm, chứ không phải là kế hoạch phát triển Dawei được đề xuất – ít ra là trong thời gian trước mắt.

Trong trường hợp Hoa Kỳ, tờ báo Thái Lan ghi nhận là trong chuyến công du nước Mỹ, Tổng thống Miến Điện Thein Sein đã được đồng nhiệm Obama tiếp đón ngay tại Nhà Trắng. Cuộc họp được nối tiếp ngay sau đó bằng việc ký kết một hiệp định khung về thương mại và đầu tư, một điều mà Thái Lan, đồng minh lâu đời nhất của Mỹ trong khu vực Đông Nam Á, đã không làm được. Mặt khác, cũng theo The Nation, Thủ tướng Thái Lan Yingluck cũng chưa hề được chính thức mời đến thăm Nhà Trắng, cho dù trong tuần qua, hai nước đã kỷ niệm 180 năm bang giao !

Trên bàn cờ khu vực Miến Điện đi lên còn Thái Lan đi xuống

Theo nhà bình luận Kavi Chongkittavorn, ở Thái Lan hiện nay đã xuất hiện mặc cảm ngày càng mạnh là đất nước đang đi xuống trong lúc Miến Điện lại vươn lên, với Tổng thống Thein Sein được biết đến ở Mỹ là "biểu tượng của cải cách", trong khi lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi là "biểu tượng của nền dân chủ".

Nhà báo Thái Lan ngậm ngùi : “Thái Lan từng là trung tâm của các sáng kiến đối ngoại từ Nhật Bản và Hoa Kỳ liên quan đến Đông Nam Á. Nhưng những ngày đó giờ đã không còn nữa. Bây giờ, đất nước của những nụ cười đã được thay thế bằng Miến Điện.”

Vì sao nên nỗi ? The Nation đã nêu bật một nguyên nhân : Thái Lan đã không thích ứng kịp với chính sách tái cân bằng lực lượng của Mỹ qua châu Á đã được tuyên bố vào tháng 11 năm 2011. Miến Điện đã chuyển đổi nhanh chóng khi cho thấy là họ muốn thoát khỏi thế phụ thuộc vào Trung Quốc để phát triển quan hệ đa dạng với các nước lớn khác như Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu, Ấn Độ và Nhật Bản. Miến Điện đã thành công, trong lúc Thái Lan thì không.

Mỹ lơ là Thái Lan vì Bangkok có biểu hiện quá thân Bắc Kinh

Theo The Nation, đã đến lúc Thái Lan đã phải thức tỉnh trước thực tế khắc nghiệt rằng Hoa Kỳ không thể chờ đợi lâu dài nữa. Với sự nổi lên của Trung Quốc và các hệ quả ngoại giao kèm theo, Washington không ủng hộ cách tiếp cận của Bangkok. Giới làm chính sách và các học giả tại Mỹ luôn luôn có ấn tượng mạnh mẽ rằng Thái Lan là một quốc gia ủng hộ Trung Quốc. Vì vậy, Hoa Kỳ rất khó mà thiết lập một liên minh thực thụ với Thái Lan trong môi trường an ninh mới, khác hẳn với các đồng minh còn lại của Mỹ trong khu vực - Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines.

Bộ Ngoại giao Thái Lan thường nhắc lại rằng Bangkok không theo bất kỳ bên nào, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc. Thế nhưng theo báo The Nation, trong thế giới ngoại giao hiện thực, hành động cụ thể hàng ngày có giá trị hơn lời nói, và trên điểm này Thái Lan đã cho thấy là mình nghiêng về phía Trung Quốc.

Bài bình luận trên The Nation kết luận : Trừ phi có những thay đổi đáng kể trong giới lãnh đạo cao cấp của Bộ Ngoại giao Thái Lan cũng như trong một số nguyên lý cơ bản, chính sách đối ngoại liên quan đến các đại cường sẽ tiếp tục bị suy yếu hơn nữa. Hệ quả là Thái Lan - dù có vị trí độc đáo trên lục địa Đông Nam Á - sẽ không thể là đầu tầu khu vực như mong muốn...

 

Bắc Triều Tiên không « khấu đầu » trước Trung Quốc ?

Nhìn về Châu Á, báo Le Monde trở lại sự kiện Bình Nhưỡng gởi đặc sứ đến Bắc Kinh vào cuối tuần vừa qua, mà trong hàng tít tờ báo đánh giá là để ‘trấn an người đồng minh’.

Tác giả bài báo, thông tín viên tại Trung Quốc, Brice Pedroletti, ghi nhận là nhìn từ Bắc Kinh, thì chuyến đi Trung Quốc kéo dài 3 ngày của Phó Nguyên soái Bắc Triều Tiên Choe Ryong Hae, với một chương trình gặp gỡ cấp cao là một thành công lớn.

Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh chưa bao giờ quan hệ hai nước thoái hóa như hiện nay sau các vụ Bình Nhưỡng thử nghiệm hạt nhân, tên lửa, bắt giữ tàu cá Trung Quốc... Tuy nhiên không ai ngờ là nhân vật thứ hai của quân đội Bác Triều Tiên lại được Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp vào ngày thứ Sáu, 24/05 vừa qua. Ông Choe đã trao cho Chủ tịch Trung Quốc một bức thư của Kim Jong Un.

Bài báo nhắc lại là nội dung thư không được tiết lộ, nhưng Tân Hoa Xã đã nêu bật « ước muốn thành thật của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên muốn tạo một môi trường hòa bình ở bên ngoài để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống dân chúng của mình ».

Bắc Triều Tiên cũng sẵn sàng làm việc với tất cả các bên có liên can qua đối thoại đa diện và đa phương, nhất là cuộc đối thoại 6 bên. Le Monde nhắc lại rằng khuôn khổ vòng đàm phán này là sáng kiến Trung Quốc, và đã đi vào bế tắc từ 2009, do việc Bình Nhưỡng ngưng tham dự.

Tác giả bài báo đánh giá là các cam kết của Bình Nhưỡng ứng xử tốt rất có lợi cho Trung Quốc, vì ông Tập Cận Bình sẽ không đến gặp Obama tay không trong cuộc họp thượng đỉnh ngày 7/06 tại Caliornia.

Le Monde trích các nhà quan sát cho là viễn ảnh trên và việc cuối tháng Sáu Chủ tịch Trung Quốc còn tiếp Tổng thống Hàn Quốc tại Bắc Kinh, truớc khi tiếp sau đó lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong Un, nếu ông không ‘giở trò’, chắc chắn đã đóng một vai trò trong việc Bình Nhưỡng cử ông Choe đến Bắc Kinh.

Tuy nhiên theo bài báo, Bắc Triều Tiên không phải là đã đến Bắc Kinh để khấu đầu : theo một nhà quan sát phương Tây ở Bình Nhưỡng, cuộc khủng hoảng do các vụ thử nghiệm tên lửa và hạt nhân, trong mắt họ, đã thành công trong việc nâng cao uy tín Bắc Triều Tiên, nhất là đối với Mỹ.

Hành động ‘nhận lỗi’ của Bắc Triều Tiên khi gởi đặc sứ đến Trung Quốc, theo Le Monde chỉ là một điều cố hữu : thách thức rồi đối thoại, như giải thích của một giáo sư Đại học Bắc Kinh.

 

Đức muốn gỡ mìn trong quan hệ Trung Quốc - Châu Âu

Liên quan đến Trung Quốc, báo kinh tế Les Echos, chú ý đến một chuyến thăm khác, chuyến đi Đức của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Điểm được tờ báo quan tâm trước tiên và nêu bật trong hàng tựa là Thủ tướng Merkel nhân dịp này ‘muốn tháo gỡ bom mìn trong quan hệ giữa Trung Quốc và Châu Âu’.

Phải nói chuyến đi Châu Âu của ông Lý Khắc Cường diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Bruxelles và Bắc Kinh, nhất là trên pin mặt trời. Châu Âu muốn đánh thuế chống phá giá từ 37% đến 69% trên loại pin nhập từ Trung Quốc, nhưng Thủ tướng Đức không mấy tán đồng, mà muốn vận động cho một giải pháp chinh trị tránh không để hai bên lao vào một cuộc chiến chống phá giá, không có lợi cho ai cả.

Les Echos còn thấy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên Berlin và Bắc Kinh, qua sự kiện, bà Merkel là lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu duy nhất trong chương trinh tiếp xúc của Thủ tướng Trung Quốc trong vòng công du của ông. Quan hệ tốt đẹp này cũng dễ hiểu : Trung Quốc là đối tác thương mại thứ ba của Đức sau Pháp và Hà Lan với kim ngạch trao đổi là 144 tỉ euro trong năm 2012.

Theo Les Echos, đối với ngành công nghiệp Đức chịu tác động của khủng hoảng trên xuất khẩu, thì Trung Quốc là ‘con gà đẻ trứng vàng’. Năm 2012, các tập đoàn xe hơi Đức - Volkswagen, Daimler hay BMW - đã bán được 2,8 triệu xe trên thị trường Trung Quốc, trong lúc trong lãnh vực máy móc xuất sang Trung Quốc mang về 17 tỉ euro. Trong bối cảnh này hơn bao giờ hết, Thủ tướng Đức phải rất quan tâm đến mối quan hệ với Trung Quốc.

Nhưng điều gây ngạc nhiên cho Châu Âu trong chuyến công du phương Tây của Thủ tướng Trung Quốc lại không phải là ở Đức mà là ở Thụy Sĩ, với việc ông Lý Khắc Cường đã ký một thỏa thuận vào tuần qua, qua đó hai bên sẽ đi đến việc ký kết một hiệp định tự do mậu dịch, mà theo Les Echos, có thể là vào mùa hè tới đây.

Theo tờ báo đây là một sự ‘đột phá’ chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc, và như ông Lý Khắc Cường nêu bật, đây là lần đầu tiên Trung Quốc ký một thỏa thuận như vậy với một nước kinh tế phát triển.

Tác giả bài báo trên tờ Les Echos cũng hóm hỉnh, xem viêc ký kết tại Thụy Sĩ như một sự ‘chế giễu’ Châu Âu, trong lúc mà Bruxelles và Bắc Kinh căng thẳng thương mại, chuẩn bị mở cuộc chiến chống phá giá.

Địa lý thương mại biến đổi : Châu Á –-Thái Bình Dương lên ngôi

Cũng trên bình diện thương mại, báo Les Echos trích dẫn bản nghiên cứu của tâp đoàn bảo hiểm- tín dụng Euler Hermes, cho thấy chỉ trong vòng 10 năm, địa lý thương mại quốc tế đã bị đảo lộn. Nghiên cứu trên cho thấy luồng trao đổi thương mại đã thay đổi nhiều.
Ngày nay trao đổi trong nội bộ một khu vực gia tăng mạnh, nhất là ở Đông Âu, Châu Phi. Trao đổi đang phát triển mạnh ở các khu vực đang trỗi dậy chứ không còn là thế mạnh các nước phát triển như trước.


Đứng đầu luồng trao đổi hiện nay là Châu Á -Thái Bình Dương. Cuối năm 2011, vùng này tập trung 32% trao đổi thế giới so với 25% vào năm 2000, trong khi đó thì xu hướng ngược lại ở Mỹ và Châu Âu. Trong vòng một thập niên lượng trao đổi thương mại ở Mỹ từ 26% xuống còn 20%, tại Châu Âu từ 43% xuống 40%.

Ở Châu Á, sau nhiều năm đơn thương độc mã, Trung Quốc - mà lượng nhập khẩu tăng trung bình hơn 10,5% hàng năm từ đây đến 2015 - ngày nay còn phải chú ý đến Việt Nam (+8,8%), Indonesia (+ 8,6%) hoặc Ấn Độ.



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-6/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link