NHẬT BẢN - TRUNG QUỐC - MIẾN ĐIỆN -
Bài đăng : Thứ sáu 31 Tháng Năm
2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 31 Tháng Năm 2013
Miến Điện dựa vào Nhật Bản để chống Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (P) gặp
lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi, tại Rangoon, 25/05/2013
REUTERS
Lê Vy RFI
Các báo Pháp hôm nay khá quan tâm đến thời sự tại châu
Á. Báo Le Monde có bài viết : « Miến Điện dựa vào Nhật Bản để chống lại ảnh hưởng
của Trung Quốc ». Sau chuyến công du ba ngày của thủ tướng Nhật Shinzo Abe,
Tokyo sẽ xóa nợ cho Miến Điện và cam kết tài trợ các dự án xây dựng cơ sở hạ
tầng.
Với tham vọng trở thành đối tác số một của Miến Điện, Nhật Bản khẳng định xóa 2,9 tỷ đô-la tiền nợ (2,24 tỷ euro) cho Miến Điện. Đồng thời, Nhật còn tài trợ nửa tỷ đô-la cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có dự án xây dựng khu công nghiệp và cảng Thilawa, cách Rangoon 25km về phía nam. Giàu tài nguyên, giá cả nhân công rẻ nhất khu vực, Miến Điện thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Từ sau ngày Miến Điện giành độc lập cho đến những năm 1980, Nhật Bản là nhà tài trợ hào phóng nhất của Miến Điện và là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận cuộc đảo chính tại Miến Điện. Mặc dù sau đó, Miến Điện bị cắt các khoản viện trợ khác, chỉ còn mỗi viện trợ nhân đạo, nhưng, Nhật Bản vẫn duy trì mối quan hệ thương mại với Miến Điện để tránh cho đất nước này rơi vào tay thao túng của Trung Quốc. Từ năm 2003, trái với Hoa Kỳ và châu Âu, Tokyo chưa bao giờ áp đặt trừng phạt lên Miến Điện. Tuy nhiên hiện nay, về mặt đầu tư, Nhật Bản đứng xa sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Thậm chí, sau khi giỡ bỏ trừng phạt vào năm 2013, số lượng các doanh nhân Nhật Bản đến Miến Điện làm ăn cũng chỉ đạt hơn 4000 người/tháng theo tổ chức ngoại thương Nhật. Nhật tăng cường sự hiện diện tại Miến Điện giúp đất nước này giảm thiểu phần nào ảnh hưởng của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế. Hiện nay, Trung Quốc đầu tư 14 tỷ đô-la vào Miến Điện và nhiều vấn đề đã bắt đầu nảy sinh : Thiếu minh bạch, vấn đề xã hội và tác hại đến môi trường. Bài báo lấy ví dụ việc khai thác đồng tại Miến Điện với sự hợp tác của Trung Quốc đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình phản đối hồi tháng 11 vừa rồi và sau đó, đã bị trấn áp. Bài báo kết luận, việc Nhật có tiếp tục nhận được ưu ái của Miến Điện hay không còn phụ thuộc vào lợi nhuận mà Nhật mang lại cho dân chúng địa phương. Nhận định của báo cánh tả Nhật Asahi như sau : Nhật không nên chỉ làm việc với các quan chức lãnh đạo, mà còn phải quan tâm đến người dân, trong một đất nước đang trong quá trình dân chủ hóa. Dân Bắc Triều Tiên vượt biên bị Lào và Trung Quốc trả về Vẫn trong dòng thời sự tại châu Á, báo Công giáo La Croix có bài viết cho biết 9 người « đào ngũ »Bắc Triều Tiên trong độ tuổi từ 15-23 đã chạy trốn khỏi đất nước để đến Lào. Hai hôm trước, họ đã bị cưỡng bức hồi hương và có nguy cơ phải vào trại cải tạo và lãnh án tử hình. Hiện nay, có 25 000 người tị nạn bắc Triều Tiên tại Hàn Quốc. Cũng giống như đồng hương của mình, từ nhiều tháng nay, 9 người này đã chạy trốn sang biên giới Trung Quốc bằng đường bộ. Sau đó, họ cố đến một nước thứ 3 như Mông Cổ, Việt Nam, Lào, Cambốt hay Thái Lan) để cuối cùng chạy sang Séoul. Lào được xem như một quốc gia quá cảnh khá chắc chắn cho những người «đào ngũ » Bắc Triều Tiên. Việc Trung Quốc gửi trả những người này về nước làm cho giới bảo vệ nhân quyền bức xúc. Theo ông Phil Robertson, phó-chủ tịch phục trách khu vực châu Á của tổ chức Human Rights Watch: « Lào và Trung Quốc đã thể hiện vẻ dửng dưng trước việc cho chính phủ Bắc Triều Tiên buộc 9 người này hồi hương mà không cho họ tị nạn ». Lào cho phép những người này quá cảnh, nhưng Trung Quốc lại xem đây là những người di cư kinh tế chứ không phải là tị nạn chính trị. Tùy thuộc vào lợi ích, vào từng thời điểm khác nhau mà Trung Quốc cho phép dân Bắc Triều Tiên cư trú trên lãnh thổ của mình (dự tính có ít nhất 200 000 cư dân bất hợp pháp). Thế nhưng, thỉnh thoảng, Trung Quốc cũng tung ra các chiến dịch cưỡng bức hồi hương nhằm đe dọa và giảm thiểu số lượng dân Bắc Triều Tiên ùa sang Trung Quốc. Những nhà bảo vệ nhân quyền tại Bắc Triều Tiên đã thể hiện sự phẫn nộ vào hôm qua và cho rằng Séoul đã không bảo vệ họ. Tại Hàn Quốc, bộ Ngoại giao đang chịu nhiều sức ép và bị chỉ trích gay gắt, bởi vì vào thời điểm Lào buộc 9 người này hồi hương, đại sứ Hàn Quốc tại Vientiane có biết chuyện. Một khi bị gởi trả về nước, 9 người này có nguy cơ nặng nhất là lãnh án tử hình nếu như chứng cứ có thể chứng minh là họ cố tìm đến lánh nạn tại Hàn Quốc. Trung Quốc : « khát khao » thâu tóm các công ty trên thế giới Báo Les Echos hôm nay thông báo Trung Quốc muốn mua lại công ty kinh doanh du lịch Club-Med của Pháp với bài viết : « Club-Med : Có nên lo sợ con rồng Trung Quốc ?». Báo Le Monde trong mục Kinh tế cũng có bài viết cho biết tập đoàn Song Hối (Shuanghui) của Trung Quốc mua lại công ty chế biến và kinh doanh thịt lợn lớn nhất của Mỹ Smithfield Food, đồng thời cũng là lớn nhất thế giới, với giá 7,1 tỷ đô-la. Ngay trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tập đoàn Song Hối của Trung Quốc có trụ sở ở Hồng Kông, đã thông báo vào ngày 29-5 cho biết đã ký hợp đồng mua lại Smithfield Foods với giá 4,7 tỷ USD. Song, nếu tính cả các khoản nợ hiện nay của Smithfield Foods thì tổng giá trị của hợp đồng chuyển nhượng lên tới 7,1 tỷ USD. Đây chính là vụ thâu tóm lớn nhất từ trước tới nay của Trung Quốc tại vùng Bắc Mỹ, sau vụ mua lại công ty dầu khí Nexen của Canada vào tháng 7/2012 với giá 15,1 tỷ USD. Nhập khẩu của thị trường Trung Quốc đối với mặt hàng thịt lợn của Mỹ trong thập kỷ qua đã tăng gấp 7 lần. Hiện nay, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ số một thịt lợn trên thế giới với 40 kg/người/năm. Việc công ty Song Hối mua lại công ty hàng đầu của Mỹ cũng không xóa đi tai tiếng của một loạt các vụ bê bối trong ngành thực phẩm tại Trung Quốc. Trong tuần này, 5 người đã bị buộc tội nặng vì đã tiêm một hóa chất độc hại sử dụng trong thú y vào thịt lợn. Vào năm 2011, cái tên Song Hối cũng đã bị nêu lên trong một vụ gian lận thực phẩm và Tổng giám đốc của công ty đã có lời xin lỗi trước công chúng. Tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc không ngừng gia tăng, kèm theo một nhu cầu cao về thịt lợn. Thứ Tư vừa rồi, tổng giám đốc của công ty Song Hối đánh giá việc mua lại công ty của Mỹ nhằm « đáp ứng nhu cầu thịt lợn cao cấp ngày càng cao của dân Trung Quốc ». Để kết thúc, bài báo nêu lên nguy cơ về an toàn thực phẩm có thể xảy ra cho người tiêu dùng Mỹ. Pháp-Đức : tình hữu nghị quay trở lại. Về thời sự châu Âu, các báo Pháp đều có bài nói về quan hệ Pháp – Đức, nhân chuyến công du Paris, ngày hôm qua của thủ tướng Angela Merkel. Đối với Le Monde, “cặp Pháp Đức quay trở lại làm việc ». Tờ báo nhận định, sau nhiều tháng “căng thẳng hữu nghị”, một sự tin tưởng lẫn nhau đã dần dần được tái lập giữa hai vị lãnh đạo. Trước, đó, ngày 22/05, vào lúc chủ tịch châu Âu chuẩn bị khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh, sự kiện hiếm thấy là tổng thống Pháp và thủ tướng Đức đã không dự và gặp riêng với nhau để thảo luận về một số chủ đề châu Âu. Một trong những điểm đáng chú trong chuyến sang Paris lần này của thủ tướng Đức, theo báo kinh tế Les Echos, là “bà Angela Merkel chấp thuận (quan điểm) về chính phủ kinh tế cho khu vực đồng euro”. Cách nay chưa đầy 8 ngày, nhiều thông tin nói đến những khó khăn trong quan hệ Pháp Đức, thì giờ đây, hai bên đã tìm được những đồng thuận mới trong việc quản lý khủng hoảng và về tương lai của khu vực đồng euro. Les Echos nhận định, nội dung chính của cái gọi là “đóng góp chung” mà Pháp và Đức đưa ra ngày hôm qua, tại Paris, chỉ là việc thủ tướng Angela Merkel ngả theo ý tưởng của Pháp về một chính phủ kinh tế cho khu vực đồng euro. Bà Merkel tuyên bố rằng để giúp tránh tình trạng thâm hụt ngân sách hiện này thì việc chỉ dựa vào Hiệp ước ổn định là không đủ. Theo lãnh đạo Đức, cần phải có sự phối hợp nhiều hơn nữa giữa các chính sách kinh tế bên trong khu vực đồng euro. Nói tóm lại, theo Les Echos, Pháp Đức đồng thuận về phương hướng kinh tế chung cho khu vực đồng euro và cần phải theo ý tưởng xây dựng một chính phủ kinh tế, thì cần phải có một chủ tịch chuyên trách để chủ trì các cuộc họp thường xuyên hơn của các bộ trưởng thành viên eurozone. Trong khi đó, Le Figaro thì mỉa mai là « Hollande và Merkel làm giả bộ đồng thuận hữu hảo ». Lần đầu tiên, tổng thống Pháp và thủ tướng Đức ra được một thông cáo chung, trước cuộc họp sắp tới của Hội đồng châu Âu sẽ được tổ chức vào tháng Sáu. Qua đó, Paris và Berlin muốn thể hiện các đồng thuận chung cho dù vẫn tồn tại các điểm bất đồng giữa hai bên. Theo Le Figaro, tuyên bố chung Pháp Đức, gồm 8 trang, có nội dung “củng cố sự ổn định và tăng trưởng của châu Âu”. Mục đích của văn bản này là chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh châu Âu, được tổ chức trong các ngày 27 và 28 tháng Sáu, với trọng tâm là tạo việc làm cho giới trẻ. Tờ báo đánh giá rằng việc Pháp và Đức cùng nhau soạn thảo bản “đóng góp chung” không có gì là mới mẻ vì nó giống như dưới thời tổng thống Nicolas Sarkozy. Vào thời điểm đó, Paris và Berlin thường xuyên tham khảo nhau trước khi có các Thượng đỉnh châu Âu. Le Figaro nhắc lại là trong quá trình vận động tranh cử tổng thống, ông Hollande đã từng tuyên bố sẽ đoạn tuyệt với phương cách phối hợp này. Đối với Le Figaro, sau những căng thẳng trong quan hệ song phương, cuộc gặp ngày hôm qua tại Paris giữa ông Hollande và bà Merkel có mục đích làm dịu tình hình. Cho dù hai bên muốn thể hiện những đồng thuận, nhưng các bất đồng giữa Paris và Berlin về chủ đề chính vẫn tồn tại: Đó là làm thế nào để thúc đẩy tăng trưởng ? Đức muốn Pháp đẩy nhanh và mạnh các cải tổ. Còn Paris muốn Berlin thể hiện rõ hơn “tình đoàn kết châu Âu”. Xét trên góc độ này, bản tuyên bố chung giữa hai nước không mang lại điều gì mới. Đức không cam kết gia tăng hỗ trợ tài chính để khuyến khích các đối tác châu Âu thực hiện những cải cách được đánh giá là tốn kém và không được lòng dân. Nhượng bộ duy nhất của thủ tướng Merkel là bản tuyên bố chung đề cập đến những cơ chế liên đới, bao gồm những biện pháp khuyến khích tài chính, nhưng có giới hạn và có điều kiện để cùng hỗ trợ các nỗ lực của các nước thành viên. Máy tính bảng lên ngôi, máy tính bàn thất thế ? Chỉ gần 3 năm từ khi tập đoàn Apple của Mỹ cho ra đời chiếc Ipad đầu tiên vào năm 2010, người ta vẫn chưa thực sự biết được công dụng của nó. Thế nhưng, chiếc « đá tảng » điện tử này đã nhanh chóng xâm nhập vào các hộ gia đình và giờ đây đã có mặt trên thị trường chuyên nghiệp. Báo Le Monde trong mục Kinh tế-doanh nghiệp có bài viết mang tựa : « Máy tính bảng lên ngôi, máy tính bàn hết chiếm ưu thế ». Theo kết quả điều tra của cabinet IDC vừa đăng thì máy tính bảng đang chiếm ưu thế hơn máy tính để bàn. Ước tính là vào năm 2015 sẽ bán ra 332 triệu máy tính bảng trong khi đó chỉ có 322 triệu máy vi tính để bàn. Máy tính bảng có các đặc tính tiến bộ hơn máy để bàn như nhẹ hơn, nhanh hơn và bây giờ, người ta cũng sử dụng nó ngay cả trong công việc. Ngoài hãng quả táo, Samsung cũng là nhà sản xuất chiến lược mặt hàng này, bên cạnh đó còn có Amazon và Google. Trong khi đó, các trụ cột sản xuất PC như Microsoft, HP, Dell đang gặp khó khăn. Các công ty này cũng thử vận may thâm nhập thị trường máy tính bảng, nhưng cho tới lúc này vẫn không thành công. Lợi nhận của Intel đã giảm 25% vào quý đầu năm này. Bài báo đặt câu hỏi : liệu PC còn có tương lai chăng ? Một số đang tưởng tượng ra chiếc máy tính trong tương lai sẽ là dạng lai giữa máy để bàn và máy tính bảng. |
Vietnam
===
=====
lisa pham mới nhất [khai dân trí số>
https://www.youtube.com/results?search_query=lisa+pham+m%E1%BB%9Bi+nh%E1%BA%A5t+%5Bkhai+d%C3%A2n+tr%C3%AD+s%E1%BB%91
===
====================
Biểu tình 5/3/2017
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017
Saturday, June 1, 2013
Miến Điện dựa vào Nhật Bản để chống Trung Quốc
Labels:
Miến Điện
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Featured Post
Popular Posts
-
Duoi day la 33 truyen ngan cua Tieu Tu ma mot so truyen qui vi da doc qua that tham thia.Xin chia se voi qui vi.Thiet nghi nhung vi nao chu...
-
Vaclav Havel - Chờ Tự Do Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Lời người dịch: Tên vở kịch nổi tiếng nhất của nhà viết ...
-
Phát biểu của Tổng thống Obama tại Đại học YANGON Ngườ...
-
http://vietmessenger.com/books/?author=list Kho tàng sách Việt ngữ - đọc mệt nghỉ! cả đời chưa hết! Các truyện hay VN, Trung Hoa,Enghish etc...
-
THỨ SÁU, NGÀY 01 THÁNG SÁU NĂM 2012 12 tập đoàn nhà Nước nợ hơn 218 nghìn tỷ đồng-Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam nợ nần chồng chất v...
Popular Posts
-
Duoi day la 33 truyen ngan cua Tieu Tu ma mot so truyen qui vi da doc qua that tham thia.Xin chia se voi qui vi.Thiet nghi nhung vi nao chu...
-
Phát biểu của Tổng thống Obama tại Đại học YANGON Ngườ...
-
Vaclav Havel - Chờ Tự Do Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Lời người dịch: Tên vở kịch nổi tiếng nhất của nhà viết ...
-
Cuộc tiếp xúc ngắn với một du sinh Việt nam Tối thứ tư nào tôi cũng có giờ đi học nhảy đầm trong Uni Sportschule, ...
-
CHIỆT ĐƯỜNG THU, KẸP NGẢ CHI ĂN CẮP Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 29.11.2012 W...
-
Xin mời Quý Vị, Quý NT và CH.... Xem phim đặc biệt của Pháp... Việt Nam 30 ngày trước và sau khi Saigon lọt vào tay cộng sản Bắc Việt...
LISA PHẠM - Khai Dân Trí Số https://www.youtube.com/results?search_query=LISA+PH%E1%BA%A0M+-+Khai+D%C3%A2n+Tr%C3%AD+S%E1%BB%91+
Popular Posts
-
Danh Mục Audio Truyện Nghe Trực Tiếp (online) Không Donwload Chân Thành Cảm Ơn Chú8 Hà, Đông Hà, Trái Táo, Yên Như, Biển Và Em, Mai Vân ...
-
From: Mai G. Pham < Subject: Sự thật về ác tăng thích Thích Chân Quang Date: Tuesday, April 23, 2013, 3:17 AM Giới thiệu ph...
-
Cái chết của Cha ruột Nguyễn Tấn Dũng , Tướng Nguyễn Chí Thanh Hy vọng anh ba Dũng chăn Vịt ở Kiên Giang sẻ trả thù cho cha mình vì bị ...
-
Đỗ Mười kết luận phải khai trừ ông Giáp Vào cuối thâp kỷ 60, trước và sau khi ông Hồ chết, nội bộ ĐCSVN xảy ra “Vụ Án Xét L...
-
Vaclav Havel - Chờ Tự Do Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Lời người dịch: Tên vở kịch nổi tiếng nhất của nhà viết ...
-
Phát biểu của Tổng thống Obama tại Đại học YANGON Ngườ...
-
Duoi day la 33 truyen ngan cua Tieu Tu ma mot so truyen qui vi da doc qua that tham thia.Xin chia se voi qui vi.Thiet nghi nhung vi nao chu...
-
bon. VN chung' ta la` da^n dden nen khong lo bi. ai chui vao` computer phanh phui: - co' bao nhieu nha` - co' ...
-
[ Attachment(s) from Can Bui included below] Thưa quí vị trên DD, Đọc email của ô. Phách gửi cho ô. Ngô Kỳ, tôi thấy nhữn...
-
Subject: Fw: Nhung Tien Doan 2012 http://multiply.com/m/item/vulep:journal:955 http://multiply.com/m/item/vulep:journal:955 ...
My Link
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
https://www.facebook.com/reel/802490438523735 - https://www.facebook.com/reel/8024904385237357 months ago
-
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...2 years ago
-
-
-
Cách tự kiểm tra xem mình có nhiễm virus COVID-19 không (?) - NT2K4FL Nếu không muốn nhận Email này Xin cho biết để chấm rứt.Cám ơn * Please delete my address before sending this document out. * On ...4 years ago
-
Diễn hành Tết Canh Tý trên đại lộ Bolsa, Little Saigon - ---------- Forwarded message --------- From: *Le Hiep* Date: Mon, Jan 27, 2020 at 8:26 PM Subject: Fw: Diễn hành Tết Canh Tý trên đại lộ Bolsa, Little Sai...4 years ago
-
Thuc phẩm được cảnh báo là chất gây ung thư, ăn càng ít càng tốt - ( Cảm ơn bạn đã chuyển . Có vài ý kiến thô thiển : 1 - những thức ăn quá hạn ( out of date ) dù còn dùng được , cũng nên liệng bỏ . Đừng t...5 years ago
-
-
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment