Thursday, May 30, 2013

Vỡ nợ công sẽ kèm theo mất chủ quyền


 


Vỡ nợ công sẽ kèm theo mất chủ quyền


 

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-05-29

 

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


namnguyen05292013.mp3Phần âm thanh Tải
 xuống âm thanh

ngan-hang-nha-nuoc-305.jpg

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội

RFA photo

 

 

 

Chính phủ Việt Nam công bố mức nợ công ở trong ngưỡng an toàn và dự kiến đề nghị Quốc hội nâng mức trần nợ để phát hành thêm trái phiếu. Tuy vậy chính báo chí Việt Nam đưa tin nợ công bị che dấu và ở trong mức rất nguy hiểm.

Vượt xa mức an toàn


Nợ công thực tế chứ không phải con số đẹp như báo cáo của chính phủ đang là vấn đề được dư luận đặc biệt chú ý. Theo báo cáo của Bộ Tài chính gởi Quốc hội Việt Nam, nợ công năm 2011 là 54,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy vậy Nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế Quốc hội và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) vừa công bố cho thấy nợ công của Việt Nam lên đến 95% GDP, vượt xa mức an toàn là 60% GDP.

TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế (VEPR) Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội nhận xét về những số liệu khác biệt nhau gấp hai lần:

“Có hai cách tính, một là tính theo nợ thực của ngân sách trung ương thì là hơn 50%. Còn tính theo kiểu của quốc tế bao gồm cả những khoản chính phủ bảo lãnh hay là nợ vay của doanh nghiệp nhà nước cũng được tính. Bởi vì xét cho cùng cũng là thuộc về trách nhiệm của chính phủ trong tương lai, với cách này nợ công khoảng 100% GDP hay 95% như gần đây công bố, chính xác có thể hơn 100% một chút.”

Trước các thông tin mức trần nợ công 60% sẽ được Quốc hội xem xét để nâng lên cao hơn hầu giúp chính phủ vay thêm nợ, phát hành thêm trái phiếu, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành từ Hà Nội nhận định:

Xét cho cùng cũng là thuộc về trách nhiệm của chính phủ trong tương lai, với cách này nợ công khoảng 100% GDP hay 95% như gần đây công bố, chính xác có thể hơn 100% một chút.
-TS Nguyễn Đức Thành

“Chính phủ dựa trên con số mà chính phủ đưa ra xin Quốc hội nâng trần nợ công lên. Nhưng cái trần đó hiện ở đâu thì chính phủ cũng chưa thực sự rõ ràng và chính xác thì Quốc hội biết dựa vào cơ sở nào mà phê duyệt. Cho nên Quốc hội sẽ phải yêu cầu Chính phủ làm rõ con số mình đưa ra và phải chứng minh con số đó nó gần với sự thật chứ hiện nay rất ít người tin tưởng điều này.”

Cùng về vấn đề này,  TS Lê Đăng Doanh được VnExpress trích lời cảnh báo tình trạng dao hai lưỡi về vấn đề nâng trần nợ công. Theo lời ông, vay thêm nợ mà tạo ra công ăn việc làm thì là điều tốt. Ngược lại, vay nợ để các doanh nghiệp đầu tư không hiệu quả, đẩy chi phí lên cao, tăng tham nhũng thì sẽ là gánh nặng đè lên vai người dân.

Trong cuộc phỏng vấn nhanh của chúng tôi, TS Nguyễn Đức Thành nhận định:

“Nâng mức trần nợ công thì chắc sớm muộn gì cũng phải nâng thôi bởi vì hiện nay kinh tế hết sức khó khăn mà thâm hụt ngân sách vẫn chưa có khả năng để cân đối lại được. Tôi nghĩ chắc chắn trong tương lai phải nâng…Còn về chuyện tốt hay không tốt thì rõ ràng là nước mình đang phát triển, thu nhập còn thấp trên đầu người mà tỷ lệ nợ đã cao như vậy rồi. Thật hết sức bất lợi cho tương lai phát triển của Việt Nam.”

Cảnh báo hậu quả nguy hiểm


000_Hkg3844410-250.jpg

Trụ sở Vinashin tại Hà Nội hôm 19/7/2010. AFP photo

Tin ghi nhận đại biểu Quốc hội và chuyên gia cho rằng, nên thay đổi cách tính nợ công theo thông lệ Quốc tế để có con số xác thực hơn. Chuyên gia Bùi Kiến Thành nói rằng, một doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì phá sản, một đất nước mất khả năng thanh toán cũng không khác gì và có thể mất cả chủ quyền. Thí dụ tình trạng Hy Lạp mất khả năng thanh toán,  phải chấp nhận những điều kiện của một thể chế bên ngoài như Hội đồng Châu âu. Ông Bùi Kiến Thành cảnh báo những hậu quả nguy hiểm của tình trạng che dấu và thiếu công khai minh bạch về mức nợ của quốc gia.

“Rất nguy hiểm nếu Việt Nam đứng trước tình trạng mất khả năng thanh toán, Việt Nam sẽ ra sao đây… nếu không giải quyết được nợ công thì sẽ rất khó khăn trong kinh tế từ chỗ tạo công ăn việc làm cho đến phát triển doanh nghiệp….Rất nguy hiểm, cho nên vấn đề là phải nghiêm túc trong những con số đưa ra để thực sự đối mặt với những thực tế cần giải quyết.”

Nhiều nước có tỷ lệ nợ công rất cao như Nhật Bản hay Singapore nhưng vẫn chưa phải là một mối đe dọa lớn lao, trường hợp của Việt Nam có gì khác biệt. TS Nguyễn Đức Thành nhận định:

Rất nguy hiểm nếu Việt Nam đứng trước tình trạng mất khả năng thanh toán, Việt Nam sẽ ra sao đây… nếu không giải quyết được nợ công thì sẽ rất khó khăn trong kinh tế.
-Bùi Kiến Thành

“Có những nước có nợ công cao thí dụ Nhật hơn 200% GDP nhưng đồng thời đó cũng là nước xuất khẩu vốn rất lớn và thâm dụng vốn rất lớn cho nên sự cân đối khác nhau. Việt Nam không phải là nước xuất khẩu vốn cũng không phải là nước dồi dào vốn để chính phủ cho vay ở các nơi khác. Tình trạng Việt Nam mất cân đối rất lớn và cần cân nhắc chính sách để trả nợ công trong tương lai.”

Cùng về vấn đề vừa nêu  chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng đẩy mức nợ công lên quá cao không phải là lựa chọn tốt, nó vẫn chứa đựng những tiềm ẩn không tốt cho tương lai. Ông nói:

“Nhật nợ công lên hơn 200% tổng sản lượng quốc nội nhưng tổ chức của người ta là giải quyết làm sao cho lưu lượng tiền tệ lưu luợng tài chính không bị nghẹt, nếu giải quyết được ngay trước mắt thì có thể còn nâng lên được nhưng cũng rất là nguy hiểm. Thực ra nợ công bên Nhật theo kiểu đấy sẽ để lại thế hệ mai sau phải giải quyết còn trước mắt thì chỉ giải quyết vốn lưu động để mà nền kinh tế phát triển thôi.”

Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội mới phổ biến thì cứ 100 đồng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) làm ra có tới 95 đồng là đi vay. Trong khi đó Chính phủ vẫn cho rằng nợ công chưa tới mức 55% và muốn nâng trần nợ công lên để có thể vay thêm nợ. Theo các đại biểu Quốc hội và chuyên gia thì đã đến lúc ‘không thể mãi giấu giếm căn bệnh nợ công’ nữa, thà đối diện sự thực để có giải pháp kịp thời hơn là che dấu và cuối cùng gánh chịu hậu quả tồi tệ.

Tin, bài liên quan



__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-6/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link