Sunday, May 26, 2013

Ý NGHĨA SÂU SẮC TRONG THƯ GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN


 

 
Ý NGHĨA SÂU SẮC TRONG THƯ GÓP Ý
CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN
 
Tiến sĩ NGUYỄN QUANG HIỆP, Triết học
Oxnard, California, 25.05.2013
 
‘’Lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng cho việc tổ chức và điều hành xã hội Việt-Nam‘’.
Câu  nói này  là NÉT SON của bức thư góp ý.Câu nói này đã nói lên sự đòan kết, sự thông minh sâu săc của HĐ Giám Mục Việt-Nam.
 
 
THƯ  CỦA  HỘI  ĐỒNG  GIÁM  MỤC  VIỆTNAM
GỬI  ỦY  BAN  DỰ  THẢO  SỬA  ĐỔI  HIẾN-PHÁP  NĂM  1992
NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP  Ý  SỬA  ĐỔI  HIẾN-PHÁP.
 
     Trừ đọan mở đầu và đọan kết  luận rất ngắn gọn:- đọan  mở đầu nói đến lý do nhận định và góp ý trong việc sửa   đổi   hiến pháp; đọan  kết luận ước mong mọi người  tích  cực   góp phần  vào việc điều chỉnh hiến pháp - bức thư gồm ba đọạn chính:
     Đọan  1:  nói về quyền con người. ‘’Quyền   con   người   là những quyền gắn liền với phẩm giá, do đó là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm  và   bất  khả   nhượng‘’. ‘’Quyền  con người đã được chính thức nhìn nhận trong Tuyên  Ngôn   Quốc Tế vế quyền con người  (10.12.1948).‘’
     Đọan  2:  nói về quyền làm chủ của nhân dân. ‘’Quyền bính chính trị cần thiết để điều hành  xã   hội, nhưng   chủ   thể   của quyền bính chính trị phải là chính nhân dân xét như  một   tòan thể trong đất nước‘’.
     Đọan  3:  đề cập tới việc thi hành quyền  bính   chính   trị. ‘’ Quyền bính chính trị mà nhân dân  trao  cho  nhà   cầm   quyền được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và   tư   pháp. Để những quyền bính này được thi hành cách đúng đắn vàhiệu qủa, cần có sự đôc lập chính đáng của mỗi bên và  vì  công  ích của tòan xã hội‘’.
     Đọc qua thư của HĐ Giám Mục nêu trên,người ta thấy rằng những nhận định và góp ý của HĐ rất tích  cực  trong  việc  tạo lập một hiến pháp dân chủ pháp trị thông thường hiện nay.  
    Hiểu thư của HĐ Giám Mục theo cách hiểu như trên  dường như chưa đầy đủ, bởi vì người ta còn chưa đi vào được ý nghĩa sâu sắc của bức thư nhận  định  và  góp  ý  này. Vậy  đâu   là  ý nghĩa sâu sắc đó?
 
     Chúng tôi cho rằng ý nghĩa sâu sắc đó nằm trong  số (2) của đọan 1:  ‘’Lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm   nền   tảng  tư tưởng cho việc tổ chức và điều hành  xã  hội  Việt-Nam‘’.  Câu nói này có một sức mạnh vô địch vì nó hàm chứa trong đó một chân lý nền tảng của  triết học  và  thần học. Chân lý này  1)ĐÁNH BẠI VÀ TUYỆT DIỆT CHỦ NGHĨA  MÁC-LÊ-NIN VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆTNAM;  hệ  luận   của  chânlý này là: 2)lọai  bỏ mọi ý thức hệ  trong việc tổ chức và điều hành xã hội Việt-Nam;3)không chấp nhận bất cứ hình thức hòa hợp  hòa  giải   nào với chủ nghĩa Mác-Lê và cộng sản Viêt-Nam.
 
I-       TUYỆT DIỆT CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT-NAM KHÔNG KHOAN NHƯỢNG.
 
     Để hiểu chân lý nền tảng  này,  người  ta  không  thể  không trở về thời kỳ Giáo Hội Thiên-Chúa  đưa   ra  những  sắc   lệnh  kết án chủ nghĩa cộng sản vô thần Mác.
     Giáo Hội La-Mã, rất sớm, đã đưa ra những lời  kết  án   chủ nghĩa Mác-xít.Đức Giáo Hòang Lêon XIII (1878-1903) đã đưa ra những lời kết án đầu tiên và tổng quát đối với chủ  nghĩa  xã hội và chủ nghĩa cộng sản trong sắc lệnh ‘’Quod apostolici mu -neris‘’ (28  decembre 1878).  (Acta  Apostolicae  Sedis,  Lêon 13, vol. I, tr. 46).
     Đức Giáo Hòang Pie XI (1922-1939) công bố một  lọat  các sắc lệnh lên án chủ nghĩa Mác-xít; một trong những   sắc   lệnh quan trọng là sắc lệnh ‘’Divini Redemptoris‘’ ngày 19 tháng  3 năm 1937. (Traduction française publiée  aux   Editions   Spes,  Paris, 1937).
     Năm 1949, Đức Giáo Hòang Pie XII ban hành săc lệnh  của Tòa Thánh thi hành kỷ luật đối với những giáo dân  có   những  hành động nào đó liên hệ với chủ nghĩa cộng sản.
     Phần lớn các văn kiện của Giáo Hội và nhất là sắc lệnh ‘’Di –vini Redemptoris‘’ liên hệ đến chủ nghĩa cộng sản đang  bành  trướng hiện thời. Những sắc lệnh này đương nhiên  nhắm   vào chủ nghĩa cộng sản của Lê-nin.Nhưng săc lệnh ‘’Divini Redem –ptoris cũng nhắm vào chính lý thuyết của  Mác,  bởi   vì   chủ nghĩa cộng sản của Lê-nin chỉ là con đẻ của  chủ   nghĩa   Mác. Những quy luật của DUY VẬT SỬ QUAN do Mác để   lại   đã được cộng sản Nga duy trì và giải thích một cách   trung   thực. (Divini Redemptoris, tr. 17).
     Giáo Hội giải thích rằng lý thuyết của Mác  xác   nhận  CHỈ CÓ MỘT THỰC TẠI tồn tại, đó là VẬT CHẤT với những sức mạnh MÙ QUÁNG của nó: cây cỏ, động vật, và con người chỉ là kết quả của sự TIẾN HÓA của vật chất (Ibid., tr. 17).Những giải thích của Giáo Hội rất chính xác,bởi vì duy vật biện chứng của Mác cuối cùng thích hợp với  một  biện   chứng   về   thiên nhiên mà những nét chính đã được nêu rõ ở trên; mặt khác,duy vật biện chứng đích thực nhất không thể nào  thóat  tránh  khỏi duy nhiên và rồi không ngần ngại tuyên  bố  là   duy   vật  biện chứng này đồng nhất với nhân bản chủ nghĩa.
     Người ta cũng dễ dàng nhận ra ‘’Divini Redemptoris‘’ cũng đang đề cập đến quan niệm của chủ nghĩa Mác-xít  về  xã   hội. Sắc Lệnh cho rằng chủ nghĩa Mác-xít đang chủ trương  xã  hội không là gì khác hơn là một hình thức của VẬT  CHẤT  TIẾN HÓA theo những định luật của  nó;  và  xã   hội   đó   thiết  yếu hướng về tổng hợp cuối cùng, đó là một xã  hội  vô   giai   cấp, xuyên qua những cuộc đấu tranh không  ngừng   của   các   lực lượng khác nhau (Ibid., tr. 17-18.). Bản văn ‘’Divini Redempto –ris‘’ cũng nói về chủ trương của chủ nghĩa  Mác-xít  coi   XÃ HỘI như là một hiện tượng PHỤ THUỘC CỦA  VẬT  CHẤT; chủ trương này phù hợp với một ĐỊNH MỆNH  THUYẾT  VỀ LỊCH SỬ, tuân theo những định luật của thiên nhiên.
     Với Giáo Hội, đó là một vô thần chủ nghĩa: đã   không   còn chỗ đứng cho ‘’Ý tưởng về Thiên-Chúa‘’ (Idée de Dieu).(Ibid., tr. 19). Duy vật lịch sử đối nghịch với quan niệm của Giáo Hội về tinh thần: nó không chấp nhận sự khác biệt giữa vật chất  và tinh thần, giữa thân xác và linh hồn. (n’admet pas de  different-ce spécifique entre matière et l’esprit, entre le corps  et  l’âme).(Ibid., tr. 19). Giáo Hội cũng cho thấy chủ nghĩa  Mác-xít  chối bỏ sự khác biệt giữa vật chất và tinh thần, bởi vì  thực   sự  chủ nghĩa ấy đã không thấy được sự khác biệt nào  nơi   vận   động biện chứng của thiên nhiên. Cuối cùng thì chủ  nghĩa   Mác-xít đã không chấp nhận sự hiện hữu của linh hồn và chối bỏ  niềm hy vọng vào đời sống khác.
     Qua những phê phán và kết án  chủ  nghĩa  Mác-Lê-nin  của Giáo Hội La-Mã trong các Sắc Lệnh, nhất là  săc  lệnh ‘’Divini Redemptoris‘’, người ta thấy Giáo Hội muốn  dậy  cho   những người Mác-xít biết rằng: nơi con người chúng  ta  có  hai   thực thể khác biệt nhau: một thực thể là vật chất và   một   thực   thể khác là tinh thần.  Đây chính là chân lý nền tảng mà  chúng  tôi  muốn nói tới ở trên.
     Đúng thế, người ta không thể chối bỏ sự khác biệt  giữa  vật chất và tinh thần, giữa thân xác và  linh   hồn.  Chính   vì   Mác không chấp nhận thực thể tinh thấn, trái lại chỉ  đề  cao  vai  trò của thực thể  vật chất  nơi con người,  nên hệ  thống  triết   học của Mác sụp đổ.
     Những giáo huấn của Giáo Hội rất phù hợp   với   bản   chất của con người, nên đã được lý trí  con  người   chấp   nhận.  Sự phân biệt hai thực thể vật chất và tinh  thần  nơi  con  người  đã là nền tảng cho những suy tư của triết học của các triết gia.
     Lịch sử triết học Tây Phương đã là những minh  chứng  cho chân lý nền tảng này của Giáo Hội. Mới hơn cả với hiện tượng học của Husserl và Heidegger chẳng hạn, thì vấn đề  phân  biệt thực thể tinh thần và thực thể vật chất nơi con  người  càng  trở nên rõ rệt. Con người, nếu chỉ với thân xác của mình (thực  thể vật chất), không thể có tri thức về  thế giới, về sự vật;  cái  làm cho con người tri thức được vật thể, đó là cái  thuộc   thực   thể tinh thần:  đó là lý trí, đó là hữu thể của triết học  Tây  Phương. Ngày nay, cái làm cho con người tri thức sự vật chính là  Hữu-Thể như  Heidegger đã chứng tỏ.
     Vấn đề phân biệt thực thể vật chất và thực thể tinh thần  nơi  con người không phải chỉ ở Tây Phương, mà ngay  cả  ở  Đông Phương chúng ta cũng có sự phân biệt đó. Cái mà Tây Phương gọi là Hữu-Thể, thì Đông Phương chúng ta gọi là  ĐẠO.  Điều này chính Heidegger đã xác nhận khi ông so sánh Hữu-Thể với từ ngữ Tạo của Lão-Tử. Thực ra từ ngữ TAO  và  ĐẠO  chỉ  là một, bởi vì chúng nói lên cùng một ý  nghĩa   là  Hữu-Thể   của Tây Phương.Người Tầu dùng tiếng TAO, còn Việt-Nam chúng ta dùng tiếng ĐẠO để nói về Hữu-Thể.
     Với quan niệm của Tây Phương, con người tri thức  sự   vật là nhờ sự soi sáng của Hữu-Thể. Với Đông Phương  chúng   ta, con người biết sự vật là nhờ ánh sáng của ĐẠO.
     Dân tộc Việt-Nam gọi ĐẠO đó là thế giới sống của họ. Thế giới này là thế giới vô cùng rộng lớn  bao gồm Trời, Đất, Thần Thánh và Con Người. Dân tộc ta là dân tộc thông  minh  không thua kém bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Dân tộc  ta  đặc  biệt có tinh thần TỰ DO và TỰ CHỦ rất cao.
     Với thế giới sống tự do, cởi mở, với tinh thần tự do, tự  chủ, cộng với những trí tuệ thông minh của dân tộc, cha ông  chúng ta đã lập một quốc gia riêng biệt hơn 4000 năm.Cha ông chúng ta sống hài hòa với nhau, nuôi dậy con cháu bảo vệ tổ tiên, bảo vệ giang sơn để bảo đảm tự do và độc lập dân tộc.
     Với trí thông minh và tinh thần tự do truyền thống, dân tộc ta đã tạo ra một lịch sử vẻ vang cho dân tộc. Cha ông chúng ta cũng đã tạo được một nền văn học, nghệ thuật riêng biệt,  đồng thời có một ngôn ngữ riêng theo cách suy tư riêng của dân  tộc.
     Nhưng điểm độc đáo riêng của dân tộc là chúng  ta  có  một thế giới sống cởi mở, sẵn sang đón nhận những cái hay cái đẹp của người khác. Chúng ta biết đón  nhận  những  tư  tưởng  cao đẹp, phong phú của Khổng Mạnh, Lão; chúng ta cũng tiếp  thu  lòng từ bi hỉ xả của Đạo Phật.Khi Thiên Chúa Giáo được giảng dậy ở Việt Nam, tâm tình Đạo của người dân Việt  như  những mảnh đất phì nhiêu đón nhận những hạt giống  tin   mừng   của Thiên Chúa.
     Cho nên HĐ Giám Mục Việt-Nam đồng lòng tuyên bố  như sau: ‘’Lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng cho việc tổ chức và điều hành xã hội Việt-Nam‘’. Câu  nói này  là NÉT SON của bức thư góp ý.Câu nói này đã nói lên sự đòan kết, sự thông minh sâu săc của HĐ Giám Mục Việt-Nam.
     Câu nói này là một bạt tai vào mặt đảng cộng sản Việt-Nam hiện hành. Cái tát tai này giống như cái  tát  tai  của   cố   Giám Mục đáng kính Lê-Hữu-Từ thẳng thắn chống lại Hồ-Chí-Minh Đúng vậy, họ Hô là tên đồ tể bán nước, hại  dân, đã   du   nhập một ý thức hệ ác độc và rât sai lầm vào Việt-Nam. Thực ra ông đâu có đủ trình độ để hiểu triết học Mác.  Do đó làm gì  có  cái gọi là tư tưởng Hồ-Chi-Minh. Bọn cộng sản đàn em họ Hồ như  Trường-Chinh, Phạm-Văn-Đồng cũng chỉ lấy tài liệu sai lầm ở Nga đem về học: duy vật biện chứng của Mác đã  bị   hiểu   sai lạc từ Engels, rồi Lê-nin, Stalin. Ngay bọn cộng  sản Việt-Nam hiện thời cũng chẳng còn hiểu lý thuyết công sản là gì.
     Theo Mác, kinh tế là nền tảng, là hạ tầng kiến trúc, khi kinh tế thay đổi thì thượng tấng kiến trúc tất yếu phải thay đổi. Nay kinh tế cộng sản trở thành kinh tế tư bản, nhưng cộng sản  Việt Nam vẫn duy trì cơ chế thương tầng của cộng sản. Bất kỳ cộng sản lấy lý do gì để bào chữa,thì chúng cũng không gột rửa sạch được cái lý do ngu dốt không hiểu cộng sản.
     Đảng cộng sản Việt Nam đã gây ra chiến  tranh   huynh   đệ tương tàn, tiêu hao hàng triệu thanh niên ưu  tú  của  đất  nước. Độc ác nhất là cộng sản gây thù địch, thù hận trong   lòng   dân tộc. Chúng thà đi khúm núm với bọn Tầu   nhưng   lại   để  cho chính người Việt bị hải tặc hãm hiếp, giết chết ngòai biển khơi. Hàng triệu người vượt biên chết trên  rừng, ngòai  biển,  chúng im hơi lặng tiếng như không nhìn thấy.
     Cái giỏi cái hay của bọn cộng  sản  Việt-Nam   từ   Hồ-Chí-Minh đến nay là bán nước là đi vay nợ. Vay nợ càng nhiều  mà không trả được thì khó tránh một cuộc chiến mất nước vớiTầu.
     Nhìn thấy quốc gia bị điều hành bởi một ý thức hệ  sai   lầm là một việc vô cùng nguy hiểm.Kinh nghiệm về ý thức hệ cộng sản và nhìn thấy sự thất bại của các quốc gia bi thống trị bởi  ý thức hệ trong lịch sử nhân loại, HĐ Giám Mục  nhắc  nhở   dân tộc của mình là: hãy ‘’Lấy truyền thống văn hóa  dân  tộc   làm nền tảng tư tưởng cho việc tổ chức và điều  hành  xã  hội  Việt-Nam‘’. Điều nhắc nhở này rất đúng,  rất  khôn   ngoan,  bởi   vì đứng về mặt tư tưởng để nói, thì bất cứ ý thức hệ nào  hay  chủ nghĩa nào cũng đều bất tòan  hay   chỉ   nói  lên   MỘT   KHÍA CẠNH CỦA THỰC TẠI MÀ THÔI.
     Chính con đường ĐẠO học của dân tộc  mới   là   cao   siêu vượt trên mọi ý thức hệ. Tại sao? Con người, nhât là con người Việt-Nam luôn luôn yêu chuộng tự do,bởi vì đó là bản chất của con người. Với Heidegger thì tự do là  nền  tảng  của  siêu  việt tính nơi con người. Với siêu việt tính, con người mở   thông  lộ đi vào Hữu-Thể, nghĩa là đi vào ĐẠO, nghe tiếng gọi của Hữu –Thể, trả lời cho Hữu-Thể, cư ngụ trong vùng tự  do của  Hữu-Thể  và rồi canh giữ chân lý Hữu-Thể.  Như  vậy  tìm   về   bản chất của con người là tìm về chân lý Hữu-Thể. Đó cũng là  con đường ĐẠO HỌC của dân tộc. Nơi ĐẠO  đó   chúng   ta   thấy được chân lý, thấy được tự do, sự công chính, sự   yêu   thương nơi ta và nơi tha nhân, chúng ta cũng thấy được lòng  từ   bi  hỉ xả của con người, chúng ta hiểu được cái gì là nhân, lễ,  nghĩa, trí, tín, và cảm được sự huyền bí, an vui của ĐẠO.
     Nói tóm lại, đời sống đạo là đời sống tốt đẹp cho mỗi người và cho mọi người trong dân tộc Việt-Nam. Đời sống  ĐẠO  đó  cao siêu và vượt qua mọi ý thức hệ,  dù  ý  thức  hệ  được  hiểu theo nghĩa xấu hay nghĩa tốt. Ý thức hệ cộng sản   thực   sự  đã tan rã, dù cộng sản Việt-Nam cố bám víu  lấy  những   cơ   chế rỗng tuếch của chúng không còn nội dung.
 
II-     NẾU ĐỜI SỐNG  ĐẠO  LÀ  NỀN  TẢNG  CỦA  NỀN  VĂN    HÓA DÂN TỘC, THÌ NÓ CŨNG PHẢI LÀ NỀN TẢNG  CHO VIỆC TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH XÃ HỘI VIỆT-NAM.
 
     Từ khi cách mạng cộng sản của Lê-nin thành công tại Liên-Sô và ý thức hệ Mác-xít được áp dụng  tại  nước  này,  thì   các quốc gia theo thể chế dân chủ hay quân chủ cũng bị bó  buộc ở  vào thế phòng bị, bởi vì Lê-nin đã nhanh  chóng  bành   trướng chủ nghĩa Mác-xít qua các nước lân bang.  Cách cai   trị   quốc gia bằng một học thuyết rõ rệt có hệ thống xuyên qua các cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt đẫm máu quả là một chiêu thức  mới trong chính trị. Các nhà chính trị hay các đảng  phái  chính   trị trong các quốc gia bối rối không biết làm sao  đối  phó   những họat động chính trị được lý thuyết triết học, kinh tế…,chính trị, khoa học hậu thuẫn.
     Trường hợp Việt Nam là một thí dụ điển hình.Sau khi Thực   dân Pháp chiếm trọn Việt-Nam 1884, đặt bộ máy  cai   trị   của Pháp trên tòan lãnh thổ, thì từ lúc đó, các lãnh tụ của các  đảng phái chỉ có chung một đối tượng là thực dân Pháp và có  chung một mục đích là giải phóng quê hương khỏi tay ngọai bang  cai trị. Nhưng cho tới năm 1927 thì tình hình chính  trị   các   đảng phái ở Việt-Nam bất đầu biến chuyển.
     Năm1927 Nguyễn-Ái-Quốc cầm đầu cuộc nổi dậy tại Nghệ An, nhưng thất bại. Sau đó ông ta thành lập  Đảng Lao   Động, cũng gọi là đảng cộng sản, lấy   chủ   thuyết   Mác-Lê-nin  làm nguyên tắc tổ chức xã hội. Đảng cộng sản bắt đầu  họat   động, sau khi đã được tổ chức thực chặt chẽ và sắt máu.
     Sau khi Pháp đầu hang Nhật tại Đông Dương, Nhật trao chủ quyền quốc gia lại cho Việt-Nam.Bảo Đại giao cho TrầnTrọng -Kim thành lập chính phủ đầu tiên của nước Việt-Nam độc  lập theo chính thể quân chủ lập hiến.
     Nhưng không bao lâu, Nhật đầu hang Đồng Minh  vô   điều kiện, Việt-Nam Cách Mệnh Đồng-Minh-Hội, gọi   tắt  là  Việt-Minh đảo chính: Hồ-Chí-Minh nắm quyền  hành. Trong  chính phủ Việt-Minh lúc đó có Nguyễn-Hải-Thần tham dự  với  chức phó chủ tich; Hùynh-Thúc-Kháng làm Bộ Trưởng Bộ Nội  Vụ; Nguyễn-Tường-Tam làm Bộ Trưởng Bộ Ngọai Giao.
     Nhưng không bao lâu Nguyễn-Hải-Thần sang Trung-Hoa vì thấy các lãnh tụ quốc gia chống  lại  Việt-Minh.  Hùynh-Thúc-Kháng tham dự chính phủ Việt-Minh được một năm  thì   chết. Nguyễn-Tường-Tam thì bỏ trốn sang Trung  Hoa   không   bao lâu.
     Vào những năm 1946-1949, có nhiều những  cuộc  ám   sát, thủ tiêu. Những người bị ám sát thủ tiêu hay mất tích là  những lãnh tụ của các đảng phái quốc gia. Nói như  vậy  người  ta  rất dễ hiểu thủ phạm là ai. Nhượng-Tống bị ám sát chính  trị   năm 1949.Trương-Tử-Anh bị mất tích ở Hà-Đông năm 1946. Phạm –Qùynh bị thủ tiêu tại Huế năm 1945. Tạ-Thu-Thâu bị giết  tại Quảng-Ngãi năm 1946.
     Trước tình hình chính trị còn lại độc đảng như vậy, các lãnh tụ của các đảng phái còn lại hay các lãnh tụ của các  đảng  phái mới thường xuyên bị ám ảnh bởi chiêu thức chính trị của  cộng sản. Người ta thường nghĩ rằng nếu muốn chống lại  cộng  sản, cần phải nghĩ ra được một chiêu thức chính trị mới có  thể  phá giải chiêu thức chính trị của cộng  sản. Muốn   có   chiêu   thức chính trị mới này, người ta cần đưa ra một lý   thuyết   kinh   tế chính trị mới, một học thuyết triết học mới.., nghĩa là phải nghĩ ra một ý thức hệ mới.
     Thời kỳ chia đôi đất nước sau 1954,  chính   phủ   của Tổng Thống Diệm cũng đã xử dụng học thuyết Nhân Vị để chống lại chủ nghĩa vô thần và vô nhân của cộng sản. Ngày nay, ngay cả các đảng phái người Việt chống cộng tại hải ngọai cũng còn ấp ủ trong lòng ý tưởng thiết lập một ý thức hệ chống cộng.
     Chúng ta chỉ cần theo con đường ĐẠO HỌC của dân tộc  là đầy đủ, mà không cần phải theo bất cứ ý thức hệ hay chủ nghĩa nào, vì tất cả mọi chủ nghĩa hay ý thức hệ đều bất  tòan, bởi  vì chúng chỉ là một cái nhìn thiếu sót về thế giới, về thực tại.
     Chúng ta biết rằng tự do xuất hữu ra đó hướng  về   chân  lý ĐẠO đó là bản chất của con người. Làm chính  trị  là  vì  BẢN CHẤT TỰ DO của con người chứ không phải vì ý thức hệ hay vì chủ nghĩa nào. Làm chính trị là làm sao tạo  môi  trường  tốt nhất cho tự do con người xuất lộ và nẩy nở. Tự do là lý  tưởng, siêu việt trên mọi ý thức hệ và mọi chủ  nghĩa.  Xin   hãy  bỏ  ý định nghĩ ra hay tìm kiếm cho ra một ý thức  hệ  hay   một  chủ nghĩa nào khác thay thế cho chủ nghĩa Mác-xít đã tan rã.
     Có lẽ giải pháp tốt đẹp nhất chính là đề  nghị của HĐ  Giám Mục Việt-Nam: ‘’LẤY TRUYỀN THỐNG  VĂN  HÓA DÂN TỘC LÀM NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CHO VIỆC TỔ  CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH XÃ HỘI VIỆT-NAM‘’.
     Một hệ luận khác được rút ra từ chân lý nền tảng  trên   đây của HĐ Giám Mục Việt-Nam là chúng ta không thể chấp nhận vấn đề hòa hợp hay hòa giải với chủ nghĩa cộng sản.
 
III-    KHÔNG   CÓ   HÒA   HỢP  HAY  HÒA  GIẢI 
VỚI  CHỦ NGHĨA  CỘNG SẢN.
 
     Chúng tôi đương nhiên có những lý do vững chắc để có  thể quả quyết rằng chúng ta không nên hòa hợp hay  hòa  giải   với cộng sản.
     Trước khi nói đến những lý do khiến không nên hòa giải và hòa hợp với cộng sản, chúng tôi chỉ muốn nhắc  nhở  một  điều mà binh thư thường nói: ‘’tri bỉ tri kỷ bách chiến bách  thắng‘’. Nếu muốn trăm trận trăm thắng thì phải biết  người   biết  mình trước đã.
     Nếu người ta điểm mặt một số những người  trong  một  vài đảng phái chống cộng hải ngọai và một số  những ông  tiến  sĩ, luật sư, bác sĩ, tự đứng ra giao du với Việt Cộng  để  hòa   hợp, hòa giải với chúng, thì chúng ta phải nghi ngờ ngay  là   những người này có thực sự am hiểu lý thuyết và tổ chức  xã  hội  của cộng sản hay không? Chúng tôi dùng từ ngữ am hiểu ở đây với ý nghĩa là sự hiểu biết ấy đã được thử thách qua đời sống  thực tiễn bao gồm lý thuyết và thực hành. Các ông  muốn  hòa   hợp hòa giải, nhưng các ông đã từng học triết học của Mác, kinh  tế chính trị, triết lý chính trị… của Mác chưa và   học   được   bao nhiêu năm? Ở quốc nội, người ta không hòa hợp  hòa  giải  với cộng sản, các ông ở hải ngọai, với tư cách gì mà dám  đứng  ra giao du hòa hợp với hòa giải với cộng sản.
     Những triết gia lớn như Hegel, Marx, Huserl…họ là  những thiên tài. Những người dậy triết học  Hegel,  Marx  hàng   mấy chục năm cũng chưa dám nói là mình hiểu  Hegel, Marx.  Như vậy có phải các ông là những thiên tài  không   cần   học   cũng   hiểu các thiên tài như Hegel, Marx.
     Xin các ngài chủ trương hòa hợp hòa giải  hãy  trở   về   với môn học chuyên môn của mình, đừng tự  đứng   ra   múa   may quay cuồng nhằm kiếm chút canh cặn cơm thừa của  cộng  sản. Các ngài tưởng có thể kiếm chút địa vị sau này. Xin   lỗi   cộng sản chúng chỉ coi các ngài như những con chó ghẻ   ngồi  dưới  chân bàn ăn của chúng. Xin đừng chơi với lửa. Trotski và Stal-ine  là hai đệ tử mà Lê-nin ưa thích. Trotski là  người  sáng  lập và chỉ huy 18 đạo Hồng Quân Liên-Sô cũng bị Staline   đưa  đi đầy bằng cách dẫn độ đẩy ra khỏi biên giới Liên-Sô,  chỉ  vì  bị  cái tội không hiểu biện chứng duy vật. Trotski sang trú ngụ  tại  Mexico, Staline cho người qua Mexico giết chết Trotski   bằng búa.
     Chúng tôi muốn đưa ra những lý do tại sao chúng ta  không thể hòa hợp và hòa giải với cộng sản Việt-Nam bao  lâu  chúng còn duy trì lý thuyết Mác-Lê-nin và bám chặt lấy các cơ chế tỏ chức xã hội của chúng. Những lý do này là những lý do  chúng tôi đã học được từ những sắc lệnh của Giáo Hội LaMã và cũng  học được từ Bức Thư góp ý của HĐ Giám Mục Việt-Nam.
     Chúng tôi tin tưởng vào  Giáo Hội  của  Chúa,  trong  đó  có HĐ Giám Mục Việt-Nam. Trong Giáo Hội của  Chúa  có   biết bao Thiên Tài luôn bảo vệ Giáo Hội. Chúa  Thánh   Linh   luôn họat động trong Giáo Hội, soi sang và hướng   dẫn   Giáo  Hội. Karl Marx chỉ là hạt cát đem so với các thiên tài của Giáo Hội.
Cộng Sản Việt-Nam chỉ giỏi liếm gót giầy Tầu  Cộng  và   giết hại đồng bào của mình.
     Chúng tôi chỉ nhắc lại đây những lý do chính tại sao  chúng  ta không hòa giải và hòa hợp với cộng sản.
     Theo Sắc Lệnh ‘’Divini Redemptoris‘’ 1937  do  Đức  Giáo Hòang Pie XI, thì sai lầm to lớn nhât  là  Duy Vật   thuyết   của Mác. Duy vật sử quan của Mác chỉ công nhận thực thể vật chất và chối bỏ thực thể tinh thần. Con người và xã hội  con   người chỉ là kết quả của sự tiến hóa của vật chất. Đây là vô  thần  chủ nghĩa,vì nó không có chỗ đứng cho‘’Ý tưởng về Thiên Chúa‘’. Nó không chấp nhận sự khác biệt giữa vật chất  và   tinh   thần, giữa thân xác và linh hồn. Như vậy, tự bản chất, cộng   sản chủ
nghĩa là phản tôn giáo.
     ‘’Divini Redemptoris‘’ cũng lên án chủ thuyết ‘’cách  mạng bạo tàn‘’ (révolution violente) là cái phát sinh  từ  ‘’khía   cạnh biện chứng của duy vật chủ nghĩa‘’ của những người cộng  sản (l’aspect dialectique du matérialisme); đồng thời những  người cộng sản đã biến việc đấu tranh giai câp thành một nguyên  tắc hành động (un principe d’action).
     Sắc lệnh cũng xác nhận rằng chủ nghĩa cộng  sản  ‘’đã  tước đọat mất quyền tự do nơi con   người,  nguyên   tắc   tinh   thần hướng dẫn luân lý‘’ (dépouille l’homme de sa liberté,  principe spirituelle de la conduite morale).
     Chủ nghĩa cộng sản không nhìn nhận nơi cá   nhân   bất   cứ quyền tự nhiên nào thuộc về con người, khi đem  cá  nhân   đặt trước tập thể; con người trong chủ nghĩa cộng sản ‘’chỉ  là một cơ quan của hệ thống‘’ (n’est plus qu’un rouage du system).
     Chủ nghĩa cộng sản không thừa nhận   ở  cá   nhân  ‘’bất kỳ quyền tư hữu nào‘’(aucun droit de propriété) về các tài nguyên thiên nhiên hay về các phương tiện sản xuất‘’.
      Cuối cùng Sắc lệnh lên án ‘’CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN‘’ (DICTATURE  DU PROLÉTARIAT): một  chế   độ   bạo   lực được biện giải bởi chỉ mục đích của mình, khiến  cho  QUYỀN LỰC CHÍNH  TRỊ  CỦA  CHẾ  ĐỘ   KHÔNG  THỂ   ĐƯỢC  THỪA NHẬN.
     Lá thư góp ý của HĐ Giám Mục Việt-Nam là một  bản  văn cực lực lên án chế độ bạo tàn vô luân lý đạo đức. Bản văn  triệt để chống chủ nghĩa vô thần cộng sản. Bản văn   cũng   triệt  để chống chủ nghĩa phi nhân cộng sản bởi vì nó tước  đọat  những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm và bất khả nhượng đã được nhìn nhận trongTuyên ngôn quốc tế về quyền con người.Chính vì duy vật, nên cộng sản coi con người chỉ là một thứ sinh  vật.
     Chủ nghĩa vô thần và phi nhân là một hình thức chối bỏ bản chất con người, bởi vì con người chỉ là con người  thực  sự  khi nó tự do vượt quá bản thân để tiếp thông với Đấng cao cả,đứng trong chân lý. Bản văn cũng đòi quyền làm chủ   đất   nước của nhân dân và quyền thi hành quyền bính chính trị.
     Tóm lại Sắc Lệnh ‘’Divini Redemptoris‘’ và  lá  thư  góp  ý của HĐ Giám Mục Việt-Nam cùng một chủ trương  hòan  tòan chối bỏ sự hiện hữu của chủ nghĩa Mác-Lê-nin   trong   xã  hội con người. Điều đó có nghĩa là chủ nghĩa  cộng   sản   Mác-Lê-nin phải bị giải thể. Lý thuyết và cơ chế tổ chức của đảng cộng sản này phải bị hủy bỏ, chứ không phải chỉ thay đổi   tên  đảng là đủ. Các nước như cộng sản Đông Âu chẳng hạn  nay  không  còn theo lý thuyết hay tổ chức cộng sản.
     Có thể có những vị không theo Thiên Chúa Giáo   cho  rằng chúng tôi chủ quan khi chúng tôi   dùng   những   bằng   chứng được rút ra từ  Giáo quyền La-Mã, bởi vì Giáo   Quyền  La-Mã Không bao gồm mọi người trên thế giới trong đó.
     Thực ra chúng tôi không chủ quan trong vấn đề  này   là   vì các bản Sắc Lênh ‘’Divini Redemptoris‘’ và thư ‘’Góp Ý‘’ của HĐ Giám Mục Việt-Nam không chỉ bảo vệ đức tin của các  tín hữu Ki-Tô Giáo mà còn bảo vệ bản chất  của   con   người   nói chung. Chẳng hạn thư ‘’Góp Ý‘’ của HĐ Giám Mục Việt-Nam đòi quyền con người là đòi hỏi cho mọi người  Việt-Nam   chứ không phải chỉ cho giáo dân công giáo Việt Nam.Thí dụ: tự do tôn giáo cho mọi người, tự do báo chí cho mọi người…
     Một trong những điểm ưu tư của những người  chống  cộng sản ở Việt Nam, nhất là các nhà chính trị và những lãnh tụ  của các đảng phái chính trị không cộng sản yêu nước, là sau khi đã hủy trừ đảng cộng sản người ta phải theo  đường  lối  lý  thuyết nào để xây dựng đất nước? Chúng tôi cho rằng  đề  nghị  gợi  ý của HĐ Giám Mục: ‘’Lấy truyền thống văn hóa   dân   tộc  làm nền tảng tư tưởng cho việc tổ chức và điều hành   xã  hội  Việt-Nam‘’ là tốt nhất.
     Chúng tôi cho rằng câu trả lời này là một câu trả lời  hợp  lý nhất, sâu sắc nhất, cao siêu nhất phù hợp với   bản   chất   sống ĐẠO của người Việt-Nam. Truyền thống ĐẠO HỌC  của  dân tộc Việt-Nam siêu việt trên các ý thức hệ hiện tại và có  thể  có sau này.
     Chúng ta đã đứng trong quan điểm của những người  chống cộng sản để nói về những người chủ trương hòa  hợp   và   hòa giải với cộng sản, nhưng chúng ta chưa đứng trong  quan  điểm của những người cộng sản để nhìn những kẻ muốn hòa  hợp và  hòa giải với chúng.
     Muốn hiểu cách đối xử của cộng sản đối  với  những  người muốn hợp tác với chúng, có lẽ cách hay nhất là xem lại ý niệm về vong thân và thâu hồi vong thân trong biện chứng pháp duy vật của chúng.
     Một cách tổng quát, Mác hiểu ý niệm vong thân (Ẻntfremd-ung) như sau: vong thân là trạng thái của một hữu-thể đã ngọai phóng sự hữu riêng tư của mình thành một hữu thể khác, và  bị ảo tưởng coi hữu thể đó như hòan tòan  khác  với  mình, tức  là vừa xa lạ, vừa đối địch với mình. Thí dụ: người thợ làm  ra sản phẩm (ngọai phóng mình vào sản phẩm), nhưng chủ lấy  nó  đi làm của riêng, người thợ bị vong thân vì  sản  phẩm  của  y  trở thành xa lạ và đối địch với y. Mác nói rằng cộng sản  phải  giải phóng con người khỏi vong thân.
     Nhưng chúng ta cần nhớ rằng, Mác khác với Hegel khi Mác quan niệm rằng vong thân là cái không thể  thu   hồi   được   và triệt để phá bỏ hay hủy diệt. Thí dụ: vong thân tôn  giáo không thể thu hồi mà phải hủy diệt; vì vậy mọi tôn giáo  đều   phải  bị hủy diệt.
     Thế rồi bằng con đường biện chứng duy vậtMác giải phóng con người khỏi các vong thân để tiến lên đạt được  chính  mình trong sự hòa hợp với nhiên giới và nhân giới. Con   người   đạt được chính mình là con người đạt thân hay con người cộngsản.
     Trong tiến trình biện chứng đi lên hòa hợp với nhiên giới và nhân giới, những gì đứng ngòai con người, cản trở việc  đi  lên tổng hợp của con người đều bị thanh tóan hay hủy diệt.
     Như vậy mấy người múa mỏ quay cuồng muốn hòa hợp  và hòa giải với cộng sản, có hai trường hợp  xẩy   ra   cho   những người này: một là các anh phải trở thành cộng  sản,  hai  là  các anh phải bị thanh tóan, vì các anh chỉ là kỳ đà cản mũi.
 
Tiến sĩ NGUYỄN QUANG HIỆP, Triết học
Oxnard, California, 25.05.2013
 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link