Saturday, June 1, 2013

Lòng dân hướng về biển Đông



Thứ Sáu, 31/05/2013 - 07:56


Lòng dân hướng về biển Đông

 

(Dân trí) - Biển Đông nóng lên với những hành động xâm lấn, hay nói đúng hơn là xâm lược từ phía Trung Quốc. Tại kỳ họp Quốc hội, các vị đại biểu dân cũng nêu những bức xúc liên quan đến hành động ngang ngược của Trung Quốc đối với biển đảo thuộc chủ quyền của ta.
>> Thủ tướng dự Đối thoại Shangri-La
>> Thêm bằng chứng khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa
>> Dùng "lưỡi bò tiện tay vẽ ra" để ngang ngược xâm lấn!

 

Báo cáo tổng hợp ý kiến các đại biểu Quốc hội nhận định, báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của Chính phủ chưa thể hiện rõ về vấn đề biển Đông, chưa đánh giá đầy đủ về công tác đối ngoại và quốc phòng, an ninh. Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ có báo cáo mới nhất về tình hình biển Đông để đại biểu nắm bắt, báo cáo cử tri.

 õ ràng, không thể không trả lời với cử tri những diễn biến trên biển Đông. Nếu như cử tri chất vấn đại biểu rằng, tại sao để cho tàu cá Trung Quốc húc vỡ tàu cá Việt Nam, tại sao để cho Trung Quốc bắt giữ tàu cá ngư dân Việt Nam, tại sao Trung Quốc ra lệnh cấm đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Vịêt Nam, tại sao chúng ta chỉ có những phát ngôn phản đối mà chưa thể hiện các biện pháp hiệu quả hơn để bảo vệ ngư dân, ngư trường và chủ quyền lãnh thổ?


Nhân dân có quyền đặt ra những câu hỏi đó và đại diện của dân phải có trách nhịêm trả lời. Lòng dân đang hướng ra biển Đông, lòng dân đang như lửa đốt vì thấy Trung Quốc gặm nhấm đất đai, biển cả của cha ông để lại.

 Trên mặt trận khác, các học giả Trung Quốc đăng đàn phát bỉểu quan điểm hiếu chiến, đòi dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển Đông, đi ngược lại với tinh thần chung của các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Trong lúc đó, học giả của Việt Nam lại đưa ra quan điểm hòa bình, hợp tác, hòa hiếu với các nước.

 gày 1.6.2013, Hội Chuyên gia Việt Nam tại Singapore (Việt Nam 2020) sẽ tổ chức về buổi nói chuyện về đề tài: “Cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông”, do Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã trình bày.

 
Bạn đọc Dân trí còn nhớ, tháng 6. 2012, trong chuyến làm việc tại Mỹ để dịch các công trình nghiên cứu chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa và biển Đông, tiến sĩ Nguyễn Nhã gửi một bức tâm thư cho các bạn trẻ Việt Nam, báo Dân trí đã trích đăng với tụa đề “Tâm thư của một người yêu nước”. Bức thư đã gây xúc động và khơi gợi lòng yêu nước của nhiều bạn trẻ Việt Nam . Trước chuyến đi Singapore , tiến sĩ Nguyễn Nhã cũng viết một bức thư, xin được trích đăng:


“Sự hung dữ hiện nay ở Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp lẽ phải, bất chấp sự thật lịch sử đang đe dọa trật tự, hòa bình ổn định thế giới. Có nhiều người, nhiều nước hiện nay chỉ quan tâm đến Biển Đông, đến tự do hàng hải, còn việc tranh chấp chủ quyền biển đảo là chuyện nội bộ các bên. Song có biết đâu chính sự tranh chấp chủ quyền biển đảo bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp sự thật lịch sử khiến dẫn đến sự rắc rối, hung dữ tại Biển Đông.



Theo tôi, sự thật lịch sử, lẽ phải cũng như luật pháp quốc tế hiện hành trong đó có Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc phải được quảng bá qua giáo dục cũng như qua các phương tiện truyền thông thế giới đến nhân dân các nước trên thế giới, nhất là tại các nước có tranh chấp để nhân dân đấu tranh buộc các nhà cầm quyền các nước không được dối trá, không được hung dữ, tôn trọng lẽ phải, sự thật lịch sử, luật pháp quốc tế. Có như thế mới mong trật tự, hòa bình ổn định thế giới, vận mệnh của người dân được bảo đảm và những nguy cơ hủy diệt nhân loại, thế giới mới mong được đẩy lùi”.


Tinh thần hòa hiếu trong ngọai giao đồng thời kiên quyết không chịu nhân nhượng trước bất kỳ lực lượng xâm lược nào, đó là sự khác biệt này tạo nên hình ảnh của Việt Nam , được thế giới ủng hộ và tôn trọng. Và đó cũng chính là lòng dân đối với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia không chỉ trên biển Đông.


Lê Chân Nhân



BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.


Cám ơn các bạn!





Xung đột Trung Quốc-Brazil sắp bùng phát?










Hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đang bóp chết ngành sản xuất của Brazil; sự tranh giành thị trường châu Phi là hai yếu tố chính đang có nguy cơ làm bùng phát căng thẳng giữa Trung Quốc và Brazil trong thời gian tới.






TT Brazil Rousseff trong một lần thăm Trung Quốc



Trung Quốc và Brazil là hai nước có tốc độ tăng trưởng bền vững, khu vực nhà nước năng động và chính phủ rất được lòng dân. Hai nước này sẽ có vị thế như nhau trên vũ đài quốc tế trong những thập kỷ tới.

 Cả hai đều rất ủng hộ một trật tự thế giới đa cực hơn và công bằng hơn. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ khái niệm của Brazil và Trung Quốc về trật tự mới này, người ta thấy rõ ràng có một sự khác biệt lớn về hầu hết các vấn đề, từ vấn đề tiền tệ, biến đổi khí hậu đến nhân quyền.

 Nhìn bề ngoài, hai nước có nhiều lý do để hợp tác và hỗ trợ kinh tế lẫn nhau. Brazil là nước xuất khẩu rất nhiều hàng hóa, còn Trung Quốc là nước tiêu thụ lớn. Hai nước không có chung biên giới, và họ đầu tư vào nền kinh tế của nhau.

Chính phủ cũng như các doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc, vốn rất cần thực phẩm để nuôi sống 1,3 tỷ dân của mình, đang "mua nhẵn" đất của Brazil và đầu tư vào các công ty của Brazil. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil. Theo hãng tin Bloomberg, "nhập khẩu và xuất khẩu giữa hai nước đã lên tới 75,5 tỷ USD hồi năm ngoái".

 Tuy nhiên, theo ông Ian Bremmer, Chủ tịch Tổ chức Âu-Á (cơ quan nghiên cứu và tư vấn rủi ro chính trị toàn cầu hàng đầu), thế giới đừng chỉ nhìn bề ngoài mà sớm lạc quan về mối quan hệ này. Ẩn sau nó là những áp lực đang ngày càng dữ dội, cho dù chẳng nước nào chịu công khai thừa nhận thực tế đó.

  Brazil tuy tránh trực tiếp chỉ trích Trung Quốc nhưng điều đó không có nghĩa là giữa hai nước không có căng thẳng. Ngược lại, cẳng thẳng Brazil-Trung Quốc đang ngày càng tăng. Trên thực tế, thái độ lưỡng lự của Brazil trong mối quan hệ với Trung Quốc chính là triệu chứng chứng tỏ mối quan hệ giữa hai nước đang ngày càng phức tạp.

 Nguyên nhân sâu xa và cốt lõi nhất khiến quan hệ Brazil-Trung Quốc căng thẳng chính là các nhà sản xuất của Brazil đang bị tổn hại nghiêm trọng bởi hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc. Chính hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đã khiến ngành công nghiệp của Brazil không thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, thậm chí là cả ở trong nước.

  Chính quyền của Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã phản ứng bằng cách áp thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng công nghiệp. Mặc dù không nêu đích danh Trung Quốc, song rõ ràng động thái này chủ yếu nhằm vào hàng nhập khẩu Trung Quốc.



Tổng thống Rousseff cũng thực thi nhiều quy định nhằm thỏa mãn yêu cầu của người dân Brazil, nhưng những quy định đó lại tác động mạnh mẽ đến Trung Quốc (chẳng hạn trong lĩnh vực sản xuất ôtô). Các công ty của Brazil và Trung Quốc đang ngày càng cạnh tranh để thu hút việc làm trong ngành chế tạo cần tay nghề bậc trunCăng thẳng Trung Quốc-Brazil không chỉ bộc lộ ở Brazil mà còn ở các khu vực sân sau của Trung Quốc.

Tại châu Phi, người ta nói nhiều đến các hoạt động đầu tư ngày càng ồ ạt của Trung Quốc ở khắp lục địa này, nhưng hầu như chẳng ai chú ý đến các mối quan hệ đang được mở rộng của Brazil, đặc biệt là tại những nước nói tiếng Bồ Đào Nha như Angola, Mozambic, Ghuine... Sự tăng trưởng cũng như việc thúc đẩy vai trò của Brazil đều phụ thuộc vào những mối quan hệ với các nước nói trên, trong đó Công ty Dầu khí Quốc gia Brazil (Petrobras) là một nhân tố chính trong ngành dầu lửa của Angola và dự án than đá Moatize tầm cỡ thế giới của Công ty Vale ở Mozambic.


Do Brazil cạnh tranh và thách thức vai trò của Trung Quốc (vốn được coi là nhà đầu tư chính ở châu Phi) nên giữa hai cường quốc này đã xuất hiện sự kình địch ngày càng lớn. Cũng bởi vì Trung Quốc có nguồn tài chính dồi dào hơn nhiều (so với Brazil) nên các công ty và nhiều quan chức chính phủ của Brazil coi "chính sách ngoại giao tiền mặt" của Trung Quốc (rót một lượng lớn tiền mặt) là mối đe dọa tiềm tàng đối với các hoạt động đầu tư của Brazil tại khu vực này.


Tổng thống Brazil Rousseff cũng đã thực hiện một sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại, tập trung vào những vấn đề kinh tế. Điều này càng làm trầm trọng thêm mối quan hệ giữa Brazil và Trung Quốc vì rõ ràng vấn đề kinh tế, chứ không phải là những quan ngại về an ninh, đang đẩy Brazil và Trung Quốc vào tình trạng bất hòa. Dưới thời cựu Tổng thống Brazil Lula Inacio da Silva, tên của cuộc chơi này là thúc đẩy sự hợp tác Nam-Nam. Tuy nhiên, đương kim Tổng thống Rousseff dường như dễ bị tác động hơn trước những yêu cầu của các nhà công nghiệp Brazil, những người vẫn luôn phàn nàn về hàng nhập khẩu giá rẻ của của Trung Quốc. Kết quả là lập trường của bà Rousseff đối với Trung Quốc trở nên nhiều sắc thái hơn và cứng rắn hơn



Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Brazil), cho dù có thành lập ngân hàng phát triển, cũng không phải là một "gia đình" hạnh phúc. Trong thế giới toàn cầu hóa G-Zero hiện nay, có quá nhiều sự cạnh tranh. Các lợi ích và ưu tiên hàng đầu của các nước quá khác nhau. Họ không nhất thiết phải có chung ý thức hệ, chính trị hoặc mục tiêu. Đối với Brazil, cái mác BRICS mang lại cho họ uy tín; đó là bàn đạp giúp họ có một vị trí nổi bật hơn trên toàn cầu. Brazil muốn trở thành một bên trong cuộc chơi; Ấn Độ muốn theo kịp các nước; Nga muốn trở thành đầu tàu; Trung Quốc muốn trở thành ông chủ. Trong bối cảnh đó, xung đột là điều không thể tránh khỏi.



(Theo AFP)

 
http://dantri.com.vn/blog/long-dan-huong-ve-bien-dong-736930.htm




Thứ tư, ngày 29 tháng năm năm 2013

 TOÀN DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH NGÀY CHỦ NHẬT 02.06.2013

LỜI KÊU GỌI XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC

 TOÀN DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH









PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN
VÀ XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

 NGÀY CHỦ NHẬT 02.06.2013
 Một mùa hè nóng bỏng đã đến. Nhà cầm quyền Trung Quốc lại quen thói, ra tuyên bố cấm đánh bắt cá ở Biển Đông – trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

 Tiếp theo tuyên bố ngang ngược đó, Trung Cộng điều hàng chục tàu cá có sự yểm trợ của tàu chiến để đánh bắt trộm trên Biển Đông.

 Trung Cộng đã ra tay đâm thẳng vào tàu cá của ngư dân Việt Nam, bắt giữ và áp giải tàu thuyền của ta đang đánh bắt trên ngư trường quen thuộc Hoàng Sa.

Hành động đó của nhà cầm quyền bành trướng Trung Cộng vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.

 Đồng bào hãy xuống đường, đem theo khẩu hiệu biểu ngữ hòa cùng dòng người hô vang khẩu hiệu Đả đảo Bành trướng Trung Quốc xâm lược, xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

 Thời gian: 08h30 ngày Chủ Nhật 02.06.2013







Địa điểm tập trung:







Tại Hà Nội: Khu vực HỒ GƯƠM



Tại TP Hồ Chí Minh: CÔNG VIÊN 30/4







TỔ QUỐC VIỆT NAM ANH HÙNG MUÔN NĂM!



ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TOÀN VẸN LÃNH THỔ MUÔN NĂM!







Xem link:
http://danoan2012.blogspot.com/2013/05/loi-keu-goi-xuong-uong-bieu-tinh-phan.html















Báo Trung Quốc "ghen ăn tức ở" vì mối thân tình Nhật-Ấn



- Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tới Nhật Bản có thể thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước, nhưng điều đó cũng khiến Trung Quốc giận dữ.







Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại Tokyo ngày 28/5.



Nhật-Ấn tăng cường hợp tác



Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh hiện đang có chuyến công du quan trọng kéo dài 4 ngày tới Nhật Bản nhằm thúc đẩy các quan hệ kinh tế và sự hợp tác khác giữa hai nước.



Chuyến công du của ông Singh diễn ra chỉ một tuần sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Ấn Độ.



Phát biểu khi đang có mặt tại Tokyo hôm 28/5, Thủ tướng Manmohan Singh cho hay Ấn Độ và Nhật chia sẻ lợi ích chiến lược mạnh mẽ trong việc mở rộng hợp tác về an ninh quốc phòng và thúc đẩy sự ổn định trong khu vực.



Ông Singh cũng nói thêm rằng việc đảm bảo các tuyến đường biển luôn thông thoáng và tự do có ý nghĩa sống còn đối với sự thịnh vượng của khu vực, do sự phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu từ Trung Đông.



"Quan hệ của Ấn Độ với Nhật Bản quan trọng không chỉ vì sự hợp tác kinh tế, mà còn vì chúng tôi xem Nhật Bản là đối tác tự nhiên và không thể thiếu trong cuộc tìm kiếm sự ổn định và hòa bình cho khu vực rộng lớn này", Thủ tướng Singh nhấn mạnh.



Thủ tướng Singh không đề cập trực tiếp tới Trung Quốc, nhưng ông nhấn mạnh tới "cam kết chung của Ấn Độ và Nhật Bản đối với các lý tưởng về dân chủ, hòa bình và tự do".



"Chúng ta chia sẻ mối quan tâm về an ninh hàng hải, đối mặt với các thách thức chung về an ninh năng lượng. Có các mối liên kết mạnh mẽ giữa 2 nền kinh tế của chúng ta, vốn cần một hệ thống thương mại quốc tế mở, dựa trên luật pháp để phát triển", ông nói.



Ấn Độ đã tìm cách phát triển quan hệ thân thiết hơn với Nhật Bản và các quốc gia châu Á khác, trong khi cùng lúc tăng cường các khả năng quân sự, một phần nhằm đối phó với thách thức từ Trung Quốc và người láng giềng Pakistan.



Ấn Độ và Nhật Bản từ lâu đã bày tỏ lo ngại về các mối đe dọa tiềm tàng đối với các nguồn cung năng lượng của họ vì các tuyến đường biển dễ bị hải tặc tấn công và bị phong tỏa.



Nhật báo kinh doanh Nihon Keizai Shimbun của Nhật Bản đưa tin rằng Tokyo và New Delhi sắp ký kết một thỏa thuận trong đó Nhật Bản sẽ bán các thủy phi cơ cho Ấn Độ.



Nhật Bản và Ấn Độ cũng đang bàn bạc về một thỏa thuận hợp tác năng lượng hạt nhân, trong bối cảnh Tokyo muốn thúc đẩy xuất khẩu công nghệ nguyên tử và các cơ hạ tầng khác để giúp thúc đẩy nền kinh tế.



Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn thúc đẩy việc bán các công nghệ hạt nhân của Nhật trong nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là tại các thị trường đang nổi ở châu Á và Trung Đông vốn có tiềm năng tăng trưởng mạnh hơn tại Nhật mà không gặp phải các căng thẳng chính trị như Tokyo đang gặp phải với Trung Quốc.

Hồi đầu tháng này, Nhật Bản và Ấn Độ đã ký kết các thỏa thuận về hợp tác kinh tế và đầu tư, trong đó có các kế hoạch nhiều tỷ đôla cho các hành lang kinh tế giữa New Delhi và Mumbai, giữa Chennai và Banglalore. Hai bên dự kiến cũng thảo luận việc tăng cường hợp tác quân sự.



Trung Quốc "ghen ăn, tức ở"



Trong khi Tokyo và New Delhi tăng cường quan hệ, Bắc Kinh dường như không hài lòng với điều này.



Tờ People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 28/5 đã đăng tải một bài viết nói rằng các chính trị gia Nhật là "những kẻ trộm vặt" trong bất kỳ vấn đề gì liên quan tới Trung Quốc và rằng họ chỉ thổi phồng quá đáng mối bất hòa giữa Bắc Kinh và New Delhi.



Bài viết, mang tựa đề "Các chính trị gia Nhật bối rối vì phép màu ngoại giao Trung-Ấn", nói rằng trước chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường tới Ấn Độ, truyền thông quốc tế đã thổi phồng cuộc tranh cãi biên giới Trung-Ấn được cho là đe dọa mối quan hệ ngoại giao giữa 2 nước. Ấn Độ và Trung Quốc đã khiến truyền thông thế giới ngạc nhiên khi giải quyết thỏa đáng vấn đề trong thời gian ngắn và đi tới "sự hợp tác và nhất trí chiến lược".



Bài báo kết luận rằng Trung Quốc tin tưởng Ấn Độ có đủ hiểu biết để giải quyết các vấn đề với Bắc Kinh "mà không bị ảnh hưởng bởi những kẻ khiêu khích trong và ngoài nước", rõ ràng là nhằm ám chỉ Nhật Bản.



Bài báo cũng nhắc tới việc Thủ tướng Shinzo Abe kêu gọi Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Mỹ thành lập "chuỗi hạt kim cương" mà Trung Quốc tin là nhằm cạnh tranh với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng của Bắc Kinh. Bài báo nói rằng những từ ngữ được sử dụng như "ngoại giao chiến lược", "các giá trị ngoại giao" dường như rất chiến lược nhưng thực tế lại cho thấy "các tư tưởng ngoại giao hẹp hòi" của chính phủ Nhật.



Trong khi đó, tờ Thời báo hoàn cầu của Trung Quốc lại nhấn mạnh tới các thông tin về việc Ấn Độ và Nhật Bản sắp ký kết một thỏa thuận mua bán thủy phi cơ US-2 trong chuyến thăm của Thủ tướng Singh.



Lu Yaodong, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Nhật Bản tại Viện khoa học xã hội Trung Quốc, cho rằng thỏa thuận đánh dấu liên minh thắt chặt giữa Nhật Bản và Ấn Độ về hợp tác quân sự và quốc phòng. Ông Lu còn nói thêm rằng Nhật đang cố gắng lợi dụng các xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc và để kiềm chế Trung Quốc với thỏa thuận vũ khí tiềm năng.







Nhật Bản ráo riết chuẩn bị cho chiến lược “Tiên phát chế nhân”?



Đảng cầm quyền Nhật Bản kiến nghị, sau khi duy trì chính sách phòng thủ hạn chế gần 70 năm qua, Nhật Bản nên phát triển năng lực “Tiên phát chế nhân” và khả năng tác chiến đổ bộ, đồng thời đẩy mạnh phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trên đất liền và trên biển.



Kiến nghị này được Đảng Dân chủ Tự do (LPD) cầm quyền soạn thảo, tuần trước họ đã công bố trong phạm vi hẹp trước khi ban bố rộng rãi trước công chúng, đồng thời kêu gọi xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm trên không và đầu tư phát triển các hệ thống an ninh mạng.



Theo tin cho biết, kiến nghị này được soạn thảo bởi một vài ủy viên chủ chốt của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, đứng đầu là ông Shigeru Ishiba - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và cựu quan chức cao cấp Chính phủ Nhật là ông Gen Nakatani nên nó có sức nặng đáng kể.




Tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH có thể mang theo tới 12 chiếc F-35B




Giám đốc chương trình “Các vấn đề quốc tế và bảo đảm an ninh” thuộc Viện nghiên cứu Chính sách Nhật Bản Narushige Michishita cho biết, kiến nghị này sẽ được đưa vào trong các dự án được ưu tiên đầu tư và mua sắm thuộc “Kế hoạch xây dựng khả năng phòng vệ trung hạn” được hoạch định trong vòng 5 năm tới.



Việc xây dựng kiến nghị này của LPD rất trùng hợp với dự định sửa đổi điều thứ 9 trong Hiến pháp của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Tuy vậy, kiến nghị này lại không đề xuất cụ thể các loại vũ khí cần mua và dự toán ngân sách như Bản kiến nghị năm 2009, điều này đã gây ra sự khó hiểu và nghi hoặc cho số đông người nắm được thông tin.



Ví dụ như Bản kiến nghị năm 2009 đã công khai thảo luận về vấn đề Nhật Bản mua sắm máy bay tiếp dầu trên không KC-46, đánh dấu bước chuyển của Nhật trong phát triển khả năng tấn công “Tiên phát chế nhân”. Họ còn kiến nghị mua sắm hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên tàu chiến Nhật và hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao, giai đoạn cuối (THAAD), hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất Patriot.




Máy bay tiếp dầu trên không KC-46




Kiến nghị này có tính khả thi rất cao, thể hiện mong muốn thay đổi về chất trong hình thái phòng ngự của Tokyo. Về mặt này, các nhà hoạch định chiến lược của Nhật Bản đang xem xét một số phương án cụ thể để tăng cường quân lực trong thời gian tới.



Nhưng vấn đề thú vị nhất và gây nhiều tranh cãi nhất là phát triển năng lực tấn công “Tiên phát chế nhân”. Để thực hiện được điều này thì Nhật Bản phải mua sắm vũ khí tấn công trực tiếp liên hợp (JDAMs), máy bay chiến đấu tàng hình F-35A Nhật sẽ mua của Mỹ, cũng phải được cung cấp năng lực tiếp dầu trên không để tăng cường khả năng tấn công tầm xa.




Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35B




Song song với nó, khả năng mua sắm máy bay chiến đấu cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B cũng sẽ được mang ra mổ xẻ. Hiện Nhật có đầy đủ phương tiện chuyên chở để làm bệ phóng cho loại máy bay này. Tàu sân bay trực thăng 22DDH chuyên chở trực thăng tấn công, nhưng được xây dựng theo mô hình các tàu đổ bộ tấn công Mỹ nên có khả năng mang theo tới 12 chiếc F-35B.



Kiến nghị lần này không thấy đề cập đến máy bay tiếp dầu KC-46. Đồng thời, các máy bay chiến đấu đa dụng F-2 của không quân Nhật, cũng sẽ tiếp tục sử dụng vũ khí tấn công trực tiếp liên hợp của hãng Mitsubishi.











ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC NGÀY 31/05/2013
Miến Điện dựa vào Nhật Bản để chống Trung Quốc

Lê Vy



Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (P) gặp lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi, tại Rangoon, 25/05/2013

REUTERS



Các báo Pháp hôm nay khá quan tâm đến thời sự tại châu Á. Báo Le Monde có bài viết : « Miến Điện dựa vào Nhật Bản để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ».



Sau chuyến công du ba ngày của thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Tokyo sẽ xóa nợ cho Miến Điện và cam kết tài trợ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.



Chuyến công du vừa qua minh chứng cho việc Nhật Bản muốn quay trở lại giúp đỡ Miến Điện đang trong thời kỳ khôi phục sau nhiều thập niên chìm đắm trong chế độ độc tài quân sự. Đây chính là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Miến Điện cần sự hỗ trợ của Nhật Bản để phát triển kinh tế và tiến hành cải cách. Ngược lại, Nhật Bản cũng cần đến Miến Điện để chống lại ảnh hưởng to lớn của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á.





Với tham vọng trở thành đối tác số một của Miến Điện, Nhật Bản khẳng định xóa 2,9 tỷ đô-la tiền nợ (2,24 tỷ euro) cho Miến Điện. Đồng thời, Nhật còn tài trợ nửa tỷ đô-la cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có dự án xây dựng khu công nghiệp và cảng Thilawa, cách Rangoon 25km về phía nam.

Giàu tài nguyên, giá cả nhân công rẻ nhất khu vực, Miến Điện thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.



Từ sau ngày Miến Điện giành độc lập cho đến những năm 1980, Nhật Bản là nhà tài trợ hào phóng nhất của Miến Điện và là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận cuộc đảo chính tại Miến Điện.



Mặc dù sau đó, Miến Điện bị cắt các khoản viện trợ khác, chỉ còn mỗi viện trợ nhân đạo, nhưng, Nhật Bản vẫn duy trì mối quan hệ thương mại với Miến Điện để tránh cho đất nước này rơi vào tay thao túng của Trung Quốc. Từ năm 2003, trái với Hoa Kỳ và châu Âu, Tokyo chưa bao giờ áp đặt trừng phạt lên Miến Điện.



Tuy nhiên hiện nay, về mặt đầu tư, Nhật Bản đứng xa sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Thậm chí, sau khi giỡ bỏ trừng phạt vào năm 2013, số lượng các doanh nhân Nhật Bản đến Miến Điện làm ăn cũng chỉ đạt hơn 4000 người/tháng theo tổ chức ngoại thương Nhật.



Nhật tăng cường sự hiện diện tại Miến Điện giúp đất nước này giảm thiểu phần nào ảnh hưởng của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế. Hiện nay, Trung Quốc đầu tư 14 tỷ đô-la vào Miến Điện và nhiều vấn đề đã bắt đầu nảy sinh : Thiếu minh bạch, vấn đề xã hội và tác hại đến môi trường. Bài báo lấy ví dụ việc khai thác đồng tại Miến Điện với sự hợp tác của Trung Quốc đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình phản đối hồi tháng 11 vừa rồi và sau đó, đã bị trấn áp.



Bài báo kết luận, việc Nhật có tiếp tục nhận được ưu ái của Miến Điện hay không còn phụ thuộc vào lợi nhuận mà Nhật mang lại cho dân chúng địa phương. Nhận định của báo cánh tả Nhật Asahi như sau : Nhật không nên chỉ làm việc với các quan chức lãnh đạo, mà còn phải quan tâm đến người dân, trong một đất nước đang trong quá trình dân chủ hóa.





Dân Bắc Triều Tiên vượt biên bị Lào và Trung Quốc trả về

Vẫn trong dòng thời sự tại châu Á, báo Công giáo La Croix có bài viết cho biết 9 người « đào ngũ »Bắc Triều Tiên trong độ tuổi từ 15-23 đã chạy trốn khỏi đất nước để đến Lào. Hai hôm trước, họ đã bị cưỡng bức hồi hương và có nguy cơ phải vào trại cải tạo và lãnh án tử hình.



Hiện nay, có 25 000 người tị nạn bắc Triều Tiên tại Hàn Quốc. Cũng giống như đồng hương của mình, từ nhiều tháng nay, 9 người này đã chạy trốn sang biên giới Trung Quốc bằng đường bộ. Sau đó, họ cố đến một nước thứ 3 như Mông Cổ, Việt Nam, Lào, Cambốt hay Thái Lan) để cuối cùng chạy sang Séoul.

Lào được xem như một quốc gia quá cảnh khá chắc chắn cho những người «đào ngũ » Bắc Triều Tiên.



Việc Trung Quốc gửi trả những người này về nước làm cho giới bảo vệ nhân quyền bức xúc. Theo ông Phil Robertson, phó-chủ tịch phục trách khu vực châu Á của tổ chức Human Rights Watch: « Lào và Trung Quốc đã thể hiện vẻ dửng dưng trước việc cho chính phủ Bắc Triều Tiên buộc 9 người này hồi hương mà không cho họ tị nạn ».



Lào cho phép những người này quá cảnh, nhưng Trung Quốc lại xem đây là những người di cư kinh tế chứ không phải là tị nạn chính trị. Tùy thuộc vào lợi ích, vào từng thời điểm khác nhau mà Trung Quốc cho phép dân Bắc Triều Tiên cư trú trên lãnh thổ của mình (dự tính có ít nhất 200 000 cư dân bất hợp pháp).



Thế nhưng, thỉnh thoảng, Trung Quốc cũng tung ra các chiến dịch cưỡng bức hồi hương nhằm đe dọa và giảm thiểu số lượng dân Bắc Triều Tiên ùa sang Trung Quốc.



Những nhà bảo vệ nhân quyền tại Bắc Triều Tiên đã thể hiện sự phẫn nộ vào hôm qua và cho rằng Séoul đã không bảo vệ họ. Tại Hàn Quốc, bộ Ngoại giao đang chịu nhiều sức ép và bị chỉ trích gay gắt, bởi vì vào thời điểm Lào buộc 9 người này hồi hương, đại sứ Hàn Quốc tại Vientiane có biết chuyện.

Một khi bị gởi trả về nước, 9 người này có nguy cơ nặng nhất là lãnh án tử hình nếu như chứng cứ có thể chứng minh là họ cố tìm đến lánh nạn tại Hàn Quốc.





Trung Quốc : « khát khao » thâu tóm các công ty trên thế giới



Báo Les Echos hôm nay thông báo Trung Quốc muốn mua lại công ty kinh doanh du lịch Club-Med của Pháp với bài viết : « Club-Med : Có nên lo sợ con rồng Trung Quốc ?».



Báo Le Monde trong mục Kinh tế cũng có bài viết cho biết tập đoàn Song Hối (Shuanghui) của Trung Quốc mua lại công ty chế biến và kinh doanh thịt lợn lớn nhất của Mỹ Smithfield Food, đồng thời cũng là lớn nhất thế giới, với giá 7,1 tỷ đô-la.



Ngay trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tập đoàn Song Hối của Trung Quốc có trụ sở ở Hồng Kông, đã thông báo vào ngày 29-5 cho biết đã ký hợp đồng mua lại Smithfield Foods với giá 4,7 tỷ USD.



Song, nếu tính cả các khoản nợ hiện nay của Smithfield Foods thì tổng giá trị của hợp đồng chuyển nhượng lên tới 7,1 tỷ USD. Đây chính là vụ thâu tóm lớn nhất từ trước tới nay của Trung Quốc tại vùng Bắc Mỹ, sau vụ mua lại công ty dầu khí Nexen của Canada vào tháng 7/2012 với giá 15,1 tỷ USD.



Nhập khẩu của thị trường Trung Quốc đối với mặt hàng thịt lợn của Mỹ trong thập kỷ qua đã tăng gấp 7 lần. Hiện nay, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ số một thịt lợn trên thế giới với 40 kg/người/năm. Việc công ty Song Hối mua lại công ty hàng đầu của Mỹ cũng không xóa đi tai tiếng của một loạt các vụ bê bối trong ngành thực phẩm tại Trung Quốc. Trong tuần này, 5 người đã bị buộc tội nặng vì đã tiêm một hóa chất độc hại sử dụng trong thú y vào thịt lợn.



Vào năm 2011, cái tên Song Hối cũng đã bị nêu lên trong một vụ gian lận thực phẩm và Tổng giám đốc của công ty đã có lời xin lỗi trước công chúng. Tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc không ngừng gia tăng, kèm theo một nhu cầu cao về thịt lợn.



Thứ Tư vừa rồi, tổng giám đốc của công ty Song Hối đánh giá việc mua lại công ty của Mỹ nhằm « đáp ứng nhu cầu thịt lợn cao cấp ngày càng cao của dân Trung Quốc ». Để kết thúc, bài báo nêu lên nguy cơ về an toàn thực phẩm có thể xảy ra cho người tiêu dùng Mỹ.



Pháp-Đức : tình hữu nghị quay trở lại.

Về thời sự châu Âu, các báo Pháp đều có bài nói về quan hệ Pháp – Đức, nhân chuyến công du Paris, ngày hôm qua của thủ tướng Angela Merkel.



Đối với Le Monde, “cặp Pháp Đức quay trở lại làm việc ». Tờ báo nhận định, sau nhiều tháng “căng thẳng hữu nghị”, một sự tin tưởng lẫn nhau đã dần dần được tái lập giữa hai vị lãnh đạo. Trước, đó, ngày 22/05, vào lúc chủ tịch châu Âu chuẩn bị khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh, sự kiện hiếm thấy là tổng thống Pháp và thủ tướng Đức đã không dự và gặp riêng với nhau để thảo luận về một số chủ đề châu Âu.



Một trong những điểm đáng chú trong chuyến sang Paris lần này của thủ tướng Đức, theo báo kinh tế Les Echos, là “bà Angela Merkel chấp thuận (quan điểm) về chính phủ kinh tế cho khu vực đồng euro”.



Cách nay chưa đầy 8 ngày, nhiều thông tin nói đến những khó khăn trong quan hệ Pháp Đức, thì giờ đây, hai bên đã tìm được những đồng thuận mới trong việc quản lý khủng hoảng và về tương lai của khu vực đồng euro.



Les Echos nhận định, nội dung chính của cái gọi là “đóng góp chung” mà Pháp và Đức đưa ra ngày hôm qua, tại Paris, chỉ là việc thủ tướng Angela Merkel ngả theo ý tưởng của Pháp về một chính phủ kinh tế cho khu vực đồng euro. Bà Merkel tuyên bố rằng để giúp tránh tình trạng thâm hụt ngân sách hiện này thì việc chỉ dựa vào Hiệp ước ổn định là không đủ. Theo lãnh đạo Đức, cần phải có sự phối hợp nhiều hơn nữa giữa các chính sách kinh tế bên trong khu vực đồng euro.



Nói tóm lại, theo Les Echos, Pháp Đức đồng thuận về phương hướng kinh tế chung cho khu vực đồng euro và cần phải theo ý tưởng xây dựng một chính phủ kinh tế, thì cần phải có một chủ tịch chuyên trách để chủ trì các cuộc họp thường xuyên hơn của các bộ trưởng thành viên eurozone.



Trong khi đó, Le Figaro thì mỉa mai là « Hollande và Merkel làm giả bộ đồng thuận hữu hảo ». Lần đầu tiên, tổng thống Pháp và thủ tướng Đức ra được một thông cáo chung, trước cuộc họp sắp tới của Hội đồng châu Âu sẽ được tổ chức vào tháng Sáu. Qua đó, Paris và Berlin muốn thể hiện các đồng thuận chung cho dù vẫn tồn tại các điểm bất đồng giữa hai bên.



Theo Le Figaro, tuyên bố chung Pháp Đức, gồm 8 trang, có nội dung “củng cố sự ổn định và tăng trưởng của châu Âu”. Mục đích của văn bản này là chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh châu Âu, được tổ chức trong các ngày 27 và 28 tháng Sáu, với trọng tâm là tạo việc làm cho giới trẻ.



Tờ báo đánh giá rằng việc Pháp và Đức cùng nhau soạn thảo bản “đóng góp chung” không có gì là mới mẻ vì nó giống như dưới thời tổng thống Nicolas Sarkozy. Vào thời điểm đó, Paris và Berlin thường xuyên tham khảo nhau trước khi có các Thượng đỉnh châu Âu.



Le Figaro nhắc lại là trong quá trình vận động tranh cử tổng thống, ông Hollande đã từng tuyên bố sẽ đoạn tuyệt với phương cách phối hợp này.



Đối với Le Figaro, sau những căng thẳng trong quan hệ song phương, cuộc gặp ngày hôm qua tại Paris giữa ông Hollande và bà Merkel có mục đích làm dịu tình hình.



Cho dù hai bên muốn thể hiện những đồng thuận, nhưng các bất đồng giữa Paris và Berlin về chủ đề chính vẫn tồn tại: Đó là làm thế nào để thúc đẩy tăng trưởng ?



Đức muốn Pháp đẩy nhanh và mạnh các cải tổ. Còn Paris muốn Berlin thể hiện rõ hơn “tình đoàn kết châu Âu”. Xét trên góc độ này, bản tuyên bố chung giữa hai nước không mang lại điều gì mới.



Đức không cam kết gia tăng hỗ trợ tài chính để khuyến khích các đối tác châu Âu thực hiện những cải cách được đánh giá là tốn kém và không được lòng dân.



Nhượng bộ duy nhất của thủ tướng Merkel là bản tuyên bố chung đề cập đến những cơ chế liên đới, bao gồm những biện pháp khuyến khích tài chính, nhưng có giới hạn và có điều kiện để cùng hỗ trợ các nỗ lực của các nước thành viên.



Máy tính bảng lên ngôi, máy tính bàn thất thế ?

Chỉ gần 3 năm từ khi tập đoàn Apple của Mỹ cho ra đời chiếc Ipad đầu tiên vào năm 2010, người ta vẫn chưa thực sự biết được công dụng của nó. Thế nhưng, chiếc « đá tảng » điện tử này đã nhanh chóng xâm nhập vào các hộ gia đình và giờ đây đã có mặt trên thị trường chuyên nghiệp. Báo Le Monde trong mục Kinh tế-doanh nghiệp có bài viết mang tựa : « Máy tính bảng lên ngôi, máy tính bàn hết chiếm ưu thế ».



Theo kết quả điều tra của cabinet IDC vừa đăng thì máy tính bảng đang chiếm ưu thế hơn máy tính để bàn. Ước tính là vào năm 2015 sẽ bán ra 332 triệu máy tính bảng trong khi đó chỉ có 322 triệu máy vi tính để bàn.



Máy tính bảng có các đặc tính tiến bộ hơn máy để bàn như nhẹ hơn, nhanh hơn và bây giờ, người ta cũng sử dụng nó ngay cả trong công việc.



Ngoài hãng quả táo, Samsung cũng là nhà sản xuất chiến lược mặt hàng này, bên cạnh đó còn có Amazon và Google. Trong khi đó, các trụ cột sản xuất PC như Microsoft, HP, Dell đang gặp khó khăn. Các công ty này cũng thử vận may thâm nhập thị trường máy tính bảng, nhưng cho tới lúc này vẫn không thành công.



Lợi nhận của Intel đã giảm 25% vào quý đầu năm này. Bài báo đặt câu hỏi : liệu PC còn có tương lai chăng ? Một số đang tưởng tượng ra chiếc máy tính trong tương lai sẽ là dạng lai giữa máy để bàn và máy tính bảng.


















No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-24/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link