Thursday, August 7, 2014

Máu và nước mắt đến từ lời bài "Tiến Quân Ca"

Máu và nước mắt đến từ lời bài "Tiến Quân Ca"

Vận Mệnh

4-8-2014
Khi cất lời ca ai cũng muốn cất lên lời yêu thương, lời ngọt ngào, tiếng gọi của tình người. Êm dịu như lời mẹ ru con ngủ ầu ơ, tươi đẹp như quê hương là chùm khế ngọt, nhân ái như bầu ơi thương lấy bí cùng,... những điều đó mới đại diện cho người Việt Nam hiền hòa, chất phát, hiếu nghĩa và mến khách.

Qua phát biểu của ông Vũ Đức Đam cho rằng "nếu chúng ta không giáo dục cho con cháu rưng rưng khi hát Quốc ca thì đất nước không thể giàu mạnh". Với người dân đủ trưởng thành khi tới đoạn "đường vinh quang xây xác quân thù" ai cũng phải nghẹn ngào khó cất lên thành lời.

 Bởi vì ai cũng hiểu chiến tranh là tội ác, là đau thương, là mất mát, là phải trả giá bằng máu và nước mắt. Xưa kia dù cho bất kỳ bên nào thắng cuộc nếu cảm thấy vinh quang khi dẫm đạp lên xác quân thù đều có thể bỏ qua vì trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc.

Bởi vì "xây xác quân thù" cũng chính là xây xác người Việt Nam ta, chính là người cùng dân tộc ruột thịt, là đồng bào cùng máu mủ nòi giống Âu Cơ - Lạc Long Quân. 

Nhưng hôm nay, thế hệ trẻ đa phần đã hiểu rõ về lịch sử của dân tộc, của đất nước, đâu còn ai muốn đổi lấy sự giàu mạnh của đất nước bằng chiến tranh, bằng cướp bóc, bằng giết người.

Nếu ông Vũ Đức Đam là người dân bình thường có lẽ cũng chẳng ai màng tới lời phát biểu đó, vì cho rằng câu nói "nếu chúng ta không giáo dục cho con cháu rưng rưng khi hát Quốc ca thì đất nước không thể giàu mạnh" được cất ra từ miệng của kẻ vô giáo dục, vô đạo đức, vô lương tâm, vô nhân đạo, vô trách nhiệm.

 Ở xã hội có hơn 90 triệu dân thì có 1 kẻ như vậy cũng không gây nguy hại cho giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách của thế hệ măng non, thế hệ trẻ Việt Nam.

Nhưng với cương vị là Phó Thủ tướng Chính phủ mà ông Vũ Đức Đam khi cất ra những lời phát biểu như kiểu "chó dại sủa ma" thì đại đa số người dân khẳng định rằng ông không hiểu một cách đầy đủ hoặc ông không biết gì về tính nhân đạo, tính nhăn văn, nét văn hóa, tinh thần truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Hiện nay, ở đất nước Việt Nam này nếu có quân thù, thì quân thù đó chính là lực lượng quan chức tham, dốt, hèn với giặc mà ác với dân trong bộ máy của Đảng, của Nhà nước ta.

Chưa kể là trong đợt góp ý cho Hiến Pháp 2013 đã có rất nhiều ý kiến, kiến nghị nên thay đổi, nên sửa lại lời bài hát Tiến quân ca của Văn Cao để thể hiện, để đề cao tính nhân ái của người Việt Nam trước quốc dân đồng bào, trước nhân dân thế giới.

Có chăng ông Vũ Đức Đam không hề tham gia góp ý cho Hiến Pháp 2013? Có chăng ông Vũ Đức Đam không hề biết được nguyện vọng của đại đa số người dân Việt Nam ta?
Có chăng ông Vũ Đức Đam muốn dạy thế hệ măng non theo kiểu của Trung Quốc đang áp dụng với người Việt Nam: Trung Quốc muốn giàu mạnh thì phải cướp Hoàng Sa - Trường Sa, cướp biển, đảo của Việt Nam. 

Mà để cướp được biển, đảo của Việt Nam thì phải sát hại, xây xác ngư dân, kiểm ngư, cảnh sát biển, hải quân của Việt Nam.

Cá nhân tôi rất thất vọng về con người của ông thể hiện hoàn toàn trái ngược với ý nghĩa của từ “Đức Đam” mà bậc tiền bối đã tặng cho ông.
Vận Mệnh
Trí Nhân Media

Hãy nhìn sang Miến Điện!

Blog / Bùi Tín / Voa
 
Trung Quốc đại Hán luôn tự coi mình là con Trời, tha hồ có tham vọng lớn, vì ý muốn của mình được Trời phù hộ, bao giờ cũng được toại nguyện, dù cho đó là cuồng vọng. Gần đây ý muốn của Bắc Kinh là bành trướng xuống phương Nam, vừa để khai thác những tài nguyên dồi dào, vừa nhằm mở đường cho giao thông vận tải tỏa rộng ra khắp thế giới.
Vụ đưa giàn khoan cực lớn HD-981 xuống vùng biển Việt Nam là biểu hiện của tham vọng kép ấy. Nó vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam, của khu vực, và của toàn thế giới.

Mặt khác, cũng theo hướng bành trướng xuống phương Nam, Bắc Kinh từng cố nài ép Miến Điện thực hiện một kế hoạch xây dựng đường sắt quy mô lớn nối liền Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, với thị trấn Kyaukpyu thuộc bang Rakkhine của Miến Điện. Con đường sắt dự định dài 1.200 kilômet, dọc theo ống dẫn dầu và ống khí đốt đã có cũng do Trung Quốc đầu tư từ 
cuối thế kỷ trước. 

Thỏa thuận đầu tiên giữa 2 bên được ký từ tháng 4 năm 2011, với vốn đầu tư là 20 tỷ đôla. Đây là đường sắt chiến lược trọng điểm sẽ mở đường giao thông vận tải xuống phương Nam, đến vùng biển Andaman trong vịnh Bengal của Ấn Độ Dương. Khi mở được con đường này hàng hóa của Trung Quốc từ Trung Đông và phương Tây chuyên chở về sẽ được rút ngắn rất nhiều, không phải đi vòng xuống eo biển Malacca rồi hướng lên phía Bắc đi qua vùng biển của các nước Đông Nam Á, của Việt Nam để cập các bến cảng Trung Quốc.

Ngày 22/7 vừa qua báo Myanmar Times đưa tin chính quyền Miến Điện đã quyết định từ bỏ hẳn kế hoạch hợp tác với Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt lớn Kyaukpyu - Côn Minh, với lý do là bảo vệ môi trường và tôn trọng nguyện vọng của nhân dân địa phương kiên quyết phản đối kế hoạch này vì nó sẽ đảo lộn cuộc sống của họ.

Dư luận còn nhớ cuối năm 2013 Miến Điện đã hủy bỏ kế hoạch đã ký với Trung Quốc cùng hợp tác xây dựng một con đập lớn và một nhà máy thủy điện ở Myitsone trên sông Irawaddy có giá trị 3,6 tỷ đôla, với điều kiện sẽ bán điện với giá rẻ cho Trung Quốc trong 20 năm. Việc hủy bỏ việc xây dựng đập và nhà máy thủy điện lớn Myitsone là một thất bại lớn về chính trị - kinh tế - đầu tư của TQ. 

Nay việc hủy bỏ việc xây dựng đường sắt chiến lược lớn xuống vịnh Bengal ra Ấn Độ Dương là thêm một thất bại lớn nữa về chính trị - kinh tế- đầu tư của Trung Quốc.

Nguyên nhân của thất bại chiến lược kép liên tiếp trên đây của TQ là sự thay đổi hệ thống chính trị- kinh tế ở Miến Điện, từ chế độ quân phiệt độc đoán của nhóm tướng lãnh thân TQ chuyển sang hệ thống dân chủ đa đảng, tôn trọng lá phiếu tự do của cử tri, đẩy mạnh quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện với các nước dân chủ phương Tây, trong khi vẫn giữ quan hệ láng giềng bình thường, bình đẳng với ông bạn cũ TQ.

Do sự bẻ lái chính trị ngoạn mục trên đây của nhóm lãnh đạo chính quyền cao nhất của Miến Điện, thông hiểu nguyện vọng của đông đảo nhân dân và am hiểu thời đại mới của thế giới, Miến Điện bước vào thời kỳ phát triển và hội nhập hoàn toàn mới mẻ. Đây là một trong những chuyển biến tiến bộ có ý nghĩa đột phá của thế giới khi bước vào thế kỷ XXI.

Thế là bao nhiêu mưu đồ, tiền của, gạ gẫm, răn đe của Trung Nam Hải từ thời Mao - Chu đến thời Đặng Tiểu Bình bị tiêu tan. Giấc mộng tràn xuống phương Nam mở đường xuống Ấn Độ Dương của Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đang trở thành ảo ảnh.

Báo Myanmar Times ra cuối tháng 7/2014 cho biết năm 2010 vốn đầu tư của Trung Quốc đổ vào Miến Điện còn là 8,6 tỷ đôla, đứng đầu các nước bỏ vốn vào nước này, từ năm 2011 số vốn này bị rơi tõm theo chiều thẳng đứng, đến năm 2013 chỉ còn vẻn vẹn có 200 triệu đôla. Các nước hiện dẫn đầu trong đầu tư vào nước này là Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Ấn Độ. Quỹ viện trợ để phát triển ODA của Miến Điện cũng tăng nhanh, chủ yếu từ Hoa Kỳ, Liên hiệp châu Âu, Úc, Canada và từ Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế. Một sự xoay chuyển hoành tráng, đồng bộ, toàn diện: chính trị- kinh tế- tài chính đầu tư - ngoại giao.

Đài VOA ngày 1/8/2014 cho biết một tòa án Miến Điện đã tuyên án 8 công dân TQ mỗi người hơn 10 năm tù giam vì đã nhập vũ khí trái phép vào Miến Điện. Đây không phải chỉ là việc buôn lậu vũ khí kiếm lời, mà còn là âm mưu của nhóm lãnh đạo đảng CS TQ trang bị cho một số nhóm tàn dư Maoist thuộc dân tộc thiểu số, nhằm gây bất ổn chính trị, phá hoại quá trình dân chủ hóa ở vùng giáp giới với TQ. Rõ ràng Miến Điện không còn là «sân sau» của Trung Nam Hải như các ông con Trời mong muốn lâu nay.

Lúc này, hơn lúc nào hết, giới lãnh đạo CS ở Việt Nam, Bộ Chính trị, Quốc hội VN, nhân dân Việt Nam hãy theo dõi kỹ những chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện của Miến Điện để khám phá ra những cảm hứng chính trị quý giá rất cần thiết khi chính lãnh đạo đảng CS đặt ra việc tổng kết sự nghiệp đổi mới gần 50 năm qua, từ 1965 đến nay.

Cái yếu kém, có thể nói thẳng ra là thất bại trong đổi mới ở Việt Nam là đã đổi mới nửa vời, không toàn diện, không đồng bộ, không nhất quán, đổi mới kinh tế mà không đổi mới về chính trị, đổi mới về hành chính mà không đổi mới về thi hành pháp luật, về quyền sở hữu tư nhân, về quản trị ngành ngân hàng, rồi «bỏ quên» hẳn đổi mới trên lĩnh vực đối ngoại để kết bạn, kết liên minh với các bạn bè tốt đáng tin cậy, do trót dại, nhẹ dạ, bí hiểm chui vào cái «cũi Thành Đô» từ tháng 9/1990 đến nay.

Không tỉnh táo và dũng cảm về chính trị, không dám nhìn thẳng vào sự thật thì sẽ không rút ra được bài học nào bổ ích, sự nghiệp đổi mới vẫn nửa vời, què quặt, đất nước vẫn chìm đắm trong bất công, tham nhũng và lạc hậu, ngày càng tụt hậu thêm, có nguy cơ trở thành nước độc đoán chậm tiến toàn diện cuối cùng của thế giới hiện đại.

Bùi Tín


Bị khai trừ vì không muốn Đảng chỉ đạo?

Luật sư Trừng là người nói thẳng tại diễn đàn Quốc hội
BBC

Ông Nguyễn Đăng Trừng, chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ ‘muốn duy trì sự độc lập’ của cơ quan của ông trước sự chỉ đạo của Đảng, một luật sư từ Hà Nội nhận định với BBC.

Cách nay gần một tuần, hôm 31/7, báo chí trong nước loan báo quyết định của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khai trừ Đảng đối với ông Trừng vì có những dấu hiệu ‘suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống’.

Ông Trừng, năm nay 72 tuổi, từng tham gia trong phong trào sinh viên học sinh chống chính quyền ở miền Nam trước năm 1975 và từng bị chính quyền khi đó kết án vắng mặt 10 năm khổ sai.

Ông Trừng từng là đại biểu Quốc hội nổi tiếng nói thẳng tại nghị trường. Ông cũng từng là cán
bộ công an sau chuyển sang làm bí thư Đảng đoàn và chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh đã gần 20 năm.

" Xem nhẹ sự lãnh đạo của Đảng"

Quyết định của Thành ủy được báo chí trong nước dẫn lại cáo buộc ông Trừng ‘xem nhẹ vai trò lãnh đạo của Đảng đoàn đối với hoạt động của Đoàn Luật sư’ và ‘không tổ chức cho Đảng đoàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy chế’.

Ngoài ra, ông Trừng cũng bị cho là ‘vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ’ trong phân công, bổ nhiệm số cán bộ, chỉ đạo chuẩn bị nhân sự đại hội Đoàn Luật sư nhiệm kỳ 6 ‘không đúng quy trình, thiếu minh bạch’ và có phong cách lãnh đạo ‘độc đoán, thiếu dân chủ’.

Theo kết luận của Thành ủy, ông Trừng đã từng bị kiểm điểm, ‘đã nhận lỗi’ và được tạo cơ hội sửa chữa nhưng lại ‘tiếp tục có những vi phạm nghiêm trọng hơn’.

BBC đã liên hệ ông Trừng để hỏi phản ứng của ông về việc bị khai trừ Đảng nhưng ông từ chối trả lời.

Trong khi đó, trên mạng lan truyền một văn bản của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Đăng Trừng ký đề ngày 1/8, tức là chỉ một ngày sau khi ông bị khai trừ, phản bác quyết định khai trừ của Thành ủy.

Văn bản này ghi lời của ông Trừng nói rằng: “Tôi bị kỷ luật chỉ vì một lý do duy nhất là đã kiên quyết bảo vệ dân chủ và sự tự quản độc lập của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh”.

Văn bản cũng đưa con số ông Trừng được 351 phiếu trong tổng số 468 phiếu trong đợt thăm dò tín nhiệm vào chức danh chủ nhiệm luật sư đoàn trong nhiệm kỳ mới do Thành ủy tổ chức.

" Vì sự dân chủ của luật sư"


Đã có luâṭ sư ở Việt Nam bị chính quyền bỏ tù
Ông Trần Vũ Hải, một luật sư từ Hà Nội, cũng đồng ý với luật sư Nguyễn Đăng Trừng.

Trao đổi với BBC, luật sư Hải cho rằng ông Trừng đấu tranh với Thành ủy và Liên đoàn luật sư Việt Nam trong việc ngăn cho ông không cho ông Trừng tái cử ‘không phải là đấu tranh cho bản thân ông Trừng mà đấu tranh cho quyền dân chủ và tự quản của luật sư nói chung’.

“Đối với ông Trừng, việc ở lại cái ghế chủ nhiệm hay không là không quan trọng mà điều quan trọng là tôn trọng quyền dân chủ và tự quản của các luật sư và chấp nhận ý kiến của đa số luật sư,” ông nói.
“Ông Trừng không chấp nhận việc người ta loại bỏ một ứng viên được rất nhiều luật sư ủng hộ một cách không công bằng và không đúng luật,” ông nói thêm.

Việc ‘loại bỏ’ này là ông Hải nói đến việc Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Liên đoàn Luật sư Việt Nam ra ‘thêm tiêu chuẩn’ đối với chức danh chủ nhiệm là ‘dưới 70 tuổi và không phục vụ quá hai nhiệm kỳ’.

Theo ông Hải thì tiêu chuẩn này là ‘không công bằng’ và ‘nhằm loại ông Trừng ra khỏi danh sách ứng cử viên’.

“Nhiều tỉnh thành khác cũng có những chủ nhiệm luật sư đoàn trên 70 tuổi và bản thân ông Lê Thúc Anh (chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam) cũng đã trên 70 tuổi và cũng đang muốn tái cử,” luật sư Hải giải thích.

“Bản thân tôi cũng chưa bao giờ thấy một sự can thiệp như vậy của bất kỳ cơ quan nào đối với một đoàn luật sư lớn như ở Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh.”

“Quyền của ông Trừng với tư cách là một luật sư là được ứng cử,” ông Hải nói, “Còn việc ông có được đề cử và được bầu hay không là do đại hội luật sư quyết định chứ không phải ai khác.”

" Không thể chỉ đạo luật sư đoàn" 

Hoạt động tư pháp ở Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Ông Hải cho rằng các tiêu chuẩn ứng cử chức chủ nhiệm ‘phải ghi trong điều lệ luật sư đoàn và trong Luật Luật sư’ chứ ‘không phải bằng một văn bản dưới luật một cách tùy nghi như vậy’.

“Nếu có sự tranh cãi về tiêu chuẩn ứng cử viên thì phải do đại hội quyết định,” ông phân tích để khẳng định rằng ‘nguyên tắc dân chủ và tự quản của luật sư cần phải được tuyệt đối tôn trọng’.

Về sự lãnh đạo của Thành ủy đối với Đảng đoàn Luật sư, ông Hải cho rằng Đoàn Luật sư ‘không có khái niệm chủ quản và chỉ đạo’.

“Các tổ chức luật sư có tính độc lập vì chúng hoạt động được là sự thu phí hàng tháng của các luật sư đóng góp,” ông giải thích, “Có sự lãnh đạo thì chỉ là lãnh đạo đường lối để đảm bảo luật sư đoàn không đi khỏi khuôn khổ pháp luật Việt Nam.”

Khi được hỏi về sự đấu đá quyền lực trong nội bộ Luật sư Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, ông Hải nói: “Có những người không thích ông Trừng là chuyện bình thường vì ông Trừng là người thẳng thắn.”

“Còn các lãnh đạo không thích ông Trừng vì ông ấy muốn duy trì tính độc lập và tự quản của Đoàn Luật sư.”

" Chính trực, nói thẳng"

“Họ có muốn ông Trừng làm chủ nhiệm hay không không quan trọng. Nếu ở đại hội nhiều người không muốn ông Trừng làm chủ nhiệm thì ông Trừng sẽ mất phiếu,” ông Hải nói.

Về nhận xét của cá nhân, ông Hải cho rằng ‘ông Trừng là người chính trực, nói rất thẳng, không e dè đối với những việc sai trái của các cơ quan hay của đồng nghiệp’.

Trên trang Facebook của mình, luật sư Lê Công Định, người từng là cấp phó của ông Trừng trong Ban chủ nhiệm Luật sư Đoàn, nhận định rằng ông Trừng là ‘vị thủ lĩnh thật sự của giới luật sư Sài Gòn’.

“Trong bối cảnh xã hội ở Việt Nam bấy lâu nay, tìm một vị thủ lĩnh luật sư đoàn sẵn sàng đương đầu, chống lại sự can thiệp thô bạo từ phía Đảng Cộng sản và chính quyền để bảo vệ sự độc lập và tự quản của giới luật sư trong khả năng có thể như luật sư Nguyễn Đăng Trừng đã làm, thì thật là mò kim đáy bể,” ông Định viết.

“Lý do ông tham quyền cố vị dù đã cao niên chỉ là cớ để người ta buộc ông rút lui. Vì vậy việc ông bị khai trừ khỏi Đảng là điều dễ hiểu.”

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/08/140806_nguyendangtrung_expelled.shtml


Đã đến lúc giải mật Hội Nghị Thành Đô?

Mặc Lâm/RFA
Chụp ảnh lưu niệm sau hội đàm Thành Đô

Hội Nghị Thành Đô là cụm từ nhức nhối đối với người quan tâm tới vận mệnh đất nước có liên quan đến yếu tố Trung Quốc. Hồi gần đây sự đòi hỏi minh bạch hội nghị này ngày một xuất hiện nhiều hơn trong giới sĩ phu cũng như tướng lãnh quân đội Nhân dân Việt Nam. 

Bí ẩn vẫn bao trùm Hội nghị Thành Đô

Trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 Hội nghị Thành Đô được tổ chức tại Tứ Xuyên quy tụ lãnh đạo cao cấp của hai nước Việt Nam-Trung Quốc cho đến nay vẫn còn để lại trong lòng người dân nhiều câu hỏi về những gì mà hai bên bàn luận. Những khuôn mặt phía Việt Nam như Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và Phạm Văn Đồng, cố vấn ban chấp hành Trung ương Đảng. Phía bên kia là Giang Trạch Dân, Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc.

Qua hình ảnh, những cái bắt tay đi kèm những nụ cười cho biết họ vừa bàn thảo những sự kiện quan trọng nhưng không ai được đọc hay nghe những gì mà hai bên thỏa thuận bên trong hội nghị. Từ đó đến nay, sự bí mật, hay nói đúng hơn là bưng bít vẫn bao trùm câu chuyện Thành Đô như một vùng cấm của người cộng sản mặc dù nội dung của nó liên quan đến vận mệnh quốc gia dân tộc.

Lịch sử cho thấy bất cứ sự thỏa hiệp mờ ám nào dù tinh vi tới đâu cũng bị lật tẩy. Không ai có thể buộc kẻ thù không được công bố những gì mà trong quá khứ đã trót bằng lòng với chúng. Câu chuyện công hàm Phạm Văn Đồng là một thí dụ lớn nhất mà nhà nước có thể lấy làm bài học vì thời gian dù có bao lâu vẫn không mài mất được chữ ký của một Thủ tướng.

Hội nghị Thành đô 1990

Công hàm Phạm Văn Đồng do Hà Nội quá lâu không lên tiếng giải bày khiến Trung Quốc có lợi thế như một yếu tố phân hóa quần chúng không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính quyền khi xảy ra vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Tương tự như vậy, Trung Quốc đã dùng sự mập mờ của Hội Nghị Thành Đô để bịt miệng lãnh đạo Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử khiến tay họ trót nhúng chàm vì quá tin vào người bạn xã hội chủ nghĩa.

Năm 2004 tập hồi ký của nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cho thấy phần nào sự bí ẩn phía sau khi ông bị Trung Quốc gạt ra khỏi Hội Nghị vì quan điểm chống Trung Quốc công khai của ông. Yếu tố này một lần nữa chứng minh sự gượng ép của những người đại diện Việt Nam tham gia hội nghị và mãi một phần tư thế kỷ sau đó bí mật vẫn bao trùm câu chuyện Thành Đô.

Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang là người từng nhiều lần tiếp xúc với nguyên Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch cho biết: 

Trung quốc đưa ra một điều kiện tiên quyết đó là Việt Nam thực tâm muốn bình thường, cải thiện quan hệ ngoại giao với Trung Quốc thì việc đầu tiên là Việt Nam phải loại bỏ Bộ trưởng Thạch, đó là điều anh ấy nói riêng với tôi và sau này tôi được biết anh ấy nói công khai trong Bộ Ngoại giao. Còn nhiều việc anh ấy nói với tôi nữa nhưng tôi chưa dám công bố bởi vì có thể những việc đó anh ấy sẽ viết trong cuốn hồi ký của anh ấy.

Anh ấy là người rất hiểu Trung Quốc và hiểu tận tim gan của họ. Ví dụ như Trung Quốc nói rằng đảo Hoàng Sa có xương của người Trung Quốc thì ảnh đập lại anh ấy nói nếu như thế thì ngay thủ đô Hà Nội cũng sẽ là đất của Trung Quốc bởi vì gò Đống Đa có rất nhiều xương của Trung Quốc vì người Hán bị vua Quang Trung tiêu diệt chất thành cả một cái gò như thế. Nếu nói đâu có xương của người Hán người Trung Quốc thì nơi đó là dất của Trung Quốc thì phi khoa học.

Việt Nam một tỉnh tự trị của Trung Quốc?

Tài liệu về hội nghị này hết sức ít ỏi khiến bao nhiêu học giả muốn nghiên cứu về nó phải chịu thua vì sự trung thành của người trong cuộc. Bí mật càng giữ, sự xuyên tạc sự thật về nó càng khiến người ta tin hơn, đặc biệt nếu sự xuyên tạc ấy đến công khai từ phía Trung Quốc khi hai nước chạm trán với nhau trên vấn đề biên cương lãnh thổ.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu và Tân Hoa Xã vừa cùng nhau công bố những chi tiết mà hai cơ quan này gọi là sự thật về “Kỷ Yếu Hội Nghị” trong những ngày vừa qua với những câu chữ như sau:

Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh , như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….

Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên , và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”

Với những từ ngữ tuyên giáo như thế không ai có thể tin rằng lãnh đạo Việt Nam đã mù quáng đến nỗi đi tới quyết định như vậy mặc dù sự sụp đổ của Liên Xô đã khiến đảng Cộng sản Việt Nam phải tìm cách dựa vào Trung Quốc để sống còn.

Dù sao thì Chủ nghĩa Xã hội cũng không thể biến Việt Nam thành một tỉnh tự trị của Trung Quốc vì ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười cộng với Phạm Văn Đồng không đủ chính danh để ký một văn tự vô giá trị như thế.

Tuy nhiên vì Hà Nội tiếp tục im lặng nên câu hỏi đã dần dần biến thành sự thật cho dù chỉ phân nửa sự thật đến từ Hoàn Cầu Thời Báo.

Phản ứng của nhân sĩ trí thức và tướng lãnh Việt Nam rõ ràng là phẫn nộ và họ đòi hỏi nhà nước phải bạch hóa sự kiện Thành Đô. Trước tiên là Thiếu tướng Lê Duy Mật sau đó là Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang cùng nhiều người khác đã công khai kiến nghị lãnh đạo phải giải thích minh bạch những điều mà Trung Quốc đưa ra như đã từng đưa sự việc công hàm Phạm Văn Đồng khiến Hà Nội phải ngậm bù hòn làm ngọt không thể tiến tới một vụ kiện phản đối Trung Quốc.

Nói với chúng tôi Thiếu tướng Lê Duy Mật cho biết:

Vấn đề Thành Đô quan hệ như thế nào nó ảnh hưởng ra sao và hậu họa của nó thế nào thì giờ mình cũng chưa thật rõ cho nên tôi nêu ra vấn để để các đồng chí lãnh đạo xem xét và đồng thời có ý kiến với toàn bộ đảng toàn nhân dân thế thôi. Bây giờ thì cứ chờ họ xem quan điểm, thái độ và cách giải quyết như thế nào. Còn bây giờ mình hãy nêu vấn đề, một vài ví dụ thế thôi. Nó là vấn đề bang giao chiến lược và của tập thể chứ không phải của một cá nhân nào.

Đại tá Nguyễn Đăng Quang không tin vào những thông tin này tuy nhiên theo ông nếu nhà nước vẫn chủ trương im lặng thì không khác gì trao vũ khí tuyên truyền cho giặc, ông chia sẻ:

Cái thông tin này thì bản thân tôi nghĩ rằng không phải là thật. Hoàn Cầu Thời báo nó tung ra để gây chia rẽ mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam với nhau thôi và gây phân hóa trong người dân Việt Nam với nhau.

Hoàn Cầu Thời báo thì nó không phải là cơ quan chính thức của đảng và nhà nước Trung Hoa cho nên nó đưa như thế ai muốn hiểu thế nào thì hiểu. Bản thân cá nhân tôi thì tôi không tin đó là sự thật. Thế nhưng nếu mình im lặng trong chuyện này thì bất lợi cho mình. Phải có một kênh thông tin nào đó để phản bác lại chuyện đó.

Còn chuyện có công bố cho dân biết về Hội nghị Thành Đô hay không thì tôi nghĩ rằng không phải là chuyện dễ làm nhưng phần nào ít nhiều gì cũng phải cho người dân biết.

Hội Nghị Thành Đô như một giọt nước tràn ly, đây là cơ hội để nhà nước bạch hóa một sự thật được giữ kín trong suốt 24 năm. Tuy nhiên bí mật khi đã trở thành gai nhọn thì cách hay nhất vẫn phải chịu đau mà lấy gai lể nó.

Nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/time-to-declas-thanhdo-conf-08062014082423.html
__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link