Friday, August 8, 2014

Việt Nam so sánh với Duy Ngô Nhĩ, Uyghur (Tân Cương) - Những gì đã đang xảy ra tại Duy Ngô Nhĩ-Tân Cương sẽ xảy ra tại Việt Nam


Việt Nam so sánh với Duy Ngô Nhĩ, Uyghur (Tân Cương) - Những gì đã đang xảy ra tại Duy Ngô Nhĩ-Tân Cương sẽ xảy ra tại Việt Nam

TRẠI TẬP TRUNG CẢI TẠO: MỘT KIỂU NHÀ TÙ MAN RỢ NHẤT CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN MÀ NHÂN LOẠI TỪNG BIẾT ĐẾN


Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Với đất nước Duy Ngô Nhĩ-Tân Cương, Tàu cộng công khai đưa hàng triệu người gốc Hán sang sinh sống để đồng hóa và xóa sổ dân bản địa gốc Duy Ngô Nhĩ. Với Việt Nam, bành trướng Tàu cộng thâm độc hơn nhiều. Chúng dùng chính người Việt Nam, gián điệp Tàu giả danh người Việt (Hồ Tập Chương, Hồ Quang Thục) thực hiện âm mưu “Trăm năm trồng người Việt thành Tàu” sáp nhập Việt Nam vào đại quốc/liên bang Tàu, biến Việt Nam thành một tỉnh hay khu tự trị của Tàu, biến dân Việt Nam thành một bộ tộc Việt trong nước đại Hán, theo phương cách "Diễn Biến Hòa Bình", nhóm chữ mà chúng ta thường nghe những viên chức cộng sản dùng trong vài năm qua khi họ đề cập đến phong trào đòi nhân quyền và tự do dân chủ của dân chúng chống lại đảng cộng sản Việt Nam...

*

Nước Duy Ngô Nhĩ-Uyghur (Tân Cương)

Duy Ngô Nhĩ (Tân Cương) nguyên là một quốc gia độc lập và tự trị. Sau khi Tàu trở thành nước cộng sản thì Mao Trạch Đông mới chính thức thực hiện kế hoạch qui mô đồng hóa Tân Cương bằng cách đưa dân gốc Hán vào sống tràn ngập trên toàn lãnh thổ Tân Cương. Năm 1949, số người gốc Hán (Tàu) chỉ chiếm khoảng 7% nhưng nay theo thống kê chính thức đã tăng vọt lên 40% của tổng số dân trong vùng, trong khi đó người bản xứ gốc Duy Ngô Nhĩ đã bị giảm từ trên 80% xuống còn khoảng 46% trong tổng số khoảng 26 triệu dân tại Tân Cương. Nhà cầm quyền Tàu đưa ra con số 40% chỉ nhằm mục đích che giấu hành động xâm lược và đồng hóa dân Duy Ngô Nhĩ của họ. Thực ra con số người Hán (Tàu) đang sống tại Tân Cương đã chiếm đa số áp đảo so với người dân bản địa.

Dân Duy Ngô Nhĩ (Tân Cương) nguyên là dân du mục, tánh tình mộc mạc hiền hòa, chưa từng có chiến tranh. Đã từ lâu người dân xứ này cam phận dưới sự cai trị của Tàu cộng, nhưng họ đã không còn chịu đựng được sự ngang ngược của quân xâm lược Tàu tàn ác vô nhân. Ngày càng có nhiều hành động phản kháng và chống lại xâm lược Tàu từ ôn hòa chuyển sang bạo động, giành lại quyền con người, quyền tự chủ của dân tộc và đất nước họ. Điển hình có cuộc biểu tình dẫn đến bạo động tại thủ đô của Tân Cương, Urumkqi, vào năm 2009, với hằng ngàn người Duy Ngô Nhĩ bị cảnh sát và quân đội Tàu bắn giết ngay trên các đường phố và sau đó là những vụ hành quyết công khai những người dân Duy Ngô Nhĩ của lực lượng xâm lược Tàu cộng với mục đích trấn áp phong trào đòi ly khai khỏi Tàu của dân bản địa Duy Ngô Nhĩ. Tuy bị đàn áp dã man và vô nhân đạo nhưng các cuộc phản kháng của dân Duy Ngô Nhĩ càng lúc càng mạnh bạo hơn, quyết liệt hơn và đẫm máu hơn. Gần đây, các nhóm dân Duy Ngô Nhĩ đã dùng đến bạo lực và sẵn sàng hiên ngang hy sinh mạng sống chống lại bọn xâm lược Tàu cộng tại hang ổ của chúng, và ngay tại thủ đô Bắc kinh và các thành phố chính trong nước Tàu. 

- Ngày 30/12/2013, một nhóm người Ngô Duy Nhĩ ném bom vào một đồn công an Tàu tại thành phố Khách Tập, 8 người trong nhóm tấn công bị thiệt mạng. 

- Tháng 3/2014 một nhóm người Duy Ngô Nhĩ đã tấn công một nhà ga xe lửa tại thành phố Côn Minh sâu trong lãnh thổ Tàu gây nhiều thương vong. 

- Ngày 04/05/2014 nhà ga xe lửa tai thủ đô Urumqi bị đặt bom. 

- Ngày 08/05/2014 người Duy Ngô Nhĩ-Tân Cương tấn công bọn cảnh sát tại đồn trú ẩn của chúng tại trung tâm thành phố Urumqi chỉ với vũ khí thô sơ dao mác. 

- Ngày 28/07/2014 nhóm người Duy Ngô Nhĩ -Tân Cương dùng dao đã tấn công một trạm cảnh sát và cơ quan chính quyền Tàu tại huyện Toa Xa (Shache), Tân Cương gây nhiều thiệt hại vật chất và sinh mạng. 


Không những người Duy Ngô Nhĩ trong nước đang anh dũng đứng lên hy sinh cả thân mình đánh lại bọn Tàu đang thống trị và đồng hóa đất nước mình, công đồng người Ngô Duy Nhĩ-Tân Cương ngoài nước cũng tích cực tham gia đấu tranh chống lại và tố cáo Tàu cộng trước cộng đồng thế giới. Cuộc đấu tranh chống bọn xâm lược Tàu giành lại đất nước của người Duy Ngô Nhĩ sẽ vô cùng gian nan, lâu dài và xuyên qua nhiêu thế hệ.

Nước Việt Nam

Duy Ngô Nhĩ - Tân Cương thực sự đang bị Tàu cộng công khai đồng hóa và sáp nhập vào đại quốc Tàu còn Việt Nam bên ngoài trông rất khác với tính trạng của Tân Cương. Việt Nam vẫn được xem là một quốc gia riêng biệt, đang được cai trị với đầy đủ ban bệ gồm nhà nước, quốc hội, quân đội toàn là người họ tên Việt, nhưng thực chất là toàn dân Việt đang bị đảng cộng sản tại Việt Nam cai trị khắt khe hơn cả thời kỳ Pháp thuộc. Tuyệt đại đa số người dân Việt chỉ là những kẻ nô lệ của nhóm nhỏ người lãnh đạo đảng cộng sản tại Việt Nam cùng với dòng họ và bọn lợi ích hùa theo đảng hưởng lợi.

Từ khi đảng cộng sản tại Việt Nam cướp được chính quyền của một nửa đất nước, họ đã bắt đầu xóa bỏ một cách có hệ thống lịch sử hào hùng chống xâm lược và đồng hóa của nhiều triều đại Tàu từ phương Bắc. Thay vào đó họ tuyên truyền nhồi sọ tư tưởng quốc tế vô sản, vô tổ quốc, tôn vinh Tàu với dân chúng miền Bắc để họ mù quáng xem Tàu là quốc gia ruột thịt anh em, tôn thờ lãnh đạo cộng sản Tàu Mao Trạch Đông. 

Trước năm 1975, đa số dân chúng Việt Nam miền Bắc thuộc mọi tầng lớp bị tuyên truyền nhồi sọ nên không những còn hãnh diện ủng hộ khi đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam trao đất đai biển đảo cho Tàu cộng theo tinh thần vô sản quốc tế không còn tổ quốc, mà còn mù quáng cổ vũ cho thế giới cộng sản không còn biên giới phân định quốc gia. 

Từ 1975, trước sự bành trướng của chủ nghĩa vô sản trên toàn thế giới, nửa phần còn lại của Việt Nam bị nhuộm đỏ dưới tay cộng sản, và từ đó người dân miền Nam, nhất là lớp thanh thiếu niên, tương tự như người dân miền Bắc trong thời gian 1954-1975, bị tẩy nảo và đầu độc một cách có hệ thống, xem Tàu cộng là người anh em ruột thịt, lịch sử anh hùng của tổ tiên bao đời chống bọn bành trướng Tàu phương Bắc bị bóp méo hay bị xóa bỏ. Đền đài kỷ niệm vinh danh các vị tiền bối có công giữ nước chống xâm lược Tàu hoặc bị đưa vào quên lãng hoặc bị phá bỏ một cách có hệ thống. Những sách giáo khoa về lịch sử Việt Nam dùng trong các chương trình giảng dạy bậc tiểu, trung, đại học không còn nêu đích danh bọn bành trướng Tàu là quân xâm lược đã nhiều lần xâm lược và đồng hóa đất nước Việt Nam trong suốt chiều dài bốn ngàn năm giữ nước, dựng nước của tổ tiên dân Việt.

Với đất nước Duy Ngô Nhĩ-Tân Cương, Tàu cộng công khai đưa hàng triệu người gốc Hán sang sinh sống để đồng hóa và xóa sổ dân bản địa gốc Duy Ngô Nhĩ. Với Việt Nam, bành trướng Tàu cộng thâm độc hơn nhiều. Chúng dùng chính người Việt Nam, gián điệp Tàu giả danh người Việt (Hồ Tập Chương, Hồ Quang Thục) thực hiện âm mưu “Trăm năm trồng người Việt thành Tàu” sáp nhập Việt Nam vào đại quốc/liên bang Tàu, biến Việt Nam thành một tỉnh hay khu tự trị của Tàu, biến dân Việt Nam thành một bộ tộc Việt trong nước đại Hán, theo phương cách"Diễn Biến Hòa Bình", nhóm chữ mà chúng ta thường nghe những viên chức cộng sản dùng trong vài năm qua khi họ đề cập đến phong trào đòi nhân quyền và tự do dân chủ của dân chúng chống lại đảng cộng sản Việt Nam.

Tàu cộng biết rằng chúng không thể dùng bạo lực, dùng chiến tranh biển người để xâm chiếm và đồng hòa đất nước và dân tộc Việt Nam như chúng thực hiện ở các nước nhỏ nằm vùng Trung Á như Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng... Tàu cộng đã và đang lợi dụng chủ nghĩa cộng sản, dùng đảng cộng sản tại Việt Nam từng bước thực hiện kế hoạch sáp nhập Việt Nam vào Tàu mà không tốn một viên đạn hay một giọt máu. Tay sai của Tàu cộng là đảng cộng sản tại Việt Nam đã ưu tiên tiến hành đầu độc tư tưởng lớp trẻ Việt Nam trong nước bằng cách tráo đổi lịch sử để họ không còn biết gì về tổ tiên dân Việt đã từng hiên ngang đánh đuổi bọn xâm lược Tàu, và thay vào đó là lịch sử đảng cộng sản Tàu-Việt, mang ơn Tàu, hướng về Tàu, xem Tàu là mẫu quốc. Để thực hiện công tác trường kỳ tẩy não dân Việt, không ai làm tốt hơn là chính những người cộng sản Việt Nam và chế độ độc tài toàn trị với lớp tay sai đắc lực chỉ biết vì đảng, chỉ biết còn đảng còn mình. Chính Hồ Chí Minh và đảng cộng sản tại Việt Nam luôn tuyên truyền chiêu bài “Trăm năm trồng người” thành Tàu. Đó chính là âm mưu cấy trồng vào toàn bộ lớp trẻ Việt Nam từ lúc còn thơ dại tư tưởng cộng sản vô tổ quốc và một lòng yêu Tàu, tôn thờ bọn Tàu cộng, xem Việt Nam là một phần của thế giới cộng sản do cộng sản Tàu lãnh đạo.

Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản tại Việt Nam 
thực hiện kế hoạch trăm năm cấy trồng người Tàu tại Việt Nam

Với những gì đã được phơi bày trước đây và nhất là trong thời gian qua cho thấy âm mưu thâm độc của bá quyền Tàu cộng có vẻ đang đưa đến kết quả theo như ý đồ của Bắc Kinh từ thời Mao Trạch Đông đến nay: 

- Cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn vùng biên giới phía Bắc năm 1979 mà Tàu cộng bảo là dạy đàn em hoang đàng cộng sản Việt Nam bài học, đã bị nhóm lãnh đạo cộng sản Việt Nam cố tình nhận chìm và đưa vào quên lãng. Những mộ bia của hằng chục ngàn bộ đội, thường dân bị Tàu giết hại bị bỏ hoang phế, các tượng đài kỷ niệm cuộc chiến bị phá bỏ, đảng CSVN không tổ chức lễ kỷ niệm cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc đẫm máu năm 1979 do chính những người anh em đồng chí Tàu cộng cùng theo chủ nghĩa vô sản gây ra. 

- Từ sau hội nghị bí mật tại Thành Đô kết thúc vào năm 1990 thì công tác sáp nhập “mềm” Việt Nam vào Tàu trong một vài thập niên tới đã từng bước tiến hành nhưng chắc chắn theo phương châm “diễn biến hòa bình”. 

- Giao cho Tàu hằng trăm ngàn mẫu đất vùng biên giới và nhiều vùng đất sâu trong lãnh thổ Việt Nam chạy dài suốt từ Bắc đến Nam mà đảng cộng sản tại Ba Đình Hà Nội gọi là cho mướn dài hạn 50-100 năm. 

- Giao cho Tàu một phần vịnh Bắc Bộ với cái gọi là “Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ” được úp mở công bố vào tháng 12/2000. 

- Dân Tàu tự do ra vào Việt Nam đội lớp chuyên gia nhưng thực chất là lực lượng quân đội vô hình được đưa vào đóng chốt trong các khu công nghiệp trá hình do Tàu thực hiện trên khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Bọn Tàu thì tự do tác oai tác quái trong những vùng họ sinh sống, xem thường luật pháp Việt Nam mà đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam không giám đả động đến họ. 

- Gây tiếng vang nhất và đánh động đến lương tri của tầng lớp trí thức XHCN, đảng viên cộng sản kỳ cựu là đại dự án Bauxit trên khắp vùng Tây Nguyên với hàng chục ngàn bộ đội Tàu trá hình làm công nhân dự án. Và mới nhất là khu công nghệ Formosa do Tàu đầu tư tại Vũng Án Hà Tĩnh, chiếm ngự hằng ngàn mẫu với hằng chục ngàn dân Tàu đang sinh sống như một khu tự trị mà chính quyền địa phương không được phép vào kiểm soát. Không những thế, mới đây chúng còn trân tráo chính thức đòi quyền tự trị cho khu vực này. Dù nhà nước của đảng cộng sản tại Việt Nam bề ngoài không tuyên bố chính thức thừa nhận nhưng thực tế thì họ đã giao khoán khu vực này cho Tàu. 

- Khi Tàu cộng mang giàn khoan khổng lồ HD 981 và sâu trong vùng biển Việt Nam, vào đầu tháng 05/2014, nếu là một quốc gia thực sự có đầy đủ chủ quyền thì hành động mang giàn khoan và tàu chiến vào vùng biển của một nước khác là hành vi xâm lược thì chính quyền Việt Nam cần phải dùng mọi biện pháp mạnh xua đuổi bọn xâm lược Tàu ra khỏi vùng biển thuộc vùng lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đưa chúng ra trước Liên Hiệp Quốc và một tòa án quốc tế, nhưng nhóm lãnh đạo đảng cộng sản tại Việt Nam, qua bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh, tuyên bố trước công luận thế giới là “chuyện trong gia đình giữa hai anh em Tàu Việt” trong khi đó Tàu cộng ngang nhiên hung hãn giết hại ngư dân trên vùng biển mà họ đưa giàn khoan vào khai thác. Tệ hại hơn là trong khi Tàu cộng tuyên bố đó là vùng lãnh hải của chúng thì nhóm người lãnh đạo của cộng sản tại Hà Nội qua tên đại sứ tại Liên Hiệp Quốc Lê Hoài Trung ngày 16/07/2014 lại lên tiếng tại trụ sở Liên Hiệp Quốc hoan nghênh Tàu cộng cùng “hợp tác” khai thác vùng biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam. 

- Lãnh đạo đảng cộng sản tại Việt Nam cho bọn tay sai liên tục đàn áp tàn nhẫn và vô nhân đạo với người dân Việt thức tỉnh, quan tâm đến sư tồn vong của đất nước, lên tiếng phản đối và lên án hành động xâm lược giết người cướp của của bọn Tàu cộng ngoài biển Đông. Việc làm này chỉ có thể do bọn Tàu cộng làm để tiêu diệt những người chống lại họ nhưng lại do chính những con người với tuổi đời chỉ mới đôi mươi có họ tên Việt Nam mà tâm địa Tàu, ra tay rất ư là tàn ác.

Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê - Lạng Sơn 
bị đục bỏ các chữ “Trung Quốc xâm lược”. 
Và tượng đài nghĩa trang lính Tàu trước khu nghĩa trang 
bộ đội Tàu tử trận trong cuộc chiến biên giới 1979

Thanh niên Việt yêu nước thức tỉnh biểu tình chống Tàu xâm lược Biển Đông 
bị bọn đảng viên csvn “100 năm trồng người Tàu” 
của Hồ Chí Minh hành hung dã man trên đường phố Sài Gòn, Hà Nội.

Trong những năm qua, thanh niên trong nước đã bắt đầu thức tỉnh và nhận thức được họ đã bị tuyên truyền nhồi sọ chủ nghĩa cộng sản tam vô, trong đó tư tưởng vô tổ quốc là vô cùng thâm độc do bành trướng Tàu cộng chủ xướng và Hồ Chí Minh cùng các đồng chí cộng sản Việt Nam của HCM một lòng thực hiện, dẫn đến sự vô cảm của người dân và nhất là lớp thanh thiếu niên trẻ đưa đến hệ quả mất nước vào tay bành trướng Tàu cộng. Tuy nhiên vẫn có nhiều thanh niên trẻ tuổi tuy chỉ ở lứa tuổi đôi mươi nhưng sớm ý thức sự tồn vong của tổ quốc trước họa xâm lược Tàu, thấy rõ hành động phản quốc, dâng hiến tổ quốc Việt Nam cho Tàu cộng của nhóm lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam chỉ biết còn đảng còn mình, đang nhanh chóng gia tăng.

Tương lại sống còn của tổ quốc và dân tộc Việt Nam được đặt toàn bộ kỳ vọng vào tầng lớp thanh niên thế hệ mới của thế kỷ 21 đang anh dũng đấu tranh ngoan cường, vừa chống lại chủ nghĩa cộng sản hại dân bán nước vừa chống lại bọn bá quyền xâm lược Tàu cộng và tay sai của chúng ngay tại trong lòng đất nước.

Con đường đấu tranh của lớp thanh niên trẻ mang dòng máu anh hùng bất khuất với ý chí sát thát của tổ tiên dân Việt tuy gặp nhiều chông gai, phải đương đầu với bọn tay sai của đế quốc Tàu cộng không kém tàn ác so với bọn bành trướng Tàu cộng, nhưng cuối cùng sẽ đạt thành công tiêu diệt chuyên chính độc tài. Tổ quốc Việt Nam chắc chắn sẽ tường tồn và hãnh diện sánh vai cùng thế giới văn minh tự do dân chủ.

Thanh niên yêu nước biểu tình lên án bọn Tàu cộng xâm lược Biển Đông, 
bọn thanh niên đvcshcm hạt giống “trăm năm cấy trồng người Tàu” 
làm lá chắn bảo vệ mẫu quốc Tàu cộng

Ngày 06 tháng 08 năm 2014





Hiểm họa Trung Cộng và bài học “Phần Lan hóa” (Finlandization)


Trần Trung Đạo (Danlambao) - Có khả năng cao Việt Nam đã bị “Phần Lan hóa” qua mật ước Thành Đô. Và Việt Nam, như một dân tộc, chỉ có thể tự thoát khỏi quỹ đạo Trung Cộng tức tránh khỏi nạn bị “Phần Lan hóa” bằng (1) dân chủ trước Trung Cộng, (2) đoàn kết dân tộc để vượt thoát và thăng tiến, (3) chủ động chiến lược hóa vị trí quốc gia trong tranh chấp Thái Bình Dương, (4) sát cánh với láng giềng cùng hoàn cảnh và tham gia các liên minh tin cậy như đã trình bày trong chính luận Để thắng được Trung Cộng...  

*

Trong bài viết Việt Nam đối diện với việc “Phần Lan hóa” từ Trung Quốc (Vietnam Faces ‘Finlandization’ from China) cuối tháng Năm vừa qua trên báo Asiasentinel, David Brown, một cựu nhân viên ngoại giao Mỹ, viết: “Như vậy, trong khi Washington dường như đã sẵn sàng vẽ một lằn ranh quanh Nhật Bản, Hàn Quốc và cũng có thể Singapore và eo biển Malacca, Hải quân Hoa Kỳ đang từ bỏ việc đương đầu tại một khoảng xa cách từ bờ biển Việt Nam.”Tác giả viết tiếp “Điều đó có thể được hiểu rằng, Mỹ đang dự định chấp nhận nhìn Việt Nam bị “Phần Lan hóa”.

Tháng 9 năm 2010, trong một bài viết trên tờ Wall Street, Andrew Krepinevich, Chủ tịch Trung tâm Định ước Ngân sách và Chiến lược (the Center for Strategic and Budgetary Assessments) cũng cảnh báo Trung Cộng đang tiến hành “Phần Lan hóa” Thái Bình Dương: “Liên Xô chưa bao giờ thành công “Phần Lan hóa” Châu Âu. Nhưng sự đe dọa vừa trở lại từ phía Trung Cộng, quốc gia này đang cố gắng “Phần Lan hóa” Tây Thái Bình Dương. Cách phát triển quân sự của một quốc gia mở ra cánh cửa cho thấy ý định của nó, và Trung Cộng rõ ràng đang tìm kiếm để gây hiệu quả tuần tự nhưng quyết định vào cán cân quân sự Mỹ-Trung. Mục đích của Trung Cộng là ngăn chận Mỹ trong việc bảo vệ các quyền lợi lâu dài trong khu vực – và để lôi kéo các đồng minh dân chủ của Mỹ vào quỹ đạo của nó.”

Trong chính luận Tranh chấp Mỹ-Trung, một cảnh giác cho lòng yêu nước trên talawas hơn bốn năm trước, người viết cũng có bàn tổng quát về trường hợp các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ và Phần Lan. Để có thể tồn tại trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh các nước này đã phải áp dụng nhiều chiến lược đối ngoại và đối nội khác nhau. Trong lúc Thổ Nhĩ Kỳ chủ trương cứng rắn chống Liên Xô, đứng hẳn về phía Tây phương, Phần Lan chủ trương các chính sách đối ngoại và đối nội nhượng bộ Liên Xô. Người viết cũng đã phân tích chọn lựa của Thổ Nhĩ Kỳ trong chính luận Hiểm họa Trung Cộng và bài học Thổ Nhĩ Kỳ cách đây hai năm và lần này bàn đến trường hợp Phần Lan.

Với chủ trương bành trướng Nga Hoàng của Vladimir Putin và ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đại Hán của Tập Cận Bình đang cháy rộng, khái niệm “Phần Lan hóa” lại lần nữa được nhắc nhở khá nhiều: “Phần Lan hóa” Ukraine, “Phần Lan hóa” Đài Loan và cả khả năng “Phần Lan hóa” Việt Nam.

Trước khi bàn đến việc liệu Việt Nam có thể sẽ bị “Phần Lan hóa” với sự thỏa thuận ngầm của Mỹ như David Brown phân tích hay thực tế đã bị “Phần Lan hóa” sau mật ước Thành Đô, cần tìm hiểu các điều kiện địa lý chính trị, lịch sử và quốc phòng của Phần Lan trong quan hệ với Liên Xô trước và sau Thế chiến thứ hai cũng như sự ra đời của khái niệm này.

“Phần Lan hóa” là gì?

“Phần Lan hóa” (Finlandization) có nghĩa “để trở nên Phần Lan” là một khái niệm chính trị để chỉ ảnh hưởng của một cường quốc trên các chính sách đối nội, đối ngoại và quốc phòng của một quốc gia láng giềng nhỏ, bị cô lập, không phải là thành viên của một liên minh quân sự và không nhận được sự bảo vệ của các cường quốc. Khái niệm vẫn còn nhiều tranh cãi, mang nặng cảm tính này bắt nguồn từ chính sách của chính phủ Phần Lan trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh từ 1947 đến 1990 để đáp ứng với thực tế chính trị và bảo vệ được chủ quyền đất nước, hay vắn tắt là để tồn tại.

Phần Lan trước Thế chiến thứ hai

Năm 2013 dân số Phần Lan có 5.5 triệu, tuy nhiên trong giai đoạn “Phần Lan hóa” trong những năm 1940 quốc gia này chỉ có khoảng 4 triệu dân, đa số sống ở các khu vực miền nam, nhiều nhất tại thủ đô Helsinki và vùng phụ cận. Vì là một nước quá nhỏ chia sẻ biên giới với các nước lớn nên Phần Lan cũng gặp nhiều lận đận. Suốt 600 năm, Phần Lan bị Thụy Điển đô hộ. Các viên chức Thụy Điển được cử đến cai trị Phần Lan. Dù đương đầu với hiểm họa bị đồng hóa, Phần Lan vẫn giữ được bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và tiếng nói riêng. Khi phong trào cải cách tôn giáo của Martin Luther lan rộng đến Thụy Điển và Phần Lan, Tân Ước được dịch sang tiếng Phần Lan và đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Sau chiến tranh giữa Nga và Thụy Điển vào cuối thế kỷ 17, Nga chiếm Phần Lan.

Năm 1912, vua Nga, Alexander I nâng cấp Phần Lan từ hàng tự trị lên cấp quốc gia đặt thủ đô tại Helsinki. Cũng vào thời điểm đó tinh thần quốc gia Phần Lan do Tiến sĩ Johan Vilhelm Snellman nuôi dưỡng, bắt đầu phát triển mạnh. Để chống lại chính sách đồng hóa của Nga Hoàng, Johan Vilhelm Snellman kêu gọi người dân Phần Lan tuyệt đối không dùng tiếng Nga.

Cách Mạng CS Nga 1917 bùng nổ, Phần Lan tuyên bố độc lập. Tuy nhiên bị ảnh hưởng chính trị Nga, cánh tả trong chính phủ Phần Lan rất mạnh và thực hiện một cuộc đảo chánh. Quân chính phủ do tướng Gustaf Mannerheim chỉ huy phản công và đánh bại quân phiến loạn. Phần Lan chính thức trở thành nước Cộng Hòa năm 1919 với K.J. Ståhlberg là tổng thống đầu tiên. Biên giới giữa Nga và Phần Lan được công nhận theo hiệp ước biên giới Tartu ký kết năm 1920. Quan hệ giữa Phần Lan và Liên Xô rất căng thẳng, và quan hệ giữa Phần Lan và Đức cũng không tốt đẹp gì hơn.

Tháng Tám 1939, Hitler và Stalin ký thỏa hiệp không xâm phạm nhau trong đó có điều khoản Hitler đồng ý nhường Phần Lan cho Stalin. Khi Phần Lan từ chối việc cho phép Liên Xô xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Phần Lan, Stalin tấn công Phần Lan vào tháng 11 năm 1939. Chiến tranh Mùa Đông (Winter War) bùng nổ. Tuy Phần Lan thua nhưng đã gây thiệt hại trầm trọng cho phía Liên Xô. Sau Chiến tranh Mùa Đông (1939) là Chiến tranh Tiếp Tục (Continuation War) (1941-1944). Trong thời gian này Phần Lan đứng về phía Đức và đem quân tấn công Liên Xô để chiếm lại các phần đất bị mất trong Chiến tranh Mùa Đông và nhiều phần đất khác của Liên Xô. Chính Anh Quốc cũng đã tuyên chiến với Phần Lan năm 1941. Năm 1944, Phần Lan ký hiệp ước đình chiến với Liên Xô.

Phần Lan sau Thế chiến thứ hai

Tại hội nghị Paris 1946, Đồng Minh ân xá cho Phần Lan và các nước đã đứng về phía phe Trục như Romania, Bulgaria, Hungary và cho phép các nước này trở thành hội viên Liên Hiệp Quốc. Phần Lan và Liên Xô ký các hiệp ước hòa bình lần nữa vào những năm 1947 và 1948. Trong giai đoạn này Phần Lan quá yếu về khả năng quân sự so với Liên Xô nên đã buộc phải nhường vùng đất phía nam cho Liên Xô. Đứng trước sự phân cực đang hình thành trong sinh hoạt chính trị thế giới, Phần Lan đối diện với một thực tế chính trị thế giới hoàn toàn bất lợi. Đức Quốc Xã, đối trọng với Liên Xô sụp đổ, không có đồng minh quân sự, bị cô lập về địa lý chính trị, các quốc gia trong vùng Đông Âu lần lượt trở thành chư hầu CS của Liên Xô, các quốc gia vùng Baltic như Estonia, Latvia, Lithuania đều bị sáp nhập hẳn vào Liên Xô. Ưu tiên hàng đầu của chính phủ Phần Lan, vì thế, bằng mọi giá để khỏi bị trở thành một “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa” trong Liên Bang Xô Viết.

Quá sợ Liên Xô nuốt sống như trường hợp các nước vùng Balkan, Phần Lan lấy lòng Liên Xô bằng cách từ chối viện trợ Mỹ trong kế hoạch viện trợ kinh tế Marshall. Tuy vậy, Phần Lan ngấm ngầm thiết lập quan hệ kinh tế với Anh, Mỹ và các chính phủ Anh, Mỹ cũng tìm cách yểm trợ Phần Lan để hy vọng nuôi dưỡng chế độ dân chủ non trẻ tại quốc gia nhỏ ở Bắc Âu này. Chính sách “Phần Lan hóa” ra đời.

Nội dung của “Phần Lan hóa”:

- Về đối ngoại. Phần Lan theo đuổi một chính sách đối ngoại rất mềm dẻo, nhân nhượng, không làm mất lòng Liên Xô, trung lập. Liên Xô trong thực tế không xem Phần Lan như là một nước Trung Lập đúng nghĩa mà luôn xem quốc gia này phụ thuộc vào các chính sách đối ngoại phát xuất từ điện Kremlin. Chẳng hạn, khi đại sứ Phần Lan Max Jakobson được đề cử vào chức vụ Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Liên Xô chẳng những không ủng hộ mà còn dùng quyền phủ quyết để bác bỏ vì không muốn thấy một chính khách Phần Lan đóng vai trò quan trọng trong tổ chức chính trị thế giới.

-  Về đối nội. Loại trừ các thành phần lãnh đạo quốc gia có khuynh hướng chống Liên Xô và ủng hộ các thành phần thân Liên Xô. Theo tài liệu của CIA, Liên Xô duy trì mối quan hệ mật thiết với các chính khách thân Liên Xô đứng đầu là Tổng thống Juho Kusti Paasikivi (1870-1956) và sau đó là Tổng thống Urho Kekkonen (1900-1986). Liên Xô có quyền phủ quyết các chính sách của Phần Lan và can dự vào nội bộ Phần Lan qua trung gian đảng CS Phần Lan, Liên Đoàn Dân Chủ Nhân Dân, Quốc Hội Phần Lan với đa số thuộc cánh tả.

-  Về văn hóa giáo dục. Để vừa lòng Liên Xô, Phần Lan áp dụng chính sách tự kiểm duyệt, tự kiểm soát và thân Liên Xô. Chính phủ Phần Lan ngăn chận các phương tiện truyền thông có cái nhìn tiêu cực về Liên Xô. Trên 1700 cuốn sách có nội dung chống Liên Xô trước đó bị xếp vào thể loại “sách bị cấm”. Các phim ảnh không có lợi cho Liên Xô như The Manchurian Candidate, Day in the Life of Ivan Denisovich v.v... đều không được phép chiếu.

- Về quốc phòng. Hiệp ước Hữu Nghị Hợp Tác Phần Lan-Liên Xô 1948 (Finno-Soviet Pact of Friendship, Cooperation and Mutual Assistance) quy định Phần Lan phải có trách nhiệm chống lại các lực lượng thù địch của Liên Xô khi các lực lượng này tấn công Liên Xô ngang qua ngã Phần Lan và nếu cần sẽ kêu gọi sự giúp đỡ quân sự của Liên Xô. Phần Lan không được liên minh quân sự với một quốc gia thứ ba. Điều này do Liên Xô đặt ra để giới hạn Phần Lan gia nhập NATO giống như trường hợp Đan Mạch và Na Uy. Trước đó, trong hiệp ước ký kết giữa hai nước, Phần Lan đã nhường 10 phần trăm lãnh thổ cho Liên Xô.

Nhắc đến “Phần Lan hóa” không thể bỏ qua vai trò của Tổng thống Phần Lan Urho Kekkonen, người lèo lái chính sách này trong suốt 26 năm làm tổng thống. Những người phê bình Urho Kekkonen cho rằng ông ta là con cờ của Liên Xô trong khi những người ủng hộ xem ông như là một trong những anh hùng của Phần Lan vì đã bảo vệ được chủ quyền Phần Lan trong một hoàn cảnh chính trị thế giới vô cùng khó khăn.

Công tâm mà nói, trong suốt dòng lịch sử, lãnh thổ Phần Lan là bãi chiến trường cho các tham vọng bành trướng của Thụy Điển và sau đó là Nga Hoàng. Sau Thế chiến thứ hai, hầu hết các quốc gia vùng Baltic và Balkan đề nằm trong quỹ đạo Liên Bang Sô Viết. Lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ của quốc gia này đều bị xóa bỏ. Ý thức được điều đó, mục tiêu hàng đầu của Kekkonen là bảo vệ chủ quyền Phần Lan, bảo vệ nền Cộng Hòa Phần Lan bằng mọi giá, không thể để Phần Lan trở thành một xứ tự trị như thời Nga Hoàng hay một “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa” của Stalin. Mặc dù nhân nhượng Liên Xô rất nhiều trong các lãnh vực chính trị, quốc phòng Phần Lan cũng có lợi về kinh tế vì Liên Xô là quốc gia nhập cảng lớn nhất sản phẩm của Phần Lan. Sự sụp đổ của Liên Xô đã gây ra những suy thoái kinh tế trầm trọng tại Phần Lan. Sau giai đoạn phục hồi, Phần Lan đã phát triển một cách vượt bực. Ngày nay Phần Lan hội nhập cao vào sự nền kinh tế thế giới và là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới.

Trở lại với quan hệ Trung Cộng và CS Việt Nam trong cái nhìn so sánh giữa Liên Xô và Phần Lan.

Trung Cộng sau Thiên An Môn

Chính sách đối ngoại của Trung Cộng trong thời gian 1990 nhằm mục đích thoát khỏi sự cô lập quốc tế và ổn định chính trị nội bộ sau biến cố Thiên An Môn. Những thành tựu kinh tế của chính sách bốn hiện đại hóa từ đầu thập niên 1980 đã đạt một số thành tích đáng kể nhưng tất cả đều rất mong manh, yếu kém. Các cường quốc dân chủ vẫn còn trừng phạt kinh tế sau khi Đặng Tiểu Bình ra lệnh tàn sát nhiều ngàn sinh viên Trung Quốc yêu dân chủ tại Thiên An Môn đầu tháng 6, 1989.

Như hầu hết các quốc gia CS, kế hoạch chung của cả nước luôn chế ngự và đồng thời duy trì tính cân đối của các chính sách đối ngoại cũng như đối nội trong mỗi thời kỳ. Để thoát khỏi sự cô lập và phục hồi vị trí của Trung Cộng trong bang giao quốc tế, Đặng Tiểu Bình theo đuổi chính sách đối ngoại mềm dẻo trong đàm phán biên giới với hàng loạt các nước lân bang trong đó có Việt Nam. Chính sách của ho Đặng được gọi là chính sách 20 nét chữ “bình tĩnh quan sát, giữ vững trận địa, bình tĩnh ứng phó, giấu mình chờ thời” (lengjing guancha, chenzhuo yingfu, wenzhu zhenjiao, taoguang yanghui, yousuo zuowei).

Sự sụp đổ của hệ thống Liên Xô làm Trung Cộng không còn lo ngại vòng vây Liên Xô từ hướng Việt Nam nhưng lại có mối lo mới nguy hiểm và hùng mạnh hơn nhiều, đó là Mỹ. Như người viết đã trình bày trong các bài trước, thời điểm 1990 đối tượng cạnh tranh của Trung Cộng là Mỹ và Nhật chứ không phải Liên Xô hay chư hầu của nó là CSVN và mục tiêu bành trướng của họ Đặng không chỉ giới hạn ở các cù lao trên biển, vài ngọn núi đất ở Hà Giang mà cả Thái Bình Dương. Và để giới hạn sự đe dọa của Mỹ, Trung Cộng đã làm hòa với CSVN. Hai bên đã mở các cuộc đàm phán vào năm 1991 và đạt đến thỏa hiệp vào năm 1993 sau mật ước Thành Đô.

Việt Nam sau Liên Xô

Sau khi hệ thống CS tại châu Âu sụp đổ, nền kinh tế của các nước CS còn lại của khối COMECON trong đó có Lào, Cu Ba và CSVN trở thành đàn gà mất mẹ. Trong bài bình luận nhân dịp kỷ niệm 20 năm bức tường Bá Linh đổ, tạp chí The Economist nhận xét chung rằng khi chế độ thực dân ra đi, các nước cựu thuộc địa ít ra còn hưởng được các phương pháp quản trị, hệ thống tư pháp và nhiều trường hợp cả ngôn ngữ nhưng chế độ CS ra đi không để lại gì ngoài nghèo đói, ngục tù và lạc hậu.

Số phận của đảng CSVN như chỉ mành treo chuông. Trong giờ phút sinh tử đó, lãnh đạo CSVN xem dấu hiệu hòa hoãn của Đặng Tiểu Bình như chiếc phao giữa biển. Họ vui mừng bám lấy. Dĩ nhiên, với bản chất thâm độc, đầu óc tính toán của lãnh đạo Trung Cộng, món lễ vật của đàn em CSVN dâng lên trong ngày quy phục thiên triều lần nữa phải là một lễ vật đắt giá. Món nợ máu xương từ năm 1979 trở về trước hẳn được Đặng Tiểu Bình đòi cả vốn lẫn lời.

Hội nghị bí mật tại khách sạn Kim Ngưu, Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên diễn ra trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 giữa phía Việt Nam gồm Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh và phía Trung Quốc gồm Giang Trạch Dân và Lý Bằng thực chất là lễ cam kết một loại “công hàm” khác, trầm trọng hơn nhiều so với “công hàm Phạm Văn Đồng”. Chiều ngày 7 tháng 11 năm 1991 tại Nhà khách Chính phủ Điếu Ngư Đài Bắc Kinh, Giang Trạch Dân tuyên bố “Nhưng chúng tôi hy vọng giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể khôi phục mối quan hệ mật thiết giữa hai Đảng và hai nước do những người lãnh đạo thuộc thế hệ lão thành xây dựng nên." Họ Giang muốn nhắc nhở lãnh đạo CSVN về thời kỳ mà đảng CSVN thở bằng bình oxyen Trung Cộng trong các thập niên 1950, 1960.

Trung Cộng muốn Việt Nam những gì Liên Xô muốn Phần Lan và nhiều hơn nữa:

- Giống như Liên Xô áp dụng với Phần Lan, Việt Nam phải “trung lập” trên danh nghĩa. Phần Lan luôn tuyên bố “trung lập” và Liên Xô ủng hộ vị trí trung lập của Phần Lan nhưng thực chất có quyền phủ quyết hầu hết các chính sách đối ngoại của Phần Lan. CSVN cũng thế. Họ luôn tuyên bố “quan hệ hợp tác bình đẳng cùng có lợi” với mọi quốc gia trên thế giới nhưng thực chất chỉ “hợp tác” với sự đồng ý của Trung Cộng. Bất cứ khi nào có dấu hiệu làm trái ý, Trung Cộng sẽ dùng mọi biện pháp hèn hạ nhất để trừng phạt như trường hợp giàn khoan HD981 vừa qua, bất chấp dư luận thế giới khinh khi.

- Giống như Liên Xô áp dụng với Phần Lan, các chính sách an ninh quốc phòng của Việt Nam không được đi ngược với chính sách quốc phòng của Trung Cộng, không được độc lập trong toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Cộng. Để thỏa mãn Trung Cộng, Việt Nam theo đuổi một chính sách quốc phòng “ba không” tự sát: (1) không tham gia các liên minh quân sự, (2) không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, (3) không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia. Các điều khoản này tương tự các điều khoản của hiệp ước mà Phần Lan phải ký với Liên Xô năm 1948.

- Giống như Liên Xô đã cướp đất của Phần Lan, CSVN đã chấp nhận vị trí đặc quyền, đặc lợi của Trung Cộng trong Biển Đông. Như đã viết, khi thỏa hiệp bán nước Thành Đô vừa ký kết xong, ngày 25 tháng 2 năm 1992, Quốc vụ viện Trung Cộng thông qua “Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp” quy định lãnh hải rộng 12 hải lý, áp dụng cho cả bốn quần đảo ở Biển Đông trong đó có quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Ba tháng sau đó, Trung Cộng ký hợp đồng khai thác dầu khí với công ty năng lượng Crestone, cho phép công ty này thăm dò khai thác dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam và hứa sẽ bảo vệ công ty Creston bằng võ lực. Ngoài ra, Trung Cộng còn ra lịnh cấm đánh cá, thành lập các đơn vị hành chánh cấp huyện tại Hoàng Sa và Trường Sa.

- Giống như Liên Xô đã áp lực với lãnh đạo Phần Lan, Việt Nam cũng thực hiện các chính sách tự kiểm duyệt các tin tức gây mất lòng Trung Cộng, giới hạn các phim ảnh, sách báo có nội dung tiêu cực về chế độ CS tại Trung Quốc, ngăn chận mọi ý kiến, phản ứng dù rất ôn hòa của người dân trước các hành động gây hấn, xâm lược lộ liễu của Trung Cộng. Tháng Sáu vừa qua,các báo VnExpressThanh NiênNgười Lao ĐộngTiền PhongGiáo Dục đã phải đồng loạt lấy xuống các hình ảnh và tin tức liên quan đến ngày kỷ niệm Tàn Sát Thiên An Môn. TS Nguyễn Quang A, một trong những thành viên chủ trương Diễn đàn Xã hội Dân sự phát biểu với RFA: “Điều đó chứng tỏ rằng những thế lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam còn gắn rất chặt với Trung Quốc. Tôi tin chắc chắn là họ nghe theo lệnh của Bắc Kinh để họ làm như vậy.”

- Bên cạnh các điểm giống nhau nêu trên, một điểm khác biệt có tính quyết định đối với tương lai của dân tộc Việt Nam: Trung Cộng quyết tâm bảo vệ đảng CSVN. Làm gì thì làm, nói gì thì nói, lãnh đạo CSTQ cũng biết hiện nay chỉ còn năm đảng cầm quyền mang nhãn hiệu búa liềm. Nắm giữ Việt Nam về mặt lý luận tư tưởng không chỉ để bảo vệ cơ chế mà còn tránh sự sụp đổ dây chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Và do đó, bị “Phần Lan hóa” trong quỹ đạo Trung Cộng cũng có nghĩa ngày nào Trung Cộng còn do đảng CS cai trị ngày đó nhân dân Việt Nam lại cũng sẽ tiếp tục chịu đựng dưới ách chủ nghĩa độc tài toàn trị Lê Nin không có Mác. Tổng thống Phần Lan Urho Kekkonen phải khuất phục Liên Xô chỉ vì để bảo vệ chế độ cộng hòa và chủ quyền đất nước, lãnh đạo CSVN bám vào chiếc phao Trung Cộng chỉ vì quyền lực và quyền lợi riêng của đảng CS.

Những phân tích trên cho thấy có khả năng cao Việt Nam đã bị “Phần Lan hóa” qua mật ước Thành Đô. Và Việt Nam, như một dân tộc, chỉ có thể tự thoát khỏi quỹ đạo Trung Cộng tức tránh khỏi nạn bị “Phần Lan hóa” bằng (1) dân chủ trước Trung Cộng, (2) đoàn kết dân tộc để vượt thoát và thăng tiến, (3) chủ động chiến lược hóa vị trí quốc gia trong tranh chấp Thái Bình Dương, (4) sát cánh với láng giềng cùng hoàn cảnh và tham gia các liên minh tin cậy như đã trình bày trong chính luận Để thắng được Trung Cộng.  





Đã đến lúc giải mật Hội Nghị Thành Đô?


"Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây... Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc." - Thời báo Hoàn Cầu và Tân Hoa Xã

Mặc Lâm (RFA) - Hội Nghị Thành Đô là cụm từ nhức nhối đối với người quan tâm tới vận mệnh đất nước có liên quan đến yếu tố Trung Quốc. Hồi gần đây sự đòi hỏi minh bạch hội nghị này ngày một xuất hiện nhiều hơn trong giới sĩ phu cũng như tướng lãnh quân đội Nhân dân Việt Nam. 

Bí ẩn vẫn bao trùm Hội nghị Thành Đô

Trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 Hội nghị Thành Đô được tổ chức tại Tứ Xuyên quy tụ lãnh đạo cao cấp của hai nước Việt Nam-Trung Quốc cho đến nay vẫn còn để lại trong lòng người dân nhiều câu hỏi về những gì mà hai bên bàn luận. Những khuôn mặt phía Việt Nam như Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và Phạm Văn Đồng, cố vấn ban chấp hành Trung ương Đảng. Phía bên kia là Giang Trạch Dân, Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc.

Chụp ảnh lưu niệm sau hội đàm Thành Đô
Qua hình ảnh, những cái bắt tay đi kèm những nụ cười cho biết họ vừa bàn thảo những sự kiện quan trọng nhưng không ai được đọc hay nghe những gì mà hai bên thỏa thuận bên trong hội nghị. Từ đó đến nay, sự bí mật, hay nói đúng hơn là bưng bít vẫn bao trùm câu chuyện Thành Đô như một vùng cấm của người cộng sản mặc dù nội dung của nó liên quan đến vận mệnh quốc gia dân tộc.

Lịch sử cho thấy bất cứ sự thỏa hiệp mờ ám nào dù tinh vi tới đâu cũng bị lật tẩy. Không ai có thể buộc kẻ thù không được công bố những gì mà trong quá khứ đã trót bằng lòng với chúng. Câu chuyện công hàm Phạm Văn Đồng là một thí dụ lớn nhất mà nhà nước có thể lấy làm bài học vì thời gian dù có bao lâu vẫn không mài mất được chữ ký của một Thủ tướng.

Công hàm Phạm Văn Đồng do Hà Nội quá lâu không lên tiếng giải bày khiến Trung Quốc có lợi thế như một yếu tố phân hóa quần chúng không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính quyền khi xảy ra vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Tương tự như vậy, Trung Quốc đã dùng sự mập mờ của Hội Nghị Thành Đô để bịt miệng lãnh đạo Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử khiến tay họ trót nhúng chàm vì quá tin vào người bạn xã hội chủ nghĩa.

Năm 2004 tập hồi ký của nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cho thấy phần nào sự bí ẩn phía sau khi ông bị Trung Quốc gạt ra khỏi Hội Nghị vì quan điểm chống Trung Quốc công khai của ông. Yếu tố này một lần nữa chứng minh sự gượng ép của những người đại diện Việt Nam tham gia hội nghị và mãi một phần tư thế kỷ sau đó bí mật vẫn bao trùm câu chuyện Thành Đô.

Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang là người từng nhiều lần tiếp xúc với nguyên Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch cho biết:

"Trung quốc đưa ra một điều kiện tiên quyết đó là Việt Nam thực tâm muốn bình thường, cải thiện quan hệ ngoại giao với Trung Quốc thì việc đầu tiên là Việt Nam phải loại bỏ Bộ trưởng Thạch, đó là điều anh ấy nói riêng với tôi và sau này tôi được biết anh ấy nói công khai trong Bộ Ngoại giao. Còn nhiều việc anh ấy nói với tôi nữa nhưng tôi chưa dám công bố bởi vì có thể những việc đó anh ấy sẽ viết trong cuốn hồi ký của anh ấy.

Anh ấy là người rất hiểu Trung Quốc và hiểu tận tim gan của họ. Ví dụ như Trung Quốc nói rằng đảo Hoàng Sa có xương của người Trung Quốc thì ảnh đập lại anh ấy nói nếu như thế thì ngay thủ đô Hà Nội cũng sẽ là đất của Trung Quốc bởi vì gò Đống Đa có rất nhiều xương của Trung Quốc vì người Hán bị vua Quang Trung tiêu diệt chất thành cả một cái gò như thế. Nếu nói đâu có xương của người Hán người Trung Quốc thì nơi đó là dất của Trung Quốc thì phi khoa học."

Việt Nam một tỉnh tự trị của Trung Quốc?

Tài liệu về hội nghị này hết sức ít ỏi khiến bao nhiêu học giả muốn nghiên cứu về nó phải chịu thua vì sự trung thành của người trong cuộc. Bí mật càng giữ, sự xuyên tạc sự thật về nó càng khiến người ta tin hơn, đặc biệt nếu sự xuyên tạc ấy đến công khai từ phía Trung Quốc khi hai nước chạm trán với nhau trên vấn đề biên cương lãnh thổ.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu và Tân Hoa Xã vừa cùng nhau công bố những chi tiết mà hai cơ quan này gọi là sự thật về “Kỷ Yếu Hội Nghị” trong những ngày vừa qua với những câu chữ như sau:

"Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây...

Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc."

Với những từ ngữ tuyên giáo như thế không ai có thể tin rằng lãnh đạo Việt Nam đã mù quáng đến nỗi đi tới quyết định như vậy mặc dù sự xụp đổ của Liên Xô đã khiến đảng Cộng sản Việt Nam phải tìm cách dựa vào Trung Quốc để sống còn.

Dù sao thì Chủ nghĩa Xã hội cũng không thể biến Việt Nam thành một tỉnh tự trị của Trung Quốc vì ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười cộng với Phạm Văn Đồng không đủ chính danh để ký một văn tự vô giá trị như thế.

Tuy nhiên vì Hà Nội tiếp tục im lặng nên câu hỏi đã dần dần biến thành sự thật cho dù chỉ phân nửa sự thật đến từ Hoàn Cầu Thời Báo.

Phản ứng của nhân sĩ trí thức và tướng lãnh Việt Nam rõ ràng là phẫn nộ và họ đòi hỏi nhà nước phải bạch hóa sự kiện Thành Đô. Trước tiên là Thiếu tướng Lê Duy Mật sau đó là Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang cùng nhiều người khác đã công khai kiến nghị lãnh đạo phải giải thích minh bạch những điều mà Trung Quốc đưa ra như đã từng đưa sự việc công hàm Phạm Văn Đồng khiến Hà Nội phải ngậm bù hòn làm ngọt không thể tiến tới một vụ kiện phản đối Trung Quốc.

Nói với chúng tôi Thiếu tướng Lê Duy Mật cho biết:

Vấn đề Thành Đô quan hệ như thế nào nó ảnh hưởng ra sao và hậu họa của nó thế nào thì giờ mình cũng chưa thật rõ cho nên tôi nêu ra vấn để để các đồng chí lãnh đạo xem xét và đồng thời có ý kiến với toàn bộ đảng toàn nhân dân thế thôi. Bây giờ thì cứ chờ họ xem quan điểm, thái độ và cách giải quyết như thế nào. Còn bây giờ mình hãy nêu vấn đề, một vài ví dụ thế thôi. Nó là vấn đề bang giao chiến lược và của tập thể chứ không phải của một cá nhân nào.

Đại tá Nguyễn Đăng Quang không tin vào những thông tin này tuy nhiên theo ông nếu nhà nước vẫn chủ trương im lặng thì không khác gì trao vũ khí tuyên truyền cho giặc, ông chia sẻ:

Cái thông tin này thì bản thân tôi nghĩ rằng không phải là thật. Hoàn Cầu Thời báo nó tung ra để gây chia rẽ mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam với nhau thôi và gây phân hóa trong người dân Việt Nam với nhau.

Hoàn Cầu Thời báo thì nó không phải là cơ quan chính thức của dảng và nhà nước Trung Hoa cho nên nó đưa như thế ai muốn hiểu thế nào thì hiểu. bản thân cá nhân tôi thì tôi không tin đó là sự thật. Thế nhưng nếu mình im lặng trong chuyện này thì bất lợi cho mình. Phải có một kênh thông tin nào đó để phản bác lại chuyện đó.

Còn chuyện có công bố cho dân biết về Hội nghị Thành Đô hay không thì tôi nghĩ rằng không phải là chuyện dễ làm nhưng phần nào ít nhiều gì cũng phải cho người dân biết.

Hội Nghị Thành Đô như một giọt nước tràn ly, đây là cơ hội để nhà nước bạch hóa một sự thật được giữ kín trong suốt 24 năm. Tuy nhiên bí mật khi đã trở thành gai nhọn thì cách hay nhất vẫn phải chịu đau mà lấy gai lể nó.





Vô đạo không thể an dân giữ nước


Phạm Trần (Danlambao) - Lịch sử Việt Nam đã chứng minh không có bất kỳ thời đại nào, từ Vua chúa đến hậu Phong kiến và Cộng sản, dù tàn bạo và hà khắc bao nhiêu và dù có “trăm mưu ngàn kế” đề ra những luật lệ để kiểm soát và hạn chế tối đa các quyền tự do cơ bản của con người thì Nhà nước cũng không thể tiêu diệt được niềm tin của người dân vào Tôn giáo và Tín ngưỡng.

Bằng chứng đã xảy ra cho đạo Công giáo trong suốt 271 năm bị bách hại từ thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1615-1635) cho đến thời Văn Thân (1885-1886).

“Người ta ước lượng: dưới thời các chúa Trịnh, Nguyễn, và Tây Sơn, chừng 30,000 giáo dân bị giết; dưới thời ba vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, chừng 40,000 tín hữu bị xử tử hay chết trong lao tù; nhưng dưới thời Văn Thân có tới trên dưới 60,000 người dân Công Giáo bị sát hại.” (Trích tập sách Vụ Án Phong Thánh của tác giả Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, xuất bản năm 1987, Hoa Kỳ)

Đến thời vô thần Việt Minh Cộng Sản, dù các Tôn giáo có bị “ngăn sống cách núi” hay “làm khó đủ điều”, dân chúng vẫn âm thầm thờ phương các đấng linh thiêng theo tôn giáo hay tín ngưỡng của mình. Tình trạng hiếm Cha, thiếu Thầy, Nhà Thờ bị bỏ hoang cho thời gian tiêu hủy, Đình, Miếu bị rêu phong điêu tàn hay nhà Chùa thiếu hương khói vẫn không làm cho tín đồ nản chí bỏ đạo. Và người dân thì vẫn hiên ngang tuyên xưng ra Tôn giáo của mình với chính quyền dù có bị kỳ thị trong đời sống hàng ngày.

Và tuy lý luận duy vật coi“tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” (Karl Heinrich Marx, 1818-1883) đã được người Cộng sản Việt Nam “tuyệt đối tin và áp dụng méo mó” vào đời sống bằng những Sắc lệnh, Nghị quyết, Chỉ thị, Pháp lệnh, Nghị định bắt đầu từ Sắc lệnh thời Hồ Chí Minh (Số: 234/SL14 Tháng 06 năm 1955) cho đến Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các đạo giáo vẫn tìm mọi cách vượt qua lực cản để tồn tại. 

Bằng chứng nhãn tiền đã diễn ra ở miền Bắc Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) trước 1975, theo phổ biến của Bách Khoa Toàn thư (mở): “Sau cuộc di cư 1954, số linh mục còn lại tại miền Bắc chừng 28%, giáo dân chừng 60%, có những giáo phận như Thái Bình, Bùi Chu, Bắc Ninh, Phát Diệm, Hải Phòng... số người Công giáo di cư vào miền Nam khá đông. Các hoạt động chủ yếu của người Công giáo miền Bắc là giữ đạo thay vì truyền giáo bởi vì thiếu người lãnh đạo, cộng với chính sách kiềm chế tôn giáo, đặc biệt là đạo Công giáo của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tất cả các chủng viện, trường học và hầu hết các tu viện Công giáo đều bị nhà nước tịch thu. Một số linh mục và chức sắc của xứ đạo bị bắt, đi tù trong chính sách cải cách ruộng đất (1955-1956). Ngoại trừ Dòng Chúa Cứu Thế và Dòng Thánh Phaolô còn lại ở miền Bắc, các dòng tu khác đều rút lui vào miền Nam. Vì nhu cầu cần có thêm linh mục nên nhiều Giám mục đã phải truyền chức "chui" (lén chính quyền) cho một số người làm linh mục.”

Tình trạng tịch thu tài sản, đất đai của các Tôn giáo và hạn chế hoạt động của các Giáo hội cũng đã diễn ra ở trong Nam kể từ sau ngày quân Cộng sản chiếm Sài Gòn 30/04/1975. Đối với các Tôn giáo hay Giáo phái không muốn để cho Nhà nước quản trị, dù có được thêm ân huệ khi gia nhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (Ấn Quang), hệ phái Hòa Hảo thuần túy, Cao Đài độc lập Vĩnh Long và một số hệ phái Tin Lành miền Nam v.v... vẫn thường xuyên là đối tượng bị đàn áp, canh chừng và đối xử bất công của nhà nước.

Thái độ thù nghịch với Tôn giáo và phân biệt đối xử với người dân có niềm tin vào các “đấng thiêng liêng” của đảng CSVN đã được Nhà nước thú nhận: “Do nhận thức không đầy đủ, đã có một thời kỳ chúng ta mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong việc đấu tranh chống tôn giáo. Chúng ta đã quá nôn nóng, cực đoan trong ứng xử với các tôn giáo cũng như với các cơ sở thờ tự của tôn giáo. Nhiều nhà thờ, chùa chiền, miếu mạo đã bị đập phá, các sinh hoạt tôn giáo bị ngăn cấm, người có đạo bị kỳ thị. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không được đảm bảo. Chính sự nóng vội đó đã dẫn đến hậu quả xấu về mặt chính trị, tư tưởng, là cơ sở để các thế lực phản động lợi dụng chống phá cách mạng nước ta. ở điểm này, rõ ràng chúng ta đã không vận dụng tốt những quan điểm về tôn giáo của chủ nghĩa Mác - Lênin.” (Theo: Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. tr.236.)

Nhưng đảng chưa bao giờ xin lỗi các Tôn giáo và bồi thường thiệt hại cho các Giáo hội về những “sai lầm nghiêm trọng” của mình. Ngược lại đảng và nhà nước CSVN vẫn liên tục chống phá các Tôn giáo, người hành đạo và người theo đạo từ 1954 ở miền Bắc rồi sau đó trên phạm vi cả nước từ sau 1975.

Như vậy thì không thể bảo là “do nhận thức không đầy đủ” nên đã “nóng vội” cho hành động chống Tôn giáo của đảng. Sự liên tục thù nghịch và gây khó khăn cho các tổ chức Tôn giáo không chịu gia nhập các Giáo hội quốc doanh của đảng đã phản ảnh đầy đủ trong các văn kiện về Tôn giáo, Tín ngưỡng của nhà nước.

Hai Tác giả Mai Thị Quý (Tiến sĩ triết học, Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa) và Bùi Thị Hằng (Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa) đã để lộ điều này trong một bài viết chung trên Tạp chí Triết học ngày 14/11/2011. 

Họ viết: “Quan điểm của Đảng ta về giải quyết vấn đề tôn giáo được thể hiện trong nhiều văn kiện của các kỳ Đại hội và được cụ thể hóa bằng các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, như Nghị quyết số 24/NQ-TW (ngày 16/10/1990) của Bộ Chính trị Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới... Chỉ thị số 37 CT-TW (ngày 2/7/1998) của Bộ Chính trị Về công tác tôn giáo trong tình hình mới... Ngoài ra, còn có nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của Đảng về các mặt công tác đối với tôn giáo nói chung và từng tôn giáo nói riêng trong từng thời kỳ. Đặc biệt, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-TW (ngày 12/3/2003) Về công tác tôn giáo. Những quan điểm của Đảng ta về công tác tôn giáo được cụ thể hóa trong Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo số 21/2004/PL-UBTVQH11 ra ngày 18/6/2004.”

Quan điểm này được tóm tắt trong 5 điểm:

- Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 

- Hai là, thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là vận động quần chúng. Công tác vận động quần chúng phải động viên được đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào các tôn giáo.

- Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, trong đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo là lực lượng nòng cốt.

- Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo. Mọi tín đồ có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của pháp luật.

Sau khi đã “giảng giải” về chính sách Tôn giáo của Đảng qua các văn bản quy định hoạt động và quyền lợi của các Tôn giáo, hai Tác giả Mai Thị Quý và Bùi Thị Hằng tự mãn cho rằng: 

“Như vậy, quan điểm của Đảng ta về tôn giáo là rõ ràng, nhất quán, đảm bảo quyền tự do, dân chủ. Trong khi đó, hiện nay, có những cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước vẫn cho rằng ở Việt Nam người dân không có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Từ đó, chúng dùng nhiều thủ đoạn để kích động đồng bào có đạo gây rối, chống phá cách mạng, rơi vào âm mưu “diễn biến hòa bình” vô cùng thâm độc của chúng. Đó là những luận điệu sai lầm, xuyên tạc chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta cũng như xuyên tạc tình hình tôn giáo và các hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện nay mà chúng ta cần kiên quyết bác bỏ.” 

Gáo nước lạnh

Oái oăm thay và cũng trớ trêu cho hai cái loa “dư luận viên” Mai Thị Quý và Bùi Thị Hằng khi cả Thế giới được nghe Ông Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng nói trong cuộc họp báo ngày 31/07 (2014) tại Hà Nội: “Tôi kinh ngạc thấy phạm vi của tự do tôn giáo vẫn còn rất hạn chế và không rõ ràng.”

Ông Bielefeldt đã đưa ra “những phát hiện sơ bộ và một số nhận xét” sau 10 ngày làm việc tại Việt Nam từ 21 đến 31 tháng 7 năm 2014. Ông nói với báo chí: “ Không định kiến về tính chính xác của tất cả các sự kiện thực tế của tất cả các trường hợp cụ thể đã được báo cáo với tôi, tôi tin rằng, những vi phạm nghiêm trọng đối với quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là một thực tế đang diễn ra ở Việt Nam - nhất là ở các vùng nông thôn, tuy không phải chỉ có ở nông thôn.”

Không có gì phải bàn cãi thêm về nhận xét bi quan của ông Bielefeldt vì sự thật đã diễn ra như thế từ khi đảng CSVN cầm quyền ở miền Bắc Việt Nam sau ngày đất nước chia đôi 20/07/1954.

Chủ trương bài xích tôn giáo, tín ngưỡng và chống người có đạo để bảo vệ Chủ nghĩa vô thần luôn luôn được coi là nhiệm vụ cốt lõi hàng đầu của mỗi đảng viên Cộng sản Việt Nam. 

Vì vậy, ông Bielefeldt mới nói: “Trong bối cảnh này, tôi muốn nhấn mạnh rằng thông qua nhiều cuộc trao đổi thảo luận của tôi với các thành viên của các cộng đồng tôn giáo, mà một vài tổ chức trong số đó đã chính thức đăng ký với chính quyền và thậm chí còn là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mọi người đã bộc lộ nhận thức chung về những hạn chế hiện tại trong quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là các lãnh đạo cấp cao của tòa án chưa hề nghe đến bất kỳ trường hợp nào một cáo buộc vi phạm quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng đã được đưa ra tòa.”

Sự ngạc nhiên của ông Bielefeldt rất dễ hiểu vì hệ thống Tòa án do đảng kiểm soát và chi phối ở Việt Nam không có thói quen bảo vệ quyền lợi tinh thần của người dân, dù có thấy rõ những vi phạm của nhà nước. Đối với các quan tòa do đảng chỉ định thì các quyền tự do của người dân, nhất là các các quyền tự do ngôn luận, tư tưởng và tín ngưỡng dù đã được Hiến pháp quy định là “dân quyền”, nhưng chúng vẫn thấp hơn và không quan trọng bằng “quyền lãnh đạo toàn xã hội của đảng”.

Hơn thế nữa, với một chế độ công an trị như ở Việt Nam thì không người dân nào dám đi kiện nhà nước đã “vi phạm quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng” để tránh bị đàn áp bằng đủ mọi mưu chước của công an và “công an đội lốt côn đồ” mà chưa biết đến bao giờ vụ án mới được đem ra xét xử, nếu có.

Đặc phái viên của Liên Hiếp Quốc còn cáo buộc Chính phủ Việt Nam đã ngăn cản và làm khó dễ chuyến đi của ông: “Dự định đi thăm An Giang, Gia Lai và Kon Tum của đoàn không may đã bị gián đoạn từ ngày 28 đến 30 tháng 7. Tôi nhận được những thông tin đáng tin cậy là một số cá nhân tôi muốn gặp đã bị đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn cản việc đi lại. Ngay cả những người đã gặp được tôi cũng không tránh khỏi việc bị công an theo dõi hoặc chất vấn ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, việc di chuyển của tôi cũng bị giám sát chặt bởi “những cán bộ an ninh hoặc công an” mà chúng tôi không được thông báo rõ, đồng thời sự riêng tư và bảo mật của một số cuộc gặp gỡ cũng bị ảnh hưởng. Những việc này là sự vi phạm rõ ràng các điều khoản tham chiếu của bất kỳ chuyến thăm quốc gia nào.”

Tố cáo nghiêm trọng này đã bị phủ nhận bằng câu nói ngắn của Phó Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Phạm Hải Anh: “Về một số vấn đề ông Beilefeldt nêu tại cuộc họp báo ngày 31/7, tôi cho rằng đã có sự hiểu lầm, chưa trao đổi hết thông tin.”

Tại sao lại “hiểu lầm” vì “chưa trao đổi hết thông tin” khi bằng chứng gây khó khăn điều tra cho đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc đã rõ như ban ngày? Tại sao nhà nước Việt Nam lại không điều tra cho ra nhẽ để bảo vệ “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền” mà để bị mang tiếng xấu đã ngăn cản cuộc “thăm dân cho biết sự tình” của đặc phái viên Liên hiệp quốc?

Ông Bielefeldt còn nói: “Tôi đã được nghe một số cáo buộc nghiêm trọng về các vi phạm cụ thể đối với quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ở Việt Nam. Các vi phạm được báo cáo gồm có những vụ vây bắt nặng tay của công an; những trường hợp thường xuyên được mời lên đồn công an “làm việc”; các hoạt động tôn giáo bị giám sát chặt chẽ; các lễ hội và nghi thức làm lễ tôn giáo bị cắt ngang; các vụ giữ tại nhà, đôi khi trong thời gian dài; các vụ bỏ tù, đôi khi cũng trong cả một quãng thời gian dài; các vụ đánh đập và hành hung; bị mất việc làm; mất phúc lợi xã hội; gây áp lực đối với những người trong gia đình; hành động phá hoại; phá dỡ những nơi thờ tự, nghĩa trang và các nhà tang lễ; tịch thu tài sản; gây áp lực một cách có hệ thống để phải từ bỏ một số hoạt động tôn giáo nhất định và chuyển sang hoạt động theo các kênh chính thức được thiết lập cho việc thực hành tôn giáo; và gây áp lực để bắt từ bỏ tôn giáo hay tín ngưỡng. Tôi cũng đã gặp một tù nhân lương tâm tại trại giam nơi đang thụ án.”

Trong thâm tâm CSVN

Ngoài ra ông Bielefeldt cũng nêu ra nhiều điều “mơ hồ” của Hiến pháp, luật pháp hay các văn kiện liên quan đến thực thi quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng nhằm hạn chế tối đa quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam. 

Những nhóm chữ như: “lợi ích xã hội”, “lợi dụng”, “pháp luật Việt Nam”, “không phù hợp với lợi ích chính đáng của số đông” v.v.. đã được các viên chức Chính phủ đưa ra để bảo vệ cho quyền kiểm soát các hoạt động tôn giáo.

Nhìn chung tất cả những đánh giá càng ngày càng tồi tệ về các quyền con người, đặc biệt quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam của ông Heiner Bielefeldt rất chính xác. Những “hầm chông” và “bãi mìn” đã được đảng CSVN gài đặc trong Hiến pháp khi nói về Quyền con người luôn luôn có sợi dây thòng lọng “do pháp luật quy định” theo quy định của pháp luật” hay “do luật định”! 

Những Nghị quyết, Nghị định, Pháp lệnh, Chỉ thị liên quan đến hoạt động Tôn giáo đã chồng chéo lên nhau với muôn vàn những hạn chế, điều kiện bắt buộc chỉ cốt làm mất đi hiệu lực của Hiến pháp, bộ Luật cao nhất của Quốc gia.

Và ai cũng biết từ lâu, nhà nước Việt Nam thường đưa ra những con số tu viện, chủng sinh, nhà thờ, thánh thất, đền, chùa, tu sĩ và số người đi lễ chùa, dự lễ nhà thờ của bổn đạo để phô trương Việt Nam có “tự do tôn giáo” và quyền tự do thờ phượng của người dân được nhà nước nhìn nhận và bảo vệ.

Nhưng trong đời sống thực tế thì đảng Cộng sản vô thần Việt Nam chưa bao giờ chứng minh họ đã thật tâm muốn thấy Tôn giáo “không phải là liều thuốc độc”, “không còn là thế lực thù địch”, không phải nằm trong “âm mưu diễn biến hòa bình” của Đế quốc và những người có tín ngưỡng, nhất là người theo đạo Công giáo và Tin lành cũng là những công dân như những người khác không còn bị kỳ thị và theo dõi.

Và đến bao giờ thì đảng CSVN mới hết còn xuyên tạc Công giáo và Tin lành là hai Tôn giáo được “địch lợi dụng” để chống phá Đàng và Nhà nước như một Tài liệu được luân chuyển “nội bộ” ở Tỉnh Lào Cai, ngày 24 tháng 12 năm 1998?

Cũng như thế, bao giờ ở Việt Nam mới có một Quốc hội và một Đảng cầm quyền không còn ngót 100% người ghi trong lý lịch chữ “KHÔNG” to tướng khi khai về Tôn giáo-Tín ngưỡng?

(08/014)




Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)
















__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link