Thứ hai 04 Tháng Tám
2014
Nạn bức cung, nhục hình vẫn phổ biến
Ảnh minh họa. Đã có ít nhất 9 người chết trong đồn công an trong
sáu tháng đầu năm nay ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây nạn bức cung, nhục hình ở Việt Nam trở nên phổ biến một cách đáng ngại. Thỉnh thoảng báo chí trong nước lại loan tin có người chết tại đồn công an, mà vẫn được mô tả là do “tự tử”, do “đột tử”..., nhưng trên thực tế ai cũng biết đó là do bạo lực của công an đối với các bị can hay người bị câu lưu, tạm giữ.
Chẳng hạn như vụ anh Nguyễn Công Nhựt ở Bình Dương, bị cho là đã “tự tử” tại đồn Công an Bến Cát vào năm
2011, vì đã chết trong tư thế treo cổ. Cho tới nay, gia đình của anh Nhựt vẫn không chấp nhận kết luận điều tra cho rằng anh đã “tự nguyện” ở lại đồn công an, rồi sau đó tự tử, để lại một “lá thư tuyệt mệnh”, với nét chữ không giống với nét chữ bình thường của anh.
Một trong những vụ được dư luận chú ý nhất là vụ anh Ngô Thanh Kiều bị 5 công an đánh chết tại đồn Công an Phú Yên
năm 2012. Dư luận càng phẫn nộ khi thấy là trong phiên xử sơ thẩm vào tháng 4 năm
nay, 5 công an này chỉ bị tuyên án từ 12 tháng tù treo
đến 5 năm tù giam. Trước sự phản đối mạnh mẽ của dư luận, vào đầu tháng 7 vừa qua, tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử đã hủy án sơ thẩm để điều tra lại vụ này.
Nạn nhân thậm chí là những người chỉ phạm tội vặt vãnh, như trường hợp của anh Cao Văn
Tuyên (thôn Suối Lách, xã Khánh
Trung, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà), đã
bị công an xã dùng dùi cui đánh chết khi bị bắt về đồn để thẩm vấn vào đầu tháng 7 năm
2013. Nguyên nhân vụ bắt giữ chỉ là anh Tuyên thèm
thịt gà mà không có tiền mua, nên ăn trộm gà hàng xóm.
Riêng trong năm 2014, chỉ tính đến tháng 6, đã có
ít nhất 9 người dân chết trong đồn công an khi bị hỏi cung, căn cứ theo thông tin
trên báo chí chính thức. Gần đây nhất, ngày 11/06, ông
Trần Đình Toàn đã chết chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi bị đưa về trụ sở công an phường Hạ Long, Nam Định, vì bị nghi tàng trữ ma túy.
Khi đưa xác ông Toàn về để mai táng, gia
đình phát hiện trên ngực ông có nhiều vết thâm bất thường, nên nghi là
ông đã bị đánh chết. Còn theo Công an Nam Định, các bác sĩ
tham gia cấp cứu cho ông Toàn khẳng định, những dấu vết trên là do trong
quá trình cấp cứu, các bác sĩ đã ép lồng ngực ông này.
Trong số những nạn nhân chết trong đồn công an từ đầu năm 2014 đến nay, ngoài ông Toàn, có một số người khác cũng được cho là « tự tử », như trường hợp của anh Đỗ Văn Bình tại trụ sở công an huyện Hòa Vang, Đà Nẳng vào tháng 4
hay, của cô Bùi Thị Hương ở trụ sở công an ở tỉnh Bình Phước vào tháng 3.
Trong số còn lại có một người « bò » về đến nhà thì chết, đó là ông Huỳnh N. , ở xã Đạo Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Vào tháng
2, ông đã bị bắt về trụ sở công an về hành vi trộm cắp. Theo gia đình,
lúc đi thì ông khoẻ, nhưng lúc công an xã cho về nhà để hôm sau lên « làm
việc » tiếp với công an, thì trên người ông có hơn 30 vết thương, vết bầm tím và sáng hôm sau, nạn nhân đã tử vong.
Có người thì chết bị cho là do « đột tử » như trường hợp của ông Đỗ Duy Việt, bị mời lên trụ công an huyện Thường Xuân để điều tra về vụ xâm hại tình dục trẻ vị thành viên. Gia
đình nghi nạn nhân đã bị công an đánh chết vì sức khoẻ của ông rất tốt, nhưng không thể nào biết được chuyện gì xảy ra sau khi ông bị bắt giữ.
Vấn đề là ở chỗ đó. Những người bị bắt lên đồn công an chỉ có một mình đối đầu với những đại diện cơ quan công quyền, thường là cấp xã, huyện. Những gì xảy ra ở đó rốt cuộc chỉ do các công an
tham gia thẩm vấn, hỏi cung khai báo,
chứ không có lời chứng của một bên thứ ba như gia đình, bạn bè, luật sư.
Cách đây vài ngày, bộ Công an Việt Nam vừa ban hành một thông tư “về công tác điều tra hình sự trong Công an
nhân dân”. Thông tư này, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 25/08/2014,
“nghiêm cấm bức cung, mớm cung hoặc dùng nhục hình dưới bất kỳ hình thức nào.”
Thông tin này đã mặc nhiên thừa nhận là tệ nạn này vẫn diễn ra phổ biến mà gần như không có công an nào bị trừng trị đích đáng, mặc dù Hiến pháp cũng như Luật hình sự nghiêm cấm bức cung, nhục hình, cũng như quy định những hình phạt rất rõ ràng đối với người vi phạm.
Mặt khác, như đã nói ở trên, một số vụ người chết là xảy ra ở trụ sở công an xã do bị công an xã hỏi cung « quá trớn », trong khi
theo pháp lệnh công an xã (do
Chủ tịch nước ban hành ngày
02/12/2008), công an ở cấp này chỉ có quyền « lấy lời khai ban đầu các vụ việc, nhưng không được tạm giữ hình sự, hỏi cung các nghi can, nghi phạm ». Nếu vụ việc có dấu hiệu tội phạm phải chuyển nghi can lên cơ quan công an cấp trên...
Thế nhưng, Dự thảo Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự - hiện đang được thảo luận - lại dự trù là công an xã
sẽ có quyền « tiến hành kiểm tra, xác minh ban đầu », tức là có thể tiến trành một số hoạt động điều tra ban đầu. Việc « tản quyền » cho công an cấp cơ sở khiến nhiều người sợ rằng nạn bức cung, nhục hình gây chết người ở trụ sở công an xã sẽ xảy ra nhiều hơn nữa, nhất là tại nhiều xã, công an gần như nắm quyền sinh sát trong tay đối với người dân. Như thế chẳng khác gì tăng
thêm « quyền nhục hình » cho công
an xã.
Theo tờ Người Lao Động ngày 13/07 vừa qua, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Đình Quyền, cho biết lả trong tháng 8, cơ quan này sẽ tổ chức điều trần về trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến việc truy bức, nhục hình trong quá
trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự trong thời gian qua.
Nhưng theo ý kiến của luật sư Hà Huy Sơn ở Hà Nội, trả lời phỏng vấn RFI ngày 28/07 vừa qua, một trong những giải pháp đầu tiên để ngăn chận nạn nhục hình, đó là phải tôn trọng quyền của người bị bắt được mời luật sư đến chứng kiến việc thẩm vấn tại trụ sở công an. Nhìn xa
hơn, theo luật sư Hà Huy Sơn, chỉ có một Nhà nước pháp trị thật sự mới có thể ngăn chận nạn nhục hình tại trụ sở công an. Sau đây
mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn với luật sư Hà Huy Sơn.
|
Toà án VN 'không nhân danh công lý'
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Bài tham gia Diễn đàn BBC Tiếng Việt
Cập nhật: 09:45 GMT - thứ sáu, 25 tháng 7, 2014
Câu nói của Chủ tịch Sang bộc lộ ra một vấn đề của tư pháp Việt Nam
Trong buổi làm việc với cán bộ tòa án nhân dân tối cao hôm 15/7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phát biểu: Tòa án phải mang lại công lý cho mọi người.
Câu nói này bộc lộ đằng sau đó cả một vấn đề to lớn của hệ thống tư pháp.
Các bài liên quan
- Xử án
ở Việt
Nam 'còn nhiều
oan sai' - BBC Vietnamese - Diễn đàn
- 'Thả
tù nhân nhưng không đổi lập
trường’
- Bản chất
tòa án từ vụ
Phú Yên?
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Luật sư Ngô Ngọc Trai đánh
giá việc pháp luật xử lý tình trạng oan sai ở Việt Nam như thế nào.
|
|||||||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
Chủ đề liên quan
Có một điều ít người biết đó là lâu nay
tòa án chưa bao giờ đem ‘công lý’ đến cho mọi người.
Đây chỉ là lối nói ẩn dụ muốn gây sự chú ý, và vấn đề cũng đáng phải chú ý thật vì: Từ ‘công lý’ hoàn
toàn vắng bóng trong nền tư pháp Việt Nam.
Có thật vậy không?
Tìm hiểu qua gần trăm bản án và quyết định của tòa án thì thấy không có một từ ‘công lý’ nào.
Tìm hiểu một số bản cáo trạng của viện kiểm sát và bản kết luận điều tra của cơ quan điều tra thì cũng không thấy từ ‘công lý’.
Xét một số văn bản luật quan trọng quy định việc xét xử thì thấy: Bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hành chính đều không có từ công lý.
Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự hay luật tổ chức tòa án cũng không có từ công lý.
"Dường như có một sự mặc cảm tâm lý gượng gạo không được tự nhiên khi sử dụng từ công lý"
Do không có điều kiện để khảo sát hết, nhưng hình như từ ‘công lý’ không được sử dụng trong các văn bản tư pháp, từ kết luận điều tra, cáo trạng đến bản án đều không dùng từ công lý.
Thực tế trong 9 năm hành
nghề luật sư, đã làm việc tại hàng trăm phiên
tòa và không biết bao nhiêu buổi làm việc với điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán tôi đều không thấy họ nhắc đến hai từ ‘công lý’.
Nhưng vì sao từ công lý lại không được nhắc đến trong các văn bản tố tụng và hiếm khi được nói ra từ miệng các cán bộ tư pháp thì hình như mọi người đều chưa nhận ra lý do.
Ngoài xã hội thì sao?
Tòa án thuộc hệ thống tư pháp 'không được quyền' mạnh hơn bên hành pháp
Xem xét báo chí thì thấy cũng ít khi sử dụng từ công lý hoặc có bài nhắc đến thì hóa ra là những sự vụ chẳng lấy gì làm lớn lao hay nghiêm
túc.
Những bài báo viết về các vụ án đa phần chỉ viết một chiều không công tâm
khách quan, lời lẽ thì nặng phần đả kích nên khi từ công lý được nhắc đến thì lại thấy kệch cỡm sáo rỗng.
Dường như có một sự mặc cảm tâm lý gượng gạo không được tự nhiên khi sử dụng từ công lý.
Những cơ quan ngôn luận lớn như Đài truyền hình, đài tiếng nói đôi khi cũng lớn tiếng kêu gọi thực thi công lý nhưng là trong các vụ kiện quốc tế khi Việt Nam đòi bồi thường về chất độc màu da cam hay các vụ kiện về cá basa.
Người dân khi có việc liên quan tới tòa án thì cũng chẳng bao giờ thấy nói đến công lý.
Trong đời sống thường nhật nếu có ai nhắc đến công lý thì luôn
kèm theo sự cảm thán.
Chẳng thế mà trong đời sống đã có một câu nói tới nay đã thành
quen thuộc đó là: Công lý chỉ là một diễn viên hài.
Câu nói đã phản ánh sự thất vọng đối với nền tư pháp vắng bóng công lý song cũng kết hợp với yếu tố hài để xoa dịp nỗi oán thán vì trong làng nghệ sĩ hài Việt Nam có một người tên là Công lý.
Vậy phải chăng nền tư pháp Việt Nam không có khả năng đem lại công lý?
Điều đó không hẳn đúng, nhưng rõ ràng có một sự rất bất bình thường khi từ công lý bị chối bỏ không được sử dụng trong nền tư pháp.
Điều này có liên quan thế nào với việc hệ thống tòa án lâu nay hoạt động yếu kém biểu hiện qua các tệ trạng như xử án oan sai, tình trạng chạy án, nhận hối lộ, nhũng nhiễu đương sự bằng cách kéo dài thời gian giải quyết án.v.v.
Nữ thần công lý
Chúng ta biết rằng hệ thống pháp luật Châu Âu với một lịch sử lâu đời đã tạo nên biết bao thành tựu cho nhân loại, trong đó nhiều khái niệm, hình tượng và chế định pháp lý giờ đã trở thành phổ quát cho toàn thế giới.
Nhiều khái niệm và chế định pháp lý của pháp luật Việt Nam là sản phẩm vay mượn từ hệ thống pháp luật Châu Âu.
Tòa án nước ngoài nhân danh công lý để xét xử nhưng tòa án ở Việt Nam thì không
Nhưng có những hình tượng pháp lý mặc dù đã là phổ quát nhưng lại gặp khó khăn khi du
nhập vào Việt Nam, ví như hình tượng Nữ thần công lý.
Nữ thần công lý là hình
tượng một người phụ nữ có một dải băng che mắt mang ý nghĩa
tránh sự chi phối ảnh hưởng từ bên ngoài để giữ sự công tâm khách
quan, một tay cầm cán cân để phân định đúng sai phải trái, tay kia cầm thanh gươm biểu tượng của quyền uy tòa án.
Nữ thần công lý có nguồn gốc từ thời văn minh La Mã, là hình tượng tín ngưỡng mang yếu tố tâm linh được tôn vinh và hy vọng đem đến công lý cho con
người.
Niềm tin công lý theo đó xuất phát từ niềm tin tôn giáo, là thuộc tính tâm hồn được khơi nguồn từ một thực thể mang tính thần thánh, trong khi
đó ở Việt Nam chính thể hiện tại là vô thần.
Đây là chướng ngại lý giải vì sao hình tượng nữ thần công lý không được phổ biến ở Việt Nam và từ ‘công lý’ không được nhắc đến trong nền tư pháp.
Nhân danh gì?
Hệ thống tòa án được thiết kế trên cơ sở học hỏi hệ thống tòa án Phương Tây, nhưng một số khái niệm hay hình tượng do không phù hợp nên khó vận dụng vào Việt Nam như hình tượng nữ thần công lý.
Điều này dẫn đến là khi bị khuyết thiếu những thành tố để cấu thành nên một hệ thống hoàn chỉnh thì người ta đã xoay sở để có được thành tố phù hợp đắp vào chỗ còn thiếu.
Ví như vấn đề tòa án xét xử nhân danh cái gì?
Tòa án nước ngoài nhân danh công lý để xét xử nhưng tòa án ở Việt Nam không nhân
danh công lý, thay vào đó tòa án nhân danh nhà nước hay nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhưng sự bù đắp kiểu này lại gây ra những bất cập mà nếu mổ xẻ ra sẽ cho thấy những điều vô lý.
Nếu tòa án nhân danh nước cộng hòa thì không ổn, vì đất nước mặc dù cao quý nhưng không có tinh
thần, không có tâm hồn nên đất nước không được cho là thực thể có khả năng đoán định đúng sai đem lại công lý.
Nếu nhân danh nhà nước thì cũng không ổn, vì nhà nước chỉ là sản phẩm công cụ của con người, có thể trở thành một bên đương sự đối trọng với người dân.
Trong hệ thống pháp luật đã có một luật là Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, vậy khi Nhà nước có sai phạm và trở thành một bên đương sự thì làm sao Nhà nước vừa là người phán quyết đem lại công lý vừa là đương sự được?
Hệ thống tư pháp là sản phẩm vay mượn từ bên ngoài nhưng các chế định pháp lý đã bị uốn chỉnh sao cho phù hợp với thực tế trong nước, nhưng vì nhiều nguyên do khác
nhau nó trở thành một hệ thống không hoàn chỉnh.
"Nền tư pháp đã rất kém trong việc đảm bảo công lý và xử lý tội phạm"
Bài toán khó
Nhà nước đã nhận ra những điều bất cập của hệ thống tư pháp nên đã có chủ trương sửa đổi cải cách tư pháp và Chủ tịch nước là Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương.
Chủ tịch nước yêu cầu tòa án phải mang lại công lý cho mọi người, đây có thể là một ẩn ý sâu xa chứa đựng một chủ trương lớn.
Theo đó trách nhiệm nặng nề được giao cho tòa án làm sao hóa giải các mâu thuẫn để đưa hình tượng nữ thần công lý vào hệ thống tư pháp vốn không theo tôn
giáo nào.
Tức là nội hóa một triết thuyết pháp lý quan trọng của thế giới.
Nhưng tòa án có thể biến khó thành dễ bằng việc sử dụng chữ ‘công lý’ trong
các bản án để đem ‘công lý’ đến cho mọi người.
Nếu muốn tòa án còn làm được gì hơn thế, đem đến công lý thực chất cho mọi người thì phải nâng cao vị thế chính trị và mở rộng quyền hạn pháp lý cho tòa
án.
Nhưng vấn đề là một khi tòa án lớn quyền thì lại là mối đe dọa đối với các chủ thể khác.
Lâu nay quyền tư pháp yếu hơn rất nhiều so với quyền hành pháp.
Chính phủ đã thụ hưởng sự an toàn từ một nền tư pháp yếu.
Nền tư pháp đã rất kém trong việc đảm bảo công lý và xử lý tội phạm.
Chủ trương cải cách tư pháp đã có nhưng việc này khó thể thành công nếu vẫn chối bỏ ‘công lý’ và quyền tư pháp vẫn bị kìm giữ trong tình trạng yếu kém như lâu nay.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của luật sư Ngô Ngọc Trai, Giám đốc Công ty luật Công chính từ Hà Nội.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment