Tòa án Úc cấm báo chí đụng đến tên 4 lãnh đạo CSVN
7.08.2014 MELBOURNE, Aus. (NV) - Trong một lệnh cấm không được phổ biến công khai, Tòa Thượng Thẩm của tiểu bang Victoria, Úc, không cho báo chí nước này nêu tên 4 lãnh đạo cao cấp của Việt Nam.
Bốn ông này gồm 2 người đương quyền là Trương Tấn Sang, chủ tịch nước,
và Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng. Hai người đã về hưu là Nông Ðức Mạnh (cựu tổng
bí thư đảng CSVN) và Lê Ðức Thúy (cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước).
Nông Ðức Mạnh (giữa) và Nguyễn Tấn Dũng (phải), hai trong số 4 nhân vật mà tòa án tiểu bang Victoria cấm báo chí không được nhắc tên. (Hình: Getty Images) |
Lệnh cấm nằm trong một văn bản của Tòa Thượng Thẩm Úc đề ngày 19 tháng
6, 2014 bị tổ chức Wikileaks bật mí hôm 29 tháng 7, 2014 vừa qua nhưng không
được nhiều người để ý cho tới mới đây.
Tổ chức này đưa ra cả bản 'PDF' trên đó tòa án cấm báo chí không được
nêu tên tổng cộng 17 lãnh tụ và quan chức chóp bu, đương quyền hay đã nghỉ hưu,
của ba nước Indonesia, Malaysia và Việt Nam, khi đề cập đến tin tức vụ án hối
lộ in tiền giấy nhựa polymer.
Mục đích của lệnh cấm đưa tin, theo văn bản của Tòa án Úc là “ngăn
chặn tổn hại đến mối quan hệ quốc tế gây ra bởi việc phổ biến các tài liệu có
thể gây tổn hại thanh danh của những người được nêu tên vốn không phải là đối tượng
bị truy tố trong vụ án.”
Lệnh cấm này có giá trị hiệu lực 5 năm kể từ ngày ra lệnh, trừ phi
được bãi bỏ.
Bảy viên chức tại Note Printing Australia Pty Ltd (công ty in tiền
của chính phủ Úc), và công ty môi giới dịch vụ in tiền Securency (vốn của RBA
một nửa và tư nhân Anh quốc một nửa) bị kết án xong thì tòa án Úc đưa ngay ra
lệnh cấm nói trên.
Ngay sau khi vụ việc bị Wikileaks xì ra, hôm đầu tháng, chính phủ
Indonesia lên tiếng đòi Úc giải thích. Chính phủ Úc vội vàng đưa ra một bản tuyên
bố nói rằng “cả hai ông tổng thống đương quyền và cựu tổng thống của Indonesia
không là đối tượng của vụ án” tức không liên can nên báo chí bị cấm nêu tên.
Nhà cầm quyền Hà Nội cho lệnh Bộ Ngoại Giao, hôm Thứ Năm, 7 tháng
8, 2014, lên tiếng “yêu cầu Australia giải thích về lệnh kiểm duyệt liên quan
vụ in tiền.”
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, “Ngày 7 tháng 8, Bộ Ngoại Giao đã mời
đại sứ Australia tại Hà Nội lên để trao công hàm phản đối về lệnh kiểm duyệt này.
Công hàm của Bộ Ngoại Giao Việt Nam nêu rõ, Việt Nam cực lực phản đối việc Tòa
án Tối cao bang Victoria của Australia ban hành lệnh kiểm duyệt liên quan đến
vụ in tiền polymer có nêu tên một số quan chức cấp cao nước ngoài trong đó có
Việt Nam.”
Hà Nội kêu rằng, “Việc làm này xúc phạm danh dự cá nhân lãnh đạo Việt
Nam cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Australia giải thích
nghiêm chỉnh lệnh kiểm duyệt này và công khai khách quan về vụ án để mọi người
hiểu đúng sự thật.”
Chẳng đợi tới nhà cầm quyền Indonesia, CSVN đòi bạch hóa vụ việc,
Wikileaks đã phổ biến văn bản của Tòa Thượng Thẩm bang Victoria tại địa chỉ https://wikileaks.org/aus-suppression-order/WikiLeaks-Australian-suppression-order.pdf.
(TN)
Việt Nam phản đối lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ tiền polymer
- VÌ QUYỀN LỢI CỦA ĐẢNG, vội vàng triệu hồi đại sứ Úc để cực lực phản đối họ đi sâu quá vào bí mật của đảng.
- VÌ
QUYỀN LỢI CỦA ĐẢNG, chưa bao giờ triệu hồi đại sứ TQ để cực lực
phản đối TQ sát hại ngư dân
- Sau các thông tin từ Australia, Việt Nam đưa vụ việc vào danh sách các vụ án tham
nhũng phức tạp mà CHỈ
CÓ BAN CHỈ ĐẠO TƯ ĐÔN ĐỐC, XEM XÉT. Kết luận: CHƯA PHÁT HIỆN THAM NHŨNG!
Trong thông cáo phát đi chiều 7/8, Bộ Ngoại giao cho biết đã mời Đại sứ Australia tại Hà Nội lên trao công hàm phản đối Toà án Tối cao bang Victoria ban hành lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ in tiền polymer có nêu tên một số quan chức cấp cao nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Công hàm nêu rõ: "Việc làm này xúc phạm danh dự cá nhân Lãnh đạo Việt Nam cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Australia giải thích nghiêm chỉnh Lệnh kiểm duyệt này và công khai khách quan về vụ án để mọi người hiểu đúng sự thật".
Theo Bộ Ngoại giao, Đại sứ Australia đã ghi nhận ý kiến và cho biết Chính phủ Australia sẽ xem xét vấn đề một cách nghiêm túc.
Lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ án in tiền polymer được Toà án Tối cao Victoria ban hành ngày 19/6 vừa qua, và được dẫn lại trên trang Wikileaks.
Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện những thông tin Việt Nam có liên quan trong vụ án tiền polymer tại Australia. Năm 2009, The Age đăng loạt bài điều tra về sự không minh bạch trong các hợp đồng của Securency, công ty trực thuộc Ngân hàng Trung ương Australia. Securency cũng được cho là đã thông qua đại lý tại Việt Nam - Công ty CFTD để giành hợp đồng cung cấp chất nền in tiền polymer.
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/viet-nam-phan-doi-lenh-kiem-duyet-lien-quan-den-vu-tien-polymer-3028212.html
https://wikileaks.org/aus-suppression-order/WikiLeaks-Australian-suppression-order.pdf
Trong thông cáo phát đi chiều 7/8, Bộ Ngoại giao cho biết đã mời Đại sứ Australia tại Hà Nội lên trao công hàm phản đối Toà án Tối cao bang Victoria ban hành lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ in tiền polymer có nêu tên một số quan chức cấp cao nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Công hàm nêu rõ: "Việc làm này xúc phạm danh dự cá nhân Lãnh đạo Việt Nam cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Australia giải thích nghiêm chỉnh Lệnh kiểm duyệt này và công khai khách quan về vụ án để mọi người hiểu đúng sự thật".
Theo Bộ Ngoại giao, Đại sứ Australia đã ghi nhận ý kiến và cho biết Chính phủ Australia sẽ xem xét vấn đề một cách nghiêm túc.
Lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ án in tiền polymer được Toà án Tối cao Victoria ban hành ngày 19/6 vừa qua, và được dẫn lại trên trang Wikileaks.
Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện những thông tin Việt Nam có liên quan trong vụ án tiền polymer tại Australia. Năm 2009, The Age đăng loạt bài điều tra về sự không minh bạch trong các hợp đồng của Securency, công ty trực thuộc Ngân hàng Trung ương Australia. Securency cũng được cho là đã thông qua đại lý tại Việt Nam - Công ty CFTD để giành hợp đồng cung cấp chất nền in tiền polymer.
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/viet-nam-phan-doi-lenh-kiem-duyet-lien-quan-den-vu-tien-polymer-3028212.html
https://wikileaks.org/aus-suppression-order/WikiLeaks-Australian-suppression-order.pdf
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment