Tuesday, August 5, 2014

Quảng Bình: Dân nổi lửa đốt đường, chặn xe phản đối CA đánh linh mục


Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng con trai 18 tháng tuổi bị CA bắt cóc

Cù Huy Hà Vũ tố cáo chế độ độc tài của CSVN ở quốc hội Hoa Kỳ


Cập nhật tin 19:00: Blogger Mẹ Nấm đã rời khỏi trụ sở công an Tỉnh Khánh Hoà - 80 Trần Phú, Nha Trang. An ninh Khánh Hoà tiếp tục triệu tập chị lên làm việc vào 8h sáng mai.

CTV Danlambao
 - Lúc 16:30' chiều nay, 4/8/2014, blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng con trai 18 tháng tuổi đã bị lực lượng an ninh tỉnh Khánh Hòa chặn đường bắt cóc khi đang đi trên đường.

Trước đó, vào lúc 15 giờ cùng ngày, công an cũng đã trực tiếp đến nhà Mẹ Nấm gửi giấy triệu tập yêu cầu 1 tiếng sau - tức 16 giờ chiều phải có mặt tại trụ sở CA tỉnh Khánh Hòa với nội dung "làm việc về các bài viết có nội dung xấu trên facebook".

Hiện nay, hai mẹ con blogger này đang bị giam giữ phi pháp tại trụ sở CA tỉnh Khánh Hòa, địa chỉ: 80 Trần Phú, Nha Trang. Số điện thoại: 0583 527 060.

Ngay sau khi nhận được giấy triệu tập một cách tùy tiện và ngang ngược của CA, Mẹ Nấm đã gửi thư phản hồi và phổ biến trên facebook với nội dung:


Nha Trang, ngày 4 tháng 08 năm 2014 

THƯ PHẢN HỒI GIẤY TRIỆU TẬP 

Người nhận: Thượng Uý Đỗ Bảo Liêm – Cơ quan ANĐT tỉnh Khánh Hoà

Tôi là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, sinh năm 1979. 

Chỗ ở: 24 Đặng Tất, phường Vĩnh Phước, Tp Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. 

Lúc 15h ngày 04/08/2014, tôi có nhận giấy triệu tậo số 26 (lần 2) yêu cầu có mặt tại CA tỉnh Khánh Hoà vào lúc 16h ngày 4/08/2014 để “làm việc về các bài viết có nội dung xấu trên Facebook”. 

Cần xét lại giấy triệu tập lần 1 mà cơ quan ANĐT đưa tận tay tôi sau khi giam giữ tôi gần 9 tiếng đồng hồ tại 80 Trần Phú, Nha Trang nhằm cản trở tôi tham dự hội thảo do đại sứ quán Úc tổ chức tại Hà Nội là không liên quan đến nội dung làm việc với nhau. 

Xét thấy thời gian gửi giấy triệu tập lần 2 là không hợp lý để tôi thu xếp công việc cá nhân. 

Xét thấy lý do triệu tập để làm việc về các bài viết trên Facebook khi cơ quan ANĐT đã kết luận là “xấu” không hợp lý với cá nhân tôi. 

Nên bằng thư phản hồi này, tôi thông báo để ông Liêm rõ, tôi không đến cơ quan ANĐT làm việc theo giấy triệu tập. 

Hiện nay, cơ quan ANĐT đang tạm giữ trái phép giấy tờ tuỳ thân và tài sản cá nhân của tôi. Đó có lẽ là lý do duy nhất để tôi có cơ sở làm việc với quý vị. 

Thông qua thư phản hồi này, tôi yêu cầu cơ quan công an Khánh Hòa chấm dứt các hành vi sách nhiễu, theo dõi đối với cá nhân tôi như đã xảy ra trong nhiều ngày qua.

Tôi phản đối và lên án mọi hành vi hànhi tước đoạt tài sản, bắt người trái phép... của cơ quan CA Khánh Hòa đối với tôi.

Kính báo,

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Giấy triệu tập gửi đến gia đình Mẹ Nấm lúc 15 giờ, 
yêu cầu 16 giờ phải đến trụ sở CA 'làm việc' (tức đúng 1 tiếng sau)




Quảng Bình: Dân nổi lửa đốt đường, chặn xe phản đối CA đánh linh mục


CTV Danlambao - Theo tin từ facebook Hung Tran, vào tối ngày 29/7, linh mục Trương Văn Vút trên đường đi làm lễ đã bất ngờ bị một nhóm công an giả dạng côn đồ chặn đường, đánh đập gây thương tích. Sau khi xảy ra vụ việc, người dân giáo xứ Đá Nện (xã Thanh Thạnh, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) đã lập tức yêu cầu nhà cầm quyền địa phương điều tra làm rõ thủ phạm, nhưng không được đáp ứng.

Bất bình trước hành vi bao che tội ác của công an, người dân trong vùng đã buộc phải phản ứng bằng cách nổi lửa đốt đường, chặn một đoàn xe chở cán bộ và công an.

Theo người dân, kẻ trực tiếp tấn công và đấm vào mặt  linh mục Trương Văn Vút tối 29/7 chính là một viên công an địa phương tên Nguyễn Văn Hiến. Ngoài ra, tại hiện trường còn xuất hiện một viên công an sắc phục tham gia vụ hành hung.

Hình ảnh do facebook Hung Tran phổ biến cho thấy một đoàn xe biển số xanh của nhà nước, trong đó có một xe biển số 73B-1097 bị chặn lại trước trận 'hỏa công'.

Giữa đường, người dân nổi lửa đốt cháy bằng rơm củi, khói bốc lên nghi ngút. 

Vụ hành hung đối với linh mục Trương Văn Vút diễn ra đúng thời điểm báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tự do tôn giáo-  tín ngưỡng, ông Heiner Beilefeldt đến Việt Nam.





Hàng trăm người dùng ghe chống đoàn cưỡng chế


Người dân bao vây, cản trở lực lượng cưỡng chế - Ảnh: Lê Lâm 


Lê Lâm (Thanh Niên Online) - Sáng qua 2.8, hàng trăm hộ dân nuôi cá bè trên sông Cái (còn gọi là làng cá bè Tân Mai, nằm trên một nhánh sông Đồng Nai, đoạn qua TP.Biên Hòa, Đồng Nai) đã dùng ghe nhỏ dàn ra sông để chống đoàn cưỡng chế.

Khoảng 8 giờ cùng ngày, khi đoàn cưỡng chế của UBND TP.Biên Hòa (gồm công an, dân quân tự vệ, cảnh sát phòng cháy chữa cháy...) cùng người thu mua cá và chiếc sà lan có gắn cần cẩu tiến đến làng cá bè Tân Mai thì xuất hiện hàng trăm người với đầy đủ thành phần già trẻ, lớn bé đi trên ghe ùa ra phản đối, bao vây cản trở lực lượng chức năng thi hành nhiệm vụ.

Theo tìm hiểu của Thanh Niên, số người tụ tập phản đối này chủ yếu quê ở Nam Định vào đây nuôi cá, mỗi hộ đều có từ 2 bè cá và hàng chục lồng cá, thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng. Chính vì thế, nhiều người đã tụ tập, gây áp lực với đoàn cưỡng chế. Bà Nguyễn Lệ Xuân (một trong những hộ dân nằm trong danh sách cưỡng chế di dời), nói: “Đang vào mùa nước lớn rất khó di dời. Quá trình di dời, nếu không may bị thủng bè khiến cá thoát ra ngoài là tôi trắng tay. Còn nếu bán cho chính quyền, cá dưới nửa ký họ mua với giá 8.000 đồng/kg, còn nửa ký trở lên thì 30.000 đồng/kg là quá thấp so với thị trường. Tôi mong chính quyền cho tôi thêm vài tháng nữa khi xuất bán xong lứa cá này tôi sẽ tự động di dời và tháo dỡ, nhưng không được chấp thuận”.

Trước áp lực của các hộ dân nuôi cá bè, đến khoảng 17 giờ cùng ngày, đoàn cưỡng chế đã rút về sau khi hai bên đạt thỏa thuận. Chính quyền sẽ hỗ trợ kinh phí để người dân tự di dời trong vài ngày tới. Ông Nguyễn Kim Phước, Trưởng phòng Kinh tế TP.Biên Hòa (Trưởng đoàn cưỡng chế), cho biết: "Theo kế hoạch, trong sáng 2.8 đoàn sẽ tiến hành cưỡng chế 12 hộ dân nhưng vào chiều qua có 7 hộ đã tự nguyện di dời nên chỉ còn lại 5 hộ”.

Nhằm hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước và tạo nên một điểm tham quan du lịch bằng đường sông, năm 2002, UBND TP.Biên Hòa đã lập dự án quy hoạch làng cá bè Tân Mai. Đến năm 2005 thì dự án được phê duyệt, sau đó trải qua nhiều lần điều chỉnh. Lần điều chỉnh gần nhất là vào tháng 6.2013, theo đó sẽ có 247 hộ được nuôi 271 bè trên đoạn sông hiện hữu với tổng chiều dài gần 4 km (hiện khu vực này tồn tại hơn 650 bè cá và hàng trăm lồng cá của gần 300 hộ dân). Bè sử dụng có kích thước 8 m x 4 m x 2 m. Tối đa một hộ chỉ được nuôi 2 bè và thời gian tổ chức thực hiện di dời, sắp xếp là từ ngày 15.6.2013 đến 10.8.2013. Tuy nhiên, đến nay rất ít người chịu làm đúng theo quy hoạch, vì vậy UBND TP.Biên Hòa quyết định cưỡng chế, di dời về vị trí mới theo "Dự án quy hoạch làng cá bè".




Nghệ An: Dân hỏi, cán bộ... đuổi về!


Những hộ dân nằm trong diện được bồi thường, hỗ trợ do dự án đường điện 110KV xóm 3, xã Mỹ Thành vẫn còn khúc mắc số tiền được bồi thường do thông báo không nhất quán mức bồi thường qua nhiều lần họp dân của cán bộ xã Mỹ Thành
Xuân Hòa (GDVN) - Dân có thắc mắc, cán bộ xã không trả lời mà đuổi ra khỏi trụ sở. Sau đó, còn đe dọa đuổi việc con để ép mẹ nhận tiền đền bù...Chuyện đang xảy ra tại Nghệ An.

Mỗi lúc xã nói một kiểu

Tháng 4/2013 đường dây và trạm biến áp 110KV Yên Thành – Đô Lương, Nghệ An được xây dựng, đây là dự án trọng điểm của tỉnh Nghệ An nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy của hệ thống điện trong khu vực.

Tuyến đường điện trên do Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc làm chủ đầu tư, xuất tuyến từ trạm biến áp 220kV Đô Lương E15.10 và điểm kết thúc tại thị trấn Yên Thành (Nghệ An). Dự kiến trong tháng 8/2014 công trình sẽ hoàn thành đi vào hoạt động. Hiện toàn bộ các trụ điện đã được dựng xong và đang trong quá trình kéo dây.

Trong quá trình thi công do đường dây phải đi qua nhiều xã của hai huyện Đô Lương và Yên Thành (Nghệ An) nên chủ đầu tư đã tiến hành giải phóng mặt bằng theo đúng quy trình. Tuy nhiên, tại xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An nơi có đường điện đi qua việc giải phóng mặt bằng không thống nhất đã khiến người dân khúc mắc và bức xúc.

Dự án đường lưới điện 110KV Đô Lương - Yên Thành chạy qua địa phận nhiều xã của hai huyện Đô Lương , Yên Thành và ảnh hưởng không ít đến các hộ gia đình

Theo những hộ dân tại xóm 3, xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành cho biết: Do trong các cuộc họp để thống nhất việc bồi thường cho người dân thì cán bộ chính quyền xã đã nhiều lần đưa ra nhiều mức bồi thường, hỗ trợ khác nhau, không đồng nhất nên người dân không biết đâu là đúng.

“Lúc đầu cán bộ địa chính xã họp thì nói bồi thường mức 200.000 đồng/m2, sau lại nói 80.000 đồng/m2. Nhưng cuối cùng khi chúng tôi lên nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng thì lại chỉ nhận được có 40.000 đồng/m2. Địa phương không hề có một văn bản nào trả lời cụ thể mà thông báo mức bồi thường, hỗ trợ cho người dân bằng miệng và không nhất quán nên chúng tôi sinh ra thắc mắc”, chị Nguyễn Thị Sáu, xóm 3, xã Mỹ Thành cho biết.

“Trong nhiều cuộc họp khi ông Chinh (cán bộ địa chính xã Mỹ Thành) nói gia đình tôi được bồi thường và hỗ trợ 50 triệu. Lúc lại nói gia đình tôi được bồi thường 59 triệu rồi khi lại nói được 74 triệu. Nói chung là chẳng có sự nhất quán nào nên tôi cũng không biết chính xác mình được hỗ trợ, bồi thường bao nhiêu. Chỉ đến khi nhận tiền thì thấy được 74 triệu thôi các chú ạ! Làm việc kiểu gì mà lạ quá, phải có sự nhất quán rồi hãy thông báo cho người dân chứ”, chị Nguyễn Thị Hoa, xóm 3, xã Mỹ Thành bức xúc nói.

Không chỉ gia đình chị Sáu, chị Hoa mà gia đình chị Nguyễn Thị Hai, gia đình bà Nguyễn Thị Phượng cũng chung nỗi bức xúc đó. Do đó việc giải phóng mặt bằng ở đây đã gặp khó khăn do người dân khúc mắc trong việc thông báo mập mờ tiền hỗ trợ, bồi thường nên họ không đồng ý nhận tiền.

Tuyên truyền, vận động hay ép buộc?

Sau khi khoanh vùng và xác định khu vực cần bồi thường để xây dựng các cột điện và khu vực ảnh hưởng của các hộ dân chủ đầu tư đã tiến hành việc chi trả tiền bồi thường và hỗ trợ. Tuy nhiên, do cách tuyên truyền phổ biến trước đó của cán bộ xã Mỹ Thành nên người dân không chịu nhận tiền bồi thường. Cùng với đó họ yêu cầu chính quyền trả lời rõ số tiền thực tế họ được nhận là bao nhiêu?

Sự thắc mắc đó của người dân là hợp lý nhưng khi người dân lên trụ sở xã Mỹ Thành yêu cầu cán bộ xã giải thích lại bị cán bộ địa phương này đuổi ra khỏi trụ sở.

Chị Nguyễn Thị Sáu cho biết: Mặc dù còn thắc mắc mức bồi thường nhưng do bị Chủ tịch xã Mỹ Thành dọa đuổi con gái đang dạy hợp đồng ở trường mầm non xã nên chị phải nhận

“Do không nhất quán mức bồi thường nên tôi lên gặp ông Chinh cán bộ địa chính xã hỏi cho rõ thì bị mấy cán bộ đang làm việc ở đây đuổi ra khỏi trụ sở. Đã không trả lời cho dân hiểu thì thôi lại còn đối xử với người dân như vậy? Cán bộ xã mà ứng xử vậy hả các chú?”, bà Nguyễn Thị Phượng, xóm 3, xã Mỹ Thành bức xúc nói.

Các hộ gia đình khác nằm trong diện được nhận bồi thường đều cho biết: Khi họ còn chưa rõ mức bồi thường cần được giải thích thì cán bộ địa chính xã và chủ tịch xã đã dọa nạt họ “nếu không nhận tiền bồi thường thì sau sẽ không trả nữa”.

Không những vậy trường hợp của gia đình chị Nguyễn Thị Sáu thì còn cho biết, ông Nguyễn Văn Định – Chủ tịch xã Mỹ Thành dọa nếu không chịu nhận bồi thường sẽ cho con gái chị đang làm giáo viên hợp đồng tại trường mầm non xã Mỹ Thành nghỉ việc. 

“Gia đình tôi còn chưa rõ thì tôi hỏi nhưng đến khi ông Định dọa nếu không nhận tiền bồi thường thì ông ấy sẽ đuổi con gái tôi đang dạy hợp đồng trường tại trường mầm non xã. Vì nghĩ đến con, sợ con bị đuổi làm nên tôi đành chấp nhận lấy tiền bồi thường chứ tôi vẫn ấm ức vì chưa được giải thích rõ thực chất gia đình tôi được nhận bao nhiêu tiền bồi thường”.

Việc ông Nguyễn Văn Định - Chủ tịch xã Mỹ Thành thừa nhận có ý định cho con gái chị Sáu nghỉ dạy cho thấy việc người dân phản ánh bị cán bộ xã ép nhận tiền bồi thường là có cơ sở

Theo tìm hiểu của PV Báo Giáo dục Việt Nam thì con gái chị Sáu là chị Nguyễn Thị Phượng làm giáo viên hợp đồng trường của Trường mầm non xã Mỹ Thành đã 3 năm nay. Kinh phí chi trả cho chị Phượng là do phụ huynh các học sinh đóng góp. Trong thời gian làm việc tại đây chị Phượng không vi phạm gì và cũng không bị phụ huynh học sinh nào phản ánh tiêu cực nào. Hiện chị Phượng cũng đã lập gia đình riêng chứ không còn ở với gia đình chị Sáu nữa.

Trước sự việc trên chúng tôi đã có cuộc làm việc với ông Nguyễn Văn Định - Chủ tịch xã Mỹ Thành. Về vấn đề không nhất quán việc thông báo mức bồi thường cho các hộ dân thì ông Định cho rằng, cái đó thể là do lỗi của ông Chinh (Cán bộ địa chính xã Mỹ Thành). 

Việc người dân phản ánh cán bộ xã Mỹ Thành ép họ nhận tiền bồi thường và đuổi họ ra khỏi trụ sở khi họ lên hỏi lại mức bồi thường ở xã thì ông Định lý lẽ: “Dân họ nói gì tôi không biết, họ nói cán bộ xã ép phải nhận tiền bồi thường là không có cơ sở. Dân ai chẳng muốn được bồi thường cao. Xã cũng nằm trong ban giải phóng mặt bằng nhưng xã không chi trả tiền bồi thường. Xã cũng đã nhiều lần xuống tuyên truyền, vận động cho người dân hiểu nhưng họ không chịu nghe”.

Còn về việc ông Định đe dọa gia đình chị Sáu nếu không nhận số tiền bồi thường thì sẽ cho con gái chị đang dạy mầm non xã Mỹ Thành nghỉ dạy, ông Định thẳng thừng tuyên bố: "Tôi chưa khi nào nói với bà ấy vậy cả. Nhưng tôi cũng đã có dự định đó bởi bà ấy quá đáng, hay nói lung tung. Bà ấy còn lằng nhằng, tôi nữa ép nữa".

Qua việc ông Định thừa nhận có ý định cho con chị Sáu nghỉ dạy cho thấy việc người dân ép họ nhận tiền bồi thường là có cơ sở. 

Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục đề cập đến vấn đề này.




Cướp là quan - Quan là cướp...


Cán bộ xã tự cấp đất cho nhau

Nguyễn Đức (Plo.vn) - Dù quỹ đất dành cho người dân diện giải tỏa, tái định cư nhưng lãnh đạo xã cấp cho nhiều cán bộ trong xã. Tỉnh chỉ đạo xử nghiêm nhưng huyện chỉ phê bình các cá nhân sai phạm.

Sự việc cán bộ xã Xuân Lập, thị xã Long Khánh (Đồng Nai) tự cấp đất cho nhau chỉ được phát hiện khi ông Tạ Minh Hùng (ngụ xã Xuân Lập) gửi đơn tố cáo lên cơ quan chức năng. Tuy nhiên, việc địa phương xử lý cán bộ sai phạm chưa nghiêm gây bức xúc cho người dân.

Cán bộ lấy suất tái định cư của dân

Năm 2000, Tổng Công ty Cao su Đồng Nai thanh lý cao su già. Sau khi thanh lý, toàn bộ diện tích thửa đất số 975 (gọi là thửa 4D) còn để trống. Năm 2007, UBND xã Xuân Lập có văn bản đề nghị Tổng Công ty Cao su Đồng Nai thỏa thuận địa điểm để thực hiện một số dự án xây dựng, như trung tâm văn hóa, trường học... Còn lại khu đất rộng gần 18.000 m2, xã đề nghị quy hoạch làm khu dân cư.

Theo đề xuất, UBND xã Xuân Lập sẽ bố trí tái định cư cho 17 hộ thuộc diện phải giải tỏa nhà, đất ở địa phương. Tháng 5-2009, Tổng Công ty Cao su Đồng Nai tạm bàn giao đất cho UBND xã Xuân Lập để bố trí tái định cư. Khi nhận khu đất trên, lẽ ra UBND xã Xuân Lập phối hợp với Phòng TN&MT thị xã Long Khánh để tham mưu cho lãnh đạo thị xã gửi văn bản trình UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định thu hồi, giao đất đúng quy định pháp luật. Đằng này, UBND xã Xuân Lập đã tự ý lập bản vẽ, phân khu đất làm ba dãy với tổng cộng 72 lô nền nhà, mỗi lô rộng 100 m2.

Danh sách chín cán bộ xã được ưu ái cấp đất trong khi không thuộc diện được cấp. Ảnh: N.ĐỨC

Tiếp đến, lãnh đạo UBND xã Xuân Lập tự ý bố trí đất tái định cư cho 17 hộ và giao đất cho 52 hộ, cá nhân (không thuộc diện bố trí tái định cư) mà không có quyết định của cấp thẩm quyền. Đáng chú ý, trong khi nhiều hộ dân chưa nhận được bố trí đất tái định cư thì chín cán bộ xã đã làm đơn xin được cấp đất với lý do “khó khăn về nhà ở, nhà xa”. Ngay sau đó các cán bộ xã được cấp 1-2 nền
(100 m2/nền). Theo người dân, các cán bộ này đều có nhà cửa ổn định, khang trang.

Các cán bộ được cấp đất gồm: Ông Phan Văn Hiệp - Chủ tịch HĐND xã, bà Vũ Thị Kim Thảo - Phó Chủ tịch UBND xã; ông Lê Hoàng Lâm - Trưởng Công an xã; Lê Quốc Trong - Phó Công an xã; Tạ Văn Hậu - chỉ huy trưởng xã đội; ông Vũ Đình Hòa, Nguyễn Nhật Trường - cán bộ địa chính xã, ông Nguyễn Văn Tài - cán bộ xã (anh trai của ông Nguyễn Việt Hùng, hiện là bí thư xã Xuân Lập), bà Lâm Thị Minh Nga - cán bộ xã.

Tỉnh chỉ đạo xử nghiêm, huyện chỉ phê bình

Tháng 9-2013, Thanh tra thị xã Long Khánh kết luận chỉ ra nhiều sai phạm của lãnh đạo UBND xã Xuân Lập. Kết luận nêu rõ: Trong khi chưa được cấp có thẩm quyền thu hồi, giao đất (Công ty Cao su Đồng Nai mới tạm bàn giao đất), không lập phương án sử dụng đất, phương án tái định cư… UBND xã Xuân Lập đã tự ý giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng là trái với pháp luật đất đai. Thanh tra đề nghị thu hồi diện tích đất đã giao sai cho các cán bộ, đồng thời UBND xã phối hợp với Phòng TN&MT thị xã lập các thủ tục trình UBND thị xã ban hành quyết định giao đất theo đúng quy định. Thanh tra cũng đề nghị làm rõ trách nhiệm, sai phạm của các cán bộ, Đảng ủy, UBND xã Xuân Lập trong việc quản lý đất đai xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Kết luận thanh tra như vậy nhưng các cán bộ có liên quan sau đó vẫn không bị xử lý, kỷ luật.

Thấy việc giải quyết không đến nơi đến chốn, người dân tiếp tục gửi đơn tố cáo lên UBND tỉnh Đồng Nai, các cơ quan chức năng trung ương. Đến tháng 3-2014, ông Đinh Quốc Thái - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản yêu cầu xử lý nghiêm trách nhiệm tập thể, cá nhân sai phạm. Thế nhưng đến nay, ngoài việc thu hồi đất đã cấp sai cho cán bộ, những cán bộ có liên quan đến việc cấp đất chỉ bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Trao đổi với PV báo Pháp Luật TP.HCM về việc xử lý các sai phạm của lãnh đạo xã Xuân Lập, ông Hoàng Trọng Phương - Quyền Chánh Văn phòng UBND thị xã Long Khánh, Đồng Nai, khẳng định: “Lãnh đạo UBND thị xã đã chỉ đạo xử lý trách nhiệm các cán bộ xã liên quan. Về mặt Đảng, UBKT Thị ủy đã phê bình tập thể Đảng ủy xã, đồng thời phê bình tập thể UBND xã Xuân Lập đã để xảy ra vụ việc sai phạm”.

Khi PV đặt vấn đề lãnh đạo thị xã vì sao chưa xử lý nghiêm cán bộ có sai phạm, ông Phương cho rằng: “Do đã thu hồi số đất cấp sai cho chín cán bộ nên chỉ xử lý phê bình cá nhân cán bộ liên quan thôi đến việc cấp sai thôi. Hơn nữa chủ tịch xã thì cũng đã nghỉ việc rồi. Sai phạm thì có nhưng ở đây không có gì trục lợi gì nên không kỷ luật nặng”.

Về hướng giải quyết đối với các hộ dân thuộc diện giải tỏa, tái định cư chưa được cấp đất, ông Phương thông tin: Lãnh đạo thị xã Long Khánh chỉ đạo cho UBND xã Xuân Lập phối hợp với Phòng TN&MT thị xã nhanh chóng hoàn thành thủ tục trình các cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giao đất cho các hộ dân để họ sớm ổn định cuộc sống. Theo thông tin PV nắm được, Ban Nội chính Trung ương vừa có văn bản gửi cho lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo, xử lý nghiêm vụ việc.


Ông Đinh Quốc Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai:

Xử lý nghiêm cán bộ sai phạm

Chủ tịch UBND thị xã Long Khánh có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục các sai sót trong việc giao, cấp đất không đúng đối tượng, không đúng pháp luật của UBND xã Xuân Lập. Đồng thời xử lý nghiêm trách nhiệm của tập thể, cá nhân về các sai phạm liên quan. Tổ chức kiểm tra, giám sát đối với việc xét duyệt giao đất và xét đối tượng giao đất; đảm bảo việc tổ chức thực hiện đúng theo quy định, thông báo công khai rộng rãi cho nhân dân xã Xuân Lập biết.





Ảnh của Ngoc Bui.

HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-




Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)














__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link