Tự do ngôn luận và Toàn trị
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-08-05
2014-08-05
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Công an dùng loa yêu cầu dân không tụ tập để phản đối Trung Quốc
gần Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Hà Nội hôm 18/5/2014.
AFP photo
Sự kiện được giới
bloggers quan tâm nhiều trong tuần qua là cuộc hội thảo do Đại sứ quán Úc tổ
chức tại Hà Nội mang chủ đề Truyền thông phi nhà nước. Sự quan tâm này rất là
dễ hiểu vì chính họ, những bloggers đã và đang làm nên nền truyền thông phi nhà
nước đó, một bậc thềm để đi đến một nền báo chí tự do. Một trong những khách
mời của buổi hội thảo là chị Như Quỳnh, được biết đến nhiều hơn với tên gọi
blogger Mẹ Nấm, nói rằng:
Bloggers đóng một vai trò quan trọng vì họ khuyến khích sự tự do
bày tỏ quan điểm với cách đưa tin không bị kiểm soát. Nhất là đối với các
blogger công khai danh tính thì họ cũng ngang bằng với các phóng viên khi họ
chịu trách nhiệm về việc đưa tin trên blog.
Chính sự xuất hiện của các trang
mạng, của giới bloggers, truyền thông phi nhà nước cần được xem xét như là một
vấn đề nghiêm túc, nó tạo ra xu hướng tự do thông tin, buộc nhà nước phải thừa
nhận, đó là điều kiện tiên quyết để cho người Việt Nam thực hiện quyền tự do
ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến của mình.
Nhưng nhà nước Việt Nam chưa công nhận chuyện đó. Nhiều bloggers
trong đó có Mẹ Nấm bị giữ lại không cho đi Hà Nội tham dự.
Không chỉ có các nhà báo và blogger mà ngay cả các tờ báo (chính
thống) như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, và tờ Một Thế Giới vừa nổi lên gần đây cũng là
đích tấn công của dư luận viên.
- Nhà báo Đoan Trang
- Nhà báo Đoan Trang
Sự cất lên tiếng nói còn bao gồm cả những phản biện của giới trí
thức trong những vấn đề kinh tế xã hội. Cách đây vài năm một tổ chức độc lập có
tham vọng làm tư vấn cho nhà nước của một nhóm trí thức, chuyên gia là IDS đã
phải đóng cửa vì một nghị định mang số hiệu 97 của Thủ tướng chính phủ qui định
rằng các phản biện phải được nhà nước kiểm soát. Nhân phát biểu trong tuần qua
của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cao vai trò phản biện của trí thức, blogger Quê
Choa châm biếm:
Nếu bây giờ Thủ tướng kêu gọi giới trí thức phản biện và chính
phủ lắng nghe thì nghị định 97 có còn hiệu lực nữa không? Chính phủ có công
khai bãi bỏ kỉ luật cho tiến sĩ Nguyễn Quang A hay không?
Nếu nghị định 97 còn được duy trì thì lời nói của Thủ tướng chỉ
là mua vui mà thôi.
Trong khi đó dường như đảng cộng sản Việt Nam cũng tích cực mở
rộng sự kiểm soát của mình với sự xuất hiện các bloggers ủng hộ đảng, cũng
thường được nhiều người gọi bằng tên bloggers dư luận viên. Điều này làm hình
thành một bộ phận truyền thông nhà nước trên không gian mạng. Nhà báo Đoan
Trang viết trong bài Sự kiểm duyệt truyền thông ở Việt Nam rằng:
Không chỉ có các nhà báo và blogger mà ngay cả các tờ báo (chính
thống) như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, và tờ Một Thế Giới vừa nổi lên gần đây cũng là
đích tấn công của dư luận viên. Dư luận viên lên án họ "đưa tin sai sự
thật", "bôi nhọ hình ảnh đảng và nhà nước", thậm chí khép
họ vào tội "phản quốc". Rất nhiều khi, dư luận viên còn đi xa hơn,
thông qua việc xâm phạm quyền riêng tư và tung tin bịa đặt về "địch",
tức là blogger, các nhà hoạt động nhân quyền và những người bất đồng chính
kiến.
Đây là một cuộc bút chiến khá đặc biệt, vì không phải các trang
blog ủng hộ đảng cộng sản đó trình bày bài viết của họ trên các báo chính
thống, có thể gọi họ là Nhà nước phi chính thống.
Trong cuộc chiến truyền thông Phi nhà nước và Nhà nước phi chính
thống đó, nhà văn Nguyên Ngọc, một đảng viên cộng sản, sau khi tổ chức cuộc hội
thảo về Phan Chu Trinh và tư tưởng của ông, bị một trang blog Nhà nước phi
chính thống như vậy cho rằng ông là thành viên của đảng Việt Tân, một tổ chức
chính trị mà nhà nước Việt nam xem là khủng bố
. Đáp trả, trang Dân luận viết:
Một hội thảo bàn về tư tưởng khai dân trí và đấu tranh bất bạo
động của Phan Chu Trinh cũng bị coi là "kích động cho một cuộc bạo động và
đòi thay thế chế độ hiện tại" thì không còn gì để nói.
Nhận xét về tình trạng tự do ngôn luận hiện nay, và suy nghĩ về
những hành động cần làm cho tự do ngôn luận, một blogger phi nhà nước là Bác sĩ
Phạm Hồng Sơn viết "Muốn lớn khôn, con người không thể không học nói.
Hãy nói lên đi!
Dĩ nhiên, “học nói” trong một chế độ toàn trị không thể chỉ gặp những tiếng cười hân hoan hay sự dịu dàng như trẻ thơ học nói. Song, nhiều người Việt Nam, tôi đoan chắc, đã thấu hiểu điều này."
Dĩ nhiên, “học nói” trong một chế độ toàn trị không thể chỉ gặp những tiếng cười hân hoan hay sự dịu dàng như trẻ thơ học nói. Song, nhiều người Việt Nam, tôi đoan chắc, đã thấu hiểu điều này."
Chủ nghĩa xã hội
Một cửa hàng bán những sản phẩm tuyên truyền cho ĐCS và CNXH ở
Hà Nội. AFP photo
Sự kiện thứ hai trong tuần qua được giới bloggers cùng công luận
mạng chú ý là việc 61 đảng viên cộng sản kêu gọi Ban chấp hành trung ương đảng
cộng sản Việt nam cùng toàn thể đảng viên từ bỏ ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa, và
phải bạch hóa những thỏa thuận giữa Việt nam và Trung Quốc ở Thành Đô hồi năm
1991.
Giáo sư Tương Lai, một trong 61 vị đảng viên đó nói:
Cái lý do mà chúng tôi đứng lại trong đảng vì chúng tôi muốn
rằng với tư cách là một người đảng viên, chúng tôi muốn làm sao cứu đảng ra
khỏi cơn suy thoái trầm trọng này. Mà suy thoái trầm trọng vì cái đường lối lý
luận sai lầm. Suy thoái về đường lối lý luận sai lầm đó nó dẫn tới một suy
thoái nghiêm trọng khác là sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Nhân danh ý thức hệ Xã
hội chủ nghĩa, và nhân danh cùng do đảng cộng sản lãnh đạo, Trung Quốc thao
túng đảng cộng sản Việt Nam và những người lãnh đạo Việt Nam, biến họ phụ thuộc
vào Trung Quốc.
Câu chuyện ý thức hệ này một lần nữa được xới lên. Blogger Trần
Kỳ Trung, một cựu chiến binh phía miền Bắc Việt nam viết:
Rất mong đảng cộng sản, chính phủ Việt Nam mạnh dạn “ thoát
Trung” thay đổi thể chế, không áp đặt, lệ thuộc vào chủ nghĩa Mác
-Lê Nin đã lạc hậu, không phù hợp với quy luật lịch sử, sửa đổi hiến pháp… đưa
đất nước Việt Nam trở thành một đất nước dân chủ thực sự. Từ đó liên
minh với các nước tự do, dân chủ như Mỹ, Nhật Bản, EU…
Đây là lời trong bài viết mới nhất của Blogger này mang tựa đề
Tại sao tôi thích người Mỹ.
Như tiếp lời với blogger Trần Kỳ Trung, cây bút Thiện Tùng viết
trên trang Bauxite Vietnam:
Ước gì Đảng Cộng sản Việt Nam mạnh dạn hơn, rộng lượng hơn, đặt lợi
ích Tổ quốc và Dân tộc trên lợi ích của Đảng thì dễ biết mấy.
Nan đề Lợi ích dân tộc, lợi ích đảng cũng được blogger Nguyễn
Lân Thắng bộc lộ trong bài viết dạng lá thư mai sau cho con gái của anh:
Cái chế độ mà gia đình ta cũng như nhiều gia đình khác đổ cả máu
và mồ hôi để phụng sự nó hàng chục năm về trước đã không còn vì đất nước, vì
nhân dân nữa. Người ta đã phản bội tất cả những gì đã hứa với dân để vun vén
cho quần thần, cho gia tộc của họ.
Trở lại câu chuyện bức thư gửi đảng cộng sản Việt nam của 61
đảng viên, Giáo sư Tương lai nói rằng ông và các đồng sự của ông muốn rằng đảng
cộng sản quay về với Nhân dân chứ đừng thực thi một chế độ toàn trị phản dân
chủ nữa.
Nhận xét về chế độ toàn trị hiện nay, Luật sư Nguyễn Văn Đài cho
rằng chính sự sợ hãi không nắm được quyền lực mà đảng cộng sản đã ngăn cấm những
bloggers đến dự cuộc hội thảo truyền thông phi nhà nước trong tuần qua.
Và blogger Huỳnh Ngọc Chênh viết về sự sợ hãi đó:
Cái lý do mà chúng tôi đứng lại trong đảng vì chúng tôi muốn
rằng với tư cách là một người đảng viên, chúng tôi muốn làm sao cứu đảng ra khỏi
cơn suy thoái trầm trọng này.
- Giáo sư Tương Lai
Nhìn chung lại, đảng và chính quyền luôn luôn trong tâm trạng
cảnh giác cao độ trước mọi người dân, luôn luôn e ngại bất cứ chuyện tốt đẹp
nào cũng có thể bị công dân lợi dụng để chống phá lại mình. Vì vậy mà có hẳn
một điều luật, điều 258, trừng trị những hành vi lợi dụng các quyền tự do dân
chủ gây tổn hại đến các cá nhân và tổ chức (chỉ cá nhân và tổ chức thuộc đảng
và chính quyền mà thôi).
Mọi hành vi, mọi hoạt động của công dân vì thế phải được rình ngó,
theo dõi, giám sát chặt chẽ, thậm chí phải giám sát ngay cả suy nghĩ trong đầu
họ để xem họ có động cơ lợi dụng hay không để kịp thời ngăn chặn, trấn áp hoặc
bắt bớ.
Tự do ngôn luận là một bộ phận của xã hội tự do chứ không phải
là xã hội toàn trị. Tuy nhiên theo giáo sư Tương Lai cho rằng xã hội toàn trị
hiện nay tại Việt nam lại nhân danh những điều mơ tưởng tốt đẹp mang tên là Chủ
nghĩa xã hội.
Sự nhân danh này cũng được nhà văn Phạm Thành, thường được biết
với tên gọi blogger Bà Đầm Xòe, nêu lên trong tác phẩm văn học của ông mang Cò
Hồn xã nghĩa. Trong tuần qua ông nói với Đài Á châu tự do về sự nhân danh xã
hội chủ nghĩa ấy:
“Cò hồn xã nghĩa, thì Xã nghĩa đương nhiên là xã hội chủ nghĩa
rồi còn “cò hồn” thì ám chỉ con cò hồn ở Việt Nam mình bây giờ có hai thứ đấy
là một con cò người ta dùng làm cò mồi để bẫy những con cò khác. Con cò mồi này
bị chọc mù mắt được mang ra bờ ruộng để các con cò khác thấy có một con cò đang
ở đây thì sà xuống và sụp bẫy.
Tư tưởng của nó là Chủ nghĩa xã hội với hai khẩu hiệu lớn “Dân
chủ triệu lần hơn” và “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Đảng cộng sản
lấy hai cái đó làm khẩu hiệu, làm mồi nhử dân Việt Nam cứ tưởng như thế lao
theo và cuối cùng sập bẫy cộng sản. Thân phận nhân dân cũng như những con cò
vậy thôi.”
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh cũng đưa ra sự mượn danh ấy dưới dạng
một phản đề thú vị khi ông nhận xét về những tội danh bắt đầu bằng từ Lợi Dụng
của nước CHXHCNVN:
Nhưng có khi nào đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa tỉnh tâm ngồi
nghĩ đến cái vế ngược lại: Lợi dụng chủ nghĩa xã hội để chống phá dân tộc và
đất nước?
Sự tĩnh tâm mà blogger, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nêu ra đó phải
chăng cũng là lời kêu gọi của 61 đảng viên dành cho đảng của mình?
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment