Saturday, August 9, 2014

Tại sao Việt kiều ( người việt tỵ nạn ) dám nói thật?


Tại sao Việt kiều ( người việt tỵ nạn ) dám nói thật?

2912 Tang Lễ Ca Nhạc Sĩ Việt Dũng Thánh Lễ Và Lễ Hạ Huyệt

https://www.youtube.com/watch?v=zPbl-KLZbME


Posted by adminbasam on 08/08/2014
GS Nguyễn Văn Tuấn

Ở nước ngoài, không có một Nhà nước nào dám nghĩ đến việc kiểm soát tư tưởng, theo dõi suy nghĩ của người dân. Nhưng Việt Nam có cả một bộ máy từ trung ương đến địa phương chuyên theo dõi tư tưởng và suy nghĩ của người dân. Bộ máy này thậm chí còn muốn có mặt trong đầu của dân để kiểm soát tư tưởng trước khi người dân phát biểu. Do đó, không ngạc nhiên khi người dân sống trong lo sợ.
08-08-2014

Hôm qua đọc được bài phỏng vấn này (1) mà tôi nghĩ là hay, nên sáng nay có cảm hứng viết vài dòng bình luận. Ông Nguyễn Như Mai (người được phỏng vấn) tỏ ra là người am hiểu điều kiện làm việc ở nước ngoài, và cũng hiểu nguyện vọng của những du học sinh muốn ở lại nước ngoài. Hiếm thấy ai ở trong nước có cái nhìn công tâm như ông. Câu mà ông nói theo tôi là thành thật nhất và đúng nhất là câu này: “[…] chỉ những người đã học ở nước ngoài mới dám nói: Ở nước ngoài họ được sống thực với mình, dám nói điều mình nghĩ. Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa chiều nói dối, không thực lòng. Đâm ra họ sợ.”

Tại sao người Việt ở nước ngoài dám nói điều mình nghĩ, còn đồng hương trong nước thì không dám? Tôi nghĩ đến sự khác biệt về những yếu tố liên quan đến tự do tư tưởng, tự do học thuật, sự tiếp cận thông tin, và thói quen đặt câu hỏi. Những yếu tố này, theo tôi, giải thích tại sao người Việt ở nước ngoài sống thật với mình hơn là người Việt ở trong nước. (Khi tôi nói “nước ngoài” tôi đề cập đến các nước như Tây Âu, Bắc Mĩ, Úc).

Thứ nhất là tự do tư tưởng được luật pháp bảo vệ. Ở nước ngoài, công dân có quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, và các quyền này được luật pháp bảo vệ. Luật pháp Úc viết rất rõ rằng công dân có quyền có ý kiến, cho dù ý kiến đó khác với ý kiến của đa số, mà không bị ai can thiệp và ngăn cấm. Ý kiến có thể là qua nói, viết sách và trên internet, hoạ, điêu khắc, v.v. Do đó, công dân có quyền phát biểu về bất cứ vấn đề gì mà họ quan tâm. Dĩ nhiên, tự do cũng có giới hạn, nhưng sự giới hạn đó được luật pháp minh định. Có những chuyện xảy ra làm tôi ngạc nhiên. Ví dụ như có lần một giáo sĩ Hồi giáo trong một bài giảng đạo ông một cách gián tiếp ủng hộ những người tham gia khủng bố ở Trung Đông [theo tôi hiểu]; ấy thế mà khi ra toà, ông được tuyên bố vô tội, vì toà phán ông có quyền bày tỏ quan điểm! Thật khó hiểu, nhưng sự việc rõ ràng thể hiện một sự tự do ngôn luận và tự do tư tưởng. Mỗi ngày, mở bất cứ tờ báo nào, bật tivi, mở radio, công chúng nghe những ý kiến phê bình Chính phủ, phê phán thủ tướng và bộ trưởng, thậm chí có người làm show hài đễ diễu cợt các chính khách. Đừng nghĩ các chính khách không theo dõi; họ cũng có xem và nghe, nhưng không làm gì được người dân vì họ có quyền phát biểu.

Còn ở Việt Nam tuy rằng hiến pháp có ghi tự do ngôn luận và vài thứ tự do khác, nhưng hình như chưa đề cập đến tự do tư tưởng. Hiến pháp ghi rằng “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.” Nhưng hài hước một điều là ngay sau câu đó thì cũng Hiến pháp thòng theo một câu “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Vả lại, quyền tự do chỉ có giá trị trên giấy, vì trong thực tế những gì xảy ra không đẹp như ghi trong Hiến pháp. Các cá nhân phê phán đường lối chính sách của Nhà nước đều bị xách nhiễu hay thậm chí nặng hơn là bị bỏ tù. Cán bộ công nhân viên phê bình Nhà nước thì bị trù dập hoặc kỉ luật. Hai chữ “phản động” được gán ghép một cách tuỳ tiện cho những ai có suy nghĩ khác với Nhà nước và đảng. Tôi không nghĩ ra được ở nơi nào trên thế giới mà bỏ tù người yêu nước chống quân xâm lăng, nhưng VN lại làm chuyện đó!

Thứ hai là tự do học thuật. Đối với sinh viên và nghiên cứu sinh hay những người làm việc trong môi trường đại học thì tự do học thuật (academic freedom) là một “ngôi đền” trang trọng. Theo lí tưởng của tự do học thuật, giảng viên và sinh viên trong đại học có quyền tự do nghiên cứu, tự do giảng dạy và tự do học hỏi và tìm hiểu mà không bị kiểm duyệt, đàn áp, hay chi phối bởi các thế lực chính trị và kinh tế.

 Nhưng ở VN, tự do học thuật là cái gì còn xa xỉ, nhất là trong khoa học xã hội và nhân văn. Nhiều giáo sư VN than phiền rằng khoa học xã hội ở VN chỉ có chức năng chính là minh hoạ cho đường lối của đảng và Nhà nước. Những nghiên cứu với kết quả không phù hợp với một chủ trương nào đó không được công bố. Có những chủ đề, ví dụ như Hồ Chí Minh, được xem là cấm kị, nên chẳng ai nghiên cứu. Nhà văn Nhã Thuyên làm nghiên cứu về nhóm văn chương “Mở Miệng” là bị báo chí chỉ trích y như thời Nhân văn Giai phẩm, và bằng cao học của chị bị thu hồi. Đó là những minh hoạ sinh động về sự thiếu tự do học thuật ở VN.

Một môi trường thiếu tự do học thuật rất khó thu hút nghiên cứu sinh hay các giáo sư, và khoa học rất khó phát triển. Không ai muốn giam hãm mình trong môi trường bị ai đó kiểm soát, ngăn cản không cho nghiên cứu cái này, không được công bố cái kia. Nhà khoa học là người yêu tự do, họ không thích ai “xỏ mũi” họ, họ sẽ không bao giờ đi giảng dạy hay làm việc cho những đại học thiếu tự do học thuật. Thiếu tự do học thuật làm ảnh hưởng xấu đến khoa học nước nhà. Chúng ta thấy vấn đề tranh chấp Biển Đông, VN chẳng có bao nhiêu nghiên cứu, nhưng ở nước ngoài thì khá nhiều. Hoặc như đời tư và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu nước ngoài có khi còn có nhiều thông tin hơn các đồng nghiệp trong nước vì họ có nhiều nghiên cứu hơn và chẳng ai ngăn cấm không cho họ công bố. Trên báo chí, VN kêu gọi các chuyên gia nước ngoài về làm việc ở VN, nhưng với những hạn chế về tự do học thuật (chưa nói đến kiểm soát tư tưởng) thì làm sao lời kêu gọi đó thành hiện thực được.

Thứ ba là người dân nước ngoài được tiếp xúc nhiều nguồn thông tin. Ở những nước phương Tây, người dân được tiếp xúc với rất nhiều nguồn thông tin, nhất là qua phương tiện internet. Bất cứ một vấn đề nào cũng có nhiều cách nhìn, và qua đó, nó giúp cho người tiếp cận thông tin không cảm thấy mình bị nhồi sọ. Chẳng hạn như tai nạn máy bay MH17, người dân ở nước ngoài được tiếp cận thông tin từ các nước như Nga và khối Ả Rập, chứ không chỉ các nước phương Tây. Do đó, người dân có thể có cái nhìn toàn cảnh, và có thể phân tích ai đúng ai sai.

Ngay cả các vấn đề VN, nhiều khi ở ngoài này, Việt kiều có nhiều thông tin hơn và nhanh hơn đồng hương ở trong nước. Vụ bạo động ở Tây nguyên, Việt kiều có thông tin trước khi báo chí VN đưa tin 2 ngày! 

Đại đa số người dân trong nước không biết đến công hàm Phạm Văn Đồng, nhưng Việt kiều đã biết từ 30 năm qua, thậm chí còn biết một thứ trưởng VN là ông Ung Văn Khiêm (2) từng tuyên bố với Tàu cộng vào năm 1956 rằng “Theo dữ liệu của Việt Nam, quần đảo Tây sa và quần đảo Nam Sa về mặt lịch sử là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.” Có điều khá buồn cười là khi các quan chức cao cấp từ VN sang đây gặp bà con Việt kiều, trong các buổi tiếp kiến, họ đọc một tràng dài về những số liệu kinh tế (nhưng không bao giờ dám nói [hoặc từ chối nói] các vấn đề như biển đảo và quan hệ với Tàu), và lúc nào cũng kèm theo câu “bà con thiếu thông tin”!

Ở VN thì thông tin vẫn có nhưng là loại thông tin một chiều và hạn chế. Điều này dễ hiểu vì toàn bộ hệ thống truyền thông là của đảng và do đảng điều khiển. Nếu nhìn vào con số như VN có 838 tờ báo in, 95 báo điện tử, 67 đài phát thanh & truyền hình, v.v. có vẻ rất tốt, nhưng thật ra tất cả chỉ có 1 tổng biên tập! Phần lớn chỉ truyền đi một số thông tin giống nhau, và mang tính tuyên truyền.

 Thông tin bị kiểm duyệt nghiêm trọng. Cứ xem qua những bản tin liên quan đến tai nạn máy bay MH17 thì rõ VN chỉ cung cấp thông tin một chiều. Bật truyền hình, chúng ta sẽ thấy những bản tin về lãnh đạo đi thăm nơi này, tiếp chính khách kia, và những bản tin về kinh tế với những con số chính xác đến 0.01%. Tôi có cảm giác đó là những thông tin dành cho quan chức, chứ không phải dành cho người dân.

Người dân có điều kiện thì dùng truyền hình cáp để tiếp cận với thông tin từ các đài truyền hình nước ngoài. Nhưng ngay cả các đài truyền hình ở nước ngoài cũng bị kiểm duyệt khi truyền đi ở VN! Còn internet tuy có gần 1/3 dân số nối mạng, nhưng có rất nhiều trang web và blog bị chận. Đối với người nước ngoài quen với thông tin mở đến VN là chấp nhận mù thông tin.

Thứ tư là người nước ngoài có thói quen đặt câu hỏi và tìm vấn đề. Vì có tự do và thông tin, nên người học ở nước ngoài dám suy nghĩ khác người, suy nghĩ mà người phương Tây gọi là ngoài cái hộp (thinking outside the box).

 Thật ra, ngay từ lúc còn nhỏ ở bậc tiểu học, học trò đã khuyến khích tự mình tìm hiểu thế giới chung quanh, đặt câu hỏi, và tranh luận trước lớp học. Họ được khuyến khích đặt câu hỏi, phát hiện vấn đề. Do đó, khi lớn lên, họ nhìn đâu cũng thấy vấn đề và rất hăng hái giải quyết vấn đề.

Tôi kể một chuyện cá nhân nhưng có liên quan: có lần tôi chứng kiến cảnh tượng ở một khách sạn trên đường 3/2 (Sài Gòn), hôm đó mưa ngập đường xá, khách từ khách sạn muốn ra ngoài phải đi qua một cái cầu tạm bợ.

 Trong khi chờ xe, tôi thấy một anh khách người Mĩ độ 35 tuổi, đem máy quay phim và máy tính laptop xuống lobby. Anh ta với quần short và áo mưa, xông xuống đường, dầm mưa, quay phim, và khi vào lobby anh dùng đường truyền internet gửi phim về Mĩ. Qua Skype anh ta mô tả tình trạng ngập nước ở đây cho một người bạn, rồi bàn với người bên Mĩ về cách giải quyết vấn đề. Anh nói: “I want solve this problem for them” (tao muốn giải quyết vấn đề này cho họ).

 Tôi mon men đến hỏi anh ta đến đây lâu chưa, anh nói mới 3 ngày thôi chưa đi du lịch đâu cả vì mưa quá, và anh ta là kĩ sự cầu đường. Tôi nghĩ anh này đúng là Mĩ. Họ được huấn luyện phát hiện vấn đề, và chinh phục vấn đề, dù vấn đề chẳng liên quan gì đến họ. Người Mĩ có cái nhìn toàn cầu, làm cái gì cũng nghĩ sản phẩm này có bán cho khắp thế giới, vấn đề này có thể giúp cho thế giới, v.v. Đó là suy nghĩ tích cực, chứ không phải yếm thế như ở VN.

Nhiều người ở VN ngạc nhiên không hiểu tại sao Việt kiều có quá nhiều ý kiến, nhận xét. Đụng đến cái gì ở VN họ đều chê, chỉ trích, và phê phán. Có những vấn đề mà người trong nước xem là bình thường, nhưng Việt kiều xem là bất bình thường. Trước thái độ đó, người Việt ở trong nước thường nghĩ rằng “bọn Việt kiều phách lối, nhiều chuyện”. Nhưng đó là hiểu lầm. Họ không biết rằng sống ở nước ngoài lâu năm hay được trưởng thành từ hệ thống giáo dục nước ngoài, Việt kiều quen với cách đặt vấn đề và phê phán (vì ở nước ngoài họ tiếp xúc hàng ngày như thế). Việt kiều khi về VN nhìn đâu cũng thấy vấn đề (vì quả thật VN có quá nhiều vấn đề) và có nhiều ý kiến là rất bình thường, và họ cũng chẳng có chống đối hay “phản động” gì, vì đó là một nét văn hoá của họ.

Nhưng ở VN, phương pháp giáo dục phổ thông đòi hỏi học sinh phải nhồi nhét một số kiến thức cơ bản, và giải quyết những vấn đề theo một công thức đã định sẵn, nhưng không khuyết khích cách đặt vấn đề, phát hiện vấn đề. Sự tôn ti trật tự trong học thuật đó đòi hỏi người học sinh và sinh viên phải biết mình đang ở vị trí không có quyền đặt vấn đề, không có quyền tranh luận.

 Hệ quả là chưa lên tiếng thì đã bị phê bình ngay “con nít mới học vài ba chữ biết gì mà nói”, hay “không biết thì dựa cột mà nghe”, hay thậm chí “hỗn với thầy cô”. Thái độ trù dập như thế làm thui chột khả năng phát hiện vấn đề và làm suy giảm sự tự tin của học sinh. Khi lớn lên trong một thể chế bán phong kiến bán Mao-Stalin cùng với bóp nghẹt thông tin làm cho người dân thiếu tự tin và không dám suy nghĩ đến những vấn đề “quốc gia đại sự” (vì đã có Nhà nước lo!)

Tất cả 4 yếu tố trên đều có chung một cái gốc: tự do. Người nước ngoài có quyền tự do ngôn luận và quyền đó được pháp luật bảo vệ, còn VN thì không. Đó chính là lí do tại sao “những người đã học ở nước ngoài […] sống thực với mình, dám nói điều mình nghĩ. Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa chiều nói dối, không thực lòng.” Đó là lí do tại sao người dân thích chọn tự do hơn là môi trường thiếu tự do.

Một khác biệt rất căn bản và rõ rệt giữa VN và các nước phương Tây (như Úc chẳng hạn) là mối liên hệ giữa công dân và Nhà nước. VN có điều luật 88 trong Bộ luật hình sự phạt những ai “tuyên truyền chống Nhà nước”. Nhưng ở Úc thì luật pháp cho phép người dân có quyền phê phán mang tính chống Nhà nước và chống các chính khách của Nhà nước. Phê phán có thể bằng tất cả các hình thức từ nói, viết đến hội hoạ (mà hiểu theo VN là “tuyên truyền”).

Ở nước ngoài, không có một Nhà nước nào dám nghĩ đến việc kiểm soát tư tưởng, theo dõi suy nghĩ của người dân. Nhưng Việt Nam có cả một bộ máy từ trung ương đến địa phương chuyên theo dõi tư tưởng và suy nghĩ của người dân. Bộ máy này đó thậm chí còn muốn có mặt trong đầu của dân để kiểm soát tư tưởng trước khi người dân phát biểu. Do đó, không ngạc nhiên khi người dân sống trong lo sợ. Họ không biết những gì mình phát biểu có sai hay không.

 Có người còn sợ đến nỗi không dám bấm nút “like” hay viết nhận xét trong các trang mạng xã hội! Một môi trường ngột ngạt như thế rất khác với môi trường tự do ở nước ngoài. 

Do đó, không khó giải thích tại sao phần lớn các em du học sinh thích ở lại nước ngoài chứ không muốn về Việt Nam.

Thật ra, cũng chẳng riêng gì các em du học sinh, đại đa số người dân VN đều trân quí tự do và đi tìm tự do ở phương Tây. Người có điều kiện thì qua du học hay qua các hình thức chính thức khác. Người không có điều kiện thì liều mình vượt biên (cho đến nay vẫn còn hàng ngàn người Việt liều mình trên biển để đi tìm tự do). Cũng chẳng có gì ngạc nhiên vì con người, như là một qui luật, thích chọn môi trường tự do để sinh sống.

Khi luật sư chỉ là cái bóng của công lý

Posted by adminbasam on 07/08/2014
Dân Trí
Lê Chân Nhân
07-08-2014

(Dân trí) – Trong tất cả các tội ác mà con người có thể gây ra, thì bức cung nhục hình để ép bị can nhận tội là tội ác ghê tởm nhiều khi còn hơn cả giết người.
Bởi vì, có những trường hợp giết người vì không làm chủ được bản thân, vì tự vệ, vì bộc phát nhất thời. Còn dùng nhục hình để ép án là hành vi có chủ đích, kéo dài ngày này qua tháng khác, hành hạ người vô tội. Người dùng nhục hình và bức cung là cán bộ điều tra, hiểu biết pháp luật, có quyền sinh sát đối với số phận người khác. Chính vì họ được đào tạo, được nhà nước giao trách nhiệm điều tra tội phạm, nhưng họ dùng quyền và sức mạnh được giao để nhục hình một công dân nên mới đáng ghê tởm.

Xâm phạm hoạt động tư pháp để đẩy người khác vào tù tội, phải chịu án chung thân, tử hình thì những điều tra viên đó không còn nhân tính. Thậm chí, có trường hợp dùng nhục hình đến nỗi can phạm bị tử vong ngay trong trại tạm giam.

Vụ án Nguyễn Thanh Chấn với những lời tố cáo nhục hình chưa làm rõ. Vụ án Hàn Đức Long cũng ở Bắc Giang cũng tương tự. Hàn Đức Long bị ghép tội hiếp dâm, giết người nhưng một mực kêu oan. Cán bộ điều tra bức cung bằng cách dùng bút bi kẹp vào các kẽ ngón tay, đốt bằng bật lửa gas…

Vụ án ở Phú Yên còn tệ hơn, nghi can bị 5 công an đánh chết tại trại tạm giam.

Không lên tiếng cảnh tỉnh thì sẽ còn bức cung nhục hình nhiều và theo đó là án oan sai chồng chất. Chính vì vậy nên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang – Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã yêu cầu khắc phục tình trạng này. Bộ Công an cũng ban hành Thông tư, trong đó quy định nghiêm cấm điều tra viên, cán bộ điều tra bức cung, mớm cung hoặc dùng nhục hình dưới bất kỳ hình thức nào.
Các quy định bằng văn bản quy phạm pháp luật là cần thiết, nhưng chưa đủ để ngăn chặn hành vi bức cung, nhục hình, mà phải thực hiện những cải cách cụ thể hơn. Ví dụ, đã có nhiều ý kiến đề xuất lắp đặt camera trong phòng hỏi cung. Tuy nhiên, nếu cơ quan điều tra vừa điều tra vừa giam giữ thì khó có thể minh bạch trong chuyện lấy thông tin từ camera. Nếu như điều tra viên không dùng nhục hình trong phòng lấy cung mà ở nơi khác thì sao?
Cho nên, đề xuất tách cơ quan quản lý giam giữ độc lập với cơ quan điều tra là một biện pháp phù hợp.
Ngoài ra, một quy định vô cùng khoa học và có khả năng ngăn chặn nhục hình rất thực tế, đó là sự có mặt của luật sư trong các cuộc hỏi cung. Thiếu vai trò của luật sư, khó có thể nói đến sự minh bạch của các bản cung. Nhìn vào thực tế, luật sư còn chưa được tạo điều kiện để thực hiện công việc vô cùng quan trọng, đó là tiếp cận với thân chủ trong các cuộc hỏi cung. Thiếu vai trò này, luật sư chỉ là cái bóng của công lý mà thôi.
Hãy như quốc gia văn minh, trước khi thẩm vấn, cảnh sát sẽ nói với nghi phạm bằng “Lời cảnh báo Miranda”: “Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa. Anh có quyền có luật sư trước khi khai báo với cảnh sát và luật sư sẽ hiện diện khi cảnh sát thẩm vấn anh. Nếu anh không thể tìm luật sư, anh sẽ được cung cấp một luật sư trước khi trả lời các câu hỏi. Anh có thể trả lời câu hỏi khi không có luật sư, nhưng anh vẫn có quyền ngưng trả lời bất cứ lúc nào để chờ đợi sự có mặt của luật sư”.
Có lẽ “Lời cảnh báo Miranda” nên được áp dụng khắp nơi trên địa cầu này, đặc biệt là những nơi còn bóng tối.


Kẻ cắp già mồm

Trần Văn Trộn (Danlambao) - Một rừng lá chắn báo chí lập tức cực lực phản đối và bao bọc cho những kẻ cắp tình nghi có lùm xùm trong vụ hợp tác in tiền Polimer với Úc, phản đối Tòa án tối cao bang Victoria của Australia nêu tên một số quan chức cấp cao Việt Nam khi ban hành lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ in tiền polymer. VTV1 trưa không đưa tin.

Quan chức cấp cao Việt Nam lớn cỡ nào không ai dám nêu đích danh.

Hàng trăm bài báo có cỡ trong hệ thống tuyên huấn đảng cầm quyền VN nhân bản một cách đáng kinh ngạc cả về tốc độ và nội dung thông tin này.

Dù sao thì cũng phải hết sức bình tĩnh, trước sau thì kẻ cắp cũng phải gặp bà già, hữu xạ tự nhiên hương, ở dơ tự nhiên thối.

Một số báo đưa bài sớm nhất:

Vovworld.vn/vi -Việt Nam cực lực phản đối Lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ in tiền polyme tại Australia

Báo Đất Việt ‎- Việt Nam phản đối lệnh kiểm duyệt vụ in tiền của Australia

Tiền Phong Online‎ - Việt Nam phản đối lệnh kiểm duyệt liên quan in tiền polymer

Vtc.vn - Việt Nam phản đối Lệnh kiểm duyệt liên quan vụ in tiền polymer

Vnexpress.net/ -Việt Nam phản đối lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ tiền polymer

www.thanhnien.com.vn -Việt Nam phản đối tòa án Úc ra lệnh kiểm duyệt trong vụ in tiền polymer.



Kịch bản 16 tỷ đồng ăn hối lộ từ nhà thầu JTC Nhật Bản còn đó, một bầy hạm đội ăn bẩn thề thốt chối nhem nhẻm trong sạch, cuối cùng phải đối mặt với đất nước Nhật minh bạch về pháp luật, bài học nhớ đời cho những loại cán bộ đảng viên chung lòng tàn phá đất nước và một hệ thống bao che sống chung với trộm cướp.

Đọc thêm: https://wikileaks.org/aus-suppression-order/press.html

Trần Văn Trộn
danlambaovn.blogspot.com




Mẹ tự tử để lấy tiền phúng viếng cho con đi học


Mẹ đã đi van xin được cấp sổ hộ nghèo để mẹ vay tiền đóng học phí cho các con. Nhưng không ai cho gia đình mình nghèo hết. Mẹ chết để giảm gánh nặng cho cha con, để phù hộ cho cha con các con được trúng số độc đắc, để chính quyền thấy nhà mình thực sự khổ rồi cấp sổ hộ nghèo, vay tiền đóng học phí cho các con...

Người Đưa Tin - Sau một tháng toan tính kỹ lưỡng, chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 38 tuổi, ngụ ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau quyết định... chết. Chị chọn quyên sinh là giải pháp cuối cùng với hy vọng kiếm được ít tiền phúng điếu và gia đình được cấp sổ hộ nghèo. Đau đớn đến mức trong lá thư để lại, chị còn nhắn chồng đi xin hòm về liệm, dành tiền đóng học cho con. 

Di ảnh chị Nhân.
Nghẹn uất xót thương 

Chiều 24/4/2013, xứ An Xuyên bàng hoàng, thảng thốt bởi cái tin chị Nhân treo cổ chết

Trước khi thắt cổ chết một tháng, chị đã nói với chồng, với con, với nhiều người hàng xóm về kế hoạch chết của mình. Chị khẳng định với chồng là chỉ còn một con đường duy nhất duy trì việc học cho các con. Đó là chị phải chết đi để mọi người đến phúng viếng mới có tiền trang trải cho các con học, giảm gánh nặng cho chồng, lấy linh hồn phù hộ cho chồng con… trúng số độc đắc. 

Người chồng đau khổ nhưng bất lực trước ý chí sắt son của người vợ. 

Trong suốt hai ngày đám tang của chị Nhân, người ta không nghe anh Bảo trách vợ một tiếng nào. Hơn ai hết, anh là người thấu hiểu tấm lòng của vợ. Anh nói trong nước mắt: “Vợ tôi đã cố gắng đến hơi sức cuối cùng”. 

Hơn 20 năm làm vợ chồng với nhau, anh Bảo chưa bao giờ thấy vợ mình đáng trách. Ngược lại, anh luôn cảm phục tấm lòng và nghị lực của vợ. 

Chị làm lụng đến tối tăm mặt mũi, không từ công việc gì miễn kiếm được tiền. Cả những công việc nặng nhọc tưởng chỉ đàn ông mới đảm đương nổi, chị cũng không nề hà. Đến khi bị bệnh tật hành hạ, chị vẫn cố gắng đi làm, không dám chữa trị vì tiền kiếm được còn phải để đóng học cho con. 

Người phụ nữ nghị lực "đã gõ mọi cánh cửa"

Chị còn được xóm làng ngợi khen về tính đảm đang tháo vát hơn người. Chị chưa bao giờ bỏ qua một cơ hội kiếm tiền chính đáng. Nghe nói Nhà nước có chính sách cho sinh viên, học sinh vay tiền đi học, chị đích thân đi tìm hiểu và làm thủ tục xin vay. Người ta trả lời phải là hộ nghèo, hoặc hộ cận nghèo mới được cho vay. Chị về hỏi chính quyền địa phương xin được xét cấp sổ hộ nghèo, hộ cận nghèo. 

Bà Nguyễn Thị Nhu, Chi hội trưởng Cựu chiến binh ấp 5, xã An Xuyên kể: “Ngày 18/11/2012, khi họp dân ấp nhân ngày đại đoàn kết và xét chọn hộ nghèo, cận nghèo, Mỹ Nhân có đến dự. Tôi nhớ rất rõ lời nói của nó hôm đó. Nó nói “hoàn cảnh tôi quá khó khăn, xin được cấp sổ hộ nghèo để vay tiền cho các con ăn học”. Khi đó, Trưởng ấp ghi nhận nhưng chỉ hứa là sẽ xem xét sau, vì đã qua đợt xét hộ nghèo”. 

Chị cũng đã tìm hiểu ra và làm thủ tục cho con trai nhận hỗ trợ của Nhà nước đối với sinh viên học ngành hóa chất độc hại. Chị cũng đã tranh thủ góp hụi, vay tiền từ Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, thậm chí vay "nóng" bên ngoài. 

Anh Từ Văn Nguyễn, công an ấp 5, kể thêm: “Cách đây một tháng, chị Nhân đi kêu một bà để bán nhà và đất đang ở. Bà này trả lời là để bàn lại với người thân, chứ đất đai đâu phải nói mua là mua liền. Chị Nhân năn nỉ bán trả chậm, 2 triệu một tháng cũng được để có tiền đóng học phí cho các con. Bà này không chịu, chị Nhân nói nếu không chịu thì vài bữa nữa đi đám ma của tôi”. 

Trước khi thắt cổ chết 3 ngày, chị Nhân hay tin có ông Trần Đại Đoàn, một người bà con mới về làm bí thư xã An Xuyên. Chị lập tức lên xã gặp ông Đoàn để xin được xét cấp sổ hộ nghèo. Ông Đoàn ghi nhận và hứa sẽ xem xét để cấp sổ hộ nghèo cho chị khi đến đợt xét tới đây. Đến lúc chị qua đời, anh Bảo vẫn chưa hay biết việc chị đã lên xã xin anh Đoàn cái sổ hộ nghèo. 

Tâm thư tuyệt mệnh 

Bên cạnh xác chết của chị, người ta đã tìm thấy những bức tâm thư tuyệt mệnh. 

“Anh Bình! Hoàn cảnh em quá khổ. Em chết, anh chôn em cặp Hà (em trai chị - PV), trên đất của cha mẹ. Em chết, anh thỉnh bàn thờ mẹ về nhà anh thờ. Mong anh đừng làm khó em, để em yên thân nằm cạnh Hà. Gia đình mình sống quá khổ, từ đời của cha mẹ đến đời con, không có ý nghĩa gì hết”. 

Cha con anh Bảo đau thương trước cái chết của chị Nhân. 

Phần gửi cho chồng, chị Nhân viết: “Anh Bảo! Tiền em bỏ trong túi quần tây, trong tủ áo. Quần tây màu đỏ”. 

Bức thư thứ hai dài đến bốn trang giấy học trò, chữ viết nguệch ngoạc, không chấm phết, ý tứ đứt quãng, lủng củng. Nhưng khi đọc lên, ai cũng có cảm giác là chị Nhân đang nói với mình. Bởi những điều đó chị đã nói rồi, nói với chồng, với con, với nhiều người hàng xóm, và nói từ cả tháng qua. 

Chúng tôi tạm rút nội dung bức thư thứ hai của chị theo ý chính như sau: 

“Tạm biệt chồng con! 

Anh! Trong hoàn cảnh gia đình mình quá khổ, em không sống nổi với anh và các con. Từ một tháng qua, em bệnh, nằm xuống nhưng không ngủ được. Em nhớ đến nợ nần, đến tiền học phí của các con, đến sự khổ cực cả đời của anh. Em đã cố gắng lắm rồi, em chạy tiền bằng mọi cách để trị bệnh, để lo đóng học phí cho các con, nhưng có ai cho mình mượn, mình vay đâu. 

Em khổ lắm. Em không còn lối thoát. Em biết chết trong lúc này, bỏ lại anh và 3 đứa con ngoan, hiền, học giỏi của chúng ta là em không đúng. Anh Bảo! em thương anh nhiều lắm. Anh sống với em cả đời cực khổ, chưa có bao giờ anh được sung sướng. 

Các con, Bằng, Tâm, Ngân. Các con đừng trách mẹ, mẹ khổ nhiều lắm. Mẹ chạy tiền cho các con ăn học, bây giờ nợ nhiều lắm. Tiền hụi chết mỗi tháng phải đóng cho dì Ánh 1 triệu đồng. Mẹ đã đi van xin được cấp sổ hộ nghèo để mẹ vay tiền đóng học phí cho các con. Nhưng không ai cho gia đình mình nghèo hết. Mẹ chết để giảm gánh nặng cho cha con, để phù hộ cho cha con các con được trúng số độc đắc, để chính quyền thấy nhà mình thực sự khổ rồi cấp sổ hộ nghèo, vay tiền đóng học phí cho các con. 

Xin các cấp chính quyền ấp 5 soi xét cho hoàn cảnh quá khổ, không lối thoát của chúng tôi mà xét cấp sổ hộ nghèo cho chồng con tôi được sống những ngày tháng còn lại trên đời. 

Anh Bảo! Anh ra Hội chữ thập đỏ xin hòm liệm em, đừng mua tốn kém lắm, dành tiền lo cho các con mình ăn học nghe anh. 

Anh. Em thương anh nhiều lắm! Các con hãy gắng vươn lên, học tập đổi đời, đừng để cha con phải khổ thêm. Vì mẹ con mình mà cha các con phải khổ cả đời rồi...

Mỹ Nhân tạm biệt!". 

Đám tang của chị được bà con An Xuyên phúng viếng trên 40 triệu đồng, một số tiền khá lớn so với những đám tang khác tại địa phương.'

nguoiduatin.vn/that-long-me-tu-tu-de-lay-tien-phung-vieng-cho-con-hoc-a143035.html



Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu

Lửa trong Vùng đất của Tuyết: Các vụ tự thiêu ở Tây Tạng
Lửa trong Vùng đất của Tuyết: Các vụ tự thiêu ở Tây Tạng
View on www.youtube.com
Preview by Yahoo
Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!

Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:




Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu ...

https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=kpc3wmwKit0

Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979

http://www.youtube.com/watch?v=eEBkpsCwsDY

Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy
http://www.youtube.com/watch?v=eQdFGr7NQ4o&list=PLCABD020D6B200061

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

https://www.youtube.com/watch?v=NTZGFJyF2pQ 

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

https://www.youtube.com/watch?v=LSpiyHxlK5I 

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)

https://www.youtube.com/watch?v=P2Zbrz4iJbc



Tham, Dốt, Ngu không lối thoát của Cộng Sản
image

http://baomai.blogspot.com/2014/07/tham-dot-ngu-khong-loi-thoat-cua-cong.html

Về văn học miền Nam 1954-1975
image
http://baomai.blogspot.com/2014/07/ve-van-hoc-mien-nam-1954-1975.html


Văn học và chính trị
image
http://baomai.blogspot.com/2014/07/van-hoc-va-chinh-tri.html



Israel: Một đất nước thần kỳ
image
http://baomai.blogspot.com/2014/07/israel-mot-at-nuoc-than-ky.html

Đừng sống bằng sự dối trá
image
http://baomai.blogspot.com/2014/07/ung-song-bang-su-doi-tra.html


Chọn ai: Thời gian quyết định không còn dài nữa
image
http://baomai.blogspot.com/2014/07/chon-ai-thoi-gian-quyet-inh-khong-con.html

Tố cáo thẳng thừng "Súc vật hồ chí minh" trên Yout...

http://baomai.blogspot.com/2014/07/to-cao-thang-thung-suc-vat-ho-chi-minh.html

HCM chính là thiếu tá Hồ Quang thuộc QĐND Trung Cộ...
image
http://baomai.blogspot.com/2014/07/hcm-chinh-la-thieu-ta-ho-quang-thuoc.html



Ha ha ha !
http://lh3.googleusercontent.c...
Xem Ẩn
Hố hố hố !
http://lh6.googleusercontent.c...
Xem Ẩn
Không biết làm thịt em nào trước đây?
http://lh4.googleusercontent.c...
Xem Ẩn
http://lh4.googleusercontent.c...
Xem Ẩn
xem thêm





Ảnh của Ngoc Bui.

HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-






__._,_.___

Posted by: hung vu

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link