Saturday, April 26, 2014

30-4: Ta ngồi chờ hay đứng dậy?


30-4: Ta ngồi chờ hay đứng dậy?

Bảo Giang (Danlambao) - Tôi đã không định viết bất cứ một bài viết nào nhân ngày 30-4 năm nay. Bởi lẽ, nhắc về một mốc điểm của một thời gian như ngày 30-4, nó chỉ làm cho lòng người thêm sầu héo, đớn đau, hơn là đem đến cho người quanh mình một niềm vui, dù là rất nhỏ bé. Bỡi lẽ, nhìn quanh đây, người miệt mài với tranh đấu thì cứ trần lưng ra trong cô đơn; kẻ chạy cờ, cúi đầu, cầu ơn mưa móc của Cộng sản Việt Nam, xem ra càng lúc càng đông, lại thêm có tài qùy lâu hơn. Bên cạnh đó là đoàn ngũ gọi là về “du lịch, thăm quê” càng lúc càng nhiều. Sân bay lúc bỏ chạy chẳng mấy người ra vào được. Lúc này là tấp nập suốt ngày đêm. Phần vì người về, phần vì rao hàng dẫn mối. Chẳng mấy ai nhớ đến lúc đi thì trốn chui trốn nhủi, bị phường khóm tố cha, tố mẹ, bêu rếu, bị bọn bất lương láo lếu gọi là ma cô đĩ điếm, lúc về thì trát phấn, bôi son ra dáng “khúc ruột ngàn dặm” nên cũng chẳng ngượng ngùng! Toàn cảnh ấy tạo thành một bức tranh màu nước đục. Vui gì mà viết?

 

Đã thế, lúc gần đây lại thấy nhiều người “đẻ” ra loại ý kiến “đỉnh cao” là: Có tranh đấu cũng chả đi đến đâu, hễ bọn Trung cộng đổ thì Cộng sản Việt Nam cũng chết theo! Hoặc giả, mình không gởi tiền về thì tiền của chúng cũng đã xếp cao như núi! nó cần gì đến tiền của người ở hải ngoại! Nghe mà thấm nỗi đau! Ấy là chưa kể đến nỗi đau của người dân Crimea vừa bị sát nhập vào Liên Bang Nga. Nó là một bài học, một bước tập thực tế trước mắt cho một chương trình xin tự trị sát nhập vào Trung quốc mà Cộng sản Việt Nam đã đi vào những giai đoạn sửa soạn cuối cùng? Mấy ai hay?

 

Trước viễn ảnh đau thương, mất nước vào tay Trung cộng, dĩ nhiên, tôi không phản bác một ai, cũng chẳng phản bác một lý lẽ nào của “người mình”. Chỉ xin đưa ra vài con số, vài câu chuyện có liên hệ đến câu chuyện này mà thôi. 

 

I. Ngồi chờ... Trung cộng chết, ta sẽ ra sao?

 

 

Trước hết, vì không biết đến bao giờ nó mới chết, nên ta sẽ có dịp mỗi năm một lần, ngồi đếm ngày 30-4. Đếm để nghe“người ta” bàn luận. Hết bàn khôn đến bàn dại. Hết quốc hận thành hòa giải... theo Cộng sản Việt Nam! Nhưng có một điều mà người ta không thèm để ý đến trong những lúc ngồi đếm và bàn luận là: Trước khi Trung cộng chết thì Việt Nam ta cũng đã tan bay bay xác pháo rồi: Nó bị tan bay xác pháo vì Cộng sản Việt Nam, bị tan biến vào chính vòng tay của Trung cộng. Bạn không tin ư? 

 

1. Phần tài nguyên: Đất rừng, đất biển của Việt Nam ta bây giờ có bao nhiêu phần trăm nằm trong tay Tàu, ngoại quốc? Bao nhiêu phần trăm nằm trong tay của đồng bào? Bao nhiêu phần trăm nằm trong tay của đảng cộng sản với đặc quyền sử dụng, đặc quyền cho đi, dâng hiến hay ký những giao kèo cho thuê dài hạn để chia nhau tiên túi? Hỏi xem, Hoàng Sa, Trường Sa, Cao nguyên, Bình Dương, Vũng Áng, Cửa Việt... toàn là những trọng địa, nay dưới quyền của ai?

 

2, Về nhân sự: Ngày nay trên đất nước Việt Nam, có ai kiểm chứng được là có bao nhiêu thành viên, cấp uỷ của cộng sản từ trung ương cho đến địa phương người Việt nhưng làm việc theo lệnh Tàu để được hưởng quy chế cha truyền con nối? Rồi có bao nhiêu làng toàn người Tàu mới đến định cư theo quy chế riêng của Tàu hay không? Có ai vào được những khu định cư của các chuyên viên thợ thuyền của Tàu theo sang để làm công nhân chính thức hay nhập lậu, trong các dự án trúng thầu hay không? Có ai có trong tay những con số là hiện có bao nhiêu người Tàu vào Việt Nam du lịch và trốn ở lại trong những khu riêng của họ hay không? Kế đến, với hoàn cảnh ngày thêm bi đát của lao động Việt Nam, đặc biệt là của phụ nữ, khi thấy những người Tàu ở Việt Nam, trước mắt có công ăn việc làm, ra đường được nhà nước Cộng sản Việt Nam ưu đãi, có bao nhiêu người đã chấp nhận lấy chồng Tàu thuộc diện di dân bất hợp pháp này? Trong năm, mười năm sau nữa họ là Tàu hay là Ta? Ấy là chưa nói đến những kế hoạch lớn từ trung ương do nhà nước Việc cộng chủ trương và Phạm vũ Luận theo đó đã đề ra chương trình “giúp” trẻ em Việt Nam học tiếng Tàu ngay từ bậc tiểu học, để mai kia đi xin việc trên đất nước mình cho dễ? Hỏi xem, nước chưa bị đồng hóa, Cộng sản Việt Nam đã có chủ trường đón thời như thế. Tương lai Việt ra sao?

 

3. Rồi ở một chiều khác, lực lượng đấu tranh ở hải ngoại già yếu và chết dần mòn, những cầu nối đã ở vào cái khoảng 50 và 60 lại đang tàn lụi dần. Bị tàn lụi vì thui chột, vì bỏ cuộc và vì “áo gấm về làng”, vì miếng lợi danh? Hỏi xem, nếu lớp cầu nổi này không còn, các điểm tựa cho cuộc tranh đấu tại quê nhà gặp bất lợi. Việt Nam về đâu? Với hai nguồn tài nguyên và nhân sự như thế, xem ra kế ngồi chờ là hoàn toàn thất bại.

 

II. Trường hợp đứng dậy thì sao?

 

 

Chúng ta có những lợi thế sau:

 

1. Chúng ta có một khối chuyên viên hùng hậu trên thế giới,

 

2. Hoa Kỳ hiện diện trong vùng Đông Nam Á. Đây là một điểm rất thuận lợi... sự hiện diện của Hoa Kỳ khiến có sự ổn định. Sự ổn định giúp ta dễ dàng bảo vệ chủ quyền và phát triển quốc gia...

 

3. Người dân từ Bắc xuống Nam bất mãn, đói khổ lầm than. Lại đứng trước thảm cảnh bị giao vào tay Tàu lấn áp. Họ đang mơ ước một sự thay đổi cho Việt Nam.

 

4. Hệ thống tài chánh của Cộng sản Việt Nam đang gặp trở ngại một cách trầm trọng. Chúng cố gắng trả tiền lời cao để chiêu dụ người ký thác, nhưng khó rút tiền ra khi cần đến.

 

5. Việt Nam có được một khối lượng lớn và vững chắc, đó là Cộng Đồng Việt-Nam Hải Ngoại.

 

6. Hiện nay, Cộng sản Việt Nam đang sống tựa vào đồng tiền do thân nhân gửi về VN. Chúng hoàn toàn bất lực và bị khủng hoảng nghiêm trọng trong lãnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Tội ác, và bất ổn xã hội mỗi lúc một thêm nghiêm trọng.

 

IV. Có những lợi thế, nhưng làm sao đứng dậy đây?

 

 

Vào khoảng thời gian này năm trước, đặc biệt trong bài “Xiết chặt kinh tế và giờ chết của Cộng sản Việt Nam”, tôi đã đưa ra một số đề nghị. Nay nhân ngày đau thương của đất nước, tôi xin được viết lại một lần nữa những lời đề nghị đó. Những đề nghị mà bản thân tôi phải gạt nước mắt, phải cắt ruột mà viết. Chỉ hy vọng mọi người, hãy thấy cái khổ lớn của dân tộc mà hy sinh đi một phần nào cái “nỗi khổ” của gia đình, hay hy sinh một phần “tự sướng” cho bản thân trong những cuộc du lịch Việt Nam. Dĩ nhiên, sự hy sinh này tuy khó, nhưng không phải là bất khả thi. Hơn thế, nó lại được đánh giá là những đóng góp cực lớn cho cuộc thay đổi của vận mệnh đất nước mai sau. Theo đó, ta nên tự buộc ta thi hành, hơn là, ta cứ về nuôi chúng rồi chửi chúng thì có ích gì?

 

Cách đây hơn hai năm, cộng sản Việt Nam đã công khai ý định chiếm đoạt tài sản là ngoại hối và vàng của người dân còn cất giữ, mua bán, hay đã gởi vào ngân hàng bằng nghị quyết 11/NQ-CP. “tiết 1, 2(c) tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức cá nhân... bán ngoại tệ cho ngân hàng. (d), xóa bỏ việc kinh doanhvàng miếng trên thị trường tự do…”. Qua nghị quyết này, cộng sản đã quyết liệt đánh vào các doanh nghiệp tư nhân, qua việc cấm họ sử dụng vàng, đô la, hạn chế nhập khẩu hàng hóa, hầu thu tóm toàn bộ tài sản là ngoại hối và vàng vào tay “nhà nước”. Nghĩa là, chúng đã sẵn sàng in tiền giấy lộn hình Hồ với mệnh giá cao để cân bằng trị giá với ngoại hối và vàng một khi người gởi tiền vào ngân hàng muốn rút tiền ra. Theo kế hoạch này, không một người nào có thể rút ngoại hối hay vàng do chính mình đã gởi vào ngân hàng trước đó. Tệ hơn thế, hàng tỷ tỷ ngoại hối, và quý kim đó cũng không còn nằm dự trữ trong ngân hàng nhà nước, nhưng là trong các tài khoản của các cá nhân ở ngoại quốc! Theo đó, việc đổi tiền vói mệnh gía một ăn 500, thậm chí là 1 ăn 1000, có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào.

 

Chuyện là thế, có lẽ nào chúng ta tiếp tục gởi tiền về để cho chúng làm băng hoại nền đạo lý, văn hóa của dân tộc và đưa đất nước vào vòng nô lệ cho phương bắc? Không, tôi không cho đây là điều chúng ta muốn, nhưng thực tế, chính chúng ta đang nuôi nó để cho nó làm như thế. Nghĩa là, ở một phương diện nào đó, thay vì trừ bạo, chính chúng ta lại là những người đồng lõa, thôi thúc, giúp chúng thêm phương tiện để gây ra thêm tội ác với đồng bào của mình. Nhưng làm sao để chúng ta có thể giải tỏa được nghịch lý đầy oan nghiệt này? Có rất nhiều người đã nghĩ đến một phương ánnhẹ nhàng, nhưng đầy hiệu quả là: Đề nghị tất cả mọi người hãy vì tương lai của dân tộc mà tham gia tích cực vào chương trình cứu nguy đất nước bằng cách:

 

a. Kế hoạch tự tiết chế.

 

- Không gởi tiền, hàng, quà, về cho thân nhân trong vòng vài năm để tiêu dùng, buôn bán, xây dựng cơ sở. Ngoài trừ những trường hợp rất cần thiết và khẩn cấp như cứu tử. (Mỗi tháng không quá $50 như người Cuba thường áp dụng trong cuộc đáu tranh của họ). Nếu cần, lên kiến nghị yêu cầu chính quyền các nước liên hệ ra điều khoản về tài chánh và đề nghị chính phủ thanh lý các tổ chức tư nhân trá hình gởi tiền về Việt Nam?

 

- Không về du lịch tại VN trừ trường hợp tang chế của cha mẹ, anh em ruột thịt mà thôi. Và thời gian ở lại không nên kéo dài.

 

- Tạm thời không bảo lãnh cho thân nhân đi du lịch hay đi du học ở hải ngoại.

 

- Không gởi tiền vào các ngân hàng của cộng sản Việt Nam. Tất cả những ai đã gởi tiền vào ngân hàng, giúp vốn cho nhà nước cộng sản Việt Nam thành những tên trộm cướp hợp pháp, hãy rút tất cả tài khoản đáo hạn ra khỏi các ngân hàng nhà nước (gởi vàng thì đòi vàng, gởi tiền ngoại thì đòi lại tiền ngoại).

 

- Không gởi về dù chỉ là một đồng để đầu tư vào các dịch vụ nhà đất, khách sạn, nhà nghỉ hay phát triển kinh doanh tại Việt Nam. Dù có một vốn, một trăm lời cũng không gởi. Nên nhớ, khi chúng ta gởi tiền về đầu tư vào các dịch vụ nhà đất là chính chúng ta giết dân ta. Lý do, Cộng sản sẽ tiếp tục mở quy hoạch giải phóng mặt bằng để... bán lại cho những người đầu tư từ hải ngoại. Thế là ta giúp chúng giết dân ta.

 

- Không mua bán lương thực, thực phẩm, đồ gia dụng nhập cảng từ Việt Nam hay Trung cộng vào đất nước, nơi chúng ta đang sinh sống.

 

- Không hỗ trợ bất cứ một chương trình nào ngoài chương trình nhân đạo khẩn cấp như thiên tai, động đất, bão lụt tại Việt Nam. Kể cả những việc ủng hộ cho tôn giáo để xây chùa, xây nhà thờ hay các cơ sở của tôn giáo cũng không có ngoại lệ.

 

- Tuyệt đối không ủng hộ, không mua vé tham dự bất cứ chương trình văn nghệ hát hò nào của các ca sĩ đến từ Việt Nam. Họ có thể không phải là những văn công cộng sản Việt Nam đi tuyên truyền, nhưng không ủng hộ vì chương trình của chúng ta.

 

- Đặc biệt, hãy tích cực vận động các chính phủ nơi mình sinh sống không viện trợ kinh tế cho cộng sản Việt Nam. Hơn thế, ủng hộ mạnh mẽ các phong trào tranh đấu cho nhân quyền ở trong nước.

 

b. Cắt nguồn vốn từ đồng bào ở trong nước: 

 

- Kêu gọi đồng bào, thân nhân không gởi tiền vào các ngân hàng của nhà nước cộng sản Việt Nam.

 

- Kêu gọi đồng bào hãy lần lượt rút hết vốn của mình ra khỏi các ngân hàng. Vì có gởi vào khi chúng đổi tiền thì cũng trắng tay.

 

- Tự tích trữ vàng bạc và quý kim (nếu có thể) thay vì tung vào các ngân hàng.

 

- Chiết giảm chi tiêu, mua bán trong từng ngày.

 

- Không mua hàng hóa có nhãn hiệu từ Trung cộng.

 

Đây là kế hoạch thắt lưng buộc bụng. Không, phải gọi là “cắt ruột đứt lòng” mới đúng. Bởi vì nó làm cho con tim của chúng ta rướm máu vì nỗi khổ tạm thời của người thân. Nhưng hãy vì 90 triệu đồng bào, hơn thế, vì tương lai của dân tộc Việt Nam, chúng ta không thể không cùng nhau thực hiện.

 

 

V. Hệ quả

 

 

Về hệ quả, có nhiều người từng đi về Việt Nam, họ đã quan sát kỹ lưỡng và quả quyết với tôi rằng: nếu mình không gởi tiền về, không đi du lịch và vận động những người ngoại quốc không du lịch Việt Nam, chúng nó sẽ chết ngay. Chết không kịp trăn trối, vì thiếu 10 tỷ đôla tương đương 200 ngàn tỷ đồng để chi dụng trao đổi hàng năm, chúng không thể sống. Tôi cho ý tưởng ấy là quá mạnh mẽ. Tuy nhiên, người ta có thể nhìn thấy trước những hệ quả dây chuyền sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên nền kinh tế và đời sống của người dân cũng như chế độ một khi việc phong tỏa kinh tế được thực hiện nghiêm túc.

 

- Đời sống của nhân dân, trong đó có cả thân nhân của những người ở hải ngoại sẽ gặp khó khăn hơn và giá sinh hoạt sẽ tăng cao hơn. Nhưng không thể trở lại cái thời 1977-1978. Nhiều mặt hàng sẽ trở nên ế ẩm vì không có người tiêu thụ. Và nhiều mặt hàng cần như điện, điện thoại, xăng dầu… có khi cũng trở thành xa xỉ phẩm.

 

- Nạn trộm cắp của công và tội phạm sẽ tăng nhảy vọt.

 

- Nhiều ngân hàng sẽ bị khánh kiệt, phá sản.

 

- Nhiều khu vực kinh tế tập đoàn sẽ vỡ nợ.

 

- Ngành địa ốc, khách sạn sẽ hoàn toàn suy thoái.

 

- Ngành hàng không sẽ khốn đốn.

 

- Nhiều khu vực sản xuất, tư doanh sẽ đóng cửa, nạn thất nghiệp sẽ tăng cao.

 

- Nền kinh tế què quặt này sẽ giảm sự thu hút đầu tư vốn từ ngoại quốc.

 

- Nông nghiệp cũng bị hạn chế.

 

- Trung cộng và các nhà đầu tư của họ sẽ xâm nhập vào nhiều cơ sở hạ tầng. Nhiều loại giấy tờ, kể cả việc “phát” giấy quốc tịch VN (dĩ nhiên là bán lấy tiền) cho người Tàu xâm nhập cư vào Việt Nam theo chủ trương của Trung cộng sẽ diễn ra như đi chợ.

 

- Các kế hoạch đầu tư do nhà thầu Trung cộng đấu thầu sẽ tự trì trệ.

 

- Các cơ sở kinh tài cho nhà nước hay cho các cá nhân đương quyền nắm giữ tại hải ngoại sẽ lụn bại…

 

Hẳn nhiên không phải chỉ có bấy nhiêu. Đây chỉ là vài nét vẽ điển hình. Thực tế nó còn ảnh hưởng nặng nề trên nhiều phương diện khác nữa. Và ảnh hưởng của mỗi năm một thêm trầm trọng hơn. Bởi lẽ, ngay năm đầu, nếu cộng sản Việt Nam không nhận được 10 tỷ đôla do người Việt gởi về, không có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam chỉ bị thiệt hại có 10 tỷ đôla mà thôi. Trái lại con số bị thiệt hại có thể nhân lên gấp hai hay ba lần con số 10 tỷ đôla ấy. Lý do:

 

- Vì không nhận được tiền, người ta phải tiêu vào nguồn vốn của mình đã có.

 

- Không có nguồn vốn để tạo ra lợi nhuận, sản phẩm.

 

- Không có nguồn vốn để trao đổi mua bán với ngoại quốc.

 

- Không có nguồn vốn để cho các ngân hàng nhà nước tung tiền ra đầu tư vào các dịch vụ “quy hoạch”, tạo thêm dân oan. Nạn ăn cắp của công và tham nhũng sẽ tăng nhảy vọt. Làm thâm thủng thêm ngân sách.

 

- Không có tiền để thuê đầu gấu, xã hội đen đàn áp đồng bào và làm lũng đoạn, rối loạn đời sống của người Việt tại hải ngoại.

 

- Các nhà đầu tư ngoại quốc không nhìn thấy mối lợi khi tham gia đầu tư vì hàng không có người mua. Và đặc biệt là bị những người Việt tại hải ngoại tẩy chay.

 

Sang năm thứ hai, con số thiệt hại không phải là gầp hai ba lần, nhưng sẽ là lũy tiến, hai ba lần con số hai, ba của năm trước. Như thế, với kế hoạch “cắt ruột đứt lòng này”, đồng bào Việt Nam của chúng ta ở quê nhà sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong một thời gian. Khó khăn hơn thôi, nhưng nạn đói sẽ không xảy ra và có thể cũng không bi đát cơ hàn bằng những năm 1977 – 1978. Tuy thế nó sẽ không kéo dài. Đổi lại, cuộc khủng hoảng kinh tế bó buộc phải xảy ra và cộng sản sẽ không có khả năng giải quyết hỗn loạn. Chúng sẽ bi sụp đổ, bị loại trừ ra khỏi xã hội. Sau đó, chúng ta dùng số tiền “viện trợ” này một cách hợp lý thì thừa sức xây dựng lại một quê hương tươi đẹp sau một thời gian ngắn.

 

Chúng ta, những người Việt tại hải ngoại, cũng như những người có nguồn vốn ở Việt Nam có đủ can đảm để làm cuộc bao vây kinh tế để nhận chìm chế độ cộng sản, để đưa đất nước vào cuộc đổi thay trong Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền hay không? Quyết định thành bại là do chính chúng ta. Xin nhớ, Cộng sản không phải là một con siêu mãnh hổ luôn luôn mạnh mẽ, đủ sức cắn xé đồng bào mình, nếu như chúng không có gì để ăn!

 

Tóm lại, người Việt đang đứng trước một cơ hội thuận tiện để cứu nước.

 

- Trước hết, tạo ra những khó khăn và rối loạn về kinh tế để diệt trừ cộng sản và giải phóng dân ta ra khỏi chế độ bạo tàn cộng sản do Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản khống chế dân ta từ hơn 70 năm qua. (xin nhớ, chính tập đoàn cộng sản Liên Sô cũng bị sụp đổ vì khủng hoảng kinh tê bản thân).

 

- Thứ hai, xây dựng đất nước trong ổn định. Mở ra một quy chế ngoại kiều đứng đắn. Chúng ta sẽ hoàn toàn làm chủ tình thế, Trung cộng không có một chút cơ hội nào mở mang bờ cõi xuống phía nam của Nam Quan, Bản Giốc, và tuyệt đối không thể lấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

 

Sự việc rõ ràng như thế. Câu chuyện Việt Nam hôm nay chỉ có hai phương cách để chọn lựa và giải quyết. Một là ngồi chờ để được vào vòng nô lệ. Hai là cùng nhau đứng dậy cứu non sông thoát cuộc nô lệ. Bởi vì, không ai có thể giải phóng chúng ta, ngoại trừ chính chúng ta.

 

 

27-4-2014

 

 

Bảo Giang 

danlambaovn.blogspot.com

 

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu - Chúng ta thà chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và hạt gạo cuối cùng còn hơn đầu hàng cộng sản

Đây là phần cuối bài diễn văn của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu đọc vào ngày 6 tháng Sáu 1974 tại hội nghị toàn quốc của Hội Giáo Chức.

Bản dịch tiếng Anh của Việt Tấn Xã VNCH (Vietnam Press) - Trần Quốc Việt (Danlambao)dịch

*

Chúng ta sẽ không chờ những nước khác mang quân đến giúp chúng ta, vì điều này sẽ không bao giờ có. Chúng ta chỉ xin viện trợ đủ để củng cố quân lực, phát triển sức mạnh kinh tế của chúng ta và tự bảo vệ mình. Quân lực của chúng ta không thiếu người, chỉ thiếu vũ khí và đạn dược. Chúng ta chỉ yêu cầu đồng minh cung cấp viện trợ đầy đủ. Không cần đưa quân Mỹ đến nước này.

Trong lĩnh vực kinh tế, chúng ta phải thừa nhận nước ta bị thiệt hại. Thiệt hại này là do tình hình bối cảnh quốc tế hiện nay khác với bối cảnh quốc tế trong quá khứ. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, cả thế giới giúp đỡ mạnh mẽ Tây Đức, Nhật và Pháp phát triển nhanh chóng; sau chiến tranh Triều Tiên Đại Hàn cũng được giúp đỡ tương tự. Đặc biệt Mỹ đã đặt ra kế hoạch Marshall để giúp đỡ những nước này.

Nhưng bây giờ chúng ta không được đối đãi như thế. Chúng ta phải thương lượng với đồng minh Mỹ. Tuy nhiên, đồng minh của chúng ta - đối mặt với những khó khăn trong nước như phong trào phản chiến, những sự chống đối của những kẻ không thức thời và không biết gì, và bất ổn chính trị - đã bắt buộc phải theo chính sách hiện nay chứ không còn cách nào khác. Trước đây tôi nói với Mỹ như sau: trong lịch sử thế giới cũng như trong chính lịch sử Mỹ, Mỹ chưa bao giờ bỏ rơi đồng minh của mình trước khi chiến tranh kết thúc. Bây giờ tôi đồng ý với các ông về chương trình Việt Nam hóa Quân đội Việt Nam Cộng Hòa - nghĩa là quân đội đồng minh sẽ rút về nước và quân đội Việt Nam sẽ trở nên lớn mạnh. Chúng tôi không thiếu máu xương; và chúng tôi không hèn nhát về sự thay thế máu xương của công dân Mỹ bằng máu xương của nhân dân Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng hy sinh máu xương của mình; nhưng sau khi các ông ra đi, các ông phải cho chúng tôi tiền bạc để giúp chúng tôi nuôi dưỡng máu xương của chúng tôi để chống lại cộng sản. Chỉ có cách này các ông mới làm tròn bổn phận của mình với tư cách đồng minh lãnh đạo thế giới tự do. Còn không, nếu các ông ngưng đóng góp máu xương cũng như tiền bạc, điều này có nghĩa là các ông đến đây chọc người ta giận rồi trốn tránh trách nhiệm; làm như thế các ông để cho cộng sản xâm chiếm đồng minh của các ông.

Tôi đã khẳng định với Mỹ như thế. Mỹ hứa hẹn rõ ràng rằng "Mỹ sẽ rút quân về nước và gởi tiền bạc để giúp chúng tôi nuôi quân đội và xây dựng kinh tế." Vì lý do này, tôi bây giờ một lần nữa nói với Mỹ rằng viện trợ kinh tế là vũ khí duy nhất chúng tôi vẫn còn đang chờ đợi ở Mỹ.

Chúng tôi hiện nay cũng đang nhận viện trợ kinh tế từ các nước như Pháp và Nhật, nhưng viện trợ này không đáng kể và tượng trưng. Vì vậy, viện trợ của các ông quan trọng và là vũ khí chính mà nhờ đấy chúng tôi có thể xây dựng nền kinh tế quốc gia; và trên nền tảng kinh tế này chúng tôi mới có thể nuôi quân đội và củng cố sức mạnh của mình. Tôi cũng yêu cầu những nhà lãnh đạo Mỹ trả lời thẳng thắn. Được hay không? Các ông làm được điều này hay không? Các ông phải khẳng định lập trường. Là nước đồng minh các ông sẽ gánh vác trách nhiệm của mình để sát cánh với đồng minh của các ông cho đến chết, và để lãnh đạo thế giới tự do bảo vệ đồng minh của mình? Nếu các ông trả lời không thì chúng tôi không còn gì để nói nữa. Chúng tôi nhất định sẽ chiến đấu tới viên đạn cuối cùng. Chúng tôi nhất định sẽ không đầu hàng, cho dù các ông tiếp tục cắt viện trợ kinh tế. Nhưng chúng tôi sẽ không đầu hàng cộng sản. Chúng tôi thà chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và hạt gạo cuối cùng còn hơn đầu hàng cộng sản.

_________________________________________

Nguồn:

Wikileaks. Bản dịch tiếng Anh của Việt Tấn Xã VNCH (Vietnam Press). Người dịch tham khảo thêm một bản dịch tiếng Anh khác ở phần phụ lục số 1 của bài viết nhan đề Vietnam's Menacing Cease-fire của tác giả Brigadier F. P. Serong đăng trong tạp chí Conflict Studies số tháng Mười một 1974.




30/4/1975 - 30/4/2014 một triệu người vui - một triệu người buồn!

30/4/1975 triệu người vui, triệu người buồn ...

Clip tác giả viếng mộ những người lính QĐND và VNCH

Ngô Thị Hồng Lâm (Danlambao) - Cuộc chiến tranh tàn khốc qua đi đã để lại trong lòng đất những nầm mộ của những người đã ngã xuống trong chiến trận của cả 2 phía. Họ đã mãi mãi không trở về với chúng ta nữa. Cùng những tiếng khóc của những người thân đi viếng mộ với "một triệu người vui có một triệu người buồn" mỗi khi ngày 30/4 lại trở về.

Sáng nay 24/4 tôi đi viếng mộ các anh. Mặc dù cả 2 phía của chiến hào tôi đều không có thân nhân nằm lại ở 2 nghĩa trang này.

Nghĩa trang liệt sĩ thành phố nằm trên đường quốc lộ 1A. Bước vào nghĩa trang đã thấy sự hoành tráng, 7h30 đã thấy nhộn nhịp những người quản trang với công việc tu sửa chăm sóc cho những ngôi mộ. Những con đường được tráng nhựa phẳng phiu đến tận từng khu mộ các anh nằm, những thảm cỏ mịn màng một màu xanh được tưới đủ nước dưới cái nắng gắt của mùa hè. Mỗi ngôi mộ của các anh đều được gắn bia ốp đá.


Trưng bông, thắp nhang từng ngôi mộ của các anh xong quay ra theo chiều xe của quốc lộ, tôi lên viếng nghĩa trang Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa ở Biên Hòa.
Khu nghĩa trang của các quân nhân VNCH được thành lập năm 1965 an tọa trên một quả đồi với 125ha bên cạnh xa lộ Biên Hòa được Công binh của VNCH khởi công thiết lập và do Quân Nhu quản trị. Nghĩa trang đủ chỗ cho 30.000 ngôi mộ. Cổng của ngôi đền tử sĩ hướng ngay mặt đường với dòng chữ: "Vi quốc vong thân. Vì dân chiến đấu" ghi công của những người lính VNCH đã ngã xuống. Dòng chữ này còn dấu tích bị đục bỏ sau 1975 nay không còn đọc được nữa.

Vào nghĩa trang liệt sĩ hoành tráng bao nhiêu thì khi tôi bước chân lên ngôi Đền Tử sĩ là cảnh tiêu điều hoang dã, lá rụng đầy. Điều này cho thấy không có sự chăm sóc hàng ngày. Bước vào ngôi đền là một căn phòng đã xuống cấp, bốn bức tường đã bị hoan ố và bụi bặm. Ở giữa có một cái bàn trống được dùng làm bàn hương khói bầy đồ cúng. Bàn chỉ được lót bằng những tờ báo cũ chắp nối. Tôi cúi đầu thắp nhang tưởng nhớ các anh và chia sẻ nỗi đau cùng biết bao gia đình có người thân nằm lại nơi đây.


Muốn đi vào khu mộ của các chiến sĩ VNCH phải đi vòng phía bên cạnh ngôi đền. Đó là cổng chính đi vào khu mộ, với tấm bảng ở cổng bằng đá còn khá mới mẻ ghi dòng chữ "NGHĨA TRANG NHÂN DÂN BÌNH AN". Ngước nhìn lên trên tường rào nơi đặt tấm bảng là những vòng rào kẽm gai chằng chịt. Người bảo vệ gác cổng khu nghĩa trang yêu cầu chúng tôi đọc tên và địa chỉ của mình và tên và cấp bậc, cùng năm tử trận của người lính nằm trong nghĩa trang này. Xong nhiệm vụ khai báo chúng tôi quay ra và đi thăm và thắp nhang một số ngôi mộ trong nghĩa trang. Những con đường dẫn đến mộ nhấp nhô, gập ghềnh. Số ngôi mộ được xây, có bia mộ tên tuổi, số quân và những ngôi mộ đất vô danh không tên tuổi xen lẫn với nhau. Có rất nhiều những ngôi mộ bị đục phá lởm chởm vì những tấm đan trên mộ đã bị cậy gỡ mất đi một cách có hệ thống, không biết dùng vào việc gì khác??? Lá vàng thì rụng đầy khắp toát lên vẻ vắng lạnh hoang tàn trong khu mộ,

So với những ngôi mộ của những liệt sĩ ấm áp tình người bao nhiêu, thì những ngôi mộ của những chiến sĩ VNCH hương lạnh khói tàn do không có thân nhân hương khói thường xuyên.


Trong lúc chúng tôi đi thắp nhang chăm sóc từng phần mộ thường xuyên xuất hiện những người quản trang chạy xe máy tới hỏi chúng tôi tìm mộ nào tên gì? Người nhà hay bạn bè? Chúng tôi nói chúng tôi tự tìm được vì đó là người nhà của chúng tôi. Nghe vậy họ bỏ đi. Chúng tôi hỏi mấy người đàn bà bám theo khi chúng tôi đến thì được họ cho biết: người đến viếng thì quản trang cho vào. Chứ người lạ thì không được vào thăm và tuyệt đối không được chụp ảnh quay phim. Khiến cuộc đi viếng mộ các chiến sĩ VNCH như người đi ăn trộm. Chỉ khi họ đi rồi mới dám lấy máy ra quay và chụp ảnh.

Ra về dừng ở cổng chính nghĩa trang để chụp ảnh cổng chính với những hàng rào kẽm gai bên trên bờ tường. Nhưng cũng không chụp được những bức ảnh như ý muốn, vì có tiếng xe máy của quản trang từ phía trong đi ra nhắm hướng về phía chúng tôi. Vì không muốn lôi thôi với họ chúng tôi lên xe nổ máy chạy. Họ cũng chạy theo chúng tôi, đến khi chúng tôi rẽ sang ngả khác thì họ cũng biến mất.

Trên tinh thần hàn lại vết thương lòng Hòa Giải để Hòa Hợp dân tộc, những hàng rào kẽm gai trên bức tường bao quanh nghĩa trang Quân đội VNCH để như cầm tù những ngôi mộ của những chiến sĩ VNCH cần được rỡ bỏ. Việc làm tiếp theo là nâng cấp chăm sóc hương khói hàng ngày cho những ngôi mộ của anh em VNCH như những ngôi mộ của các liệt sĩ mà không có phân biệt trong đối xử. Bởi Nghĩa tữ là nghĩa tận!

Có như thế mới lấp đầy cái hố đau thương còn tồn tại lâu nay trong lòng người Việt.



Sách: XÃ HI DÂN S (Nxb Tri thc/Vin VIDS)

1

Chương I. XÃ HI DÂN S – NHNG KHÁI NIM CƠ BN

Chương II. XÃ HI DÂN S TRONG BI CNH PHÁT TRIN CA TH GII (1)

Chương II. XÃ HI DÂN S TRONG BI CNH PHÁT TRIN CA TH GII (2)

Chương III. TÌNH HÌNH VÀ ĐC ĐIM CA XÃ HI DÂN S VIT NAM – NHNG MT TÍCH CC VÀ TN TI (1)

Chương III. TÌNH HÌNH VÀ ĐC ĐIM CA XÃ HI DÂN S VIT NAM – NHNG MT TÍCH CC VÀ TN TI (2)

Chương IV. TH GII HIN NAY VÀ TƯƠNG LAI DƯỚI GÓC NHÌN T NHNG NGƯỜI DÂN – XÃ HI DÂN S (1)

Chương IV. TH GII HIN NAY VÀ TƯƠNG LAI DƯỚI GÓC NHÌN T NHNG NGƯỜI DÂN – XÃ HI DÂN S (2)

.

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link