WHO:
Khó dự đoán bao giờ chấm dứt dịch sởi ở VN
Việt Hà, phóng viên RFA
2014-04-21
2014-04-21
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Các gia đình có con cái bị bệnh sởi tại một bệnh viện nhà nước ở
Hà Nội ngày 17 tháng 4 năm 2014.
Dịch sởi tiếp diễn tại Việt Nam trong các tháng qua đã khiến hơn
100 trẻ tử vong theo thông báo của Bộ Y tế. Các bệnh viện tuyến trên ở Hà Nội
đang quá tải trong việc điều trị. Trong khi đó những người có con nhỏ lo lắng
về tình hình diễn biến xấu của dịch cũng như khả năng đối phó với dịch của Bộ Y
Tế.
Có nên công bố dịch?
Để góp phần trả lời các câu hỏi về tình hình dịch sởi, Việt Hà
phỏng vấn bác sĩ Takeshi Kasai, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Hà
Nội. Trước hết nói về diễn biến dịch trong các tháng qua, bác sĩ Takeshi Kasai
nhận định:
BS Takeshi Kasai: WHO rất quan ngại về tình hình và theo dõi tình hình chặt
chẽ. Chúng tôi thấy trẻ em chết và bất cứ cái chết nào của các em cũng là một
điều đáng buồn, đặc biệt là khi mà chúng ta biết là những cái chết này có thể
tránh được bằng vaccine. Đây là lý do vì sao mà chúng tôi nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc các cha mẹ phải theo dõi chặt chẽ việc tiêm vaccine cho trẻ.
Việt Hà: Bộ
Y tế mới đây nói với báo chí là dịch sởi ở Việt Nam diễn ra đồng thời với dịch
sởi ở một số nước trong khu vực. Theo WHO đánh giá thì diễn biến dịch sởi ở
Việt Nam có gì khác biệt hay giống với dịch sởi ở các nước trong khu vực?
Công bố dịch phụ thuộc vào từng nước và nó phụ thuộc vào mục
đích của việc công bố này với từng nước. Theo tôi điều quan trọng nhất là thông
tin về tình hình cụ thể và phải có hành động cần thiết.
-BS Takeshi Kasai
-BS Takeshi Kasai
BS Takeshi Kasai: Ở khu vực này trong thời điểm này, Trung Quốc,
Philippines, Việt Nam và bây giờ là Nhật bản đều có các trường hợp bị sởi. Bệnh
sởi là bệnh lây nhiễm mạnh. Từ năm 2000 đến 2012, việc tiêm vaccine đã làm giảm
80% số ca tử vong do sởi. Tuy nhiên chúng tôi đã cố có được nhiều trẻ được tiêm
vaccine, tất nhiên vẫn còn những trẻ không được tiêm. Nhóm không được tiêm này
trở thành những người dễ bị nhiễm sởi và tích lũy dần trở thành một số đông
người bị nhiễm sởi. Vì vậy sởi lây nhiễm rất mạnh và thường quay lại theo chu
kỳ với số lượng nhiễm cao. Đó là những gì mà chúng tôi đang theo dõi ở các nước
đó.
Việt Hà: Cách
đây khoảng hơn 1 tuần, báo chí có nêu câu hỏi với Bộ Y tế về việc liệu có nên
tuyên bố dịch sởi hay không và Bộ Y tế trả lời là chưa cần thiết. Ông có nhận
xét gì về phản ứng này?
BS Takeshi Kasai: Theo tôi hiểu thì báo chí hỏi rằng liệu Bộ Y tế có nên công bố
dịch hay không. Bộ Y tế đã trao đổi với báo chí và công chúng và chúng ta thấy
có rất đông trường hợp bị nhiễm sởi. Và tôi hiểu là báo chí thắc mắc Bộ Y tế có
nên công bố dịch hay không. Định nghĩa về dịch khác nhau ở từng nước. Một số
nước công bố dịch khi chỉ có một ca nhiễm, một số khác dịch khi có một nhóm
nhiễm bệnh có liên hệ với nhau. Một số nước công bố dịch khi họ thấy một số lớn
nhiễm bệnh và cao hơn các số của các năm trước. Cho nên định nghĩa này phụ
thuộc vào từng nước và nó phụ thuộc vào mục đích của việc công bố này với từng
nước. Theo tôi điều quan trọng nhất là thông tin về tình hình cụ thể và phải có
hành động cần thiết.
Việt Hà: Ông
có nói rằng những cái chết đáng tiếc của trẻ đáng ra có thể tránh được. Vậy
theo ông đáng ra chúng ta đã phải làm gì để tránh những cái chết đáng tiếc đó?
BS Takeshi Kasai: Một lần nữa phải nói rằng sởi là bệnh lây nhiễm nhanh, dễ dàng
từ người sang người bất chấp chúng ta có công cụ hữu hiệu là vaccine, đây là
một trong các nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ nhỏ. Cho nên điều quan trọng
nhất là tiêm vaccine phòng bệnh. Nếu tỷ lệ tiêm vaccine đủ cao thì dịch đã có
thể tránh được. Đó là lý do vì sao khi Bộ Y tế có thông tin về sởi, họ ngay lập
tức thực hiện việc rà soát triệt để và thông báo với công chúng và đẩy mạnh chương
trình tiêm chủng.
Đang áp dụng mọi biện
pháp có thể?
Bác sĩ Takeshi Kasai, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại
Hà Nội. WHO VN PHOTO/Chau Doan.
Việt Hà: WHO
đánh giá thế nào về phản ứng của Bộ Y Tế trước tình hình dịch sởi so với những
gì mà Việt Nam đã làm trước kia khi đối phó với dịch SARS và H1N1?
BS Takeshi Kasai: Bộ Y Tế có hệ thống giám sát tốt và họ phản ứng nhanh. Họ xem
xét tình huống nghiêm túc. Bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh cũng
nhận được các hướng dẫn. Một vài cơ sở còn nhận được thêm người và thiết bị để
đối phó tình huống. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi, thì sởi là một
bệnh lây nhiễm nhanh, mạnh, một khi nó đã bắt đầu thì rất khó để chấm dứt. Vì
vậy chúng ta cần nỗ lực của tất cả mọi người để kiểm soát tình hình.
Việt Hà: Theo
ông Việt Nam đã kiểm soát được tình hình? Liệu chúng ta có thể hy vọng dịch sớm
chấm dứt?
BS Takeshi Kasai: Rất khó để có thể dự đoán nhưng Bộ Y tế Việt Nam đã có
kinh nghiệm trong các trường hợp trong quá khứ và mỗi một lần như vậy giúp họ
củng cố khả năng của mình. Tôi theo dõi tình hình. Tôi đã đến thăm bệnh viện,
đi thăm hiện trạng và tôi khẳng định rằng Bộ Y Tế đang áp dụng mọi biện pháp mà
họ có thể.
Việt Hà: Theo
ông thì Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn gì trong việc kiểm soát
bệnh dịch sởi hiện nay?
BS Takeshi Kasai: Thách thức mà họ đang phải đối mặt cũng giống như các
thách thức mà kể cả các nước phát triển phải đối mặt. Như tôi đã nói là Trung
Quốc, Philippines, Việt Nam và Nhật Bản đều đang phải đối mặt. Đây là bệnh lây
nhiễm mạnh nên rất khó để kiểm soát. Đó là lý do vì sao họ đang đặt nỗ lực cao
nhất có thể, thực hiện chương trình tiêm chủng, cung cấp các hướng dẫn cho các
bệnh viện và khuyến cáo các bệnh viện thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát lây nhiễm.
Nhưng điều quan trọng là mọi người cũng phải tham gia tức là phải thực hiện
tiêm chủng để bảo vệ con cái họ và đồng thời bảo vệ cộng đồng của mình.
Tôi theo dõi tình hình. Tôi đã đến thăm bệnh viện, đi thăm hiện
trạng và tôi khẳng định rằng Bộ Y Tế đang áp dụng mọi biện pháp mà họ có thể.
-BS Takeshi Kasai
-BS Takeshi Kasai
Việt Hà: Theo
WHO thì dịch sởi năm nay có ảnh hưởng thế nào đến cam kết của Việt Nam trong
việc loại bỏ bệnh sởi vào năm 2017?
BS Takeshi Kasai: Bộ trưởng Y tế và các quan chức chính phủ cũng đã đến thăm các
bệnh viện, tôi cũng đi thăm. Chúng tôi đã chứng kiến ảnh hưởng của sởi, khiến
trẻ nhỏ chết. Và vì vậy chúng tôi gia tăng gấp đôi nỗ lực để đảm bảo Việt nam
có thể đạt được mục tiêu mà họ đặt ra.
Việt Hà: WHO
đã làm gì và sẽ làm gì để giúp Việt Nam đối phó với dịch sởi?
BS Takeshi Kasai: WHO làm việc chặt chẽ với Bộ Y tế và các cơ quan chính
phủ. Không chỉ có WHO mà cả các tổ chức khác của UN như Unicef đều làm việc
chặt chẽ với Việt Nam. Nhưng với WHO, vốn là một tổ chức về chuyên môn,
chúng tôi cung cấp lời khuyên làm thế nào để giám sát tình hình và tổ chức
chiến dịch. Chúng tôi cũng giúp đỡ tư vấn về kiểm soát lây nhiễm trong bệnh
viện.
Việt Hà: Theo
ông, chúng ta còn cần phải làm gì để có thể chấm dứt dịch?
BS Takeshi Kasai: Chúng ta cần nỗ lực từ tất cả mọi người. Chính phủ cần nỗ
lực hết sức và tôi tin là họ thực hiện và tôi chắc chắn là họ gia tăng gấp đôi
nỗ lực. Chúng ta cần sự giúp đỡ của mọi người. Họ cần kiểm tra lịch tiêm
vaccine của trẻ và đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ trẻ, bảo vệ
cộng đồng. Với cách làm như vậy thì những trẻ có khả năng bị nhiễm bệnh như trẻ
dưới 9 tháng tuổi, có thể được bảo vệ. Chúng tôi cũng thông báo với các phụ
huynh là không nên đưa trẻ bị sởi nhẹ đến các bệnh viện tuyến trên. Ở Việt Nam,
bệnh viện thường là quá tải. Bệnh viện tuyến trên thường là cho trẻ bị các bệnh
nặng như bệnh bẩm sinh như tim. Khi sởi vào các bệnh viện này và bệnh viện quá
tải, ngay cả khi bác sĩ và đội ngũ y tế làm việc không mệt mỏi thì những trẻ dễ
nhiễm bệnh cũng bị đặt trong tình huống nguy hiểm. Chúng tôi nói với cha mẹ của
các trẻ nghi là bị nhiễm sởi thì không nên chuyển đến các bệnh viện tuyến trên
ngay lập tức.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment