Sunday, April 20, 2014

Ba bloggers ở Nha Trang được trả tự do



Ba bloggers ở Nha Trang được trả tự do

RFA
2014-04-19

bloggers-couple
Vợ chồng bloggers Paolo Thành Nguyễn và Trịnh Kim Tiến
Courtesy of lamtamnhu.blogspot.com

Nhóm những người bị công an thành phố Nha Trang bắt về làm việc từ sáng hôm nay đã được trả tự do.

Vào lúc 10 giờ tối hôm qua 19 tháng 4, blogger Hai SeaFree, cho biết:
‘Chúng tôi đang trước đồn Công an Thành phố và đang đi về nhà đây’.
Chúng tôi cũng được blogger Paolo Thành Nguyễn biết về việc bị giam giữ cùng với gia đình và những người khác như sau:

‘Họ bắt lúc khoảng 8:30 sáng. Ban đầu an ninh đến yêu cầu mình đi khỏi khu vực đó, nhưng mình không đi vì không đúng lý. Sau đó họ kêu dân phòng hăm đánh, nhưng mình vẫn đứng đó. Sau đó nữa họ cho côn đồ xăm trổ đầy mình đến nói ‘nợ tiền xe chưa trả’ rồi xông vào đánh. Họ nói gây rối trật tự công cộng nên họ kéo về đồn.

Thoạt đầu họ làm việc về chuyện gây rối, nhưng mục đích là làm việc về việc tổ chức buổi Cà phê Nhân quyền. Họ tỏ ra lo sợ làm xấu hình ảnh công an khi làm về chủ về đề công an đánh chết người. Mình trả lời làm việc này để đánh động dư luận về vấn nạn công an tra tấn người dân thường xuyên dẫn đến chết người.

Họ ép rất nhiều thứ, ép phải ký giấy tờ; nhưng tất cả đều không hợp tác vì việc bắt vào là phi pháp rồi nên không ký bất cứ giấy tờ gì. Lý luận của mình là họ bắt vào một cách tùy tiện nên không hợp tác. Họ thả Thành ra lúc 9:30, và chị Quỳnh chừng nửa tiếng sau họ mới thả’.

Xin phép được nhắc lại, Mạng lưới Blogger Việt Nam hôm ngày 18 tháng 4 ra thông báo tổ chức buổi Café Nhân quyền với chủ đề ‘Công ước Chống Tra tấn và vấn nạn công dân chết trong đồn công an’. Địa điểm tại Café Swing- Khu Trung tâm Thương Mại Nha Trang, 20, Trần Phú, phường Lộc Thọ, Thành phố Nha Trang.

 Tuy nhiên, khi các thành viên tập trung đến sáng nay và chưa tiến hành được cuộc nói chuyện thì đã bị bắt đưa về đồn công an làm việc và đến gần 10 giờ tối mới được thả ra.

Trước đây, Mạng lưới Bloggers Việt Nam cũng tiến hành hai buổi Café Nhân Quyền bàn về việc một số công dân bị cấm xuất cảnh, bị tịch thu hộ chiếu phi pháp.

Ý kiến người bị cấm đi Mỹ vận động cho nền truyền thông độc lập tại Việt Nam

Gia Minh- RFA
2014-04-19

one-abandoned-vn-commy-party
Tiến sĩ kinh tế, nhà bình luận tên tuổi, người từ bỏ đảng tịch ĐCSVN: ông Phạm Chí Dũng
Courtesy of x-cafevn.org

Gia Minh: Tiến sỹ là một người được mời đến tham dự sinh hoạt hướng đến một nền báo chí độc lập nhưng passport của ông bị giữ chưa thể đi được, vậy việc không để một người trong nước ra đi tham dự sinh hoạt hướng đến một nền báo chí độc lập như thế nói lên điều gì?

TS Phạm Chí Dũng: Càng tốt, thưa anh! Ghi thêm một điểm cho Việt Nam về biểu dạng khuôn mặt nhân quyền trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vào tháng 11 năm 2013, và tưởng rằng đó như là một tín hiệu đáng mừng, một niềm khích lệ; nhưng ngay cả những qui định đơn giản nhất của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc về vấn đề đi lại, xuất nhập cảnh cá nhân mà cũng không được tôn trọng một cách đúng mức từ phía Nhà nước Việt Nam thì làm sao có thể nói đến những vấn đề nhân quyền lớn lao khác, như ông ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã nói Việt nam tuân thủ đến hơn 80% những khuyến nghị của cuộc Kiểm điểm Phổ quát về nhân quyền năm 2009 của Liên hiệp quốc. 

Tôi cho đó là một sự giả dối, và muốn chứng minh sự giả dối đó, nếu nói riêng về vấn đề quyền tự do đi lại liên quan đến Điều 19 của Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, có đến hằng trăm trường hợp có thể chứng minh được tại Việt Nam. Vì hiện ở Việt Nam có ít nhất 100 nhân vật bất đồng chính kiến bị cấm xuất cảnh, trong đó khá nhiều bị thu giữ hộ chiếu. Thậm chí vào Tết vừa rồi cũng đã chính thức hình thành một Hội những người bị cấm xuất cảnh. Đó là một hội chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam.

Theo một nguồn tin không chính thức chưa kiểm chứng, trong chuyến đi làm việc tại Việt Nam về vấn đề nhân quyền, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Leahy cũng đã đặt vấn đề xuất cảnh của những người muốn thể hiện chứng kiến của mình, như là một trong những ưu tiên hàng đầu trong mối quan hệ song phương hàng đầu Việt Nam- Hoa Kỳ.  Và không chỉ song phương về mặt chính trị, ngoại giao, quân sự mà tất nhiên phải song phương về mặt kinh tế và trong đó tất nhiên phải hướng đến vấn đề Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Gia Minh: Tiến sĩ vừa nhắc những người bị tước đi quyền đi lại như thế đã lập một hội, và họ cũng đã có hai cuộc gặp nhau gọi là ‘Cà Phê Nhân quyền’ để nói về vấn đề này. Cũng là một trong số đó, thì việc lên tiếng để đòi hỏi quyền cho bản thân và những người khác trong thời gian sắp đến sẽ ra sao nữa?

TS Phạm Chí Dũng: Thực ra đã có ba cuộc bàn về nhân quyền rồi. Cuộc gần đây nhất diễn ra vào buổi sáng hôm nay. Thông tin mà tôi nghe được lại trái ngược với hai cuộc lần trước, nghĩa là ‘quá tam ba bận’, cuộc lần này đã diễn ra đàn áp. Không hiểu như thế nào mà tại một thành phố hiền hòa, êm đềm du lịch như Nha Trang lại có thể diễn ra việc đánh đập và bắt giam hằng chục bloggers tham dự Cà phê Nhân quyền vào buổi sáng hôm nay. Đó là điều ngạc nhiên, nó trái ngược hình ảnh hai cuộc cà phê nhân quyền trước đó vào tháng hai và tháng ba tại Sài Gòn và tại Hà Nội, cơ bản không diễn ra sự trấn áp thô bạo. Không khí tương đối bình lắng, tương đối hiệu quả và tại Hà Nội thậm chí còn có sự hiện diện của một số viên chức đại diện ngoại giao nước ngoài.

Riêng cá nhân tôi, tôi đã và sẽ làm theo kiểu của mình; nghĩa là vấn đề cấm xuất cảnh đối với tôi trong chuyến đi Geneve, Thụy Sỹ trong tháng hai vừa rồi, theo tôi được biết là một trong những vấn đề được đánh giá rất nghiêm trọng theo quan điểm của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Vì thế họ sẽ ưu tiên cứu xét vấn đề này như là một trong những nổ lực hàng đầu.

Theo quan điểm một khách mời của Liên hiệp quốc mà bị một quốc gia thành viên, nơi mà khách mời đó mang quốc tịch, ngăn cản, ngăn trở thì đó là một hành vi không thể chấp nhận được. Vì thế thông qua một hãng luật có uy tín của quốc tế, trong tháng hai và tháng ba tôi đã hoàn thành bộ hồ sơ khiếu nại Nhà nước Việt Nam về việc ngăn cản chuyến đi Thụy Sỹ hồi tháng hai và thu giữ hộ chiếu vô lối, vô cớ và theo tôi là bất hợp pháp, trái ngược với Công ước Quốc tế về các quyền tự do dân sự và chính trị và trái ngược với Điều 12 của Hiến Pháp Nhà nước Việt Nam. Và tôi đã gửi toàn bộ hồ sơ cho Văn phòng của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.

 Họ đã chấp nhận hồ sơ này và tiếp tục chuyển đến các cấp thẩm quyền của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc để xem xét, giải quyết, xử lý. Nếu xử lý thỏa đáng, tôi yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải trả lại hộ chiếu cho tôi và những trường hợp tương tự như tôi, và đồng thời phải giải quyết quyền được xuất cảnh bình thường không bị ngăn cản, ngăn trở. Chính phủ Việt Nam phải thay mặt cho toàn bộ Nhà Nước Việt Nam phải đứng ra xin lỗi những trường hợp đã ngăn cản xuất cảnh trái phép như chúng tôi.

Gia Minh: Trong thời đại Internet hiện nay có thể giúp cho sự lên tiếng đóng góp cho những sinh hoạt chung trên thế giới, dù bị ngăn cản xuất cảnh, nếu được gửi đến sinh hoạt Hướng đến một nền báo chí độc lập sẽ diễn ra ở Hoa kỳ, tiến sĩ sẽ gửi đến thông điệp gì?

TS Phạm Chí Dũng:  Nền báo chí độc lập nằm trong một xã hội dân sự độc lập, và Việt Nam trong tương lai phải cố gắng làm sao xây dựng một xã hội dân sự độc lập với Nhà Nước, để phản biện với Nhà Nước.
Gia Minh: Cám ơn Tiến sĩ về cuộc phỏng vấn ngắn vừa rồi.

'VN muốn bị coi là đồng lõa với TQ?'

Thứ bảy, 19 tháng 4, 2014

Media Player

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Việt Nam có thể phải xem xét lại nguyên tắc 'nhân đạo' về luật pháp quốc tế, nếu đây là nhóm tìm kiếm tị nạn.

Nếu nhà cầm quyền Trung Quốc 'trừng trị' hoặc 'đối xử ác', 'bất công' với nhóm người Tân Cương mới bị trả lại ngay sau vụ cướp súng gây chết người ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh hôm 18/4/2014, Việt Nam có thể bị coi là 'đồng lõa' vi phạm nhân quyền, theo một luật sư ở Việt Nam.
Trao đổi với BBC hôm thứ Bảy từ Sài Gòn, ông Trần Quốc Thuận, cựu quan chức Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội cho rằng việc Việt Nam 'vội vã' trả về Trung Quốc những người là nghi can, nghị phạm đến từ Tân Cương đã làm chết và bị thương 2 sỹ quan biên phòng ở tỉnh Quảng Ninh, đặt ra những dấu hỏi về việc Việt Nam có thực sự 'tôn trọng nhân quyền', 'tôn trọng nguyên tắc nhân đạo' cũng như 'tự tôn trọng độc lập chủ quyền, tự quyết về an ninh lãnh thổ' hay không.

Theo luật sư Thuận, nếu đây thực sự là nhóm người chạy trốn và muốn tìm kiếm cơ chế cư trú chính trị từ Tân Cương, khu vực mà cộng đồng Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) đang phản kháng lại nhà cầm quyền trung ương Trung Quốc vì muốn đòi 'độc lập' và 'tự trị', thì Việt Nam phải xem lại nguyên tắc tôn trọng nhân quyền của mình, vì Hiến pháp Việt Nam cũng quy định nhà nước có thể xem xét những trường hợp người nước ngoài tìm kiếm cư trú, ẩn náu vì lý do này thay vì đẩy họ trở lại nơi họ đã liều mình bỏ trốn đi.

"Phải chăng đây là một sự thỏa thuận giữa Việt Nam với Trung Quốc từ trước, nếu đây là một dân đòi hỏi quyền tự trị, quyền độc lập, họ chạy sang đất nước mình mà mình trao trả liền thì tôi nghĩ rằng cái đó về luật pháp quốc tế, phải xem xét một cách thận trọng," ông Thuận nói.

'Muốn nước ngoài xét xử hộ?'

"Phải chăng đây là một sự thỏa thuận giữa Việt Nam với Trung Quốc từ trước, nếu đây là một dân đòi hỏi quyền tự trị, quyền độc lập, họ chạy sang đất nước mình mà mình trao trả liền thì tôi nghĩ rằng cái đó về luật pháp quốc tế, phải xem xét một cách thận trọng"
LS Trần Quốc Thuận

Theo luật sư, cộng đồng cần phải tiếp tục theo dõi xem những người Tân Cương bị trả về sẽ bị Trung Quốc xử lý ra sao, và nếu họ bị 'trừng trị', bị 'đối xử độc ác', thì nhà cầm quyền Việt Nam có thể bị cộng đồng quốc tế coi là 'đồng lõa vi phạm nhân quyền' với Trung Quốc.

Cựu quan chức Quốc hội cho rằng quyết định cho trả nhóm người Trung Quốc, trong đó có 4 phụ nữ, 2 thiếu nhi còn rất nhỏ tuổi, về lại Trung Quốc hôm thứ Sáu, có thể làm dư luận đặt dấu hỏi về 'tính nhân đạo', 'nguyên tắc cư xử nhân đạo' của Việt Nam.

Luật sư Thuận cho rằng quyết định này chắc chắn phải được 'một cấp rất cao' của Việt Nam đưa ra, mà ông phỏng đoán có thể ít nhất tới cấp Trung ương Đảng, mà do đó theo ông chính quyền tỉnh Quảng Ninh và Bộ đội Biên phòng địa phương chắc chắn 'không dám làm'.

Ở phần cuối cuộc phỏng vấn hôm thứ Bảy, ông Thuận cũng cảnh báo việc Việt Nam 'quá vội vàng' trao trả người Trung Quốc gây án ở Việt Nam, làm thiệt mạng quân nhân, binh sỹ Việt Nam ngay trên đất của Việt Nam, mà lại không được xét xử ở Việt Nam.

Điều này theo ông có thể để lại hậu quả cho 'độc lập chủ quyền quốc gia' và 'an ninh quốc gia' trong tương lai, vì Việt Nam không thể vừa để an ninh quốc gia bị xâm phạm, đồng thời lại để nước ngoài 'xét xử hộ' các nghi can, nghi phạm cho mình.



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-19/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link