Monday, May 19, 2014

Sự ngẫu nhiên chẳng có gì khó hiểu




Date: Sat, 17 May 2014 10:36:42 -0700
Subject: Fwd: Sự ngẫu nhiên chẳng có gì khó hiểu
From: chu8s

Sự ngẫu nhiên chẳng có gì khó hiểu

(nhân bài “Sự ngẫu nhiên kỳ lạ không thể hiểu” của Phạm Thanh Nghiên)

Minh Tú

15-5-2014

- Khi những người yêu nước gặp nhau trong tư tưởng và hành động, điều này chẳng có gì là khó hiểu.

- Khi những người yêu nước thấy cùng một chân lý như tự do, dân chủ, nhân quyền ..., điều này rất tự nhiên và chẳng có gì khó hiểu.

- Khi những người yêu nước thấy rõ mục tiêu của cuộc biểu tình chống xâm lược và chống bất công qua những lời kêu gọi giống nhau, điều này lại càng chẳng có gì kỳ lạ hay khó hiểu.

Lý do đơn giản là:
-         chân lý, chính nghĩa ... không là độc quyền của riêng ai.
-         Những người có tâm ắt cùng gặp nhau trên con đường chính nghĩa - trong tư tưởng và hành động.

Trên con đường phục vụ khiêm tốn của mình, nếu có người suy nghĩ giống tôi về một giải pháp cho đất nước thì tôi sẽ rất vui vì thấy ý kiến của mình không lạc loài, cũng không dám kiêu ngạo nghĩ là mình mới là người nghĩ ra trước và cho là người khác bắt chước hay xử dụng ý kiến của mình. 

Còn nếu tôi đưa ra một ý kiến góp phần vào công cuộc chung mà lại có người cùng chia sẻ và giúp loan tải thì tôi càng vui vì vừa có “đồng minh”, vừa được tiếp tay truyền tải để tạo thành sức mạnh chung.

Khi tôi đọc bản lên tiếng của 20 hội/nhóm XHDS (Xã Hội Dân Sự) trong nước, tôi rất đồng ý với 3 chủ điểm của cuộc biểu tình:

1. Phản đối và lên án hành vi xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc.

2. Yêu cầu nhà nước Việt Nam có những biện pháp thích hợp, hữu hiệu, cùng với sức mạnh toàn dân để thực sự chấm dứt tình trạng Trung quốc xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam ngay lập tức.

3. Tranh đấu đòi tự do cho blogger Anh Ba Sàm, cho những công dân đang bị bỏ tù vì bày tỏ lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc xâm lược: Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Xuân Nghĩa, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Đinh Nguyên Kha.

Khi tôi đọc 3 điều ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư của Đảng Việt Tân, nêu ra, tôi cảm thấy vui mừng vì người trong nước và hải ngoại đã chia sẻ với nhau các điểm chung 1 và 3. Riêng điểm thứ 2 của ông Lý Thái Hùng thì khác hẳn điểm 2 của nhóm 20 tổ chức, nhưng cũng không khác gì tiếng nói của các nhà dân chủ trong nước đã từng chia sẻ trên các diễn đàn.

Xin trích 3 điều ông Lý Thái Hùng đã viết:

...việc biểu tình mang ba ý nghĩa quan trọng.

Thứ nhất là bày tỏ sự phản đối những hành động xâm lược của Trung Quốc đối với chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Thứ hai là phản đối chính sách hèn nhát của nhà cầm quyền CSVN đối với Trung Quốc và đòi hỏi lãnh đạo Hà Nội hiện nay phải đứng thẳng người để đối đầu với Bắc Kinh.

Thứ ba là đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho những người yêu nước đang bi giam giữ một cách phi lý chỉ vì họ đã từng lên tiếng hay tham gia vào các hoạt động chống dã tâm xâm lược của Trung Quốc.

Cả ba điều này tôi cũng đã được đọc nhiều lần trong các bài bình luận của ông Lý Thái Hùng nói riêng, và của đảng Việt Tân nói chung trong suốt nhiều thập niên qua.  

Như vậy, với cái tâm thực sự vì đất nước, chúng ta chẳng cần phân bì “tư tưởng, ý kiến, đúng/hay” này là của ai, tổ chức nào, ai có công trạng v...v... Với niềm tự tin và trong sáng, chúng ta sẵn sàng đón nhận ý kiến hữu ích của bất kỳ cá nhân, tổ chức hay đảng phái nào mà không sợ là mang tiếng bị “thao túng” hay bị “giựt dây”.  Khi gán cho một cá nhân hay tổ chức nào đó “chôm chỉa credit” là cố tình muốn hạ giá đối tượng đó do ganh ghét hay suy diễn kiểu “suy bụng ta ra bụng người”. Một tổ chức lớn, có uy tín chẳng cần phải “chôm credit” của ai cả vì tự họ nếu không có thực lực tất khó lòng đứng vững. 

Và tôi rất tâm đắc câu nói của cô Phạm Thanh Nghiên về các cuộc biểu tình chống Trung Cộng hôm 11-5-2014 vừa qua: “Tôi xem những thành quả có được không phải của riêng cá nhân, cũng không phải của 20 nhóm/ hội đưa ra lời kêu gọi mà là thành quả của tất cả những người Việt Yêu Nước Tự Do”.

Là một đảng viên Việt Tân, tôi cũng rất cảm kích tâm tình dễ thương của Phạm Thanh Nghiên khi cô viết: “Tôi cũng có quen biết qua mạng một số bạn là đảng viên đảng Việt Tân. Họ chân thành, đáng mến, rất đáng trân quý và thân thiện. Có thể khi bài viết này xuất hiện công khai trên mạng sẽ làm buồn lòng một số bạn đảng viên Việt Tân. Tôi không muốn điều đó. Sâu thẳm trong lòng, tôi không muốn mất đi mà muốn có thêm những người bạn khác, cả những người bạn Việt Tân. Mong các bạn hiểu rằng tôi chỉ đang nói lên sự thật để tránh những ngộ nhận không cần thiết.”

Theo tôi được biết, các bạn tôi trong đảng Việt Tân đều thông cảm với cô Phạm Thanh Nghiên về bài viết này; cô chỉ muốn nói lên sự thật và sự độc lập giữa các nhóm XHDS và đảng Việt Tân trước những rì rào đồn thổi của một vài người. Điều đáng tiếc là cô đã đăng lại toàn bộ những lời nhận định kém cỏi, mang tính chất đả phá và “tạo nghiệp ác” của Nghiêm Việt Anh. Tôi chưa từng nghe nói đến nhân vật này, nhưng bất kỳ một ai có những lời lẽ mang manh tâm chia rẽ đối với các cá nhân và tổ chức đấu tranh chân chính thì chúng ta không nên loan tải. Làm như vậy là vô tình tiếp tay cho những luận điệu phá hoại đoàn kết và tin yêu mà cộng sản Việt Nam cùng những kẻ xấu trong cộng đồng dân tộc đang reo rắc.

Riêng một bạn trẻ khác mà tôi vẫn rất quý mến, ngưỡng mộ trong số những khuôn mặt nữ lưu anh thư của dân tộc hiện đại bên cạnh Phạm Thanh Nghiên, là cô Huỳnh Thục Vy, đã có những phát biểu mà tôi cũng muốn góp ý xây dựng để làm mạnh hơn, thay vì suy yếu đi, tiềm năng đấu tranh của dân tộc. Đó là những phát biểu của cô:
-         mang tính phân biệt người Việt “trong nước”, “hải ngoại”. Cách suy nghĩ phân biệt trong/ngoài này rất nguy hiểm cho thế đoàn kết dân tộc.
-         cho là người trong nước mới có “tính chính danh”. Điểm này sai vì bất cứ người Việt Nam nào yêu nước đều có quyền và bổn phận đóng góp vào công cuộc đấu tranh cho hạnh phúc của dân tộc, dù người đó ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Chỉ có người không mang dòng máu Việt mới không có tính chính danh khi kêu gọi người Việt dấn thân cho tương lai của người Việt.
-         cho là người trong nước có “thẩm quyền đạo đức” hơn người hải ngoại cũng sai vì bất cứ một công dân nào của cộng đồng nhân loại cũng có thẩm quyền đạo đức để tranh đấu cho Chân-Thiện-Mỹ ở bất cứ nơi nào trên quả địa cầu này, huống hồ gì là người Việt Nam!
-         cho là “bên ngoài chi phối trong nước và đặt người trong nước trong tình thế đã rồi” vừa mang tính chất kỳ thị trong/ngoài, vừa coi thường lòng tự trọng của người hải ngoại và coi thường trí thông minh của người trong nước.

Cả hai cô Nghiên và Vy đều nhấn mạnh đến sự độc lập của các tổ chức XHDS với các đảng phái chính trị . Tôi sẽ có một bài phân tích kỹ hơn về vấn đề này, nhưng chỉ mong hai bạn đừng quên thế liên hoàn, hỗ tương của những cá nhân và tổ chức trong công cuộc đấu tranh gay go này để đưa đất nước qua khỏi trang sử đen tối, đau thương hiện tại. Phong thái độc lập của các tổ chức luôn cần được tôn trọng trong môi trường dân chủ, đa nguyên; chúng ta tranh đấu để dân chủ hóa đất nước thì chắc chắn phải tôn trọng điều này. Song “độc lập” không có nghĩa là không hợp tác, không phối hợp, lại càng không phải là “tự cô lập”. Trong thế giới liên lập ngày hôm nay, chúng ta không chỉ cần sự đóng góp của cộng đồng dân tộc ở khắp nơi, mà còn cần cả sự hỗ trợ của cộng đồng thế giới.  

Tôi xin mượn câu nói của cô Phạm Thanh Nghiên để kết luận cho phần chia sẻ này:
“... tôi sẽ... tập trung vào những gì có lợi nhất cho đất nước và làm việc với bạn bè chúng tôi, những người yêu nước tự do vô điều kiện, tin tưởng ở nhau bằng tấm lòng thành tâm và làm việc với nhau trong tinh thần minh bạch dựa trên nền tảng của dân chủ và tôn trọng lẫn nhau.”

Thực hành câu nói này chính là không tiếp tay loan truyền những bài vở hoặc đồn đãi mang tính chất gieo nghi ngờ, tạo hiềm khích, thiếu xây dựng, thiếu tôn trọng đối với những cá nhân và tổ chức yêu nước chân chính.




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link