Ân Xá Quốc Tế biểu tình
trước Tòa Đại Sứ Việt Cộng tại London
Biểu tình đòi Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền cho VN do Ân Xá Quốc Tế
(Amnesty International) tổ chức trước Tòa ĐS Việt Cộng tại London sáng
18/05/2014
Sáng nay 18 Tháng năm 2014, khoảng 70 người Việt Nam và 10 người
Anh mặc đồng phục biểu tình của Ân Xá Quốc Tế kéo tới biểu tình đòi Tự Do Dân
Chủ Nhân Quyền cho VN, ngay trước Đại Sứ Quán CHXHCNVN tại London, từ 11 giờ
sáng, để hổ trợ cho đồng bào trong nước đang biểu tình chống xâm lăng Trung
Cộng và đòi nhân quyền trong nước cùng ngày. Vào khoảng 12 giờ trưa thêm 20
người kéo đến tham gia thêm nâng con số người tham dự lên khoảng 100 người. Hơn
10 người khác đi vòng quanh khu vực phát hàng tram tờ rơi (leaflet) kêu gọi
người Anh tham gia đòi Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền cho VN. Đại diện các đoàn thể
VN như Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ, No-U, Việt Tân, các tổ chức đấu tranh nhân
quyền VN đều tham gia trong đoàn biều tình. Hơn 90 phần tram là giới trẻ VN.
Nội dung tờ rơi (leaflet) của Amnesty International được phát ra tại cuộc biểu
tình.
Hai hình chụp hai bên đường phố trước Đại Sứ Quán cộng
sản VN tại London
vào lúc khởi đầu cuộc biểu tình lúc 11 giờ sáng ngày 18 Tháng 5
năm 2014
Phóng viên DT Trần của Radio CTM tường trình từ London
DienDanCTM
Nhân vụ HD 981, điểm
cuốn sách 'Chết Bởi Trung Quốc'
WESTMINSTER (NV)
- Từ khi nhà cầm quyền Trung Cộng đưa giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam, dân Việt khắp nơi, từ trong nước đến hải ngoại, đã có những cuộc
phản đối dữ dội.
Những cuộc biểu tình liên tiếp diễn ra tại các thành phố lớn ở Việt Nam, như Hà Nội, Sài Gòn, Ðà Nẵng... Trong những ngày vừa qua, lực lượng công nhân Việt Nam tại nhiều thành phố như Bình Dương, Vũng Tàu, Hà Tĩnh, Cần Thơ,... tự động tạm ngưng công việc, xuống đường phản đối nhà cầm quyền Trung Cộng.
Các cuộc biểu tình
này lan nhanh sang các thành phố khác khiến nhiều công ty xí nghiệp của Ðài Loan,
Singapore, Nam Hàn phải trương cờ quốc gia mình và giăng biểu ngữ bày tỏ sự
đồng tình với các công nhân biểu tình.
Song song với những cuộc biểu tình tại Việt Nam, một phong trào của người Việt, đặc biệt ở
trong nước, kêu gọi “tẩy chay” hàng Trung Quốc.
Việc tẩy chay hàng Trung Quốc đã diễn ra từ nhiều năm nay, không chỉ đối với người Việt Nam, không chỉ là vấn đề chính trị, mà còn vì sản phẩm Trung Quốc chứa nhiều chất độc hại cho sức khỏe người sử dụng.
Nhiều công trình phân tích của các nhà khoa học đưa ra những kết luận như trên. Cộng đồng người Việt có Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, nhiều lần đặt vấn đề này trong các tác phẩm nghiên cứu khoa học và môi trường của ông.
Hai giáo sư người Mỹ của đại học UCI, là Peter Navarro và Greg Autry, cũng đã lên tiếng báo động người dân Mỹ trong tác phẩm nghiên cứu khoa học viết chung, tựa đề “Death By China” - Confronting The Dragon - A Global Call To Action.
Cuốn sách giá trị này cũng đã được quay thành phim, được ra mắt khán giả tại Pasadena, California tối 17 và 18 Tháng Tám, 2012.
Thông tín viên nổi tiếng của chương trình ABC News là Diane Swayer trên truyền hình Hoa Kỳ trong 2 năm liên tiếp đã vận động người dân Hoa Kỳ tẩy chay hàng hóa Trung Quốc liền một tháng.
Giới trí thức trẻ gốc Việt ở Nam California cũng nhận biết được giá trị của cuốn sách này, cho rằng đó là lời báo động không chỉ cho nhân loại mà đang trực tiếp cho dân tộc Việt Nam. Họ cũng đã dịch tác phẩm này sang Việt Ngữ.
Hồi Tháng Mười Một, 2012, một số thành viên trẻ trong cơ sở đảng Việt Tân tại Nam California tổ chức một cuộc ra mắt cuốn sách này qua dịch phẩm “Chết Bởi Trung Quốc,” dịch giả là một trí thức thuộc đảng Việt Nam, Tiến Sĩ Trần Diệu Chân.
Cuốn “Death By China” của hai giáo sư Mỹ Peter Navarro và Greg Autrey gồm 16 chương, 250 trang. Nội dung sách, hai tác giả nêu ra tất cả những âm mưu của Trung Cộng khuynh đảo thế giới qua những hình ảnh, những tài liệu xác thực. Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết nhận xét về cuốn sách: “Ðây là bản cáo trạng toàn cầu về hiểm họa của Con Rồng Thực Dân Trung Cộng, như chết về hàng hóa tồi tệ, chết vì hóa chất độc hại, chết vì Trung Cộng thao túng tiền tệ cho đến chết vì gián điệp Trung Cộng, và còn nhiều nhiều nữa...”
Tiến Sĩ Trần Diệu Chân đã dành thời gian chuyển ngữ thật sát nghĩa và đã trình bày bằng lối viết gọn, dễ hiểu, trong sáng, cả về những danh từ khoa học khúc mắc và những ý nghĩa chính trị cao thâm.
Chương II, dưới tiêu đề “Chết Vì Thuốc Ðộc Trung Quốc,” và Chương III dưới tiêu đề “Chết Vì Hàng Tồi Trung Quốc,” hai tác giả nêu những chất độc như Melamine, Heparin, lưu huỳnh, chì... chan hòa trong các sản phẩm của Trung Quốc, từ thực phẩm cho đến đồ gia dụng mà các xí nghiệp công tư của Trung Quốc sản xuất ra.
Nguyên nhân nào khiến hàng Trung Quốc xấu và độc hại, hai tác giả đưa ra lời giải thích. Trước hết là trình độ công nhân thấp kém. Thứ hai là các nhà sản xuất Trung Quốc, cả tư nhân lẫn chính quyền, không phải chịu một trách nhiệm nào về những sản phẩm của mình do từ luật lệ ở Trung Quốc. Thứ ba là do một hệ thống quan liêu thối nát và tham nhũng nhất thế giới được tiếp tay bởi những nhà tư bản quốc tế chỉ biết đến lợi nhuận.
Dưới con mắt của các kinh tế gia và chính trị gia, hàng hóa Trung Quốc xấu là do chính sách chạy theo lợi nhuận của nhà nước cộng sản Trung Hoa. Chủ trương sản xuất để xuất cảng, càng bán được nhiều càng thu lợi nhuận nhiều, đưa đến kết quả trước mắt là phát triển mạnh kỹ nghệ sản xuất, tích lũy tư bản (chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới) để khuynh đảo kinh tế chính trị toàn cầu.
Biết thế, nhưng sao các nước giao thương với Trung Quốc lại để yên?
Tiến Sĩ Trần Diệu Chân tâm sự: “Ðộng lực chính khiến tôi say mê dịch cuốn sách này, dù tôi biết là đang lội ngược dòng trong một thế giới mà người ta sẵn sàng thỏa hiệp với tội ác để làm giàu, vì tiền mà tiếp tay Trung Quốc và bán đứng nền kỹ nghệ Hoa Kỳ, bán đứng tương lai con cháu, tôi dịch sách vì nghĩ đến tương lai con cháu, các thế hệ kế tiếp chúng ta.”
Cuốn sách còn nhiều chương đề cập đến những hiểm họa từ Trung Quốc, từ kinh tế đến chính trị, đến tình báo, đến tham vọng... để đi đến kết luận: “Khi Trung Quốc lớn mạnh về kinh tế và quân sự như hiện nay, tham vọng của đế quốc tân thực dân này ngày một lớn hơn trên biển Ðông, bao gồm hai mục tiêu, thứ nhất là chiếm hữu trữ lượng dầu thô khổng lồ ở thềm lục địa biển Ðông và thứ hai là dùng biển Ðông làm bàn đạp kiểm soát luồng giao lưu từ bán đảo Ả Rập qua Ấn Ðộ Dương nối liền với miền Tây Thái Bình Dương.
Trên thực tế, Trung Quốc đang đi đúng theo những nhận định trong cuốn sách này. Ðặt giàn khoan dầu tối tân nhất của Trung Quốc trong thềm lục địa Việt Nam, Trung Cộng không chỉ thách thức một Việt Nam nhỏ bé đang được cai trị bởi tay sai của mình, mà thách thức cả thế giới, nhất là Hoa Kỳ trong mộng bá chủ kinh tế của mình.
Thế giới, nhất là Hoa Kỳ, đã để cho con “Rồng” Trung Quốc bứt khỏi những kiềm tỏa, những vòng “kim cô” kinh tế và chính trị, liệu có còn kìm hãm được nó nữa không.
Tẩy chay hàng Trung Quốc đang nổi dậy ở trong nước, nay chỉ còn có ý nghĩa đấu tranh chính trị hơn là một biện pháp làm áp lực kinh tế.
Ðộc giả muốn mua cuốn sách này, có thể liên lạc: 5850 Stockton Blvd., #C, Sacramento, CA 95824. email: trandieuchan@gmail.com
Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=188175&zoneid=3#.U3kVtPldX3h
Miến Điện đi
sau về trước.
Dân Miến Ðiện biểu
tình đòi sửa hiến pháp
18.05.2014 YANGON, Miến Ðiện (AFP) - Hàng ngàn người tham dự biểu tình ở thành phố chính tại Miến Ðiện hôm Thứ Bảy để kêu gọi sửa đổi bản hiến pháp do quân đội soạn thảo, theo đó ngăn cấm không cho lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi trở thành tổng thống nếu đắc cử.
Người cựu nữ tù nhân chính trị nổi tiếng thế giới này đã tranh đấu đòi sửa đổi bản hiến pháp Miến Ðiện kể từ khi trở thành một dân biểu hai năm trước đây.
Dân chúng Miến Ðiện biểu tình tại Yangon hôm Thứ Bảy, 17 Tháng Năm. (Hình: AP Photo/Gemunu Amarasinghe) |
Hiến pháp ban hành năm 2008 cấm không ai có người phối ngẫu hay con có quốc tịch ngoại quốc trở thành lãnh đạo Miến Ðiện, một điều khoản mà nhiều người tin rằng nhắm vào bà Suu Kyi, người có hai con trai quốc tịch Anh.
Bản hiến pháp này cũng dành 25% số ghế trong Quốc Hội cho các quân nhân, không cần phải tranh cử, giúp cho quân đội giữ vai trò chính trị quan trọng dù không còn chế độ do hội đồng quân nhân lãnh đạo.
Lên tiếng trước đám đông ở Yangon, bà Suu Kyi kêu gọi giới chỉ huy quân đội cũng như các quân nhân cấp dưới hãy ủng hộ chiến dịch vận động sửa đổi hiến pháp.
“Tôi muốn tất cả các quý vị hãy xem lại là việc có nhiều cơ hội hơn người dân thường có phải là điều đúng hay không,” bà Suu Kyi nói.
Cuộc bầu cử Quốc Hội dự trù diễn ra năm 2015 được coi là thử thách để xem quân đội có thực sự muốn từ bỏ quyền hành của họ hay không.
Tổng thống Miến Ðiện do Quốc Hội lựa chọn và bà Suu Kyi từng tuyên bố là muốn đứng ra lãnh đạo quốc gia này.
Bà Suu Kyi bị giam 15 năm trong suốt thời gian quân đội cầm quyền ở Miến Ðiện trước khi được thả năm 2010.
Kể từ đó, Tổng Thống Thein Sein đã đưa ra các biện pháp thay đổi lớn lao, kể cả việc thả tù chính trị và đón nhận bà Suu Kyi cùng các thành viên trong đảng do bà lãnh đạo vào Quốc Hội sau cuộc bầu cử bổ túc năm 2012. (V.Giang)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=188278&zoneid=5#.U3lzonaHjeU
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment