Saturday, May 24, 2014

BIỂN ĐÔNG VÀ TƯƠNG LAI VIỆT NAM


On Saturday, 24 May 2014 8:27 PM, "Trung Pham 

02 Hung Ca Su Viet 2 Mot Lan Di - Asia Golden 3


 
BIỂN ĐÔNG VÀ TƯƠNG LAI VIỆT NAM
Hoàng Duy Hùng


Ngày 2/5/2014, Trung Quốc đem giàn khoan dầu khổng lồ Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981(xin viết tắt là HD981)  vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Giàn khoan này là của công ty Dầu Khí Hải Dương Trung Quốc, tiếng Anh là China National Offshore Oil Corporation, viết tắt là CNOOC, có chi nhánh khắp nơi trên thế giới. Nhưng CNOOC lại chính là công ty quốc doanh của Trung Cộng, nên việc làm này được hiểu đồng nghĩa chính là việc làm của Nhà Nước Trung Cộng. Giàn Khoan HD981 được định vị cách xa bờ biển VN 120 lý, và phía nam của Đảo Tri Tồn 20 hải lý, và như vậy là đã ăn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam 80 hải lý.

Việt Nam đã đưa tàu chấp pháp ra để ngăn chận Trung Quốc đặt giàn khoan dầu trái phép. Phản ứng lại, ngày 13/5, Trung Quốc đã đưa nhiều tàu quân sự, tàu hải cảnh, tàu hải giám, v.v. vào trong khu vực để bảo vệ giàn khoan. Việt Nam cho tàu cảnh sát biển tiến vào gần giàn khoan thì đã bị tàu của Trung Quốc to lớn hơn tấn công và dùng vòi rồng trấn áp xua đuổi tàu Việt Nam ra xa.Việc làm đó của Trung Quốc đã gây chấn động dư luận thế giới.

Người Việt ở trong cũng như ngoài nước bộc lộ lòng yêu nước và sự giận dữ của họ trước hành động này của Trung Quốc. Nhiều cuộc biểu tình và thắp nến diễn ra ở trong lẫn ngoài nước. Ở trong nước, hàng chục ngàn công nhân ở tỉnh Bình Dương đã đập phá đốt cháy các công ty có chữ Trung Quốc mà không phân biệt công ty đó của Đài Loan hay của Trung Quốc. Những công ty của các quốc gia khác như Nam Hàn phải lật đật có những bảng hiệu trước cửa công ty cho biết họ không phải là công ty của Trung Quốc mà là công ty của những quốc gia khác là bạn của Việt Nam. Rất tiếc có những vụ hôi của xảy ra làm mất đi sự thanh bạch trong việc đấu tranh và hình ảnh của người Việt Nam. Biểu tình ở Hà Tĩnh chống Trung Quốc, 1 người Trung Quốc làm cho công ty của Đài Loan bị thiệt mạng và khoảng chục người bị thương. E sợ không kiểm soát được tình hình, Chủ Nhật ngày 18/5/2014, nhà nước đã ngăn cấm và đàn áp không cho cuộc biểu tình được lớn mạnh.

I. Nguyên Do: Khi căng thẳng của vụ Giàn Khoan HD981 diễn ra, Bà Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying, sinh năm 1970), phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng đã đến lúc CSVN hãy nhìn vào sự thật, hãy nhìn vào bức công hàm của cựu Thủ Tướng Phạm Văn Đồng ngày 14/9/1958 công nhận bản đồ lãnh hải 12 hải lý của Trung Cộng được công bố ngày 4/9/1958. Đây cũng là luận điệu của các cơ quan truyền thông Trung Quốc. Theo họ, Trung Cộng đã giúp cho Đảng Cộng Sản Việt Nam nhân lực, tài lực, và vũ khí để đánh Pháp cũng như để đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa, và đổi lại cho sự giúp đỡ này, ĐCSVN đã đồng ý "bán" 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng, và theo họ, nay thì ĐCSVN lật lọng.

Trung Cộng lúc nào cũng mang văn bản ngày 14/91/1958 để làm áp lực trên Việt Nam. Dựa trên văn bản 14/9/1958 của TT Phạm Văn Đồng, năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa trước sự làm ngơ của Bắc Việt. Năm 1988, Trung Quốc tấn chiếm một số đảo trong Quần Đảo Trường Sa. Bây giờ, họ dùng đây là lá bài gậm nhấm chủ quyền biển đảo của Việt Nam cũng như hù dọa các lãnh đạo CSVN không dám lên tiếng để phản đối cách mạnh mẽ. Thêm vào đó, có nhiều nguồn tin cho biết cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu và các lãnh đạo CSVN từ năm 1998, vì lý do này hay lý do khác, đã bí mật ký kết một số hiệp ước với Trung Quốc mà những hiệp ước này hoàn toàn bất lợi cho Việt Nam, nên đã làm cho Trung Cộng tăng thêm niềm tin họ có chủ quyền trên vùng lãnh hải mà nay có giàn khoan HD981.
Nếu Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế thì Việt Nam có nhiều khả năng pháp lý vô hiệu hóa bản văn của TT Phạm Văn Đồng cũng như các văn bản mật của các lãnh đạo CSVN. Những khả năng đó như sau:

1. Mười hai (12) hải lý cách xa bờ không bao nhiêu, nhưng Trung Cộng đã đánh lừa và vẽ bản đồ 12 hải lý là bản đồ Lưỡi Bò mà hiện nay ai cũng biết. Văn bản này, ngay từ lúc đầu (ab initio) đã là đánh lừa thì tự nó là vô giá trị, không có hiệu lực.

2. Thủ Tướng Phạm Văn Đồng viết thư cho "Đồng Chí Tổng Lý" tức là giữa một đảng với một đảng  hơn là giữa một nhà nước với nhà nước, nên giá trị nếu có chỉ trong phạm vị giữa hai đảng.

3. Sau này có tin Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương, một người gốc Hoa, nên lãnh đạo của người gốc Hoa mượn tay đàn em Phạm Văn Đồng công nhận lãnh hải như trên có thể được gán ghép là một âm mưu chính trị không thông qua toàn dân Việt Nam là không có giá trị;

4. Về sau, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng cho biết ông phải làm việc đó vì hoàn cảnh của chiến tranh, trong luật gọi đó là "under duress" thì văn bản trở thành vô giá trị.

5. Quan trọng nhất, vào lúc đó, Trường Sa và Hoàng Sa đang ở trong sự kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia có chủ quyền khác hẳn với Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam tức Bắc Việt nên Bắc Việt không thể cho "cái" mà Bắc Việt không có, nên việc công nhận này của Bắc Việt không có hiệu lực.

II. Tại sao Trung Cộng lại đưa Giàn Khoan HD 981 vào thời điểm này? Năm 2011, Nội Các của Tổng Thống Barack Obama tuyên bố xoay trục trọng tâm quân sự từ Trung Đông sang Châu Á Thái Bình Dương. Đầu năm 2014, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ công khai cho biết Hoa Kỳ đã chế tạo được nhiều vũ khí tối tân, nhất là tia hồng ngoại tím từ vệ tinh ở trên không, nên việc duy trì quân số ở mức đông như trước không cần thiết. Bởi vậy, việc xoay trục sang Châu Á Thái Bình Dương vẫn là cần thiết nhưng quân số xoay trục thì ít hơn.

Kế hoạch xoay trục này của Hoa Kỳ bị đình hoãn khi nước Ukraine gặp khủng hoảng chính trị vào tháng 3, 2014. Nga Sô đã sáp nhập Crimea, một hòn đảo của Ukraine nằm ở phía nam trở thành một phần lãnh thổ của nước Nga. Bây giờ một vài thành phố ở phía đông Ukraine như Donetsk và Luhansk cũng đang rục rịch bước theo gót Crimea. Đối với Châu Âu và Hoa Kỳ, Ukraine quan trọng hơn Biển Đông vì đây là thành viên NATO quan trọng để chận đứng sự bành trướng của Nga, không cho Nga tái lập lại sức mạnh của Liên Sô cũ. Châu Âu và Hoa Kỳ làm áp lực với Nga. Trung Quốc là 1 trong 5 thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Châu Âu và Hoa Kỳ cần mua chuộc để có sự ủng hộ của Trung Quốc chống lại Nga ở trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nên Hoa Kỳ đã phải nhẫn nhịn để cho Trung Quốc hung hãn lấn sân ở Biển Đông; do vậy, Trung Quốc không phản đối Hoa Kỳ về vấn đề ở Ukraine và Hoa Kỳ chỉ phản ứng lấy lệ với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Sự nhẫn nhịn của Hoa Kỳ ở Biển Đông, nhất là ở Hoàng Sa, còn có một nguyên do khác đó là những mật ước của Hoa Kỳ đã ký kết với Trung Cộng từ năm 1972. Mật ước năm 1972 giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng thì Hoa Kỳ, để đổi lấy thị trường hơn tỷ người ở Trung Quốc, đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan. Chính mật ước này đã khích lệ cho Trung Quốc năm 1974 đánh chiếm Hoàng Sa và có nhiều nghi vấn Hoa Kỳ không những đồng thuận cho sự đánh chiếm này mà còn hỗ trợ cho Trung Quốc như một món quà mở màn giao hảo giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ trong thời đại mới. Cũng vì sự đồng thuận và hỗ trợ này mà Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ đã làm ngơ không cứu những hải quân VNCH bị lâm nạn, dầu đó chỉ là cứu vớt có tính cách nhân đạo. Nếu Hoa Kỳ phản ứng quá dữ dội vấn đề ở Hoàng Sa thì Hoa Kỳ mở miệng mắc quai cho hành vi của Hoa Kỳ năm 1974!

Người ta còn nghi ngờ Hoa Kỳ và Trung Cộng đã có mật ước chia chác xong Biển Đông rồi. Tháng 4 năm 2012, Trung Quốc đem hải quân vào vùng đảo Scarborough (Scarborough Shoal, Trung Quốc gọi đó là Vùng Đảo Hoàng Yến – HuangYan) do Phi Luật Tân chiếm đóng, Phi Luật Tân không chống trả nổi, cầu cứu đến Mỹ. Bà Hilary Clinton, khi đó còn là Ngoại Trưởng của Hoa Kỳ, nói Phi Luật Tân hãy rút quân đi, Hoa Kỳ sẽ giải quyết sau. Tin vào lời hứa này của bà Hilary Clinton, Phi Luật Tân rút quân. Sau khi Trung Quốc tiến vào Đảo Scarborough, Phi Luật Tân yêu cầu Mỹ giải quyết, bà Hilary Clinton trả lời: “Biển Đông lớn rộng đủ để cho Trung Quốc có phần.” Nhiều bình luận gia cho rằng lời tuyên bố này của bà Hilary Clinton là một bằng chứng Hoa Kỳ đã có hiệp ước mật với Trung Quốc về Biển Đông. Chính sách của Hoa Kỳ là một Trung Quốc mạnh để áng chận Nga Sô hơn là một Trung Quốc bắt tay chung với Nga Sô như thời Chiến Tranh Lạnh nên Hoa Kỳ sẵn sàng hy sinh một số phần ở Biển Đông để cho Trung Quốc được mát ruột!

Mặt khác, các chính khách của Hoa Kỳ gặp vất vả với sự phản đối mạnh mẽ của người Việt tại Hoa Kỳ không muốn cho Hoa Kỳ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam bao lâu Việt Nam vẫn có những vi phạm nhân quyền. Quyền lợi và lá phiếu của các vị dân cử ở nơi cử tri Mỹ gốc Việt (dầu lá phiếu này không phải là phiếu quyết định), đã phải đặt các vị dân cử Hoa Kỳ làm áp lực mạnh mẽ trên Việt Nam trong vấn đề nhân quyền. Vì quyền lợi lá phiếu của cá nhân, nhiều khi các chính khách sẵn sàng hy sinh những điều khác như chúng ta thấy trong vụ khủng bố giết Đại Sứ của Hoa Kỳ ở Benghazi ngày 11/9/2012 mà vì lúc đó đang trong mùa tranh cử TT Barack Obama và Ngoại Trưởng Hilary Clinton vẫn làm ngơ và tuyên bố đây là vụ nổi dậy bốc đồng của quần chúng để phủi tay trước cái chết của Đại Sứ J. Christopher Stevens.

 Chính vì lý do e ngại mất phiếu cử tri Mỹ gốc Việt nên nhiều vị dân cử như DB Liên Bang Roh Rabacher cho rằng "Việt Nam chưa hẳn là bạn của Mỹ." Bao lâu VN còn là chế độ độc đảng thì bấy lâu Việt Nam "chưa hẳn là bạn của Mỹ." Chưa hẳn là bạn của Mỹ nên cuối tháng 4, 2014, trong chuyến công du châu Á, Tổng Thống Barack Obama đến Nhật Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân, và Mã Lai nhưng lại phớt lờ Việt Nam cho dầu trước đó Việt Nam đã có lời mời cách rất khẩn khoản. Từ lúc nhậm chức đến nay, Tổng Thống Barack Obama đã công du Châu Á 4 lần, lần nào cũng được Việt Nam khẩn khoản mời thăm Việt Nam, nhưng TT Barack Obama không đến Việt Nam cho thấy có những lấn cấn ở đàng trong.

Thái độ thờ ơ của Tổng Thống Barack Obama đối với Việt Nam khi công du 4 quốc gia châu Á vào cuối tháng 4, 2014 mà phớt lờ Việt Nam đã gởi ra một tín hiệu cho thấy Hoa Kỳ không đặt trọng tâm vấn đề ở Hoàng Sa nên chính vì vậy Trung Quốc nhân cơ hội Hoa Kỳ muốn lấy lòng họ trong vụ Ukraine, đã nhanh chóng đem giàn khoan HD981 vào bám trụ trong lãnh hải của VN. Một giàn khoan to lớn như vậy, tốn cả tỷ Mỹ Kim, không thể đem vào để bám trụ trong một ngày hai bữa, mà đã phải có sự chuẩn bị từ lâu, và trong bối cảnh MH370 bị mất tích vào tháng 3, 2014, vệ tinh của Hoa Kỳ đã rà soát trên toàn thế giới khám phá dễ dàng những vật thể chỉ khoảng vài mét thì lẽ dĩ nhiên đã dễ dàng nhìn ra sự di chuyển "khổng lồ" của bao nhiêu tàu bè Trung Cộng cho việc lắp đặt giàn khoan này rồi. Đây cũng là bối cảnh mà TT Barack Obama công du Châu Á, có lẽ TT Barack Obama đã biết Trung Quốc đem giàn khoan vào khu vực Hoàng Sa nên ông đã né tránh không thăm Việt Nam ngõ hầu không phải khó xử với Trung Quốc.

Vụ giàn khoan HD981 đưa vào lãnh hải Việt Nam tỏ lộ sự yếu kém của tình báo Việt Nam. Đáng lẽ tình báo của Việt Nam đã phải khám phá ra chuyện này ngay từ khi Trung Quốc có kế hoạch và di chuyển giàn khoan để rồi lên kế hoạch phản đối vì "phòng bệnh hơn chữa bệnh." Có thể tình báo Việt Nam đã biết nhưng lại không đủ can đảm lên tiếng. Đây mới chính là "an ninh quốc gia" mà tình báo Việt Nam cần dồn nỗ lực khai triển hơn là huy động nhân sự trấn áp những tiếng nói đối lập ở trong nước. Cũng vì sự yếu kém này của tình báo Việt Nam hoặc tình báo Việt Nam biết mà không lên tiếng thì có nhiều nguồn dư luận cho biết Trung Quốc đã đặt rất nhiều giàn khoan ở quần đảo Hoàng Sa cũng như đã đánh chìm tàu của Việt Nam nhưng Việt Nam lại sợ hãi không công bố.

III. Phản Ứng của Lãnh Đạo CSVN: Đương nhiên lãnh đạo ĐCSVN không thể tin vào Hoa Kỳ hoặc mong đợi Hoa Kỳ sẽ cứu giúp họ đánh trả Trung Cộng. Tấm gương Hoa Kỳ đối xử với Việt Nam Cộng Hòa còn nóng hổi làm cho họ lúc nào cũng thận trọng.

Trong khi tình hình ngày càng căng thẳng và phức tạp, chúng ta không thấy lãnh đạo CSVN có một lời lên tiếng chính thức nào cả. Tại Miến Điện, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng phản đối Trung Cộng nhưng đó cũng không phải là sự phản đối chính thức. Thấy không kiềm soát được cao trào biểu tình vào ngày 18/5/2014, TT Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh trấn áp cao trào. Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh nói rằng gọi điện thoại đường giây nóng với lãnh đạo Trung Cộng để phản đối, nhưng điểm khó hiểu là hình ảnh cho thấy đường giây điện thoại lại không cắm vào ổ thì làm sao điện đàm? Chủ Tịch Trương Tấn Sang tuyên bố "biểu tình là một trong những quyền thiêng liêng của người dân" cho thấy rõ trong Bộ Chính Trị có cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược.

 Có những dư luận bất lợi cho Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Người ta đưa lên internet hình ảnh TBT Nguyễn Phú Trọng tham dự buổi cắt băng giàn khoan của Trung Cộng được hạ thủy đem xuống Việt Nam, không biết hư thực như thế nào nhưng thấy TBT Nguyễn Phú Trọng thinh lặng hoàn toàn

Hội Nghị Trung Ương 9, Khóa 11 của ĐCSVN diễn ra trong lúc tình hình Giàn Khoan HD981 nóng bỏng, rất tiếc, hội nghị này lại không có một lời chính thức nào phản bác hành vi ngang ngược xâm chiếm lãnh hải của Trung Cộng; ngược lại, khai mạc hội nghị, TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn tuyên bố những giáo điều cứng ngắc và răn đe các đảng viên phải "giữ vững kỷ cương của Đảng" làm cho người nghe có cảm tưởng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng buộc các đảng viên phải cùng thinh lặng với lãnh đạo không được lên tiếng trước hành vi xâm chiếm lãnh hải của Trung Cộng!

Có người nhận định lãnh đạo CSVN không tin tưởng vào Hoa Kỳ và hải quân của Việt Nam không đủ sức để đối phó với hải quân Trung Cộng nên lãnh đạo CSVN thinh lặng một thời gian để tính kế của nước nhỏ đối phó với nước lớn. Đây là chiều hướng mà lãnh đạo CSVN muốn cho quần chúng hiểu. Có những chuyên gia quốc tế về Đông Nam Á như giáo sư Carl Thayer ở Úc và tiến sĩ Gregory Poling ở Washington D.C khuyến cáo CSVN cần phải cẩn trọng không nên đem hải quân ra ngăn chận HD981 vì như thế sẽ cho Trung Cộng lấy cớ đem hải quân xuống chiếm toàn bộ Biển Đông.

Tuy nhiên, sự thinh lặng chỉ có giá trị trong thời gian ngắn và có giá trị chiến thuật quân sự hơn là sự chỉ đạo chiến lược của toàn quốc gia. Chính những chuyên gia quốc tế như ông Gregory Poling khen Việt Nam đã không đưa hải quân ngăn chận giàn khoan HD981, nhưng sau khi khen thì ông lại nhấn mạnh lãnh đạo Việt Nam cần phải làm rõ quan điểm chính trị: "Việt Nam cần phải cho Trung Quốc biết là không chấp nhận các hành động khiêu khích của Trung Quốc. Và Việt Nam cũng cần phát thông điệp rõ ràng rằng đây không phải vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc." Vì thế, sự thinh lặng của lãnh đạo CSVN dễ dàng tạo cho quần chúng có ánh nhìn đó là lãnh đạo CSVN quá yếu và "hèn" với Trung Cộng hoặc đã bị Trung Cộng cài sinh tử phù để phải cúc cung làm theo ý của Trung Cộng. Ở những quốc gia dân chủ, hành động thinh lặng của lãnh đạo trước một biến cố nóng bỏng của toàn quốc liên quan đến mất chủ quyền lãnh hải cho ngoại bang, chắc chắn đã bị quần chúng biểu tình buộc phải từ chức.

IV. Phản Ứng của Quần Chúng, Lợi và Hại: Trong khi lãnh đạo CSVN thinh lặng cách khó hiểu thì quần chúng sôi sùng sục, nhiều cuộc biểu tình và bạo động xảy ra. Lấy lý do bạo động, hôi của, và e sợ không kiềm tỏa được cao trào biểu tình có thể đưa đến nguy hiểm cho chể độ, nhà cầm quyền đã ra lệnh triệt hạ cuộc biểu tình 18/5/2014 và sẽ tiếp tục triệt hạ các cuộc biểu tình trong tương lai. Những cuộc biểu tình là rất chính đáng để bày tỏ lòng yêu nước nhưng cũng mang đến những yếu kém và mặt trái của biểu tình.

Lợi: Biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam là sự bày tỏ lòng yêu nước, là sự bất khuất không để kẻ thù đè bẹp chí khí của dân tộc. Lòng yêu nước cần được nuôi dưỡng và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó chính là di sản làm nên căn tính của một dân tộc. Chính lòng yêu nước quật cường này đã giúp dân Việt đã không bị Trung Quốc đồng hóa trong khi đó nhiều dân tộc cũng như những tộc Việt khác đã bị Trung Quốc đồng hóa. Những cuộc biểu tình như vậy gởi ra một tín hiệu mạnh mẽ cho cả thế giới, nhất là cho Trung Quốc, biết rằng dân tộc Việt không có hèn và không chấp nhận bất kỳ sự áp chế nào từ những kẻ ngoại xâm. Biểu tình và cầu nguyện như ở Xã Đoài, Giáo Phận Vinh, có quy cũ, có tổ chức, có lãnh đạo, có kiểm soát, không "hái non" thành quả thì làm cho không những quốc tế nể trọng mà ngay chính nhà cầm quyền cũng không có lý do để đàn áp. Hoan hô ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp và Giáo Phận Vinh vì đã biết bày tỏ lòng yêu nước của mình trong sự kềm chế và bảo toàn chủ lực.

Hại: Biểu tình mà không có lãnh đạo, không có tổ chức, thiếu sự kiểm soát, nôn nóng "hái non" thành quả,  thì dễ dàng tạo cho những kẻ xấu thừa gió bẻ măng gây thiệt hại không lường cho công cuộc chung. Cũng chính vì sự thiếu kiểm soát này, cộng thêm sự e ngại cao trào biểu tình có thể chuyển hướng để lật đổ nhà nước, nhà cầm quyền đã lấy cớ đó ra lệnh đàn áp cao trào.

Vì thiếu kiểm soát nên đã có những cuộc bạo động đốt phá và hôi của các công ty Đài Loan ở Bình Dương. "Formosa" là một danh xưng trước kia của Đài Loan, và đã nói đến chữ "Formosa" thì ai cũng biết xuất phát từ Đài Loan. Công ty Formosa chuyên chế biến bọc nhựa nổi tiếng không những ở Việt Nam mà ngay ở Texas, Formosa coi như "trùm" cả một Thành Phố Bay City, các thương gia và chính khác ai cũng biết đến. Biểu tình và bạo động ở Hà Tĩnh phá hoại công ty Formosa và giết hại một công nhân Trung Quốc làm cho Formosa. Việc làm này bào mòn chính nghĩa đấu tranh, làm cho những quốc gia như Đài Loan đáng lẽ là bạn để ủng hộ Việt Nam thì họ lại quay mặt thờ ơ, rút vốn đầu tư, kiện tụng đòi bồi thường. Những quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản cũng sợ bị vạ lây nên "đóng băng" đầu tư của họ để đợi khi mọi chuyện lắng đọng lại. Chính vì thế thị trường tài chính của Việt Nam suy sụp trầm trọng, nhiều người bị mất việc. Cuối cùng, người dân Việt Nam phải chịu hết tất cả sự thiệt thòi này.

Ai là người có lợi nhất trong chuyện "thiếu kiểm soát này"?
Kẻ có lợi nhất trong chuyện này chính là Trung Cộng. Điều đau lòng đó là thay vì biểu tình gây thiệt hại cho Trung Cộng thì làm lợi cho Trung Cộng nhiều hơn. Trung Cộng đầu tư ở Việt Nam rất ít so với Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan. Không thấy có một công ty Trung Quốc nào bị thiệt hại mà chỉ có những công ty Đài Loan bị thiệt hại, tạo thù oán căng thẳng với Đài Loan, thì Trung Quốc là ngư ông hưởng lợi, vỗ tay vui mừng vì như vậy họ dễ dàng kéo Đài Loan về phía họ trong việc tranh chấp Biển Đông. Trung Quốc cũng lấy lý do công dân của họ để đem quân dàn biên giới đe dọa Việt Nam. Cũng chính vì Trung Quốc có lợi nhất trong chuyện này nên có nghi vấn chính Trung Quốc đứng đàng sau giật dây bẻ lái cuộc biều tình theo chiều hướng họ muốn. Nghi vấn này cần có sự điều tra kỹ lưỡng để làm sáng tỏ.

Một phe nhóm nào đó ở trong nhà nước Việt Nam được hưởng lợi trong việc biểu tình thiếu kiểm soát này vì nhân cơ hội này họ lấy cớ trấn áp cuộc biểu tình không cho lớn mạnh đủ để trở thành nguy cơ cho chế độ.

Có người cho rằng một vài nhóm chống lại nhà cầm quyền đã đứng đàng sau giật dây bẻ lái gây xáo trộn ngõ hầu tạo thêm kẻ thù cho nhà cầm quyền, gây xáo trộn bất ổn xã hội, từ đó mong rằng tạo cơ hội xoay chuyển giật sập chế độ như Cách Mạng Hoa Lài đã từng xảy ra ở những quốc gia tại Trung Đông. Bối cảnh, lịch sử, và con người Việt Nam khác với Trung Đông. Ngay ở Trung Đông, gia đình Tổng Thống Basar Al-Assad ngoan cố bám trụ, Hoa Kỳ yểm trợ lực lượng kháng chiến, thế mà cho tới ngày hôm nay Syria không thay đổi chính trị mà ngược lại nhiều trăm ngàn người chết, hàng triệu bị thương, đất nước tang hoang, người dân hứng chịu mọi sự khổ cực. Biểu tình như ở Miến Điện, tăng đoàn Phật Giáo xuống đường, hàng triệu người dân tràn ra, thế mà cũng không làm gì được quân phiệt Miến, cho đến khi bà Aung Sang Suu Kyi nghe lời góp ý của Hoa Kỳ sẵn sàng đối thoại với nhà cầm quyền thì một Lộ Trình Dân Chủ mới được vạch ra. 

Tháng 2, 2014, hàng triệu người dân Campuchia xuống đường ủng hộ Sam Ramsy, nhưng rồi họ cũng không làm gì được Thủ Tướng Hun Sen. Liệu những lực lượng dân chủ của Việt Nam có đủ sức mạnh như các tổ chức kháng chiến ở Syria, như tổ chức của bà Aung Sang Suu Kyi, và như tổ chức của ông Sam Ramsy ở Campuchia? Hơn nữa, khi VN có xáo trộn, nhất là khi một trong những vị lãnh đạo của CSVN cầu cứu Trung Quốc thì chẳng lẽ Trung Quốc làm ngơ? Tình cảnh Việt Nam giống ở Ukraine diễn ra thì sao? Trái cây còn non mà hái sớm thì không những không ăn được mà còn có thể có những thiệt hại khác.

V. Phản Ứng của Trung Cộng: Phản ứng của Trung Quốc là phản ứng của một nước lớn lúc nào cũng mang sức mạnh quân sự của mình ra để răn đe Việt Nam. Trung Quốc đã điều động một lực lượng quân sự hùng hậu tới biên giới Hoa Việt. Theo họ, kỳ này nếu cuộc chiến xảy ra thì khác với năm 1979 vì kỹ thuật quân sự của Trung Quốc đã tăng tiến tột bực có thể đè bẹp Việt Nam trong một thời gian ngắn. Điều này, các chuyên viên quốc tế cho rằng chưa chắc vì lòng yêu nước của dân Việt là một xúc tác mạnh mẽ để ngăn chận sự xâm lăng trên đường bộ và lịch sử Việt Nam bao ngàn năm qua với Trung Quốc là một chứng minh hùng hồn. Nhưng, nếu có hải chiến thi nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ đè bẹp Việt Nam cách nhanh chóng và dễ dàng.

Nhưng đánh trên biển, hiện nay hải quân Trung Quốc rất mạnh, chỉ thua kém Hoa Kỳ và nếu Hạm Đội 7 của Mỹ không can thiệp thì chỉ trong vòng 1 tuần Trung Cộng dễ dàng kiểm soát cả Biển Đông. Những tàu ngầm và tiềm thủy đỉnh của Việt Nam mua từ Nga (chưa bao giờ tác chiến) có một số tác dụng nhưng không đủ sức đánh trả hải quân Trung Cộng, nhất là khi Trung Cộng đem cả Hàng Không Mẫu  Hạm Liêu Ninh xuống thì coi như hải quân Việt Nam bị đè bẹp.

Đương nhiên, trước khi diệu võ dương oai về sức mạnh quân sự, Trung Quốc cũng tranh thủ nhân tâm bằng cách công bố công hàm 14/5/1958 của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng. Đối với người dân Trung Quốc, văn bản này đã đủ để họ tự xoa dịu lương tâm họ không phải là người gây hấn mà lỗi là ở lãnh đạo CSVN. Họ cho rằng họ có chính nghĩa chớ không phải Việt Nam. Vì thế, dân quân của Trung Quốc rất xác tín Hoàng Sa (họ gọi là Tây Sa) và Trường Sa (họ gọi là Nam Sa) là của họ. Đó là lý do tại sao Tướng Fang Fenghui, khi viếng thăm Hoa Kỳ vào trung tuần tháng 5/2014, trả lời với báo chí quốc tế, đó là Trung Quốc sẽ dùng hết khả năng để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của họ ở Biển Đông, và theo ông, chính Việt Nam là "người kiếm chuyện" trong khi Trung Quốc đang làm phận vụ bình thường khai thác tài nguyên ở trong phạm vi chủ quyền của họ. Đương nhiên, là người Việt Nam không ai đồng ý với lời tuyên bố này.


Chiến thuật của Trung Quốc là từ từ nuốt trửng Biển Đông rồi dùng Biển Đông kềm chế lại Việt Nam. Trên đất liền thì Trung Quốc mua chuộc và khống chế một số người lãnh đạo, thâu tóm khuynh loát nền kinh tế, và bỏ tiền ra thuê mướn những phần đất có tính chiến lược để khai thác tài nguyên.

Trung Quốc sẽ không đánh Việt Nam bằng đường bộ, trừ những trường hợp sau: 1. Biểu tình lớn diễn ra giết nhiều người gốc Trung Quốc, và nhân danh bảo vệ công dân của họ, Trung Quốc đem quân vào; 2. Việt Nam bị xáo trộn lớn, một lãnh đạo cao cấp của CSVN cầu cứu xin Trung Quốc làm chuyện này. Lúc đó, Trung Quốc nói họ có chính nghĩa ra tay cứu giúp đàn em đang trong nguy khốn. Trung Quốc cũng sẽ không đánh Việt Nam bằng đường biển, trừ trường hợp Việt Nam đem hải quân vào trấn áp các giàn khoan dầu. Việt Nam không dám đem hải quân để trấn áp các dàn khoan dầu thì Trung Quốc gia tăng đem các giàn khoan dầu vào trong vùng biển để tự xác định chủ quyền bản đồ Lưỡi Bò của họ. Cứ nhẫn nhịn rụt rè như bây giờ thì trong vòng 50 năm tới, Trung Quốc sẽ nuốt trọn Biển Đông.

Để tạo sức mạnh trên Biển Đông, để tạo cơ hội chiếm lấy tất cả quần đảo Trường Sa, theo lời tố cáo của Phi Luật Tân, Trung Quốc chuẩn bị xây một phi đạo trên bãi đá ngầm Gạc Ma mà Trung Quốc đã đánh chiếm của Việt Nam vào năm 1988. Một khi Trung Quốc có phi đạo, các máy bay quân sự di chuyển dễ dàng tại nơi đây, thì coi như Trung Quốc kiểm soát toàn thể quần đảo Trường Sa. Ngày 14/5/2014, bà Vương Hoàng Oanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng, xác nhận Trung Quốc đang có công trình xây cất trên đảo Gạc Ma, nhưng bà lại khẳng định đây là công trình dân sự. Không mấy ai tin được lời khẳng định này. Đây chính là kế hoạch trong 50 năm tới của Trung Quốc là gậm nhấm và kiểm soát toàn bộ Biển Đông theo như bản đồ Lưỡi Bò. Việt Nam hay Phi Luật Tân phản đối thì phản đối, không có sức mạnh hải quân, không có sự can thiệp của hải quân Hoa Kỳ thì Trung Quốc cứ lấn tới cho đến khi đạt được tham vọng của họ.

VI. Nên làm gì? Không đối đầu nổi với Trung Quốc bằng Lực thì Việt Nam phải đối đầu với Trung Quốc bằng Thế:

1. Việt Nam chỉ có thể chống nổi Trung Quốc khi có sự đồng lòng của người dân ở trong và ngoài nước, đặc biệt là sự hỗ trợ tích cực của Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương. Để có sự đồng lòng này, nhà cầm quyền Việt Nam cần mở trói chính trị, công nhận tam quyền phân lập, công bố Lộ Trình Dân Chủ, chấp nhận đa đảng. Đây là điểm quan trọng nhất, và nếu nhà cầm quyền không chấp thuận thi hành điều kiện này thì hầu như những phương sách khác đều không có hiệu quả hoặc nếu có thì rất ít oi.

2. Các tổ chức đấu tranh cần suy nghĩ kỹ khi phát động bất kỳ chiến dịch nào, không nên nôn nóng "hái non" thành quả, và đặc biệt không để cho Trung Quốc khai thác chiến dịch biến những khuyết điểm trở thành lợi thế chính nghĩa cho họ.

3. Việt Nam cần nộp đơn kiện Trung Quốc ra Tòa Án Quốc Tế để vô hiệu hóa bản văn 14/9/1958 của TT Phạm Văn Đồng hay những bản văn bí mật khác của những lạnh đạo CSVN nếu có.

4. Công ty dầu khí Việt Nam kiện CNOOC ở tòa án quốc tế, nhất là tòa án ở Hoa Kỳ, vì CNOOC có chi nhánh ở Hoa Kỳ.

5. Trong khi tiến hành những kế hoạch trên, Việt Nam cần cho các tàu chấp pháp, không phải tàu hải quân, ngày đêm quấy phá không cho Trung Quốc đóng chốt an toàn giàn khoan HD981, vì khi HD 981 đóng chốt an toàn xong, Việt Nam không những mất 80 hải lý ở phía đông của giàn khoan, mà còn có thể mất nhiều hải lý ở phía tây và phía nam, tạo thêm cơ hội cho Trung Quốc nay mai đưa thêm những giàn khoan vào khu vực này.

Lời Kết: Quốc gia nào cũng đặt quyền lợi của quốc gia họ lên trên hết như lời di chúc của Tổng Thống George Washington đã để lại di ngôn cho dân Hoa Kỳ: "Chúng ta không có bạn và chúng ta cũng không có thù. Ai làm lợi cho ta là bạn và ai làm hại ta là thù". Vì quyền lợi của Hoa Kỳ là trên hết nên khi nhờ vả Hoa Kỳ, chúng ta phải chứng minh sự đồng hành của Hoa Kỳ với chúng ta mang lại quyền lợi cho Hoa Kỳ. Cũng chính vì quyền lợi của Hoa Kỳ là trên hết nên Hoa Kỳ sẵn sàng bỏ rơi chúng ta và sẵn sàng ký những thỏa ước ngầm với đệ tam thế lực chia chác quyền lợi của dân tộc chúng ta.

Chúng ta thấy dân Do Thái ít dân, địa lý nhỏ hẹp, ở ngay lòng khối Ả Rập đông dân là kẻ thù bao ngàn năm, nhưng vẫn tồn tại được là nhờ người Do Thái khắp 5 châu bốn bể, nhất là người Do Thái ở Hoa Kỳ, gia nhập và vận động dòng chính của các quốc gia sở tại, nhất là Hoa Kỳ và Âu Châu, hỗ trợ lại mọi mặt cho Do Thái thì mới đủ sức mạnh chống chọi lại khối Ả Rập. Không có người Do Thái hải ngoại làm chuyện này thì nước Do Thái một lần nữa đã xóa tên trên bản đồ rồi.

Chỉ có người Việt mới thương yêu và lo cho người Việt thật sự vì đó chính là di sản và là huyết thống làm nên con người Việt. Hơn 4 triệu người Việt ở hải ngoại là tài nguyên lớn cho dân tộc chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Nếu lãnh đạo Việt Nam chấp nhận thành lập Lộ Trình Dân Chủ để có đa đảng thì mới được lòng người Việt ở hải ngoại, từ đó mới có sự quy tụ sức mạnh chung của dân Việt trong và ngoài nước chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Bao lâu lãnh đạo CSVN không thực hiện chuyện này thì bấy lâu chuyện đấu tranh chống Trung Quốc sẽ bị khập khễnh và Việt Nam sẽ từ từ bị Trung Quốc gấm nhấm lãnh hải từ đó khống chế lại toàn thể lãnh thổ nước Việt. Đó là điều đau lòng mà không một con dân Việt nào muốn nhìn thấy viễn tượng đó./.

Houston ngày 21/5/2014.

Sợi xích nào trói chặt Hà Nội vào Bắc Kinh?


Võ Văn Tạo (Danlambao) - Lâu nay, đôi khi các học giả chẳng cần viết cụ thể cái ý thức hệ mà Việt Nam và Trung Quốc “có chung” là cái gì, hầu ai như cũng hiểu đó là “ý thức hệ XHCN”, hay “lý tưởng cộng sản”. Và hầu như ai cũng tin đó là sợi dây liên kết chặt chẽ chóp bu hai nước, là sợi xích trói chặt Hà Nội vào Bắc Kinh từ nhiều thập kỷ nay. 

Nhưng, nếu chịu khó nghiền ngẫm từ sự thật lịch sử quan hệ giữa các quốc gia tuyên bố theo CNCS - xây dựng CNXH, sẽ thấy bản chất hoàn toàn không phải vậy:

Các nhà nghiên cứu chính trị biết rõ, lý tưởng CS hay XHCN không bắt nguồn từ Mác và Ănghen - vẫn được coi là hai ông tổ của phong trào công nhân thế giới. Nó bắt nguồn từ trước đó, do một số triết gia Âu châu khởi xướng, vẫn được gọi là lý thuyết, tư tưởng, trào lưu hay chủ nghĩa “cộng sản không tưởng”, khi Âu - Mỹ bắt đầu thời đại ồ ạt công nghiệp hóa, với thực tế bần cùng lao khổ của công nhân, trong khi giới chủ ngày càng quá giàu sang. Giảm thiểu, hoặc loại trừ bất công - cái lõi của lý tưởng cộng sản - là ý tưởng không tệ, nếu không nói là tốt đẹp (tuy nhiên, hiểu “thế nào là công bằng?”, cần cả chuyên đề, xin bàn ở một dịp khác). Trên thực tế, có nhiều phương cách để giảm thiểu bất công, chênh lệch giàu nghèo phi lý, cũng như nỗi cơ cực của công nhân. 

Cũng trên thực tế, các chính khách nắm quyền, dù cộng sản ở khối XHCN, dân chủ xã hội ở nhiều nước châu Âu, thậm chí cả Dân chủ hay Cộng hòa ở Hòa Kỳ... có khuynh hướng thực thi công bằng xã hội, đã vận dụng khác nhau trong quản lý, điều hành kinh tế - xã hội, cho kết quả hoàn toàn khác nhau. 

Mác và Ănghen, cũng như người được coi là kế thừa là Lê Nin, phê phán CNCS không tưởng, chủ trương xây dựng CNCS mà họ gọi là “khoa học”, tạo lập công bằng bằng thiết lập chuyên chính vô sản, với đặc trưng độc tài, đề cao bạo lực, tước đoạt tài sản của người giàu, tiêu diệt giới chủ, tiêu diệt tư tưởng đối kháng, thậm chí tiêu diệt mọi khác biệt (kể cả quần loe, tóc dài như thuở nào). Tùy mức độ, nước Nga xô viết sau Cách mạng tháng Mười -1917, kế đó là Liên Xô, rồi một loạt quốc gia Đông Âu - nơi giới chức cầm quyền được Maxcova đặt lên “ngai vàng” sau Thế chiến 2, cũng như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên, Cămpuchia thời Polpot và Lào đều thiết lập chuyên chính vô sản. 

Cuối thập niên 1950 - đầu 1960, Liên Xô muốn “xưng đế” trong trào lưu cộng sản thế giới, nhiều lần triệu tập đại diện các đảng cộng sản và công nhân thế giới đến Maxcova để “tập huấn” xây dựng CNXH theo khuôn mẫu Liên Xô. Trung Quốc, vốn khúc mắc với Liên Xô từ khi ĐCSTQ mới thành lập năm 1921 - phải tranh giành quyền lực với ba thế lực khác khi đó, trong đó có Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch, vì Liên Xô giúp Tưởng vũ khí, lương thực, chỉ “chi viện” ĐCSTQ sách báo Mác - Lê, đã ra mặt bài xích Maxcova là “bọn xét lại hiện đại”. Bắc Kinh bất thần phục Maxcova và cũng muốn “xưng đế” trong trào lưu cộng sản thế giới, với các chư hầu Rumani, Anbani, Bắc Triều Tiên. Ngoài ra, Nam Tư dưới thời Tito, vốn tự giải phóng bằng chiến tranh du kích trong Thế chiến 2 (không phải nhờ Hồng quân Liên Xô như hầu hết các quốc khác ở Đông Âu), cũng chẳng chịu “vâng dạ” Maxcova, mặc dù cũng tuyên bố xây dựng CNXH (Liên bang CHXHCN Nam Tư), bị Maxcova tẩy chay, vu là “xét lại”, đành tranh ngôi “bá” trong Phong trào không liên kết. Hai thập niên 1960 - 1970, Hà Nội, trong nỗ lực khôn khéo của Hồ Chí Minh, không muốn mất lòng ai giữa cuộc tranh hùng Maxcova - Bắc Kinh, vẫn âm thầm tôn thờ Maxcova là Tổ quốc của Lê Nin, cội nguồn của CNCS, thành trì và khuôn mẫu của CNXH, nhìn Bắc Kinh như một kẻ dị hợm. 

Nhân sự kiện Đại cách mạng văn hóa quái gở và tệ hại ở Trung Quốc thời kỳ 1966 -1976, nhiều học giả Tây phương muốn tìm hiểu, giải mã điều gì tạo nên tính cách của họ Mao và động cơ xách động vụ này. Mới hay, Mao luôn gièm pha sách vở Mác - Lê, chỉ hâm mộ tiểu thuyết Tàu nói về giang hồ tranh bá đồ vương. 

Năm 1979, Trung Quốc bất ngờ xâm lăng, tàn sát nhiều vạn quân dân Việt ở biên giới phía Bắc, ĐCSVN ra nghị quyết, nhận định: “Từ khi thành lập, thực chất ĐCSTQ chưa bao giờ là một ĐCS chân chính. Lập trường của ĐCSTQ vừa qua là phản động, phản bội” (kể cũng lạ, chưa bao giờ là ta, sao lại dùng chữ “phản bội”?). Thời gian Mao trị vì, ĐCSTQ rẻ rúng lý thuyết Mác - Lê, ca tụng và ra sức truyền bá tư tưởng Mao ra thế giới. Thời họ Đặng, ĐCSTQ tung hô tư tưởng Đặng, hô hào xây dựng CNXH “đặc sắc Trung Quốc”, Mác - Lê chìm vào dĩ vãng, vật vờ che chắn lợi ích nhóm của chóp bu. 

Nhưng sự kiện “động trời” CNXH và trào lưu cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu bất ngờ sụp đổ, tan rã cuối thập kỷ 1980 - đầu 1990 làm Bắc Kinh và nhất là Hà Nội quá hoảng hốt. Bất chấp hiểm họa thường trực Bắc Kinh bành trướng, bất chấp vụ Bắc Kinh xua quân đánh cướp đảo Gạc Ma - 1988, xương máu 64 bộ đội VN chưa kịp phôi pha, đầu tháng 9 -1990, chóp bu CSVN, do TBT Nguyễn Văn Linh và cố vấn Phạm Văn Đồng dẫn đầu (Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh đã bí mật chủ động liên lạc cầu thân trước đó với Đại sứ Tàu tại Hà Nội là Trương Đức Duy, được Bắc Kinh “bật đèn xanh”) kéo nhau sang Thành Đô, mật bàn và ký tuyên bố chung bí mật, núp chiêu bài khôi phục “quan hệ hữu nghị” để “giữ CNXH”, mà người trong cuộc là Thứ trưởng Ngoại giao VN Trần Quang Cơ cùng nhiều tướng lĩnh, chính khách, trí thức tâm huyết của VN từng vạch trần là “mở ra một thời kỳ Bắc thuộc mới đầy nguy hiểm”, “tự chui đầu vào thòng lọng Bắc Kinh”, “phản bội quyền lợi dân tộc”, “hậu duệ Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc”...



Yêu sách tiên quyết của Bắc Kinh khi Hà Nội xin bình thường hóa quan hệ là phải loại Bộ trưởng Ngoại giao VN Nguyễn Cơ Thạch khỏi Bộ Chính trị ĐCSVN. Và đòi hỏi trịch thượng đó đã được Hà Nội lập tức cúc cung đáp ứng. Cùng với cố TBT Lê Duẩn, Bộ trưởng Thạch là người “đi guốc trong bụng” cái ý đồ bành trướng bá quyền nham hiểm của Bắc Kinh luôn nung nấu từ hàng nghìn năm nay. Để đối phó, ông chủ trương ngoại giao đa phương hóa toàn diện, đẩy mạnh quan hệ với các cường quốc dân chủ Tây phương, kể cả Hoa Kỳ (nếu chóp bu Hà Nội khi ấy cùng quan điểm với ông Thạch, chắc chắn hôm nay VN không rơi vào thế đã nghèo yếu lại cô thân đối phó với gã khổng lồ Bắc Kinh hung bạo). 

Theo cam kết Thành Đô, bia mộ anh hùng, liệt sĩ chống Bắc Kinh xâm lược lục tục bị đục bỏ, sử sách VN tảng lờ các sự kiện chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979, các vụ Bắc Kinh dùng vũ lực cưỡng đoạt đẫm máu Hoàng Sa - 1974, Trường Sa - 1988. Hà Nội tránh né việc nhắc lại các sự kiện bi tráng ấy, đưa lên phạm trù “húy kỵ” (!). Người dân VN mặc áo HS-TS-VN (Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam) hay No U (phản đối “đường lưỡi bò” ôm trọn biển Đông do TQ ngang ngược yêu sách), hoặc biểu tình ôn hòa phản đối Bắc Kinh bành trướng gây hấn, tưởng niệm liệt sĩ chống TQ xâm lăng, thậm chí tập Pháp luân công (luật pháp TQ cấm)... bị an ninh VN móc nối lưu manh côn đồ cản phá, đánh đập dữ dằn, bắt bớ, tra tấn, khủng bố bằng mọi thủ đoạn đê tiện. 

Những luận điệu hoa mỹ “4 tốt”, “16 chữ vàng” do Bắc Kinh rêu rao để ru ngủ, che đậy bộ mặt thật bành trướng hiểm độc, được Hà Nội hợp xướng phụ họa, đầu độc nhân dân. 

Nhưng thực chất Hà Nội có tin vào cái gọi là “tình hữu nghị” dựa trên cái gọi là “cùng ý thức hệ” đó không? 

Hoàn toàn không! 

Tuy lúc này lúc khác xao lãng, tự mê hoặc, nhưng giới chức Hà Nội không ai không biết âm mưu Hán hóa từ nghìn đời, Bắc Kinh vẫn ấp ủ (đến thường dân tối ngày lo cơm áo còn nhận thức rõ, huống hồ chóp bu?). 

Bắc Kinh cũng vậy, trong thâm tâm, giới chức chóp bu phương Bắc luôn nhìn Hà Nội rặt lũ cơ hội, sẵn sàng trở mặt phản phúc. 

Mạt cưa gặp mướp đắng. Vốn thâm hiểm vào hàng cao thủ, nhưng Bắc Kinh chẳng lừa nổi Hà Nội. Hà Nội làm sao mong lừa nổi Bắc Kinh? 

Nhưng tại sao Hà Nội vẫn ôm chân Bắc Kinh? 

Như trên đã phân tích, rõ ràng Hà Nội và Bắc Kinh có quá nhiều khác biệt ở tầm mức quan điểm đường lối về CNXH, làm sao có thể nói cùng ý thức hệ? 

Điểm chung duy nhất ràng buộc họ là thể chế độc tài. Ở đó, lợi ích vị kỷ của chóp bu là tối thượng. Cả hai thể chế hà khắc đều do “vua tập thể” cai trị. Bản thân họ và con cháu, dù tài hèn đức mỏng, vẫn mặc sức đục khoét, vơ vét, kiếm chác, đè đầu cưỡi cổ nhân dân, các “thái tử đỏ” có cơ may nhận “truyền ngôi”. Khi cần thiết, họ đều tìm cách khích lệ người dân, lợi dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan để gia cố “ngai vàng”. Trong khi con em nhân dân lao động lương thiện và đáng thương của hai dân tộc lao vào bắn giết nhau nơi biên ải, họ vẫn đáp chuyên cơ đến với nhau ở thủ đô, hội đàm trong hội trường máy lạnh, nhấm nháp sâm banh cùng mao đài, tay bắt mặt mừng, ôm hôn hỉ hả. Họ sẵn sàng gác quá khứ xung đột đẫm máu, để hân hoan chào đón các chóp bu bên kia chiến tuyến. 

Nhưng với những ai yêu tự do, đấu tranh cho dân chủ thì khác hẳn. Dân chủ, tự do là kẻ thù không đội trời chung truyền kiếp của thể chế độc tài. Điều tốt đẹp nhất họ làm với những người yêu tự do, dân chủ là thả tù trước thời hạn, nhằm đối phó với áp lực nhân quyền quốc tế hoặc mặc cả kinh tế, ngoại giao nhất thời. Chưa bao giờ, và có lẽ sẽ không bao giờ, họ chịu tiếp xúc, tranh luận hoặc lắng nghe bất cứ ai tâm huyết với nhân dân và đất nước, can đảm đấu tranh cho tự do, dân chủ, vì hạnh phúc thật sự của nhân dân, vì một Việt Nam dân chủ, tiến bộ xã hội và cường thịnh, như hướng đi của nhân loại văn minh. 

Lật giở trang sử khối XHCN các thập niên 1950 -1980 sẽ thấy, các cuộc đình công hay xuống đường đòi tự do, dân chủ, đòi quyền sống, chống độc tài ở Hungary, Balan, Tiệp Khắc, Đông Đức, đều bị xe tăng đi tiên phong và mật vụ Maxcova đứng sau chỉ huy nghiền nát. Thế nhưng, trước khi bức tường ô nhục Berlin bị đập bỏ năm 1989, quen nếp cũ, Tổng Bí thư CHDC Đức Honecko đã cầu cứu Gorbachop (nhưng đã bị người đứng đầu Liên Xô lạnh lùng khước từ: “chính sách mới của ĐCS Liên Xô là không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác”). 

Dã tâm và ý chí sắt máu tàn bạo có một không hai của Bắc Kinh trong vụ đem xe tăng chà nát hàng nghìn sinh viên đòi dân chủ tự do ở Quảng trường Thiên An Môn mùa Hè 1989, đã làm Hà Nội lóe lên cái hy vọng cầu cạnh Bắc Kinh bảo kê cho “ngai vàng” vị kỷ của họ, trong tình thế khối XHCN ở châu Âu bắt đầu tan rã từng mảng lớn. Chẳng nệ nhục nhã, trong tâm thế hèn hạ, họ lết đến Thành Đô, cúi xin làm đồ đệ “trung thành”. 

Ngưu tầm mưu, mã tầm mã, không chỉ bám lưng Bắc Kinh, Hà Nội luôn đứng về phía các nhà độc tài, tham nhũng khét tiếng như Sadam Hussen, Kadaphi, Putin (kể cả trong vụ thôn tính Crimée vừa qua)... mặc dù đám này chẳng “khoái” cái gọi là CNXH như Hà Nội quan niệm. 

Trong khi vụ giàn khoan HD981 gây chấn động thế giới, Putin sang Bắc Kinh hội kiến họ Tập, Nga tập trận chung với TQ ở biển Đông. Điều đó cho thấy nhãn quang và “viễn kiến” của Hà Nội ở tầm mức ra sao. 

Vì những lẽ trên, rõ ràng, tuyệt nhiên không phải ý thức hệ, mà chính quyền lực và lợi ích vị kỷ của “vua tập thể” mới là sợi xích trói chặt Hà Nội dưới chân Bắc Kinh. 





Vụ giàn khoan HD 981: CSVN hèn với giặc, ác với dân


Phan Nguyen (Danlambao) - Trung Cộng đã đưa giàn khoan dầu khổng lồ vào khu đặc quyền kinh tế gần Hoàng Sa của Việt Nam dưới sự yểm trợ của hơn 80 tàu hải giám, tàu ngư chính cùng với ba chiến hạm hải quân đã nói lên dã tâm xâm lược của bọn bành trướng phương Bắc.

Cộng sản Việt Nam liền đưa tàu chấp pháp ra ngăn cản và yêu cầu Trung cộng phải dời giàn khoan ra khỏi lãnh hải Việt Nam. Đồng thời tại diễn đàn Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, sau đó mấy ngày, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lên tiếng tố cáo hành vi xâm lăng của nước đàn anh và kêu gọi sự hỗ trợ của các quốc gia thành viên.

Hành động xâm lăng của Trung Cộng là quá rõ ràng và vô cùng nghiêm trọng sẽ đưa Hà Nội đến nhiều rủi ro. Những nhà lãnh đạo tại Ba Đình sẽ phản ứng trước động thái hung hăng của Trung cộng như thế nào, và sẽ đưa ra những biện pháp cứng rắn gì có tính thuyết phục hầu Trung Cộng phải rút giàn khoan đi, hay là mọi việc rồi sẽ đâu vào đấy như nhận định của một số người đã từng có kinh nghiệm về Cộng sản.

Để tìm một giải đáp cho câu hỏi trên, chúng ta thử nhìn lại các hoạt động ngoại giao, cách ứng xử của Việt Nam đối với Trung cộng và với chính nhân dân của mình trong quá trình tranh chấp biển đảo, cùng với thực trạng đời sống bị tha hóa của mọi tầng lớp cán bộ tư bản đỏ hiện nay, và quan trọng nhứt là lòng trung thành của các cấp lãnh đạo Hà Nội hướng về một nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Trung Hoa với ảo tưởng rằng chỉ có Bắc Kinh mới là đối tác chiến lược, có thể làm cản trở cho sự nghiệp giũ nước, chống lại nạn Hán hóa từ phương bắc. 

Thứ nhứt, về mặt ngoại giao và quốc phòng, trong nhiều năm qua, Trung cộng nhiều lần đưa tàu hải giám ngụy trang tàu đánh cá xâm phạm lãnh hải và biển đảo ta và còn ngang nhiên chận bắt tàu bè, tịch thu ngư cụ, hải sản và còn đánh đập ngư dân ta, nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ đưa ra mấy lời phản kháng yếu ớt, chiếu lệ, hoặc vì sợ mất lòng người anh cả Trung cộng mà chỉ gọi đó là “tàu lạ” một cách vô trách nhiệm. Chẳng những không sử dụng uy quyền của một quốc gia độc lập, một quốc gia đã từng tự hào đã đánh thắng ba trận chiến lớn và ngày nay có một quân đội hùng mạnh đứng hàng thứ 25 (?) trên thế giới. Tại sao lại phó thác, khoán trắng cho chánh quyền địa phương huyện Hoàng sa, hội ngư nghiệp đứng ra lên tiếng phản đối Trung cộng ầm ĩ. Tại sao lại xúi giục ngư dân ra biển đảo bám trụ mà không có cảnh sát biển bảo vệ. (Hồi thời chiến tranh chống Pháp và chống VNCH, mỗi lần có một chiến dịch quân sự nào, Việt Cộng thường lùa dân đi trước làm bia đỡ đạn cho chúng, làm cho lực lượng phòng thủ nhiều lúc phải hoang mang.) Đó là biểu hiện của ươn hèn, tắc trách, phản bội lại đồng đội dưới quyền, phản bội nhân dân, tiếp tay cho giặc. Phải truy tố những tên này ở Bộ Chính trị ra tòa án binh về tội cấu kết với giặc, là phản quốc.

Thú hai, trong lúc đất nước đang bị họa ngoại xâm thì đại đa số các cấp lãnh đạo thuộc các cơ quan công quyền gồm những viên chức hành chính, bộ đội, cán bộ, công an, cảnh sát mọi cấp, mọi ngành sống xa rời dân, tham nhũng, hối lộ, hối mại quyền thế, đục khoét công quỉ, cắt xén tiền viện trợ, móc ruột các đại dự án, cấu kết chia chác cho nhau tài sản của nhân dân hàng tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Một trong số các vụ nổi bật nhứt phải kể đến Vinashin với số tiền vốn 4.5 tỷ USD bị bọn chóp bu cùng bắt tay, móc ngoặc, chia nhau bỏ túi mỗi người hàng triệu đồng đô la Mỹ[1]. Đó là chưa kể đến chủ mưu thông đồng cùng bọn tài phiệt nước ngoài cướp đất cướp nhà cướp của người dân, gây oan khiên chưa từng thấy trên quê hương Việt Nam kể cả thời Pháp thuộc.

Ngoài ra còn có những âm mưu ăn cắp công quỉ, móc túi dân bằng cách tổ chức lễ hội. Trên khắp cả nước, từ trung ương đến địa phương, đảng và nhà nước tìm mọi cơ hội tổ chức, khuyến khích tổ chức hàng loạt mọi thứ lễ hội để mọi người ăn chơi, rượu chè, trác táng, sống phè phỡn trên nỗi thống khổ của đại đa số quần chúng nhân dân. Lễ Kỹ niệm 1000 Thăng Long Hà Nội là đỉnh điểm của một tổ chức ăn chơi “hoành tráng vĩ đại” nhất, chưa từng thấy ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, nếu tính tổn phí so với tổng sản lượng quốc gia, làm tiêu hao công quỉ hơn 4.5 tỷ USD! Làm thâm thủng 10% ngân sách quốc gia [2].

Đó có phải là chủ trương của đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam, nhiều người tự hỏi, làm cho đại bộ phận cán bộ đảng và mọi tầng lớp nhân dân bị tha hóa, nằm trong kế sách thâm độc là tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người chỉ biết có ăn chơi, chỉ biết có quyền lợi riêng tư, hưởng thụ, sống cầu an để Bộ Chính trị Cộng sản Hà Nội dễ thực hiện tiến trình bán biển, bán đảo, bán nước một cách êm đẹp.

Hơn nữa, ngoài giặc nội tuyến vô cùng nguy hiểm bám trụ ở bên trong, còn có nguyên nhân khách quan từ bên ngoài là bọn thực dân mới từ phía bắc còn nguy hiểm hơn nhiều. Bọn thực dân mới này là động lực chính đã tác động mạnh mẽ đến đường lối, chính sách của nhóm lãnh đạo cộng sản Việt Nam qua chiêu bài 16 chữ - vàng 4 tốt, nằm trong sách lược “Giấc mơ Trung quốc” và “Phục hưng Trung hoa” của Chủ tịch nước, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã đề cập đến trong bài diễn văn của ông đọc trước Quốc hội ngày 17 tháng Ba năm 2013, nhân ngày ông nhậm chức. Đó là giấc mơ bá quyền. Đó là những gì đang diễn biến tại Việt Nam [3].

Giáo sư T. S. Jonathan London thuộc trường Đại Học City University of Hong Kong nhận định và tiên đoán về những gì sẽ xảy ra như Bắc Kinh muốn, qua phát biểu của ông trên đài BBC ngày 16 tháng 5 vừa qua, để ta có thể nhận diện những khuôn mặt bán nước đó: “Mặt khác là tam đầu chế của chính quyền gồm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng – những người nhìn chung bị coi là bảo thủ và thiếu tự tin (tôi không sử dụng từ “trung thành”) đối với Trung Quốc. Trong nước, lòng trung thành của họ hướng về nhau, về đảng, về hiện trạng với sự tôn trọng những định chế cốt lõi của Việt Nam. Trên bình diện quốc tế, lòng trung thành của họ (làm sao tôi có thể dùng từ này một cách lịch sự đây?) với ảo tưởng vĩnh viễn rằng Bắc Kinh là đối tác [4].

Nhận xét của ông cũng là một nhận xét mà người dân trong nước đã thấy từ lâu, nhưng đại đa số hoàn toàn không dám có phản ứng; Cũng đã có một số người lên tiếng phản đối thì đã bị bắt giam, bị gán tội làm tay sai cho ngoại bang, làm tay sai cho các thế lực thù địch, tuyên truyền chống phá nhà nước, muốn lật đổ chánh phủ.

Để hỗ trợ cho nhận định của G.S Jonathan London là đúng, hãy chú ý đến các hoạt động ngoại giao của Cộng sản VN qua các lời tuyên bố của các Ông Trương Tấn Sang, Đặng Sinh Hùng, Phạm Bình Minh trong mấy ngày nay, như: Ông Trương Tấn Sang nói, “Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhưng lại bảo đảm gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, cũng như kiên trì bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.” Tại phiên họp quốc hội “Khi kêu gọi các đại biểu Quốc hội góp ý với Chính phủ về tình hình Biển Đông, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho thấy sẽ không có khả năng xảy ra chiến tranh. Vì theo lời ông, Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhưng lại bảo đảm gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, cũng như kiên trì bảo vệ, giũ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giũa hai nhân dân hai nước Việt Nam – Trung quốc.” Còn ông Phạm Bình Minh, được báo chí trích lời nói: “Vấn đề bảo vệ chủ quyền ta phải tiếp tục đấu tranh, không cho nước nào xâm phạm, song quan hệ giữa hai nước, giữa nhân dân hai nước thì vẫn được duy trì, xây dựng” [5].

Và sau cùng, có một thực tiễn cần phải lưu ý là trong ngày biểu tình 11 tháng 5 vừa qua, Đoàn Thanh niên Cộng sản tổ chức tụ tập trước Nhà Hát Lớn. Nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ nhận rõ nhóm biểu tình quốc doanh này chuyên đi cướp diễn đàn, xé rách biểu ngữ của người biểu tình yêu nước, chúng tụ tập ca hát vui chơi hơn là phản đối Trung Cộng; Bọn chúng đang ăn mừng người anh em Trung Quốc đến đặt giàn khoan trong hải phận nước ta. Đó cũng là yếu tố để chúng ta nhận chân bộ mặt bán nước của cộng sản Việt Nam.

Để kết luận, từ những nhận xét trên và xuyên qua những kinh nghiệm về Cộng sản, chúng ta có thể quả quyết rằng đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam sẽ không làm gì được đối với giàn khoan Hướng Dương 891. Và cũng kể từ đây, với chánh sách bá quyền của một “Giấc mơ Trung hoa” từ phương bắc cộng với một chánh quyền anh em cộng sản ở phía nam đang lén lút đồng tình với giặc ngoại xâm thì một lần nữa cột trụ đồng Mã Viện của gần hai ngàn năm về trước lại được dời về tận phương nam. Cột trụ đồng đó là giàn khoan Hải Dương 981. (nếu không có một đại khủng hoảng đổ máu trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam).

Ngày 23 tháng 5 năm 2014




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link