Dân biểu Sanchez chống
đối việc thương thuyết TPP với
VN
Dân biểu Sanchez, Đồng Chủ Tịch Ủy ban An ninh Quốc Nội và thành
viên Ủy Ban kinh tế Lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ.
10.07.2014
Dân biểu Loretta Sanchez ra thông cáo báo chí, chống đối việc Hoa
Kỳ thương thuyết Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP, với
Việt Nam.
Dân biểu Sanchez, Đồng Chủ Tịch Ủy ban An ninh Quốc Nội và thành
viên Ủy Ban kinh tế Lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ, đã góp tiếng cùng một số
nhà lập pháp Mỹ khác, phản đối những hành động vi phạm nhân quyền của Việt Nam,
và vai trò của Việt Nam trong các cuộc thương thuyết của Mỹ về hiệp định TPP,
nêu lên những quan ngại về quyền của người lao động, tình trạng mất cân bằng
mậu dịch, cũng như các quyền của giới đồng tính, và nữ quyền.
Bà Sanchez bày tỏ những quan tâm sâu sắc về những cuộc thương
thuyết TPP đang tiếp diễn với Việt Nam. Bà nói rằng trong 18 năm qua, bất chấp
những thỏa thuận thương mại và việc tăng cường các quan hệ quốc phòng với Mỹ,
chính phủ Việt Nam vẫn không có những bước đáng kể nào để bảo vệ các quyền cơ
bản của công dân Việt Nam.
Các nhà lập pháp Mỹ khác cũng lên tiếng chỉ trích Việt Nam,
Myanmar và Campuchia về tình trạng nhân quyền tại các nước này.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ Ed Royce nói rằng tình
trạng nhân quyền tại Đông Nam Á nói chung là “rất đáng quan tâm.”
Dân biểu Chris Smith thuộc Đảng Cộng Hòa nói rằng Việt Nam đang
“tranh đua ” với Trung Quốc và ngay cả Bắc Triều Tiên để được ghi vào cuối sổ
trong danh sách các nước vi phạm nhân quyền nhiều nhất trong khu vực.
Nguồn: AP, Insurancenewsnet
Nguồn: AP, Insurancenewsnet
Ngũ Giác Ðài có chiến
thuật mới để ngăn chặn TQ ở Biển
Đông
Hải quân Mỹ, Philippines trong cuộc tập trận chung tại Cavite
city, phía tây Manila.
10.07.2014
Mỹ đang đề ra những chiến thuật quân sự mới để răn đe âm mưu của
Trung Quốc nhằm chiếm trọn Biển Đông. Những chiến thuật mới gồm sử dụng máy bay
trinh thám và điều tàu hải quân tới gần các vùng biển có tranh chấp.
Báo The Financial Times nói rằng Ngũ Giác Đài đã tái xét các chiến
thuật của Mỹ, tiếp theo sau một loạt hành động xâm nhập và những bước tuần tự
của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng, hướng tới kiểm soát các tuyến hàng hải
huyết mạch của thế giới trong vùng biển này. Hàng năm, hàng hóa vận chuyển bằng
tàu qua khu vực có tổng trị giá lên tới 5,300 tỉ đôla.
Thách thức đối với quân đội Mỹ là tìm ra những chiến thuật răn đe
những động thái kiểu 'tằm ăn dâu' của Trung Quốc, mà không leo thang bất cứ
cuộc tranh chấp riêng lẻ nào thành xung đột quân sự.
Một số yếu tố trong chiến lược mới của Mỹ đã xuất hiện từ hồi
tháng Ba, khi Washington điều hai máy bay thám thính bay vào không phận trên
bãi Cỏ Mây, một bãi cạn không có người ở trong Biển Đông hiện đang do
Philippines kiểm soát.
Máy bay của Mỹ bay ở cao độ thấp để bảo đảm phía Trung Quốc trông
thấy họ.
Theo lời một giới chức Ngũ Giác Đài, thì thông điệp Mỹ muốn đánh
đi là 'Hoa Kỳ biết Trung Quốc đang làm gì, rằng các hành động của Bắc Kinh chắc
chắn sẽ có hậu quả, và Hoa Kỳ có khả năng, cũng như quyết tâm ngăn cản Trung
Quốc thực hiện ý định'.
Tình hình căng thẳng tại Biển Đông, kể cả Việt Nam và Trung Quốc
quanh giàn khoan Hải Dương 981, đã làm lu mờ cuộc Đối Thoại Mỹ-Trung về Chiến
Lược và Kinh tế tại Bắc Kinh.
Phái đoàn Mỹ do Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Tài chính
Jack Lew dẫn đầu một mặt tìm cách cải thiện mối quan hệ Mỹ-Trung vốn đã mong
manh, trong khi cùng lúc, nêu lên những quan tâm của Mỹ về chính sách bành
trướng của Trung Quốc, và các hoạt động tin tặc mà chính phủ Mỹ quy cho một số
giới chức quân sự Trung Quốc.
Về phần mình, Trung Quốc bày tỏ sự bất bình về việc Hoa Kỳ tiến
hành truy tố các giới chức quân sự Trung Quốc về các hoạt động tin tặc, và quan
hệ liên minh giữa Mỹ với các nước Á Châu. Bắc Kinh cho rằng đây là một cách để
kiềm chế Trung Quốc.
Nguồn: Financial Times, CNBC
http://www.voatiengviet.com/content/ngu-giac-dai-co-chien-thuat-moi-de-ngan-chan-trung-quoc-o-bien-dong/1955013.html
Ngoại Trưởng Bishop: Úc
sẽ thẳng thắn với Trung Quốc
DienDanCTM
- 11/7/2014
Ngoại Trưởng Úc, bà Julie Bishop, vừa tuyên bố là nước Úc sẽ thẳng thắn rõ ràng về quan hệ với Trung Quốc trong mục tiêu bảo vệ hoà bình, pháp luật và các giá trị tự do cho dù có phải đụng chạm
Bà Bishop nói:
"Các chính phủ Úc trước đây đã sai lầm khi né tránh lên tiếng về Trung
Quốc vì sợ đụng chạm", bà nói: "Trung Quốc không coi trọng sự yếu
đuối. Chính phủ của Thủ Tướng Abbott đã chọn việc làm đi đôi với lời nói. Những
gì chúng tôi làm và nói phản ánh giá trị của chúng ta là một quốc gia dân chủ,
tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quyền tự do và các chuẩn mực quốc tế. Vì
vậy, khi quyền lợi quốc gia bị ảnh hưởng, chúng ta phải rõ ràng về lập trường
của mình. Chúng ta biết quan hệ sâu đậm với Trung Quốc là có lợi, nhưng chúng
ta cũng biết rõ về những gì không hay có thể xẩy ra. Vì vậy, hãy hy vọng điều
tốt lành, nhưng phải phòng ngừa điều xấu".
Bà Ngoại Trưởng Úc đã phát biểu như trên chỉ vài giờ sau khi Thủ Tướng Úc Tony Abbott và Thủ
Tướng Nhật Shinzo Abe ký kết những thoả ước thương mại và hợp tác quốc phòng mới.
Lời phát biểu thẳng thừng của bà Bishop được coi là một sự thay đổi lớn trong chính sách ngoại giao của Úc. Ông Abbott trước giờ từng được biết đến như một người phát ngôn rất bộc trực, và bà Bishop cũng từng được coi như một phụ nữ rất cứng rắn. Vào Tháng 11 năm ngoái, bà Bishop đã lên tiếng phản đối khi Trung Quốc tuyên bố đơn phương về vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Bà nói: "Việc này ảnh hưởng tới quyền lợi của nước Úc, chẳng hạn hãng hàng không Qantas của Úc phải báo cáo với Bắc Kinh dù hãng này không bay gần đó".
Bà Bishop nói: "Sự im lặng chỉ gây hiểu lầm. Nói là nước Úc phải chọn lựa giữa việc liên minh an ninh và hợp tác kinh tế với Trung Quốc là hoàn toàn sai lầm, vì việc trao đổi thẳng thắn với Trung Quốc không có ảnh hưởng nào về kinh tế".
Một số báo công cụ
của nhà nước Việt Nam cũng đã trích đăng phát biểu này của Ngoại Trưởng Úc.
Điều khá khó hiểu là tại sao lãnh đạo đảng CSVN cho phép đăng tải về thái độ
mạnh mẽ của Australia, một nước không nằm bên bờ Biển Đông, trong khi chính họ
lại chọn thái độ cố tình xem nhẹ sự việc, như tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng
Phùng Quang Thanh gọi đây là chuyện cãi vã nhỏ "trong gia đình"./.
Học giả quốc tế
cáo buộc hành động gây hấn của TQ ở
biển Đông
Việt Hà, phóng
viên RFA
2014-07-10
2014-07-10
Hội thảo quốc tế
lần thứ 4 về biển Đông tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế ở
Washington DC ngày 10 tháng 7 năm 2014.
RFA
Hội thảo quốc tế
lần thứ 4 về biển Đông vừa diễn ra trong hai ngày 10 và 11 tháng 7, tại Trung
tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế tại Washington DC.
Ngày đầu tiên của
hội thảo lần thứ 4 về biển Đông tập trung chủ yếu vào những diễn tiến gần đây
tại biển Đông, các vấn đề pháp lý có liên quan và sự can dự của Hoa Kỳ vào khu
vực này.
Nhìn chung các học
giả khi nhận định về tình hình biển Đông đều cho rằng tình hình biển Đông trong
thời gian qua đã có diễn tiến căng thẳng, chủ yếu bởi các hành động khiêu khích
đơn phương từ Trung Quốc.
Một vết sâu với
nhiều nhát cắt
Trong bài phát
biểu mở đầu cuộc hội thảo, Dân biểu Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ
viện Mỹ nói:
“Cái mà họ đang
làm là nhằm thay đổi thực trạng trong khu vực, từ bãi này sang bãi khác, từ đảo
này sang đảo khác. Họ đang cố gắng làm thay đổi động lực trong quan hệ giữa các
nước trong khu vực. Trong vài tháng qua, họ đã dịch chuyển một giàn khoan dầu
cỡ như sân bóng về gần quần đảo Hoàng Sa trong vùng nước của Việt nam. Đảo nhân
tạo được họ xây dựng ở Trường Sa.”
Dân biểu Mike
Rogers nhận định Trung Quốc đã xây dựng lực lượng quân đội, phát triển hải quân
nước sâu trong suốt 20 năm qua để thực hiện những gì mà họ đang làm tại
biển Đông. Ông gọi đây là những hành động gây hấn và trơ tráo. Theo dân biểu
Mike Rogers, Trung Quốc đang thực hiện một chiến thuật dần dần từng bước mà ông
gọi là ‘ một vết sâu với nhiều nhát cắt’ và đạt đến mức hết sức nguy hiểm.
Không ai muốn đối
đầu, không ai tìm kiếm xung đột nhưng chúng ta phải có hành động ngăn chặn với
cái mà Trung Quốc cho là thế giới không quan tâm.
-DB Mike Rogers
-DB Mike Rogers
Những phản ứng lại
từ phía Việt Nam, Philippines thậm chí cả Nhật bản tại biển Hoa Đông đối với
hành động lấn lướt của Trung Quốc được vị dân biểu xác định là chưa đủ. Ông
cũng nêu ra những quan ngại rằng những căng thẳng trong khu vực có thể sẽ dẫn
đến những tính toán sai lầm và dẫn đến xung đột. Vì vậy ông kêu gọi Mỹ cần phải
mở rộng hợp tác hơn nữa với các nước đồng minh trong khu vực để kiềm chế Trung
Quốc thay vì đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Ông nói:
“Không ai muốn đối
đầu, không ai tìm kiếm xung đột nhưng chúng ta phải có hành động ngăn chặn với
cái mà Trung Quốc cho là thế giới không quan tâm đó là hành động của họ đối với
các nước láng giềng ở biển Đông…. Chúng ta cần trực tiếp hơn, mạnh mẽ hơn,
chúng ta cần làm tăng sức mạnh cho các bạn bè và đồng minh của chúng ta trong
khu vực vì nếu chúng ta không làm như vậy thì rồi chúng ta sẽ thấy có tình
trạng tàu đâm vào nhau và dẫn đến xung đột rất đáng tiếc.”
TQ làm phức tạp
thêm tình hình
Đến từ Việt Nam,
Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Quỹ nghiên cứu biển Đông thuộc Học viện
Ngoại giao Việt Nam cáo buộc Trung Quốc gia tăng các đòi hỏi chủ quyền bằng
cách làm phức tạp thêm vấn đề tại biển Đông bằng nhiều hình thức.
Tiến sĩ Trần
Trường Thủy cáo buộc Trung Quốc đang làm thay đổi hiện trạng tại Trường Sa bằng
việc cho xây dựng đường băng ở đảo Gạc Ma để tiến đến những bước xa hơn trong
tương lai nhằm kiểm soát khu vực biển Đông. Trong lĩnh vực ngoại giao Trung
Quốc đưa ra những hình thức hợp tác với các nước ASEAN nhằm thay thế cho một bộ
quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông (COC). Tiến sĩ Trần Trường Thủy
cũng nói đến chiến lược bắp cải và tằm ăn râu của Trung Quốc trong việc lấn
chiếm các đảo và đối phó với từng nước một, bắt đầu từ Philippines, tới Việt
Nam. Về chính sách nội địa, học giả Việt Nam cáo buộc Trung Quốc áp dụng các
lệnh cấm đánh bắt cá vô lý trên biển Đông, lệnh kiểm soát tàu nước ngoài của tỉnh
Hải Nam hồi đầu năm nay, và gần đây là việc in bản đồ với hình lưỡi bò 10 đoạn
thay vì 9 đoạn như trước kia.
Tuy nhiên, điểm
quan trọng nhất đánh dấu bước ngoặt leo thang trong các hành động của Trung
Quốc ở biển Đông được Tiến sĩ Trần Trường Thủy nói đến chính là việc Trung Quốc
đưa giàn khoan HD 981 ra vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Hoàng
Sa đang trang chấp giữa hai nước. Theo ông, đây là lần đầu tiên Trung Quốc thực
hiện việc khoan thăm dò tại vùng tranh chấp, vì trước kia Trung Quốc chỉ ngăn
cản các nước khác không được thực hiện việc đấu thầu khoan thăm dò mà thôi. Bên
cạnh đó, việc Trung Quốc điều hơn 100 tàu các loại bao gồm cả tàu chiến ra bảo
vệ hoạt động của giàn khoan được cũng được coi là một bước ngoặt mới trong hành
động của Trung Quốc thời gian qua. Học giả Việt Nam cho rằng Trung Quốc đã
chuyển từ gây hấn do phản ứng lại sang gây hấn chủ động.
Tiến sĩ Trần
Trường Thủy cũng cho rằng tất cả những biện pháp song phương và đa phương nhằm
giải quyết tranh chấp tại khu vực này cho đến nay vẫn chưa thấy có hiệu quả. Vì
vậy ông kêu gọi sự gia tăng hợp tác hơn nữa của toàn khối ASEAN và Mỹ trong
việc tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
Một chính sách
toàn bộ có tính toán
Giải thích về
những hành động gần đây của Trung Quốc trên biển Đông, và cả biển Hoa Đông, học
giả Christopher Johnson, chuyên gia về Trung Quốc của Trung tâm Chiến lược và
Nghiên cứu Quốc tế nhận định:
Đây là một chiến
lược được tính toán kỹ lưỡng chứ không phải đơn thuần là một loạt các chiến
thuật nhỏ hoặc phản ứng của Trung Quốc trước hành động của Mỹ hay các nước
khác.
-Christopher Johnson
-Christopher Johnson
“Đây là một chiến
lược được tính toán kỹ lưỡng chứ không phải đơn thuần là một loạt các chiến
thuật nhỏ hoặc phản ứng của Trung Quốc trước hành động của Mỹ hay các nước
khác… chúng ta phải hiểu đây là một chiến lược và mỗi một thời kỳ trong đó được
kết nối với nhau để thực hiện chiến lược này.”
Theo ông
Christopher Johnson, lãnh đạo mới của Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình là
người có cái nhìn về vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế khác với người
tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào. Ông là người trực tiếp đưa ra các quyết định và sẵn sàng
chấp nhận rủi ro cả về mặt nội địa lẫn quốc tế. Vì vậy, rất khó dự đoán được
tương lai sắp tới. Học giả Christopher Johnson cho rằng ông Tập Cận Bình muốn
duy trì một mức độ căng thẳng nhất định trong khu vực và cả nội địa để đảm bảo
những thành công mà ông nhắm tới.
Sự can thiệp của
Hoa Kỳ - Dẫn dắt từ phía sau
Ngay từ buổi sáng
đầu tiên của hội thảo, các học giả đã đề cập đến vai trò quan trọng của Hoa Kỳ
trong tranh chấp biển Đông. Tiến sĩ Patrick Cronin, Giám đốc Chương trình An
ninh châu Á Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An Ninh Mỹ mới đưa ra 4 đề xuất
nhằm góp phần làm thay đổi thái độ gây hấn của Trung Quốc trong khu vực.
Theo Tiến sĩ
Patrick Cronin, Hoa Kỳ cần phải duy trì sự hiện diện của mình trong khu vực qua
các hoạt động tập trận chung, hay cho phép tàu chiến Mỹ ghé thăm các cảng trong
khu vực, giúp đỡ xây dựng năng lực tự bảo vệ cho các nước trong khu vực, nhất
là lực lượng tuần duyên, hỗ trợ các hợp tác của khối ASEAN, chia sẻ thông tin
tình báo. Tiến sĩ Patrick Cronin cũng đề nghị Mỹ nên xem xét việc bãi bỏ lệnh
cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Theo ông đây là một động thái mang tính
hình thức để cảnh báo Trung Quốc.
Tiến sĩ Alan
Dupont, thuộc Viện Chính sách quốc tế Lowy, Australia, cho rằng, sự can
thiệp của Hoa Kỳ vào khu vực nên tập trung vào việc giúp đỡ các nước đồng minh
của mình gia tăng khả năng phòng vệ thay vì đối đầu trực tiếp với Trung Quốc.
Ông gọi đây là dẫn dắt từ phía sau.
Biện pháp pháp lý
không phải là cách tốt nhất?
Buổi chiều cuộc
họp báo tập trung vào khía cạnh pháp lý của tranh chấp biển Đông. Tiến sĩ luật
Binh Bing Jia thuộc Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh lập luận rằng việc đưa các vấn
đề tranh chấp ra các tòa án quốc tế là không cần thiết và tạo ra quá nhiều khó
khăn trong khi các nước trong khu vực đã có các cam kết khác. Ý ông muốn nói
đến Bản tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông được ký vào năm 2002. Ông
nhấn mạnh biện pháp pháp lý không phải là biện pháp tốt nhất.
“3 nước có liên
quan đã đồng ý với nhau nhiều lần là sẽ giải quyết vấn đề qua đàm phán, tư vấn,
đối thoái. Đã có nhiều bằng chứng cho điều này. Một khi các bạn đã xác định cách
thức để giải quyết vấn đề như thế nào thì chỉ có cách đó, bất cứ cách nào khác
bao gồm cả việc tìm đến luật pháp dù không cấm nhưng không phải là cách duy
nhất để giải quyết vấn đề phức tạp như biển Đông. Luật không bao giờ là tốt
nhất.”
Ông cũng cho rằng
việc theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 sẽ có nhiều hạn chế đối
với các nước muốn áp dụng luật này vì những định nghĩa mà ông cho là hoặc không
có hoặc không rõ ràng trong luật có thể dẫn đến những phán quyết không rõ ràng.
Trong khi đó, tham
tán Philippines tại San Francisco, ông Henry Bensurto khẳng định việc
Philippines đưa Trung Quốc ra tòa Trọng tài quốc tế theo Công ước của Liên Hiệp
Quốc về luật biển là hợp lý vì nó không liên quan đến tranh chấp về lãnh thổ mà
chỉ là tranh chấp lãnh hải. Đơn khởi kiện chỉ yêu cầu tòa xác định những yếu tố
đi kèm trong các yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trong vùng lưỡi bò.
Tiến sĩ luật Vũ
Hải Đăng thuộc Hội luật gia Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc đặt giàn khoan
HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm luật quốc tế. Tiến sĩ
Vũ Hải Đăng đưa ra đề nghị Trung Quốc ngưng việc khoan thăm dò tại khu vực này,
bao gồm các hoạt động hợp tác phát triển chung tại khu vực Hoàng Sa trong việc
phân định vịnh Bắc bộ, bắt đầu các thảo luận về chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa.
Theo Tiến sĩ Vũ Hải Đăng, nếu những bước này không đi đến đâu thì giải pháp
cuối cùng là đưa ra tòa quốc tế.
Ngày 11 tháng 7,
hội thảo về biển Đông tiếp tục với những thảo luận liên quan đến chính sách của
Mỹ tại biển Đông.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/inter-scholars-acc-cn-assertive-behavior-scs-vh-07102014213033.html
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment