Nhiều khả năng Việt Nam sẽ không khởi kiện China
Hoàng Mai
Mới đây, hôm 23.6.2014, Việt Nam và Tòa Trọng tài thường trực (PCA) (khác với Tòa án Công lý
quốc tế của Liên Hiệp Quốc (ICJ) là cơ quan tư pháp của Liên Hiệp Quốc cũng có trụ sở tại La Haye, hoặc Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) là một cơ quan tư pháp thành lập theo Công ước Luật Biển 1982 có trụ sở đặt tại Hamburg, CH Liên
bang Đức) (1), đã ký Hiệp định nước chủ nhà và thư trao đổi về hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và PCA (đây là Tòa mà Philippines cũng đã chọn tòa này để khởi kiện China về “đường lưỡi bò” và một số nội dung khác) (2),
nhiều người cho rằng, đây có thể là bước chuẩn bị các thủ tục cần thiết, cho việc Việt Nam sẽ tiến hành khởi kiện China. Tuy
nhiên, có vẻ như sự việc lại không hẳn lại như vậy. Bởi vì, quan hệ Việt Nam – China rất phức tạp, có nhiều mảng tối mà đa số người Việt không thể biết được.
Theo như sự hiểu biết của nhiều người, thì Việt Nam có thể kiện China lên một số Tòa án quốc tế, với các “gói” như sau:
1. Kiện về “Đường lưỡi bò” do China vẽ ra là không có cơ sở (Philippines khởi kiện China nội dung này là
chính và một số nội dung khác – xin xem bài (1));
2. China dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa vào năm
1974;
3. China dùng vũ lực cưỡng chiếm đảo Gạc Ma và 6 đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa vào năm
1988;
4. China đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981
(HD-981) trái phép vào sâu trong
vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý thuộc chủ quyền Việt Nam, từ hôm 02.5.2014.
5. China đã có hành động vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam bằng việc nhiều lần, nhiều năm… đâm chìm
tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam khi đang đánh bắt hải sản ở ngư trường truyền thống của Việt Nam.
6. China đang xây dựng các căn cứ quân sự ở Trường Sa, làm thay đổi hiện trạng so với cam kết “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)” mà China đã ký kết với Việt Nam và các nước ASEAN có liên
quan.
Vân vân…
Sở dĩ có thể dự đoán rằng, nhiều khả năng Việt Nam (thực ra là Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam), sẽ không khởi kiện China là bởi vì:
1. Qua giọng điệu mà Bắc Kinh đã ra lệnh, với cái gọi là “bốn không được” (3), ta rất dễ nhận ra, đây là mệnh lệnh của kẻ ở bề trên, vượt ra khỏi khuôn khổ ngoại giao bình đẳng giữa hai nước theo thông lệ quốc tế. Rõ ràng, phải như thế nào ở phía sau hậu trường, thì Tân Hoa
Xã, hãng thông tấn chính thức của China, mới dám giở giọng “ông chủ” như thế.
2. Có một thông tin đáng chú ý: sáng
26.62014, ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có tiếp xúc với cư tri tại TP Hồ Chí Minh, tại buổi tiếp xúc này, ông cựu Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, đã đặt câu hỏi với ông Trương Tấn Sang, rằng “Trung Quốc đưa ra “miếng mồi”
20 tỉ USD ODA và 100 tỉ USD tín dụng. Bên cạnh đó họ nói không ràng buộc về chính trị nhưng thực chất như thế nào?” (4). Nếu như ai cũng hiểu được: “Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA” (5), thì trong 20 tỷ USD vốn ODA nói trên, sẽ có ít nhất là 4 tỷ USD, là viện trợ không hoàn lại của Bắc Kinh cho Việt Nam. Đây là khoản tiền rất lớn đối với Việt Nam trong thời điểm này. Và vì vậy, Hà Nội nếu kiện China thì khác nào sẽ “há miệng mắc quai”. Ngoài ra,
còn gần 50 “công trình trọng điểm” của Việt Nam, mà 100 tỷ USD nói trên đang
góp phần làm “ổn định xã hội”.
Có thể khẳng định rằng, câu hỏi mà ông Lê Kế Lâm nêu ra trên
đây là rất có cơ sở (bài báo cũng
không đề cập việc ông Trương Tấn Sang trả lời ông Lê Kế Lâm). Với nguồn dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới hiện nay, với số tiền là 3.312 tỷ USD (ba nghìn ba
trăm mười hai tỷ đô la Mỹ – tài khóa 2012-2013) (6), thì việc bỏ ra 120 tỷ USD cho Việt Nam vay để nhằm khống chế chính trị, thì là quá rẻ, và Bắc Kinh đang rất thành công ở Việt Nam ngoài sự mong đợi.
Như vậy, có thể nói, bằng những khoản tín dụng và đầu tư lớn, Bắc Kinh đã buộc Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, gần như phải khuất phục. Do đó, việc báo chí lên tiếng về khả năng Việt Nam khởi kiện China, phải chăng đây chỉ là động thái an dân và
trấn an dư luận của Đảng Cộng sản Việt Nam?
3. Một lưu ý nữa để mọi người quan tâm cùng
suy luận, rằng, quan hệ Việt Nam – China, nếu vẫn chỉ là quan hệ giữa hai đảng cộng sản (thực chất là như vậy), thì sẽ không có chuyện Đảng Cộng sản Việt Nam lại đi kiện Đảng Cộng sản China. Bằng chứng là, bất chấp căng thẳng giữa hai nước từ vụ giàn khoan
HD-981, thì hai đảng vẫn “bồi dưỡng đào tạo cán bộ giữa hai đảng Trung Việt, triển khai công tác
đào tạo cán bộ cho Đảng Cộng sản Việt Nam, kế hoạch trong 5 năm đào
tạo 300 cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam; trong đó,
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, mỗi thành phố 100, 100 cán bộ của các tỉnh có quan hệ hợp tác với Quảng Đông nhiều như TP Hải Phòng, Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam…”(7).
Với những luận cứ trên đây, việc nghi ngờ rằng, khả năng Việt Nam sẽ không khởi kiện China, về các vấn đề liên quan đến chủ quyền của Việt Nam ngoài Biển Đông là hoàn
toàn có cơ sở nếu không có một vài diễn biến khác, mà không ai có thể ngờ được, như chính những góc khuất giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản China đã tồn tại gần 85 năm qua.
Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, phần thua đã chắc chắn thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam, không chỉ thua với đối thủ là Đảng Cộng sản China, mà đau hơn, Đảng Cộng sản Việt Nam còn thua
ngay với chính Nhân Dân Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang là gì trong
con mắt Nhân Dân, thì đã
có câu trả lời.
(5) http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%97_tr%E1%BB%A3_ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_ch%C3%ADnh_th%E1%BB%A9c
05.7.2014
H. M.
Tác giả gửi BVN.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment