Saturday, July 12, 2014

Thượng Viện Mỹ thông qua nghị quyết kêu gọi TQ rút giàn khoan Hải Dương


Thượng Viện Mỹ thông qua nghị quyết kêu gọi TQ rút giàn khoan Hải Dương


(F-35B “V / STOL” Fighters on the USS Wasp) 
Nghị quyết 412 do thượng nghị sĩ Robert Menendez đề xướng tái khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải và việc sử dụng hải phận-không phận ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương theo đúng luật pháp quốc tế
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

Ðường dẫn

11.07.2014
Thượng Viện Hoa Kỳ tối 10/7 thông qua nghị quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và lực lượng ra khỏi vị trí tranh cãi hiện nay ở Biển Đông.
Nghị quyết 412 do thượng nghị sĩ Robert Menendez đề xướng tái khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải và việc sử dụng hải phận-không phận ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương theo đúng luật pháp quốc tế, đồng thời kêu gọi giải pháp ngoại giao ôn hòa cho các tranh chấp chủ quyền chồng chéo tại Biển Đông.
Nghị quyết cũng chỉ trích các hành động uy hiếp, dùng võ lực đe dọa nhằm thay đổi nguyên trạng hoặc gây bất ổn ở khu vực.
Nghị quyết đích danh kêu gọi Trung Quốc tránh các hoạt động hàng hải trái với Công ước về các Quy định quốc tế Ngăn ngừa Xung đột Trên biển và trả lại nguyên trạng Biển Đông như trước ngày 1/5, tức trước thời điểm giàn khoan 981 xuất hiện ở khu vực Hà Nội nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng điều hành Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS, nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt khởi xướng cuộc tổng vận động ngày 16/7/14 cho nhân quyền-chủ quyền Việt Nam, nói việc thông qua Nghị quyết này có vai trò thiết yếu:
“Nghị quyết này rất quan trọng. Quốc hội Hoa Kỳ là nơi làm chính sách. Được thông qua ở Thượng viện là sự thể hiện chính sách của Hoa Kỳ đối với giàn khoan Hải Dương 981. Thông qua nghị quyết này sớm nhấn mạnh được rằng quốc tế đang áp lực Trung Quốc và phản đối việc Bắc Kinh đưa giàn khoan trái luật vào vùng biển của Việt Nam. Lên tiếng một cách chính thức như vậy từ Hoa Kỳ là điều hết sức quan trọng.”
Bấm vào nghe bài tường trình và phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng
Một ngày trước khi Nghị quyết 412 được thông qua ở Thượng viện, tại Hạ viện Mỹ diễn ra buổi điều trần về vấn đề nhân quyền Việt Nam và Đông Nam Á mà qua đó thành tích nhân quyền Việt Nam đã một lần nữa bị chỉ trích mạnh mẽ.

 

Trưởng ban tình báo Hạ viện kêu gọi Mỹ quyết liệt đẩy lùi Trung Quốc

Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, dân biểu đảng Cộng hòa Mike Rogers
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

Ðường dẫn

11.07.2014
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ hôm thứ Năm cáo buộc Trung Quốc "gây hấn tham lam, trắng trợn" trong nỗ lực kiểm soát lãnh thổ và tài nguyên ở Biển Đông.
Nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, dân biểu đảng Cộng hòa Mike Rogers nói: “Bất kỳ quân đội nào trên thế giới sử dụng sức mạnh của mình để bắt nạt, đe dọa và gây bất ổn cho nền kinh tế thế giới, đều không phải vì lợi ích tốt nhất của Mỹ, cũng như những đồng minh và bạn bè của Mỹ.”
Dân biểu này nói đã đến lúc tỏ ra ít "nể nang" hơn với các quan chức Trung Quốc và sòng phẳng, quyết liệt hơn trong chính sách ngoại giao của Mỹ.
Ông Rogers kêu gọi Mỹ tăng cường chia sẻ thông tin tình báo và hợp tác quân sự với các quốc gia khác trong khu vực để đẩy lùi Trung Quốc và cho thấy họ không phải là cường quốc nổi trội duy nhất.
Những phát biểu của ông Rogers được đưa ra vào lúc Mỹ và Trung Quốc kết thúc cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế hàng năm ở Bắc Kinh, nơi Mỹ thúc giục Trung Quốc tuân thủ những nguyên tắc chặt chẽ hơn quản lý những tuyên bố chủ quyền trong các vùng biển tranh chấp ở châu Á.
Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, không cho thấy dấu hiệu thay đổi lập trường và kêu gọi Mỹ không đứng về phía nào.
Chính quyền Obama ngày càng lớn tiếng chỉ trích những hành động quyết liệt của Trung Quốc và kêu gọi nước này làm rõ những yêu sách bành trướng của họ phù hợp với luật pháp quốc tế.
Nguồn: AP, Reuters

Trung Quốc cố tình quên vai trò chủ đạo của Mỹ trong khu vực

Việt Hà, phóng viên RFA
2014-07-11

  • In trang này
  • Chia sẻ
  • Ý kiến của Bạn
  • Email
07112014-biendong-vh.mp3 
Hội thảo quốc tế lần thứ 4 về biển Đông tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế ở Washington DC bắt đầu ngày 10 tháng 7 năm 2014.
RFA photo




Mở đầu ngày thứ hai buổi hội thảo biển Đông tại Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế là bài phát biểu quan trọng của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, ông Michael Fuchs. Bài phát biểu của đại diện chính phủ Mỹ một lần nữa nhấn mạnh sự quan tâm của Mỹ tới khu vực này và vai trò dẫn dắt của Mỹ nói chung. Ông Michael Fuchs cũng cho rằng Trung Quốc đã dường như quên mất vai trò chủ đạo quan trọng của Mỹ khi Trung Quốc cố tình thực hiện những hành động mà ông gọi là gây hấn:
Có người gọi Hoa Kỳ là kẻ bên ngoài và bảo chúng tôi là không nên can thiệp vào các vấn đề khu vực. Nhưng họ quên mất một thực tế là nhiều thập kỷ qua Hoa Kỳ đã là một cường quốc khu vực Thái Bình Dương. Sự ổn định thống nhất của khu vực này là quyền lợi của chúng tôi. Những gì diễn ra ở đây cũng ảnh hưởng đến Mỹ. Họ lờ đi nhu cầu ngày một tăng từ các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực đối với sự hiện diện và can thiệp của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương. Mỹ muốn tham gia một cách sâu hơn vào khu vực này trong tương lai.
Hoa Kỳ không thể áp đặt giải pháp với vấn đề này. Những nước có liên quan cần phải tìm ra cách tốt nhất để giải quyết vấn đề một cách hòa bình và theo đường lối ngoại giao.
- Ông Michael Fuchs 
Theo ông Michael Fuchs, việc Mỹ can dự vào tranh chấp biển Đông, khiến các nước tuân thủ luật quốc tế cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ quyền lợi của Mỹ tại khu vực này. Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nói đến những việc mà Mỹ đã thực hiện trong suốt thời gian qua để góp phần làm giảm căng thẳng tại khu vực này bao gồm đối thoại và hợp tác với Trung Quốc, ASEAN, giúp đỡ các nước như Philippines, Việt Nam xây dựng khả năng bảo vệ biển, củng cố vị thế của Mỹ trong khu vực, thúc đẩy các bên tiến tới đạt được bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông (COC).
Biện pháp giải quyết tranh chấp được ông Michael Fuchs đưa ra bao gồm việc ngưng ngay lập tức các hành động đang tiến hành và không thực hiện thêm bất cứ hành động nào khác để giữ nguyên hiện trạng. Theo ông đây là biện pháp cần thiết đầu tiên để giảm căng thẳng trước khi tiến tới những bước tiếp theo.
Vị đại diện chính phủ Mỹ, Michael Fuchs, cũng khẳng định Mỹ chỉ đóng vai trò là người đưa lời khuyên và không thể là người áp đặt các giải pháp:
Hoa Kỳ không thể áp đặt giải pháp với vấn đề này. Những nước có liên quan cần phải tìm ra cách tốt nhất để giải quyết vấn đề một cách hòa bình và theo đường lối ngoại giao. Nhưng trách nhiệm của chúng tôi và một số nước khác là thúc đẩy một môi trường phù hợp, những đối thoại có lợi dẫn đến giải pháp hòa bình cho vấn đề này.
Trung Quốc nói Mỹ là người gây bất ổn
Chuyên gia Bonnie Glaser thuộc Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế
Trong phần thảo luận về vai trò của Mỹ ở biển Đông, chuyên gia Bonnie Glaser thuộc Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế cho rằng thời gian qua Hoa Kỳ đã cho các nước thấy sự quan tâm của mình với những căng thẳng trong khu vực bằng những hành động cụ thể mà điển hình là tại bãi Second Thomas Shoal (hay còn gọi là bãi Cỏ Mây) do Philippines kiểm soát và tại khu vực đặt giàn khoan dầu HD 981 gần quần đảo Hoàng Sa. Chuyên gia Bonnie Glaser nói:
Một điểm cần phải chú ý là sự sẵn sàng đang tăng lên từ phía Mỹ trong việc triển khai vũ khí của mình khi căng thẳng lên cao ở khu vực Thái Bình  Dương. Chúng ta thấy trường hợp điển hình ở bãi Cỏ Mây nơi máy bay do thám của Hải quân Mỹ được triển khai đến. Gần đây nhất là vụ giàn khoan dầu của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa, Mỹ đã cho máy bay do thám P3 bay qua đây. Cho nên theo tôi đây là tín hiệu cho thấy Mỹ muốn giải pháp hòa bình và cố gắng ngăn chặn các hành động xâm lấn.
Theo bà Bonnie Glaser, vai trò quan trọng của Mỹ tại đây chính là giúp định hình việc thay đổi chính sách của Trung Quốc, qua đó làm giảm căng thẳng trong khu vực.
Một điểm cần phải chú ý là sự sẵn sàng đang tăng lên từ phía Mỹ trong việc triển khai vũ khí của mình khi căng thẳng lên cao ở khu vực Thái Bình  Dương.
- Chuyên gia Bonnie Glaser 
Học giả Trung Quốc, Tiến sĩ Chu Shulong thuộc trường đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh tóm lược những ý kiến của người Trung Quốc cho rằng thực sự những căng thẳng đang diễn ra tại biển Đông là do những hành động từ Hoa Kỳ, không phải từ Trung Quốc:
Hoa Kỳ đã khiến căng thẳng lên cao tại biển Đông trong những năm gần đây….đặc biệt căng thẳng tại biển Đông đã lên cao trong 4 năm qua sau khi Hoa Kỳ chuyển trục chiến lược… Trung quốc cho rằng Hoa Kỳ đang tìm cách gây rắc rối ở biển Đông bằng việc chuyển trục chiến lược.
Theo ông Chu Shulong, Hoa Kỳ đã không công bằng khi đối xử với các nước trong khu vực, cụ thể là Hoa Kỳ đã bệnh vực Philippines và Việt Nam trong việc quốc hội Việt Nam thông qua luật biển vào năm 2012. Ông Chu Shulong cũng nói Mỹ là nước gây nhiều cuộc chiến tranh gần đây, mà điển hình là cuộc chiến Iraq còn Trung Quốc không phải là nước gây ra những cuộc chiến trên thế giới.
Trung Quốc đang có ý đồ gì tại Hoàng Sa và Trường Sa
Đáng chú ý trong ngày hội thảo cuối là bài phát biểu của cựu Phó đô đốc hải quân Nhật, Yoji Koda. Phó đô đốc Koda trình bày bài thuyết trình của mình kèm bản đồ về khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi Scarborough Shoal. Theo ông, hành động xây đường băng trên đảo Gạc Ma của Trung Quốc thời gian gần đây và việc lấy bãi Scarborough Shoal từ Philippines vào năm 2012 nằm trong một chiến lược quân sự lâu dài của Trung Quốc.
Theo Phó đô đốc Yoji Koda, bãi Scarborough shoal ở một vị trí và diện tích thích hợp cho toàn bộ tàu chiến của Trung Quốc. Với việc kết hợp bãi này với sân bay và căn cứ quân sự trên đảo Phú Lâm và sân bay đang xây dựng trên đảo Gạc Ma, Trung Quốc có thể tiến tới kiểm soát toàn bộ biển Đông về mặt quân sự, kinh tế và chiến lược.
Phó đô đốc Yoji Koda nhận định Hoa Kỳ và Nhật bản đã chậm trong việc nhận ra ý đồ này của Trung Quốc nên đã không có hành động kịp thời từ năm 2012 để ngăn chặn hành động lấy bãi Scarborough Shoal của Trung Quốc.
Khía cạnh pháp lý trong vụ kiện của Philippines
Luật sư Paul Reichler, người tư vấn pháp lý trong vụ kiện của Philippines
Luật sư Paul Reichler, người tư vấn pháp lý trong vụ kiện của Philippines cũng có một bài phát biểu được chú ý trong ngày hội thảo cuối. Luật sư Reichler lần lượt đưa ra các điểm phản bác lại những lập luận của Trung Quốc về vụ kiện này. Theo luật sư, lập luận của Trung Quốc cho rằng tòa trọng tài quốc tế không có quyền xét xử vụ kiện là không đúng vì Philippines không kiện Trung Quốc liên quan đến việc phân chia ranh giới trên biển mà chỉ liên quan đến việc giải thích những yếu tố đi kèm liên quan đến các đảo và bãi đá nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippine.
Mặc dù những đảo, bãi đá này nằm trong vùng lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra nhưng không nằm trong vùng chồng lấn của hai nước ở phía bắc của Philippines. Vì vậy luật sư Paul Reichler tin tưởng hoàn toàn về quyền phán quyết của tòa liên quan đến vụ kiện, bất luận Trung Quốc có tham gia hay không. Theo dự kiến, phán quyết sẽ được đưa ra vào khoảng thời gian từ ngày 7 đến 18 tháng 7 năm 2015.
Sự tin tưởng và những lợi thế của Philippines trong vụ kiện cũng được nói đến trong mối tương quan với một vụ kiện tương tự khác giữa Bangladesh và Ấn Độ trong tranh chấp trên vịnh Bengal. Tòa Quốc tế hôm thứ ba đã ra phán quyết có lợi cho Bangladesh, và Ấn độ sau đó cũng đã lên tiếng hoan nghênh, chấp nhận phán quyết của tòa. Vụ kiện này được cho là một ví dụ tương tự và gần nhất với vụ kiện của Philippines với Trung Quốc, và là minh chứng cho việc giải quyết một tranh chấp lâu dài trên biển giữa hai nước láng giềng một cách hòa bình.
Hội thảo lần thứ 4 về biển Đông khép lại vào buổi trưa ngày 11 tháng 7 với phần thảo luận về các biện pháp xây dựng lòng tin. Các học giả một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của ASEAN trong việc góp phần xây dựng lòng tin giữa các bên trong tranh chấp biển Đông.

Ảnh của Ngoc Bui.

http://danlambaovn.blogspot.com/2014/05/hang-van-cong-nhan-binh-duong-inh-




Trang mạng yểm trợ nhân quyền toàn cầu movements.org

Hùng Ca Sử Việt_15-Bài Ca Tuổi Trẻ

http://www.youtube.com/watch?v=m8sYcGSTGD8

Việt-Long- Richard Finney - RFA
2014-07-11

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
  • In trang này
  • Chia sẻ
  • Ý kiến của Bạn
  • Email
vl071114.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
movements
Trang mạng nhân quyền movements.org và người điều hành David Keyes
Photo: RFA






Nhà báo Richard Finney của đài Á Châu Tự Do phỏng vấn ông David Keyes, giám đốc điều hành trang mạng, hôm thứ năm, 10 tháng 7, 2014
RICHARD FINNEY: Ông vui lòng nói về trang web của ông và cho biết ông hy vọng những gì ở trang web ấy.
DAVID KEYES: Movements.org (với chữ Movements viết số nhiều) là một phương tiện truyền thông liên lạc mới, do tổ chức Thăng tiến nhân quyền kiến tạo. Nó kết nối những người hoạt động nhân quyền và những người bất đồng chính kiến ở những xã hội đóng kín với mọi người trên thế giới, nhất là những người có tài năng độc đáo có thể giúp họ. Và nó tạo cơ hội cho những cá nhân trong nhiều lãnh vực khác nhau, từ báo chí đến tạo dựng chính sách, đến quan hệ công chúng, các nghệ sĩ, ca sĩ... những người đóng góp trực tiếp vào cuộc tranh đấu cho nhân quyền. Chúng tôi thấy được là một số lượng đông đảo những người hoạt động nhân quyền ở những nước như Syria, Iran, Trung Quốc, và Nga đang hết sức cần giúp đỡ. Và mặt khác, còn có rất nhiều người mang ý nguyện và thiện chí giúp đỡ họ mà không có một cơ chế hay phương tiện thích hợp để qua đó mà giúp đỡ.   Đó là lý do chúng tôi thiết lập website movements.org.
RICHARD FINNEY: Về tổ chức Thăng tiến Nhân quyền, đó có phải là một tổ chức được lập ra riêng cho việc vận hành website ấy, hay có chút tiểu sử nào trước đó?
DAVID KEYES: Advancing Human Rights được ông Robert Bernstein và tôi thành lập vào năm 2010. Robert Bernstein cũng là người sáng lập tổ chức Human Rights Watch và từng là giám đốc nhà xuất bản Random House trong 25 năm. Chúng tôi lãnh nhận movements.org vào khi Jared Cohen sáng lập nó, trước khi ông ta sang làm với Google, và nay Jared là một trong những nhà điều hành của Google. Chúng tôi nhận 250 ngàn đô la từ Google, mất ba năm để đưa website movements.org trở lại trên mạng internet, tô điểm trang bị cho nó thành một công cụ mà chúng tôi cho là rất có giá trị đối với những nhà hoạt động nhân quyền trong các xã hội khép kín.  Rồi web movements.org thường tổ chức hội họp, và từng là nơi hướng dẫn cách làm cho nhiều việc, và chúng tôi tin rằng với tính năng thiết lập được những đường dẫn giữa những người hoạt động nhân quyền với những người có thể giúp họ, phương tiện này thực sự là tương lai của nhân quyền.
RICHARD FINNEY:  Cơ sở của ông ở đâu, và bao giờ website movements.org mới hoạt động?
DAVID KEYES: Chúng tôi đặt cơ sở ở thành phố New York. Và hôm nay, ngày 10 tháng 7, 2014, chính là ngày movements.org khởi sự hoạt động.
RICHARD FINNEY: Đã có ai bắt đầu vào trang web và sử dụng mạng lưới này chưa?
DAVID KEYES: Tất nhiên là có. Chúng tôi tiếp xúc bằng phương thức thử nghiệm beta với những người hoạt động nhân quyền ở Iran, Syria, Trung Quốc, Nga và Á Rập Xê-Út, với vài nơi khác.  Và nhiều người trong số đó gửi yêu cầu của họ về thông tin báo chí, hay muốn tiếp xúc với những nhân vật làm chính sách, tức là những nhân vật quan trọng trong các chính quyền. Họ đòi cả những nhạc phẩm tưởng niệm những người hoạt động đã bị sát hại. Rồi khắp thế giới người ta đăng nhập và bung rộng mối liên lạc một cách rất cụ thể và xác thực.
RICHARD FINNEY: Ông đã tiếp xúc được với bao nhiêu người, ở những nước nào?
DAVID KEYES: Có chừng mấy trăm người đã thử cái trang mạng này, cả những người hoạt động nhân quyền lẫn những người có tài năng để giúp họ. Và như thế hôm nay, vào lúc này, nó đã mở cửa ra với thế giới, và chúng tôi hy vọng sẽ có hằng ngàn, hằng chục ngàn, ngay cả hằng trăm ngàn người nào cần đến sự giúp đỡ thì sẽ tìm được sự giúp đỡ.
RICHARD FINNEY: Nhưng ông làm cách nào để quảng bá phương tiện này đến những nơi đặc biệt đóng kín, ví dụ như Lào, Việt Nam hay Trung Quốc? Làm sao người ta biết đến nó được?
DAVID KEYES: Giới truyền thông khắp thế giới đã lưu ý. Chúng tôi làm một số cuộc phỏng vấn bằng tiếng Á Rập. Một đài truyền hình tiếng Kurd vừa tiếp xúc với chúng tôi. Chúng tôi tweet tin tức này cho 323 ngàn người, là một số lượng khá đông đảo những người quan tâm đến hàn quốc và kỹ thuật. Rồi chúng tôi cũng sắp sửa lăn mình vào công việc khó nhọc trong mấy tuần lễ tới, để truyền bá tin tức về mình, truyền bằng miệng, bằng phương tiện truyền thông, truyền thông xã hội để thông báo với mọi người rằng đang có một công cụ mới này đây, nó có khả năng giúp củng cố nhân quyền.
RICHARD FINNEY: Nếu có thể, ông vui lòng cho tôi một ví dụ về việc một người có thể được giúp cách nào - giả dụ một người nào đó ở Việt Nam, một blogger chẳng hạn, đang đối diện với án tù, hay một người hoạt động nhân quyền ở Trung Quốc cảm thấy thòng lọng đang xiết lại quanh mình. Thì nói thực tế, họ có thể làm gì để được giúp?
DAVID KEYES: Những người ấy có thể có được kết nối tới một danh sách trọn vẹn những mối truyền thông nào trên thế giới mà thích nghe câu chuyện của họ. Họ có thể liên lạc với những người làm nghệ thuật có khả năng gây dựng được mối liên lạc đa văn hóa để thông hiểu hoàn cảnh khó khăn của người thân trong gia đình họ bị bỏ tù. Họ có thể tìm một luật sự nếu họ quyết định trốn chạy khỏi nước và cần một nơi tị nạn. Theo tôi đó là ba ví dụ nổi bật nhất. Họ còn có thể liên lạc với một người làm chính sách, tức là một nhân vật công quyền, ở một nước tự do, người mà có thể nêu vấn đề với các viên chức Việt Nam trong các cuộc họp chẳng hạn.
RICHARD FINNEY: Tôi đoán chừng ông đã có một số mối liên lạc với những người ở Trung Quốc. Ông có sẵn số liệu không, và có thể cho biết bao nhiêu người không?
advancing-human-rights
Biểu hiệu của tổ chức Advancing Human Rights, advancinghuamnrights.org
DAVID KEYES: không, tôi không có con số chính xác. Nhưng phương tiện này chưa tác động vào truyền thông ở Trung Quốc, dù chúng tôi đã chú trọng rất nhiều đến việc thăng tiến nhân quyền, và cũng đã được chú ý nhiều, vì nó là chỗ khởi phát ý kiến đặt lại tên cho con đường trước tòa đại sứ Trung Quốc là Khu phố Lưu Tiểu Ba, rồi Ủy ban Chuẩn chi Hạ viện vừa biểu quyết cho việc đổi tên như vậy. 31 dân biểu của cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa ký tên vào bức thư biện luận cho sự thay đổi này, Hội đồng thành phố thủ đô Washington ủng hộ. Rồi chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần tỏ ra phẫn nộ và lên tiếng phản đối, lên án kịch liệt ý kiến do tổ chức Thăng tiến nhân quyền đề nghị. Tôi cho rằng phương tiện kỹ thuật movements.org này sẽ khiến cho những kẻ độc tài, kể cả chính quyền Trung Quốc, phải sợ hãi thêm đôi chút, và hy vọng điều đó sẽ khuyến khích những người bất đồng chính kiến thêm chút mạnh dạn, và chuyển cán cân lực lượng khỏi bàn tay những kẻ bạo ngược.
RICHARD FINNEY: Tất nhiên ông cũng lưu ý tới những xứ sở mà chúng tôi truyền thanh đến, gồm Miến Điện, Campuchia, Lào, Bắc Hàn, Việt Nam, và Trung Quốc, cũng như bên trong Trung Quốc, gồm Tân Cương và Tây tạng. Thế thì ông có ý tưởng gì đặc biết đối với những nơi đó không?
DAVID KEYES: Hiển nhiên Bắc Hàn sẽ là nơi khó vào nhất, xét trên mức độ xâm nhập của internet rất thấp. Chúng tôi đang lo tới những xứ châu Á không có tự do, dân số trên 15 triệu người. Chúng tôi chưa đủ trang bị để đối phó với tất cả các nền độc tài và các xã hội đóng kín. Phải  chú trọng đến phần lớn nhất của mảng lớn, và phần tệ nhất của mảng tồi tệ. Nhưng tôi cho là nó sẽ có công dụng với người ở Việt Nam và Miến Điện, cũng như hy vọng chắc chắn là có công dụng với Trung Quốc, vì ở đó quá nhiều câu chuyện được tấm gương Lưu Tiểu-Ba thu nhỏ lại: như những luật sư đi tù cần sự yểm trợ của thế giới. Những vụ việc và tên tuổi của họ phải được đưa đến nhiều chính quyền khẳp thế giới để  họ gây áp lực với chính quyền Trung Quốc. Thiếu áp lực toàn cầu như vậy thì sẽ rất ít có những khích lệ cho những nhà độc tài trả tự do cho tù nhân chính trị. Nên tôi thấy có mối liên hệ trực tiếp giữa những sự liên lạc.... Tôi thấy có trợ giúp trực tiếp bằng cách kết nối những người đã bị nhận lãnh mũi dùi đàn áp của Trung Quốc, những người phải đi tù, những thân nhân đã bị ngược đãi, và nối kết họ với mọi người khắp thế giới, những ai có thể nêu tên những người bị đàn áp lên và giúp giải quyết nỗi khó khăn của họ.
liu-xiao-bo
Khôi nguyên Nobel hoà bình Lưu Tiểu-Ba, người tù lương tâm ở Trung Quốc - Courtesy of thetimes.co.uk
RICHARD FINNEY: Và ông có hy vọng rằng những người ở những khu vực mục tiêu khác nhau sẽ có thể vượt qua được hệ thống kiểm duyệt thông thường hay những ngăn trở kỹ thuật trên mối liên lạc internet với những người bên ngoài như ông chẳng hạn?
DAVID KEYES: Tôi nghĩ những nhà hoạt động nhân quyền trong các xã hội đóng kín đã trở nên thông thạo một cách khó ngờ đối với những mưu lừa của kiểm duyệt. Chúng tôi biết nhiều người sử dụng truyền thông giao tế xã hội ngay tại Iran và Trung Quốc dù có lệnh cấm chính thức. Hẳn là họ cũng có óc sáng tạo tương đương đối với những mưu mẹo kiểm duyệt. Không phải là chuyện dễ, nhưng có rất nhiều cách, từ những proxy, tức là web trung gian đến những PPN, là những hệ thống ứng dụng chuyên nghiệp, đều có thể giúp những người hoạt động nhân quyền khả năng phá vỡ những rào cản Internet.
RICHARD FINNEY: Ông có nghĩ đến điều gì quan trọng mà khán thính giả của chúng tôi cần phải biết, nhưng có thể tôi đã không nghĩ ra để hỏi?
DAVID KEYES: Tôi chỉ muốn khuyến khích những người bất đồng chính kiến trên khắp châu Á cũng như tất cả những nền độc tài hãy đăng nhập trang mạng movements.org, để họ có thể sẽ ngạc nhiên về những gì họ tìm thấy ở đó. Và chắc chắn nếu chỉ dùng Anh ngữ, thì những ai có những tài năng khác nhau mà họ tưởng là không giúp được cho nhân quyền, thì thực ra tài năng của họ vẫn có thể giúp tăng cao sự nhận biết, sự phát hiện (những sự kiện về nhân quyền) ở phương Tây và thế giới tự do.  






No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link