On Monday, 7 July 2014 5:13 PM, "Tran Nam Binh t_ wrote:
Trung Cộng tấn công Việt Nam
Trung tướng chỉ huy Bộ Đội Biên Phòng, Võ Trọng Việt (武仲越), thay mặt Bác Đảng
dẫn đầu phái đoàn Việt Nam đến biên giới Trung Quốc, hội đàm với Thiếu tướng Vũ
Đông Lập (武冬), Cục trưởng Cục quản lý Biên phòng, Bộ Công
an Trung Quốc. Nguồn: Cục quản lý Biên phòng Trung Quốc.
“…Việc chuyển nhượng được công khai ăn mừng trên báo đài Trung
Quốc, trong khi đó, đảng cộng sản Hà Nội không cho truyền thông, báo chí Việt
Nam loan tải về sự kiện trên, giấu không cho nhân dân Việt Nam biết lãnh thổ
biên giới phía Bắc của Tổ quốc đi về đâu. Nhân dân Việt Nam có ai hay biết đảng
cộng sản độc quyền ký bán biên giới cho Trung Quốc…”
Lúc 14 giờ Bắc Kinh, ngày 17 tháng 10 năm 2013 [1], Bộ Công
an Trung Quốc, gửi trát mời đảng cộng sản Việt Nam đến Phòng Thành Quảng Tây
làm việc. Đảng cộng sản Việt Nam hối hả ủy nhiệm Trung tướng Võ Trọng Việt, một
người của Trung Quốc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh chỉ huy Bộ Đội Biên
Phòng sang Trung Quốc làm việc với Chi đội Công an Biên phòng thuộc Tổng đội
Công an Biên phòng khu tự trị dân tộc Choang, tại thành phố cảng Phòng Thành
tỉnh Quảng Tây. Trung tướng Võ Trọng Việt đứng đầu phái bộ Việt Nam sợ hãi cúc
cung bá bái trước Thiếu tướng Vũ Đông Lập (武冬立), chỉ huy Bộ biên giới Quốc phòng, Bộ Công an
Trung Quốc.
Trung tướng Võ Trọng Việt đã ký vào bản tiếp nhận lệnh "Hợp
tác biên giới, 3 cơ chế" (三级边防合作机制)
Theo văn bản:
1 ‒ Trung Quốc-Việt Nam hợp tác Bộ Tư lệnh Bộ Đội
Biên Phòng!
2 ‒ Trung Quốc-Việt Nam hợp tác Bộ Quốc phòng!
3 ‒ Trung Quốc-Việt Nam hợp tác Cục quản lý Biên
phòng!
Ngoài "Ba cơ chế……" Việt Nam chấp hành lệnh kiểm tra
của Trưởng Đồn Biên Phòng Cửa Khẩu Quốc tế Móng Cái (Việt Nam ). Cam kết thực
hiện "Ba cơ chế…" và được bảo vệ bởi Chi đội Công an Biên phòng thành
phố cảng Phòng Thành (Trung Quốc).
Cuộc hội đàm này, dưới sự giám sát của Trung tướng Công an Chu
Triêu Huy (周朝晖), Cục trưởng Cục An ninh Hợp tác Quốc tế, và
ASEAN. Trong buổi họp Trung Quốc phối trí nhiều cơ quan anh ninh, các nhà lãnh
đạo hợp tác quốc tế tham dự, ngoài ra còn có các cơ quan chủ yếu, như Cơ quan
biên giới, kiểm soát biên giới, điều tra tình báo, và truyền thông báo chí.
Cuộc hội đàm được tổ chức bởi Cục trưởng quản lý Biên giới Thiếu
tướng Vũ Đông Lập (武冬立), Trung Quốc. Giới thiệu Trung tướng Võ Trọng
Việt (武仲越)
và phái đoàn Việt Nam .
Đặc biệt phái đoàn Trung Quốc tự cho mình đứng
trên đầu chủ nhà Việt Nam , và tự công bố hồ sơ hợp tác, đưa ra phương thức
trách nhiệm giữa Trung Quốc-Việt Nam . Còn đi xa hơn, tự khẳng định tăng cường
phối hợp, buộc Việt Nam thực hiện và duy trì sự ổn định trong khu vực biên
giới, Việt Nam cho phép Trung Quốc thúc đẩy giao lưu kinh tế, song phương chỉ
là hình thức ngoại giao trên lưỡi, cùng các khía cạnh khác, như kiểm tra dân sự
và quân sự. Về phía Việt Nam , Trung tướng Võ Trọng Việt (武仲越) với tư cách đảng không
có ý kiến nào trao đổi trong cuộc họp hai bên.
Sau khi hội đàm hai bên, Cơ quan Công an Biên giới của "Cộng
hòa Nhân dân Trung Quốc và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết về việc
thành lập "Trụ sở Quốc phòng biên giới", "hợp tác trọng yếu biên
giới", và thông báo "Hợp tác biên giới, 3 cơ chế" (三级边防合作机制) chính thức thành lập.
Trung Quốc đã chuẩn bị trước công tác phối trí
lực lượng Bộ Công an biên giới, thành lập cơ chế hợp tác biên giới Trung Ương,
giữa các Cơ quan Công an Trung Quốc và Bộ chỉ huy biên giới Quốc phòng Việt Nam
.
Hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam thành lập mỗi Quân đoàn Công an
Biên phòng tương ứng với Quân đoàn Biên giới Việt Nam, theo cấp trụ sở giữa các
cơ chế hợp tác an ninh biên giới, để thực hiện mức độ kiểm tra biên giới Việt
Nam và các (làng biên giới) của Trung Quốc [2]. Việc thành lập các cơ chế,
cả hai bên đều được hưởng lợi trong hợp tác biên giới và thúc đẩy điều chỉnh
vai trò quân sự biên giới, cũng như tích cực trong việc duy trì truyền thống ổn
định an ninh Trung Quốc-Việt Nam, và thúc đẩy phát triển sinh kế biên giới,
củng cố công tác hữu nghị.
Trong hội đàm phía Trung Quốc đưa ra bước đầu
hoạt động, chỉ thị Phó giám đốc Bộ Công an Biên phòng Chu Thư Khu (周书奎), cùng phái đoàn Thượng Hải đến thăm Hà Nội và những nơi khác
của Việt Nam.
Thiếu tướng Vũ Đông Lập (武冬立). Tên được ghi theo Pin Yin Wu Đongli Nguồn:
Cục quản lý Biên phòng Trung Quốc.
Trung tướng chỉ huy biên giới Võ Trọng Việt (武仲越), Bộ Quốc phòng Việt
Nam . Tên lại được ghi theo tiếng Hán. Nguồn: Cục quản lý Biên phòng
Trung Quốc.
Trong buổi họp, Trung Quốc-Việt Nam cùng giới thiệu cơ cấu quân
đội biên giới,
nhiệm vụ từng trách nhiệm trong hồ sơ cá nhân, trao đổi giữa Trung Quốc Việt Nam về hợp tác biên giới.
nhiệm vụ từng trách nhiệm trong hồ sơ cá nhân, trao đổi giữa Trung Quốc Việt Nam về hợp tác biên giới.
Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, Bộ Công an biên giới, Cơ quan An
ninh và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng ký về việc thành lập "Hợp
tác biên giới, 3 cơ chế" (三级边防合作机制) trụ sở chính
tại Phòng Thành tỉnh Quảng Tây.
Việc chuyển nhượng được công khai ăn mừng trên báo đài Trung
Quốc, trong khi đó, đảng cộng sản Hà Nội không cho truyền thông, báo chí Việt
Nam loan tải về sự kiện trên, giấu không cho nhân dân Việt Nam biết lãnh thổ
biên giới phía Bắc của Tổ quốc đi về đâu. Nhân dân Việt Nam có ai hay biết đảng
cộng sản độc quyền ký bán biên giới cho Trung Quốc. Đây là một sự kiện quan
trọng, đánh dấu thêm một cột móc sang nhượng lãnh thổ. Từ nay đảng cộng sản
Việt Nam cho phép Trung Quốc tung hoành trên phần đất Móng Cái thuộc lãnh
thổ biên giới của Việt Nam ! Sự kiện này đánh dấu đậm vào lịch sử ô nhục của
Việt Nam .
Huỳnh Tâm
Tham khảo :
[1] Ký giả Lý Yến Phi, cung cấp bản tin.
[2] Sau trận chiến ngày 17 tháng 2 năm 1979 những làng xã tại
biên giới của Việt Nam bị Trung Quốc xâm chiếm, và ngày nay có nguy cơ biến
giới của Việt Nam một lần nữa âm thần đi theo kế sách "Hợp tác biên giới,
3 cơ chế" (三级边防合作机制) của Trung Quốc.
Nhiều
khả năng Việt Nam sẽ không khởi kiện China
Hoàng Mai
Mới đây, hôm 23.6.2014, Việt Nam và Tòa Trọng tài thường trực
(PCA) (khác với Tòa án Công lý quốc tế của Liên Hiệp Quốc (ICJ) là cơ quan tư
pháp của Liên Hiệp Quốc cũng có trụ sở tại La Haye, hoặc Tòa án Quốc tế về Luật
Biển (ITLOS) là một cơ quan tư pháp thành lập theo Công ước Luật Biển 1982 có
trụ sở đặt tại Hamburg, CH Liên bang Đức) (1), đã ký Hiệp định nước chủ
nhà và thư trao đổi về hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và PCA (đây là
Tòa mà Philippines cũng đã chọn tòa này để khởi kiện China về “đường lưỡi bò”
và một số nội dung khác) (2), nhiều người cho rằng, đây có thể là bước chuẩn bị
các thủ tục cần thiết, cho việc Việt Nam sẽ tiến hành khởi kiện China. Tuy
nhiên, có vẻ như sự việc lại không hẳn lại như vậy. Bởi vì, quan hệ Việt Nam –
China rất phức tạp, có nhiều mảng tối mà đa số người Việt không thể biết được.
Theo như sự hiểu biết của nhiều người, thì Việt Nam có thể kiện
China lên một số Tòa án quốc tế, với các “gói” như sau:
1. Kiện về “Đường lưỡi bò” do China vẽ ra là không có cơ sở
(Philippines khởi kiện China nội dung này là chính và một số nội dung khác –
xin xem bài (1));
2. China dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa vào năm 1974;
3. China dùng vũ lực cưỡng chiếm đảo Gạc Ma và 6 đảo khác thuộc
quần đảo Trường Sa vào năm 1988;
4. China đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (HD-981) trái phép
vào sâu trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý thuộc chủ
quyền Việt Nam, từ hôm 02.5.2014.
5. China đã có hành động vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam
bằng việc nhiều lần, nhiều năm… đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam khi
đang đánh bắt hải sản ở ngư trường truyền thống của Việt Nam.
6. China đang xây dựng các căn cứ quân sự ở Trường Sa, làm thay
đổi hiện trạng so với cam kết “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC)” mà China đã ký kết với Việt Nam và các nước ASEAN có liên quan.
Vân vân…
Sở dĩ có thể dự đoán rằng, nhiều khả năng Việt Nam (thực ra là
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam), sẽ không khởi kiện China là bởi vì:
1. Qua giọng điệu mà Bắc Kinh đã ra lệnh, với cái gọi là “bốn
không được” (3), ta rất dễ nhận ra, đây là mệnh lệnh của kẻ ở bề trên, vượt ra
khỏi khuôn khổ ngoại giao bình đẳng giữa hai nước theo thông lệ quốc tế. Rõ
ràng, phải như thế nào ở phía sau hậu trường, thì Tân Hoa Xã, hãng thông tấn
chính thức của China, mới dám giở giọng “ông chủ” như thế.
2. Có một thông tin đáng chú ý: sáng 26.62014, ông Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang đã có tiếp xúc với cư tri tại TP Hồ Chí Minh, tại buổi tiếp xúc
này, ông cựu Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, đã đặt câu hỏi với ông Trương Tấn Sang,
rằng “Trung Quốc đưa ra “miếng mồi” 20 tỉ USD ODA và
100 tỉ USD tín dụng. Bên cạnh đó họ nói không ràng buộc về chính trị nhưng thực
chất như thế nào?” (4). Nếu như ai cũng hiểu được: “Trong nguồn vốn ODA
luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA”
(5), thì trong 20 tỷ USD vốn ODA nói trên, sẽ có ít nhất là 4 tỷ USD, là viện
trợ không hoàn lại của Bắc Kinh cho Việt Nam. Đây là khoản tiền rất lớn đối với
Việt Nam trong thời điểm này. Và vì vậy, Hà Nội nếu kiện China thì khác nào sẽ
“há miệng mắc quai”. Ngoài ra, còn gần 50 “công trình trọng điểm” của Việt Nam,
mà 100 tỷ USD nói trên đang góp phần làm “ổn định xã hội”.
Có thể khẳng định rằng, câu hỏi mà ông Lê Kế Lâm nêu ra trên đây
là rất có cơ sở (bài báo cũng không đề cập việc ông Trương Tấn Sang trả lời ông
Lê Kế Lâm). Với nguồn dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới hiện nay, với số tiền
là 3.312 tỷ USD (ba nghìn ba trăm mười hai tỷ đô la Mỹ – tài khóa 2012-2013)
(6), thì việc bỏ ra 120 tỷ USD cho Việt Nam vay để nhằm khống chế chính trị,
thì là quá rẻ, và Bắc Kinh đang rất thành công ở Việt Nam ngoài sự mong đợi.
Như vậy, có thể nói, bằng những khoản tín dụng và đầu tư lớn,
Bắc Kinh đã buộc Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, gần như phải khuất phục.
Do đó, việc báo chí lên tiếng về khả năng Việt Nam khởi kiện China, phải chăng
đây chỉ là động thái an dân và trấn an dư luận của Đảng Cộng sản Việt Nam?
3. Một lưu ý nữa để mọi người quan tâm cùng suy luận, rằng, quan
hệ Việt Nam – China, nếu vẫn chỉ là quan hệ giữa hai đảng cộng sản (thực chất
là như vậy), thì sẽ không có chuyện Đảng Cộng sản Việt Nam lại đi kiện Đảng
Cộng sản China. Bằng chứng là, bất chấp căng thẳng giữa hai nước từ vụ giàn
khoan HD-981, thì hai đảng vẫn “bồi dưỡng đào tạo cán bộ giữa hai đảng Trung
Việt, triển khai công tác đào tạo cán bộ cho Đảng Cộng sản Việt Nam, kế hoạch
trong 5 năm đào tạo 300 cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam; trong đó, Hà Nội và TP
Hồ Chí Minh, mỗi thành phố 100, 100 cán bộ của các tỉnh có quan hệ hợp tác với
Quảng Đông nhiều như TP Hải Phòng, Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam…”(7).
Với những luận cứ trên đây, việc nghi ngờ rằng, khả năng Việt
Nam sẽ không khởi kiện China, về các vấn đề liên quan đến chủ quyền của Việt
Nam ngoài Biển Đông là hoàn toàn có cơ sở nếu không có một vài diễn biến khác,
mà không ai có thể ngờ được, như chính những góc khuất giữa hai Đảng Cộng sản
Việt Nam và Đảng Cộng sản China đã tồn tại gần 85 năm qua.
Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, phần thua đã chắc chắn thuộc về
Đảng Cộng sản Việt Nam, không chỉ thua với đối thủ là Đảng Cộng sản China, mà
đau hơn, Đảng Cộng sản Việt Nam còn thua ngay với chính Nhân Dân Việt Nam. Đảng
Cộng sản Việt Nam hiện đang là gì trong con mắt Nhân Dân, thì đã có câu trả
lời.
(5)http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%97_tr%E1%BB%A3_ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_ch%C3%ADnh_th%E1%BB%A9c
Tại
sao lại sợ hai tiếng “độc lập” đến thế?
Hoàng Hưng
(Nhân sự kiện ra đời Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam)
Ngày 4/7/2014 Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam tuyên bố thành lập với
nhiều thành viên sáng lập là đồng nghiệp và chiến hữu của người viết bài này.
Tuy không có tên trong đó vì những lý do riêng, nhưng tôi hoàn toàn tán thưởng
và đánh giá cao sự kiện này như một cái mốc quan trọng trên con đường khẳng
định lại những quyền căn bản tự nhiên của con người và công dân đã bị Nhà nước
toàn trị tước đoạt từ lâu.
Nhân đây, tôi muốn đặt vấn đề với các “cơ quan chức năng” về
thái độ đối xử của họ với các hội đoàn dân sự ĐỘC LẬP đã và sẽ ra đời không ít
trong thời gian tới.
Bản thân tôi và nhiều bạn viết là thành viên trong Ban Vận động
Văn đoàn Độc lập Việt Nam (gọi tắt là BVĐ VĐ), cũng như trang mạng của Ban
(vanviet.info) đã trải nghiệm cách đối xử bất minh, bất chấp pháp luật, bất
chấp thực tế, bất chấp hiệu quả, bất chấp lòng người của một số “cơ quan chức
năng” ấy.
Tôi ghi nhận: trong thời gian đầu, cơ quan An ninh có thái độ
khá đứng đắn đối với việc thành lập Ban VĐ VĐ. Bằng nghiệp vụ theo dõi của họ,
An ninh đã biết ngay từ lúc manh nha sự kiện này, và đã đến gặp vài người có
tên sớm trong danh sách, trong đó có một nhà thơ nổi tiếng. Nhưng họ chỉ hỏi để
biết, chứ không yêu cầu, sách nhiễu gì. Bản thân tôi được “mời làm việc” vài
ngày trước khi Tuyên bố Ban VĐ VĐ lên mạng. Họ cũng chỉ hỏi thông tin, và tôi
đã thẳng thắn trình bày quan điểm của mình về việc vận động cho một tổ chức xã
hội dân sự nghề nghiệp có mục tiêu lành mạnh, trong sáng của các nhà văn. Trong
buổi “thăm hỏi” của một số sĩ quan an ninh mới đây, tôi cũng khẳng định lại và
nói rõ thêm mấy điểm:
1/ Việc ra đời Ban
VĐ VĐ là hoàn toàn chính đáng, hợp pháp, hợp hiến, hợp quy luật phát triển của
xã hội. Chúng tôi chỉ làm cái việc tương tự ông Kim Ngọc đã “khoán hộ” cho nông
dân trước Đổi mới. Rồi đây, chẳng lâu đâu, những việc như việc này sẽ là bình
thường và Nhà nước sẽ phải chấp nhận, nhất là sau khi Luật Lập hội được ban
hành.
2/ Các hội đoàn
chính thống từ trước đến nay thực chất đều là các cơ quan nhà nước được bao
cấp. Việc ấy có thể thích hợp với thời chiến để huy động mọi lực lượng cho cuộc
“chiến tranh nhân dân”, nhưng sang thời bình, lẽ ra phải chấm dứt từ lâu, đã bị
kéo dài quá mức cần thiết. Theo quy luật, cứ được “bao” (và “lãnh đạo”, và
“bao” chính là để “lãnh đạo”) như thế, chúng sẽ thoái hoá, biến chất, trở thành
ít nhất là quan liêu, trì trệ, thụ động, tệ hơn là vô tích sự, ăn bám, tệ hơn
nữa là biến thành các nhóm lợi ích, mất hết uy tín với ngay trong giới của
mình.
3/ Bản chất tự
nhiên của các hội đoàn phải là ĐỘC LẬP với kinh phí tự lo toan, tự trang trải.
Có ĐỘC LẬP, chúng mới thực sự là của những người cùng chí hướng, nguyện vọng,
tự nguyện tổ chức và hoạt động. Có ĐỘC LẬP, chúng mới có thể làm những công
việc thực sự hữu ích cho nghề nghiệp của mình và cho xã hội, nói đúng tiếng nói
của giới hữu quan cho Nhà nước biết sự thật. Thế là xã hội, Nhà nước có lợi, mà
chẳng tốn kém gì (tất nhiên Nhà nước nên tài trợ một cách bình đẳng cho mọi hội
đoàn căn cứ vào hiệu quả hoạt động của họ, thông qua những Quỹ Tài trợ được
điều hành bởi các nhân vật có uy tín, công tâm, phi quan cách, giống cách làm
của các nước văn minh trên thế giới).
4/ Nếu muốn, Nhà
nước vẫn có thể kiểm soát các hội đoàn này qua nhiều kênh, tốt nhất là qua luật
pháp nghiêm minh, công khai – thậm chí Đảng Cộng sản vẫn “lãnh đạo” được thông
qua các đảng viên của mình (như trong Ban VĐ VĐ, thiếu gì đảng viên lâu năm,
đầy công trạng!).
5/ Một số việc làm
sách nhiễu, ngăn chặn BVĐ VĐ rất không hay, mang tiếng mà chẳng ích gì. Thí dụ:
Chặn tường lửa Văn Việt mà số người gửi bài, số người đọc… cứ tăng lên (có khi
càng bị chặn, càng kích thích tò mò!). Đi “vận động” rút tên thì đại đa số đều gặp
câu trả lời KHÔNG. Ngăn cấm bài của các thành viên đăng báo thì… cũng chẳng ai
cần (tuy có những người mất thu nhập hàng tháng khoảng 5-6 triệu đồng nhưng
thời buổi này đâu có ai… chết đói), ngược lại chính các báo bực mình vì mất
những cây viết được bạn đọc yêu thích (và thực tế đã có những báo “xé rào” vẫn
đăng bài của thành viên BVĐ VĐ).
6/ Tóm lại, Nhà
nước nên ủng hộ các hội đoàn ĐỘC LẬP, đâu có hại gì cho Nhà nước, mà lại có
được thiện cảm với dân và với quốc tế, và chắc chắn sẽ thuận lợi hơn trong việc
vào TPP!
Tôi vẫn hy vọng “các cơ quan chức năng” biết nhìn nhận thực tế
và quy luật phát triển xã hội, đoạn tuyệt với tư duy quá cũ kỹ, để có đối sách
đúng đắn với các hội đoàn dân sự độc lập, trước mắt là với Hội Nhà báo Độc lập
mới ra đời.
Tại sao?
Trước nhất tôi biết không ít người có trách nhiệm cao trong các
“cơ quan chức năng” thực lòng nghĩ giống chúng tôi, nhưng miễn cưỡng làm trái
lòng mình chỉ vì phải chấp hành chỉ thị từ đâu đó. Một kinh nghiệm cá nhân: tôi
có nhiều bạn học làm lãnh đạo Ban Tư tưởng Văn hoá Trưng ương. Một vị Phó Ban
rất quý mến tôi, vị ấy từng làm Lớp trưởng trong khi tôi làm Lớp phó phụ trách
Học tập nên rành nhau quá! Có lần, trong một lần họp lớp cũ, cựu Lớp
trưởng mở đầu cuộc họp bằng một câu làm tôi sửng sốt: “Mấy mươi năm qua, trong
lớp ta có nhiều người thành công, như… anh Hoàng Hưng đóng góp rất nhiều cho
Văn học!” (đúng thời gian đó, tôi đang bị “tổng xỉ vả” trên hầu hết báo chí vì
mấy tập thơ “ngoài luồng” của mình). Tôi kêu lên: “Ông Phó ban Tư tưởng
Văn hoá vừa nói đấy nhá!”. Cả lớp cũ (trong đó rất nhiều Giáo sư văn học, cán
bộ tuyên huấn các cấp) cười ầm! Các “cán bộ chức năng” không còn tin ở việc
mình phải làm, cứ phải làm ngược lòng mình, hỏi làm sao làm cho tốt được kia
chứ?
Hai nữa, giờ đây, có nhắm mắt cũng thấy… quy luật nó cứ xồng xộc
đến, bất kể anh thích hay không thích. Mà đâu như ông Ăngghen từng nói: “Tự do
là hành động đúng quy luật”. Vậy có ai muốn hình dung mình sẽ… “mất tự do” vào
một ngày không xa?
Để kết luận, tôi xin long trọng nhắc lại: Với các hội đoàn, thì
quy luật là: Hội đoàn phải là tổ chức quần chúng ĐỘC LẬP, thuộc về xã hội dân
sự!
H. H.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment